Bài tập cá nhân: Giải thích nguyên nhân kèm minh chứng cho việc Việt Nam lựa chọn đường bộ và đường biển là hai hình thức vận tải phổ biến nhất | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập cá nhân: Giải thích nguyên nhân kèm minh chứng cho việc Việt Nam lựa chọn đường bộ và đường biển là hai hình thức vận tải phổ biến nhất của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 5 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Vận hành dịch vụ Logistics
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Hà Anh
MSV: 221001823
Lớp: Logistics D2021B
Học Phần: Vận hành Dịch vụ Logistics
Đề bài: Hiện tại Việt Nam đang lựa chọn đường bộ và đường biển là hai hình thức vận tải phổ biến nhất. Giải thích nguyên nhân kèm minh chứng.
Bài làm
Vận tải đường bộ
- Khái niệm vận tải bằng đường bộ
Phương thức vận tải đường bộ là phương thức truyền thống đã được áp dụng từ rất lâu để vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Đây là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất, bởi vì nó có thể chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau và có thể đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường. Hình thức vận chuyển của vận tải đường bộ là vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên bộ bao gồm: xe khách, xe tải, ô tô, xe bồn, xe container ,…
- Vai trò của vận tải đường bộ
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa của cả nước, góp công sức lớn vào sự phát triển của xã hội
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều chủ hàng hóa, sản phẩm khi mong muốn chuyển hàng trong nội thành hoặc ở vị trí xa hơn cho khu vực liên tỉnh.
- Nguyên nhân vận tải đường bộ trở thành hình thức vận tải phổ biến tại Việt Nam
- Vai trò của vận tải đường bộ
0.23 4.4%
%
1.14%
Đường bộ
Đường sắt
Đường hàng không Đường biển
94.2%
Hình 1.1: Thị phần vận tải trên cả nước
Vận tải đường bộ hiện đang là hình thức vận chuyển phổ biến nhất tại Việt Nam. Đa số các chủ hàng nếu đi cự li ngắn sẽ luôn lựa chọn đường bộ bởi đây là hình thức vận chuyển thuận tiện hơn cả. Việt Nam có một mạng lưới đường bộ trải dài toàn bộ lãnh thổ với tổng chiều dài hơn 258.106 km, trong đó có 93 quốc lộ với tổng chiều dài 18.650 km, chiếm 7,23% tổng mạng lưới đường bộ cả nước. Trên mạng lưới đường bộ quốc gia còn có 4.239 cầu đường bộ với tổng chiều dài 144.539m. Vận tải đường bộ chủ yếu được sử dụng cho vận tải nội địa và phần lớn được dùng cho các tuyến đường ngắn hoặc có độ dài trung bình giữa các trung tâm sản xuất và tiêu thụ chính hoặc là các điểm quan trọng đối với giao thương quốc tế. Theo như Tổng cục Thống kê thì khoảng cách trung bình của mỗi chuyến vận tải đường bộ là 61km, bởi 1 phần vận tải đường bộ chủ yếu hoạt động tập trung gần các điểm tiêu thụ hoặc cảng chính dẫn đến các chuyến đi tương đối ngắn và khiến cho phương thức vận tải đường bộ thích hợp với phần lớn các hàng hóa. Mặc dù nếu so về chi phí thì các phương thức vận tải như đường biển, đường sắt,… sẽ có ưu thế hơn nhưng tại Việt Nam hiện tại thì hạ tầng đường sắt,… vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu như bến bãi, phương tiện xếp dỡ,… nên xét về tất cả, vận tải đường bộ vẫn là phương thức chủ yếu.
Ngoài ra, vận tải đường bộ còn có sự gắn kết với các phương thức khác như đường biển hay đường hàng không để dễ dàng vận chuyển hàng hóa quốc tế. Với mong muốn đẩy mạnh xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế, Việt Nam cũng đang không ngừng phát triển ngành vận tải đường bộ và phát triên vận tải đa phương thức bằng việc gắn kết vận tải đường bộ cùng với vận tải đường biển hay là vận tải đường bộ với vận tải đường hàng không.
Bên cạnh đó, vận tải đường bộ trở thành hình thức vận chuyển phổ biến một phần cũng vì tính linh hoạt cao của nó. Vận tải đường bộ có thể sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau di chuyển trên bộ bao gồm: xe container, xe bồn, xe khách, xe tải, ô tô, hay thậm chỉ là cả xe máy,… vì vậy nó có khả năng linh hoạt cao trong việc vận chuyển hàng hóa đến những địa điểm khó tiếp cận nhất. Nó có thể chuyển hàng trực tiếp từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ giúp tối ưu hóa quy trình giao hàng. Đồng thời, thời gian giao hàng hay lộ trình giao hàng đều có thể linh hoạt thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể miễn là đã có sự thống nhất của cả 2 bên. Ngoài ra vận tải đường bộ cũng có thể hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, giúp bảo đảm việc vận chuyển sẽ không bị gián đoạn do thời tiết xấu. Việt Nam lại là một nước có khí hậu thất thường, hay có nhiều “biến động” nên việc vận tải bằng đường bộ sẽ phù hợp với địa hình cũng như thời tiết của nước ta hơn.
Cuối cùng có thể kể đến là ngành vận tải đường bộ có khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với yêu cầu phát triển nhanh của thị trường hiện nay, giúp các
doanh nghiệp có thể cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Vận tải đường biển
- Khái niệm vận tải bằng đường biển
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…
Vai trò của vận tải đường biển
- Là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao thương quốc tế
- Góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán, giao thương quốc tế trong nước phát triển hơn
- Giúp phát triển để góp phần thay đổi cơ cấu thị trường, hàng hóa trong hoạt động giao thương quốc tế
Nguyên nhân vận tải đường biển trở thành hình thức vận tải phổ biến tại Việt Nam
Nguyên nhân đầu tiên giải thích cho việc vận tải đường biển trở thanh hình thức vận tải phổ biến nhất tại Việt Nam đầu tiên phỉa kể đến là do vị trí địa lý.
Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải quốc tế, có bờ biển dài, có cảng biển sâu. Đây là một trong những lý do hàng đầu để ngành vận tải biển trở thành một trong những hình thức vận tải phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành vận tải biển của Việt Nam đã không ngừng phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế đất nước. Việt nam với hơn 3.260km bờ biển cùng với hệ thống 39 cảng biển với hàng trăm bến cảng và các cầu cảng trải dài từ Bắc đến Nam với tổng năng lực thông quan khoảng 350-370 triệu tấn/ năm trong đó có những cảng có thể đón tàu trọng tải lên tới 100.000 tấn và các cảng chuyên dụng container,…
Cũng cùng với vị trí nằm ở khu vực Đông Nam Á, bờ biển Việt Nam thì nằm trên tuyến đường hảng hải quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, trong vĩ tuyến 8030’ và 23022’ Bắc, kinh tuyến 102010’ và 109030’ Đông là vị trí cửa ngõ ra biển của nhiều nước láng giếng như miền Nam Trung Quốc, Campuchia hay đặc biệt là Lào. Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng mở rộng và phát triển. Cũng do đó, Việt Nam càng có điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đường biển.
Hàng năm, ngành vận tải biển Việt Nam có nhiệm vụ đảm nhận việc vận chuyển hơn 300 triệu tấn hàng và 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
800
703
733.18
700
689.23
600
500
400
342.79
300
288.57
303.3
200
176.92
184
179.07
100
0
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
Tổng khối lượng hàng hóa (triệu tấn)
Hàng xuất khẩu (triệu tấn)
Hình 2.1: Khối lượng hàng hóa vận tải 2020-2022
Nhìn vào hình 2.1, đang thấy tổng khối lượng hàng hóa được vận tải bằng đường biển năm 2021 tăng 2% so với năm 2020, hàng xuất khẩu đạt hơn 184 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa gần 303 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kì năm 2020. Tổng khối lượng hàng hóa năm 2022 tăng 4% so với năm 2021. Trong đó hàng xuất khẩu giảm 3%, hàng nội địa tăng 12% so với cùng kì năm 2021.
Tiếp theo phải kể đến chi phí là một trong những lý do khiến ngành vận tải biển trở nên phổ biến tại Việt Nam. Chi phí vận chuyển bằng đường biển được cho là rẻ nhất so với các phương thức vận chuyển khác. Lý do là bởi vì đa số các tuyến đường biển đều là đường giao thông tự nhiên trừ hải cảng và kênh đào nhân tạo. Chính vì vậy, đường biển không đòi hỏi quá nhiều về vốn, nguyên vật liệu cũng như sức lao động để xây dựng, duy trì và bảo dưỡng các tuyến đường này. Từ đó khiến giá thành của việc vận tải hàng hóa bằng đường biển giảm xuống đáng kể.
Ngoài ra, khả năng chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung thì năng lực chuyên chở của các phương tiện vận tải đường biển không bị hạn chế như các phương tiện vận tải của các phương thức vận tải khác. Trên cùng một tuyến đường biển, cùng một khoảng thời gian có thể tổ chức sắp xếp cho chạy nhiều chuyến tàu khác nhau trên cả 2 chiều. Tiếp đó, trọng tải của tàu biển rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với các phương tiện vận chuyển của các phương thức khác. Ví dụ, trọng tải của các loại ô tô lớn là 50 tấn, của các loại máy bay lớn là 100 tấn trong khi đó trọng tải của
tàu biển loại nhỏ và trung bình đã là khoảng 2.000 tấn, của các tàu cỡ lớn là khoảng
564.000 tấn.
Theo như Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2022, đội tàu biển Việt Nam có
1.477 tàu với tổng trọng tải khoảng 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT.
Vận tải đường biển của Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng hiện đại hóa. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng vận tải biển đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân phục vụ chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu.