Bài soạn chương 1 quản lý xã hội, hành chính nhà nước và quyền lực hành pháp
Bản chất của quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đốitượng, khách thể của quản lý nhằm đạt được những mục tiêunhấtđịnh,làmthayđổihiệnthựccủađờisốngnhànước,xãhội,cánhân con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45988283 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ XÃ HỘI, HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUYỀN LỰC HÀNH PHÁP
NỘI DUNG 1 - NHẬP MÔN VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
1.1. Quản lý xã hội, quản lý nhà nước và quyền lực hành pháp 1.1.1. Quản lý xã hội
Bản chất của quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đối
tượng, khách thể của quản lý nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định, làm thay đổi hiện thực của đời sống nhà nước, xã hội, cá nhân con người. 1. Khái niệm.
- Là sự tác động của những người này lên những người khác nhờ
sự hỗ trợ của thông tin và các phương tiện tác động lên xã hội
khác nhằm trật tự hóa các quá trình xã hội, đảm bào sự bền vững
và phát triển của xã hội. lOMoAR cPSD| 45988283 2. Bản chất:
- Quản lý xã hội là quản lý con người.
- Trong quản lý xã hội, con người luôn là trung tâm của các mối quan hệ.
- Chủ thể của quản lý xã hội tác động đến quan hệ xã hội, tới sự
vật, thông qua ý chí, ý thức của con người.
- Quản lý xã hội đòi hỏi mức độ tự chủ, tự quản, độc lập, tự do
tý chí cao của những người quản lý (chủ thể của quản lý) hướng tới tự tổ chức.
- Khách thể của quản lý xã hội là con người, tập thể, dân tốc có
ý chí, ý thức, có khả năng phân tích môi trường, hoàn cảnh và sự
lựa chọn phương án hành vi phù hợp.
- Quản lý xã hội thực hiện nhờ trí tuệ, ý thức của con người.
- Quản lý xã hội là lao động trí óc trực tiếp.
3. Loại hình quản lý xã hội.
- Theo các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Cơ cấu của các quan hệ xã hội. - Khách thể quản lý.
- Đặc điểm và khối lượng các hiện tượng xã hội được quản lý bao quát. lOMoAR cPSD| 45988283 ….
1.1.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của hoạt động quản lý nhà nước
1. Khái niệm hành chính nhà nước.
- “Hành chính” nghĩa cơ bản là “quản lý” và “lãnh đạo”
- Luật hành chính được hiểu với nghĩa của một ngành luật thì đó
là ngành luật về hoạt động hành chính của nhà nước, hoặc còn
gọi là ngành luật để thực thi hành pháp.
2. Bản chất của hoạt động hành chính nhà nước.
Được chia thành 2 khía cạnh: Chấp hành và điều hành.
- Chấp hành là sự thực hiện trên thực tế các luật.
• Có tính thụ động vì thực hiện đúng nội dung và mục đích
của các văn bản cấp trên.
- Điều hành là hoạt động dựa trên cơ sở luật để chỉ đạo trực tiêp
hoạt động của đối tượng quản lý.
• Có tính chủ động, sáng tạo cao vì phải điều hành các lĩnh
vực hoạt động quản lý nhà nước.
3. Các đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
i. Mang tính tổ chức – điều chỉnh tích cực là chủ yếu.
ii. Có tính chủ động, sáng tạo cao. iii. Tính dưới luật. lOMoAR cPSD| 45988283 iv. Tính chính trị.
v. Tính kinh tế của hoạt động hành chính.
vi. Được đảm bảo về phương diện tổ chức – bộ máy.
vii. Được đảm bảo bằng cơ sở vật chất. viii. Tính chuyên nghiệp. ix. Tính liên tục. x. Các đặc trưng khác.
1.1.3. Quyền lực hành pháp và các đặc điểm cơ bản của quyền lực hành pháp
1. Khái niệm quyền lực hành pháp:
- Dưới góc nhìn pháp lý, quyền lực hành pháp được hiểu là
quyền và khả năng của những người lãnh đạo chính thống để
quản lý một ai đó, buộc người khác tuân theo ý chí của mình,
ban hành các quyết định quyền lực, cưỡng chế.
-Về chính trị, quyền hành pháp bao hàm các hiện tượng chính trị
- pháp lý, mà trước hết là bộ máy hành chính nhà nước và quyền lực của bộ máy đó.
2. Đặc điểm của quyền lực hành pháp:
i. Quyền hành pháp thể hiện ở vị trí thứ hai bởi sự trực thuộc,
lệ thuộc vào quyền lực tối cao, vốn quyết định cơ cấu tổ lOMoAR cPSD| 45988283
chức, thẩm quyền, các cơ quan của quyền lực hành pháp,
thậm chí là người đứng đầu.
ii. Đặc điểm tổ chức của bộ máy hành pháp (bộ máy hành
chính): Bộ máy hành pháp là bộ máy đông đảo, phức tạp
nhất, được điều hành một mạng lưới phức tạp các quan hệ
kinh tế, xã hội, đảm bảo thực thi pháp luật, trong đó tập
trung các công việc thực tiễn thực hiện các văn bản luật của
quyền lực tối cao, đưa các vấn đề chính trị vào tổ chức, duy
trì trật tự trong điều kiện bình thường và tình huống đặc biệt.
iii. Quyền lực hành pháp là quyền lực chấp hành và điều hành.
iv. Tính cưỡng chế của quyền lực hành pháp.
v. Tính tổ chức, thứ bậc của quyền lực hành pháp được thể
hiện rõ nét qua mối quan hệ trực thuộc, trách nhiệm báo
cáo, sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan cấp trên và cấp dưới.
vi. Quyền lực hành pháp luôn chịu sự kiểm soát của quyền lực
tối cao, của các chế định xã hội khác.
1.2. Ngành Luật hành chính Việt Nam, khoa học Luật hành chính Việt Nam,
môn học (học phần) Luật hành chính V ệt Nam lOMoAR cPSD| 45988283
1.2.1. Ngành Luật hành chính Việt Nam
- Ngành luật hành chính có đối tượng điều chỉnh đặc thù là các
mối quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát
sinh trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
- Các nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính:
• Những quan hệ mang tính chấp hành và điều hành phát
sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
• Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động hành chính nội bộ phục vụ cho hoạt động của
Quốc hội, chủ tịch nước, HĐND, Tòa Án nhân dân, VKD
ND các cấp và Kiểm toán nhà nước.
• Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của
các cơ quan kiểm toán nhà nước, HĐND các cấp, Tòa án
nhân dân các cấp và VKS nhân dân các cấp hoặc tổ chức xã
hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ, chức
năng hành chính của nhà nước.
• Một số tổ chức xã hội và cơ quan xã hội cũng được nhà
nước giao thực hiện hoặc chủ yếu hơn là giao tham dgia
thực hiện một số quyền hạn, chức năng hành chính nhà nước.
- Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính:
i. Phương pháp quyền uy phục tùng lOMoAR cPSD| 45988283
ii. Phương pháp thỏa thuận
1.2.2. Hệ thống ngành luật hành chính
- Gồm phần chung và phần riêng.
• Phần chung của Luật Hành Chính là tổng hợp những
quy phạm liên quan đến tất cả các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính.
• Phần riêng bao gồm những quy phạm chỉ điều chỉnh
những ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính nhất
định hoặc những vấn đề cụ thể trong một ngành hoặc
lĩnh vực nào đó. Ví dụ những quy phạm pháp luật quy
định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, giáo dục,
công nghiệp, nông nghiệp.
1.2.3. Nguồn của luật hành chính
- Khái quát về nguồn của Luật hành chính:
Nguồn của Luật hành chính là những hình thức chứa đựng
những quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm: Các văn bản
quy phạm pháp luật và án lệ hành chính. Văn bản quy phạm
pháp luật là nguồn cơ bản nhấ của Luật Hành Chính.
- Hệ thống hóa của ngành Luật Hành Chính: • Tập hợp hóa. lOMoAR cPSD| 45988283 • Pháp điển hóa.
1.2.4. Quan hệ giữa luật hành chính với các ngành luật khác
trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Luật hành chính và Luật Hiến pháp:
• Luật hành chính liên quan mật thiết tới Luật Hiến pháp.
• Quan hệ giữa Luật Hành chính và Luật Hiến pháp được
khái quát như sau: Luật Hành chính cụ thể hóa, chi tiết hóa
và bổ sung các quy định của Luật Hiến pháp. Đặt ra cơ chế
bảo đảm để thực hiện chúng.
- Luật Hành chính và Luật Tài chính.
• Quy phạm xác định của Luật Tài chính là quy phạm xác
định nội dung của các cơ quan tài chính.
• Quy phạm của Luật Hành chính quy định vấn đề tổ chức,
cơ cấu bộ máy, thẩm quyền và tổ chức công tác của cơ
quan đó, thẩm quyền và thủ tục ban hành quyết định, vì đó
là những quan hệ hành chính thuần túy của các cơ quan tài
chính – một loại cơ quan hành chính nhà nước;
• Luật Hành chính quan hệ rất chặt chẽ với Luật tài chính
- Luật Hành chính và Luật Hình sự
- Luật Hành chính và Luật Đất đai.
- Luật Hành chính và Luật Dân sự lOMoAR cPSD| 45988283
- Luật Hành chính và Luật Lao động.
1.2.5. Khoa học Luật hành chính Việt Nam và môn học (học
phần) Luật hành chính Việt Nam
A. Khoa học Luật Hành chính Việt Nam. 1. Khái niệm.
- Khoa học Luật Hành chính là một hệ thống thống nhất những
học thuyết, luận điểm khoa học, những khái niệm, phạm trù về ngành Luật Hành chính.
2. Đối tượng nghiên cứu:
i. Những vấn đề của lý luận hành chính nhà nước có liên
quan chặt chẽ tới ngành luật Hành chính.
ii. Hệ thống quy phạm Luật Hành chính: Đặc trưng, nội dung,
phân loại; vấn đề hoàn thiện cac chế định, hệ thống hóa và
pháp điển hóa Luật Hành chính; cơ chế điều chỉnh pháp
luật với các quan hệ hành chính, vấn đề hiệu quả của của
quy phạm Luật hành chính.
iii. Về vấn đề pháp luật hành chính: Nội dung pháp lý, cơ cấu
tương quan giữa các yếu tố nội tại của các quan hệ đó,
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể và cơ chế bảo đảm thực hiện chúng. lOMoAR cPSD| 45988283
iv. Quy chế pháp lý của các chủ thể Luật hành chính, cũng
chính là các chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước, những
bảo đảm pháp lý hành chính của các quyền chủ thể.
v. Các hình thức và phương pháp hoạt động hành chính.
vi. Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính.
vii. Các vấn đề mang tính tổ chức – pháp lý của hoạt động hành
chính trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội
và hành chính – chính trị.
NỘI DUNG 2 - CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH
CHÍNH (QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH)
2.1. Quy phạm pháp luật hành chính
2.1.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm và vai trò của quy phạm pháp luật hành chính - Khái niệm:
Quy phạm pháp luật hành chính là một loại quy phạm pháp luật,
là quy tắc hành vi do nhà nước ban hành, hay thừa nhận nhằm
điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước. lOMoAR cPSD| 45988283
- Đặc điểm chung: (1) tính bắt buộc chung, (2) áp dụng nhiều
lần và (3) hiệu lực của chúng không chấm dứt khi đã được áp dụng.
- Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính:
i. Quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hành chính.
ii. Đa phần quy phạm Luật hành chính có tính mệnh lệnh.
a. Quy phạm bắt buộc trực tiếp. b. Quy phạm cho phép. c. Quy phạm lựa chọn. d. Quy phạm trao quyền.
e. Quy phạm khuyến khích.
f. Quy phạm khuyến nghị.
iii. Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính rất đa
dạng, trong đó vai trò quan trọng thuộc về các cơ quan
trong hệ thống hành chính nhà nước.
iv. Quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và tính ổn định không cao. - Nội dung:
• Quy phạm pháp luật hành chính có nội dung quy định về
các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Luật hành chính. lOMoAR cPSD| 45988283
• Chủ thể Luật hành chính là bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào được quy phạm pháp luật hành chính quy định.
• Đối với bất kỳ chủ thể nào, quyền và nghĩa vụ luôn có quan
hệ tương hỗ với nhau, quyền phải được quy định phù hợp,
tương ứng với các nghĩa vụ của nó.
• Trách nhiệm chính là cơ chế pháp lý bảo đảm quyền và
nghĩa vụ pháp luật hành chính. Trách nhiệm của các chủ
thể phải được quy định tương ứng với quyền và nghĩa vụ của chúng. - Vai trò:
Đa phần các quy phạm pháp luật chỉ có thể đi vào cuộc sống khi
được thủ tục hành chính quy định.
2.1.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính
- Đặc điểm của cơ cấu: Gồm Quy định và chế tài. • Phần quy định:
o Quy định là phần trọng tâm, phần cơ bản của qiu
phạm pháp luật hành chính.
o Đặc trưng tính mệnh lệnh của quy phạm pháp luật
hành chính chính là đặc trưng của phần quy định. • Chế tài: lOMoAR cPSD| 45988283
o Chế tài của phần quy phạm chỉ rõ các biện pháp tác
động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy định của quy phạm.
2.1.3. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính • Theo tính mệnh lệnh.
o Để ban hành các loại quy phạm mệnh lệnh và vận
dụng chúng cần đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức độ.
• Theo giác độ nội dung.
o Để đảm bảo sự phối hợp hài hòa, tính trật tự khoa học
và kịp thời, nhanh chóng của hoạt động hành chính,
đặc biệt trong việc đảm bảo quyền công dân trước
những hành vi lạm dụng quyền lực, phiền hà, tiêu cực • Theo chế định.
o Phan loại các quy phạm theo các nhóm quan hệ xã hội
giống nhau về nội dung và tính chất được các quy phạm đó điều chỉnh.
2.1.4. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính.
- Hiệu lực theo thời gian: Quy phạm phát sinh hiệu lực từ
thời điểm nào, khi nào hoặc điều kiện nào thì chấm dứt hiệu lực. lOMoAR cPSD| 45988283
- Hiệu lực theo không gian (theo phạm vi lãnh thổ): Về
nguyên tắc, phụ thuộc vị trí pháp lý của cơ quan ban hành
văn bản quy phạm pháp luật trong bộ máy nhà nước.
- Hiệu lực theo phạm vi đối tượng thi hành: Có quy phạm
chung, quy phạm riêng, quy phạm quản lý ngành hoặc lĩnh
vực liên ngành, chức năng.
2.1.5. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
- Làm theo những điều mà quy phạm pháp luật hành chính quy định.
- Gồm 3 hình thức cụ thể: Tuân thủ; thi hành và sử dụng. - Đặc điểm chung:
1) Mang tính tổ chức – quyền lực nhà nước
2) Hoạt động phải tuân theo thủ tục hành chính được
pháp luật quy định chặt chẽ.
3) Hoạt động cá biệt – cụ thể.
4) Mang tính chủ động, sáng tạo cao. - Đặc điểm riêng:
1) Phạm vu áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu
trong hoạt động hành chính nhà nước, trong trường hợp khác chỉ là cá biệt. lOMoAR cPSD| 45988283
2) Có tính chủ động, sáng tạo cao: Hoạt động hành chính đòi
hỏi cao nhất về tính chất này so với các hoạt động khác. - Các yêu cầu: lOMoAR cPSD| 45988283
2.2. Quan hệ pháp luật hành chính
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính - Khái niệm:
Quan hệ hành chính là hình thức pháp lý của quan hệ hành chính
xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành
chính đối với quan hệ đó. Các bên tham gia quan hệ pháp luật
hành chính mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý do quy phạm
pháp luật hành chính tương ứng đã dự kiến trước. - Đặc điểm:
1) Nội dung quan hệ hành chính được quy định bởi đặc thù
của quan hệ hành chính, trong đó chủ yếu là tính bất bình đẳng của quan hệ đó.
2) Để quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện thì phải có sự
hiện diện của chủ thể bắt buộc là cơ quan nhà nước.
3) Quan hệ pháp luật hành chính có thể xuất hiện theo sáng
kiến của bất kỳ bên nào mà không nhất thiết phải được sự
đồng ý của bên kia, trừ những ngoại lệ.
4) Đa phần các tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp
luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính,
nhưng cũng có những trường hợp được giải quyết bởi tòa án. lOMoAR cPSD| 45988283
5) Nếu bất kỳ bên nào vi phạm yêu cầu của Luật Hành chính
thì phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, cơ quan hoặc
người có quyền đại diện chi nhà nước.
2.2.2. Cơ cấu quan hệ pháp luật hành chính - Chủ thể:
• Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là các bên tham gia
quan hệ pháp luật hành chính.
• Chủ thể phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.
• Gồm 2 loại: Chủ thể bắt buộc và chủ thể tham gia. - Khách thể:
• Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là cái mà vì
nó quan hệ hành chính phát sinh. (Nguyên do, nguyên cớ, …) - Nội dung:
• Nội dung quan hệ pháp luật hành chính bao gồm các
quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính, nghĩa vụ pháp lý hành chính.
• Bên chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính
(cơ quan nhà nước,…) có quyền ra mệnh lệnh buộc các
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải tuân theo. lOMoAR cPSD| 45988283
2.2.3. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
1) Theo tính bất bình đẳng hay bình đẳng.
2) Theo tính chất của nội dung. 3) Theo mục đích.
4) Theo quan hệ với tài sản.
2.2.4. Sự kiện pháp lý hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi, chấm dứt
khi đồng thời tồn tại cả ba điều kiện sau:
1) Quy phạm pháp luật hành chính là điều kiện mang tính cơ sở.
2) Tồn tại đầy đủ các chủ thể tương ứng có đủ năng lực hành
vi hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định.
3) Sự kiện pháp lý hành chính có vai trò quyết định việc phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
NỘI DUNG 3 - QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
3.1. Khái quát chung về cơ quan hành chính nhà nước
3.1.1. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
3.1.2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước lOMoAR cPSD| 45988283
3.1.3. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
3.2. Các cơ quan hành chính nhà nước 3.2.1. Chính phủ
3.2.2. Bộ, cơ quan ngang bộ
3.2.4. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương