-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cá nhân khoa học lãnh đạo | Học viện báo chí và Tuyên truyền
Thực tiễn đã chứng minh việc trọng dụng hiền tài có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của một quốc gia, đến sự trường tồn và phát triển của một dân tộc. Văn bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) đặt tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, ghi rõ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Khoa học lãnh đạo 17 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập cá nhân khoa học lãnh đạo | Học viện báo chí và Tuyên truyền
Thực tiễn đã chứng minh việc trọng dụng hiền tài có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của một quốc gia, đến sự trường tồn và phát triển của một dân tộc. Văn bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) đặt tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, ghi rõ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Khoa học lãnh đạo 17 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Bùi Thị Liễu Mã sinh viên: 2355300021
Lớp hành chính: QLHĐ TT – VHk43 BÀI TẬP CÁ NHÂN
PHƯƠNG PHÁP DÙNG NGƯỜI HIỀN TÀI CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀVẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HIỆN NAY.
Một là phương pháp dùng người hiền tài của Hồ Chí Minh
Thực tiễn đã chứng minh việc trọng dụng hiền tài có vai trò quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của một quốc gia, đến sự trường tồn và phát triển
của một dân tộc. Văn bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) đặt tại Văn Miếu
- Quốc Tử Giám, ghi rõ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế
nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế
các bậc thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài,
vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với
quốc gia như thế, cho nên được quý chuộng không biết nhường nào.
Tiếp thu tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà
văn hoá, giáo dục lớn, Người suốt đời chăm lo cho độc lập của đất nước, hạnh
phúc của nhân dân, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, không chỉ chăm lo việc
giáo dục đào tạo mà Người còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề trọng dụng nhân tài.
Bác khẳng định “có cán bộ tốt, việc gì cũng xong muôn việc thành công hay thất
bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.” Do đó, quan điểm của Hồ Chí Minh về trọng
dụng nhân tài được thể hiện ở một số quan điểm sau:
Thứ nhất là quan điểm dùng người vì chính lợi ích của mọi người. Đây là
quan điểm nhất quán, xuyên suốt và trở thành triết lý nhân sinh, là “sợi chỉ đỏ”
trong cách dùng người của Hồ Chí Minh bởi dùng người vì chính lợi ích của mọi
người chính là bí quyết của thành công. Tư tưởng bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân,
tin dân, nêu cao vai trò làm chủ đấtnước của nhân dân, người luôn căn dặn cán bộ,
công chức rằng “việc gì hạiđến dân phải hết sức tránh, việc gì có lợi cho dân phải
hết sức làm. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta, tin tưởng
ta”. Trong cách dùng người của Hồ Chí Minh, không có sự phân biệt người trong
Đảng hay ngoài Đảng, mấu chốt là họ thực sự có đức, có tài, có thể làm những việc
ích nước, lợi dân. Người chỉ rõ: “Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở nhiều nhân
tài ngoài Đảng, chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà
đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của
họ giúp ích cho công cuộc kháng chiến cứu nước”.
Ngay sau khi chính quyền vừa ra đời, với tư duy và tầm nhìn sáng suốt cua
một người lãnh đạo trọng dụng nhân tài, Người đã thuyết phục đưa vao chính phủ
lâm thời, cán bộ là hiền tài, những trí thức, nhân sĩ yêu nước như Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn Văn Tố, các luật sư, bác sĩ, kỹ sư Tây học như Phan Anh, Nguyễn
Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Tùng… Vận động một số trí thức yêu
nước đang nghiên cứu, làm việc ở Châu Âu như Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc
Thạch, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ…về nước tham gia kháng chiến. Rồi các
văn nghệ sĩ nổi tiếng thời ấy cũng đứng vào hàng ngũ dưới lá cờ của Bác như Huy
Cận, Xuân Diệu, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân
Khoát, Nguyễn Đình Thi…Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đội ngũ trí thức
ấy đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của dân tộc.
Thứ hai, Hồ Chí Minh luôn nhất quán tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nhân tài
là phải hội tụ cả hai yếu tố đức và tài. Bởi theo Người “Có tài mà không có đức là
người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”; “có đạo đức
cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi
bước; khi gặp thuận lợi và khó khăn cũng giữ vững tinh thần gian khổ chứ không
kèn cựa về mặt hưởng thụ..” Theo Người, cán bộ có đức, có tài là người chịu khó
học hỏi, cầu tiến bộ, học cái hay ở người khác, siêng năng và tiết kiệm; đối với
đồng chí mình thì thân ái, nhưng không che đậy những điều dở; không tranh giành,
hoặc ghen ghét, đố kỵ nhau; đối với công việc phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước
mắt thành công nhưng thất bại về sau, có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại
cho địa phương khác; đối với nhân dân phải hiểu nguyện vọng, cực khổ của họ và
học sáng kiến của họ; đối với đoàn thể phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuyệt
đối trung thành, sẵn sàng hy sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của đoàn thể,...
Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người luôn chăm lo rèn luyện, nuôi dưỡng
cán bộ cho Ðảng, cho dân. Nhiều bài viết, bài nói chuyện của Người đã thành "cẩm
nang" của những người làm công tác tổ chức xây dựng Ðảng, của cán bộ, đảng
viên, như Sửa đổi lối làm việc; Ðạo đức cách mạng; Nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân,... Qua các tác phẩm đó, càng thấy vấn đề Người đặc
biệt quan tâm là đạo đức của cán bộ, cảnh báo những thói hư tật xấu mà cán bộ dễ
mắc phải như cậy thế mà làm trái phép nước, quan liêu, hách dịch, xa rời dân
chúng, lười biếng, kiêu ngạo, ham địa vị, hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh,... Tất cả những
thói hư đó là do chủ nghĩa cá nhân mà ra, nó khiến cho con người ta ngại khó, ngại
khổ, không chịu học tập để tiến bộ.
Thứ ba, tư tưởng trọng dụng nhân tài của Người thể hiện ở chỗ dùng người
đúng và khéo. Quan niệm “dụng nhân như dụng mộc”, Người đã khéo léo sử dụng
họ “đúng chỗ, đúng việc”, “tùy tài mà dùng người”. Cũng theo chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân tài cần được nhìn nhận, đánh giá theo từng thước đo, mức độ, lĩnh vực
và trường hợp cụ thể. Đồng thời Người cũng đặt ra yêu cầu trong bố trí, sắp xếp
con người, công việc không được đóng khung, bó buộc, cứng nhắc, mà phải linh
hoạt, khéo léo, mềm dẻo, làm thế nào vừa phát huy tối đa giá trị mà nhân tài mang
lại cho cơ quan, tổ chức, vừa tạo động lực để họ có thể bộc lộ hết mọi tài năng của
mình “nhận xét về cán bộ không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của
họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; không thể chỉ dựa vào một việc làm
của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem
xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ.”
Thứ tư, phải có phương pháp và thủ pháp đúng đắn trong việc dùng người. Và
để có phương pháp, thủ pháp đúng đắn trong việc dùng người thì cần phải “biết
mình, biết người”. Nghiêm túc rèn dũa, chấn chỉnh những cán bộ không tự biết
được mình. Phải giáo dục để người cán bộ lãnh đạo biết được cái mạnh, cái yếu
của mình.- Phải biết nhìn nhận người cán bộ với con mắt động, phát triển, ko nên
định kiến. Không chỉ xem xét ngoài mặt mà phải xem xét cả tính chất, phải xem
toàn bộ công việc “Muốn cán bộ làm được việc phải khiến cho họ yên tâm, vui thú
làm việc. Phải khiến cho cán bộ có gan nói, đề ra ý kiến, năng lực con người không
phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, một phần lớn do công tác, học tập mà hình
thành. Nếu biết lahx đạo khéo, tài nhỏ cũng hóa thành tài to, lãnh đạo không khéo
thì to cũng hóa nhỏ. Phải chú ý tìm nguồn cán bộ để phát triển hợp lý.”
Thứ năm, bồi dưỡng, đan xen và đổi mới cán bộ. Sự nghiệp cách mạng thành
công hay thất bại thì vấn đề mấu chốt đều do cán bộ tốt hay kém như Người đã
khẳng định “có cán bộ tốt, việc gì cũng xong, muôn việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Nói đến cán bộ trước hết, vì cán bộ là tiền vốn của
đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt
thì thành công tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn.” Do
đó phải thường xuyên giáo dục, nuôi dạy cán bộ, giúp đỡ và săn sóc đời sống vật
chất và tinh thần cho cán bộ; tạo điều kiện để cán bộ an tâm sống và làm việc như
Người căn dặn: “Đoàn thể phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng
những cây cối quý báu. Phải trọng dụng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một
người có ích cho công việc chung của chúng ta”.
Thứ sáu, vun trồng lòng tự trọng, tự tin cho cán bộ, giúp họ sữa chữa sai lầm
và khuyết điểm. Để có những cán bộ tốt, người lãnh đạo, người quản lý phải dày
công kiên nhẫn và thương yêu cán bộ, phải vun đắp ý chí cho họ. Khi phê bình cán
bộ phải có lý, có tình, chớ có đao to búa lớn, chớ có gay gắn, chớ thiên vị, chớ
dùng phê bình để làm mất thể diện của cán bộ. Phê bình là hướng về cái chân,
thiện, mỹ là làm cho cán bộ tốt đẹp hơn. Phê bình việc chứ không phải phê bình
người, giải thích rõ ràng, làm cho người bị phê bình nhận ra, trông thấy, tự giác sửa
đổi. Trong trường hợp cần thiết cũng cần xử phạt bởi vì lỗi lầm có to có nhỏ, sự tự
giác cũng không nhất loạt như nhau. “Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu.
Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”; “trừ những người
cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm là vì không hiểu, không biết.”
Hai là, vận dụng quan điểm dùng người của Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng đội ngũ cán bộ hiện nay
Về chủ thể của công tác cán bộ thì công tác cán bộ theo cương lĩnh của Đảng
Cộng Sản Việt Nam là: “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội
ngũcán bộ, công chức của hệ thống chính trị”, như vậy chủ thể thực hiện công tác
cánbộ là các ủy, các cấp, tất cả các cán bộ trong hệ thống chính trị gồm: chính
quyền,HĐND, UBND hay trong các tổ chức chính trị xã hội: Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Đoàn TNCS HCM, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,... Vậy nên khi nói
đến vậndụng tư tưởng Hồ Chí MInh vào công tác cán bộ của Đảng thì các cấp ủy
Đảng phải vận dụng và học tập.Công tác cán bộ của Đảng hiện nay gồm những nội dung sau:
1. Quy hoạch: Lập ra những chương trình, kế hoạch dự kiến để đưa những
cán bộ vào các vị trí công tác ở mức độ cao hơn.
2. Đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo là đưa cán bộ vào những trường học, cơ
quan có thẩm quyền để thực hiện các chương trình đào tạo có cấp
chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Chương trình đào tạo có thể là sơ cấp, trung cấp, hoặc cao cấp.Bồi
dưỡng là đưa cán bộ vào những chương trình để nhằm nâng cao, hoàn
thiện những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nào đó ở vị trí công tác để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cá nhân cán bộ đó. Có nhiều hình thức
bồi dưỡng như: tập trung không thường xuyên, tập huấn,..
3. Tổ chức, sắp xếp: Sắp xếp cán bộ vào vị trí phù hợp. Việc tổ chức, sắp
xếp cán bộ căn cứ vào: yêucầu của vị trí công việc; năng lực cá nhân;
khả năng đáp ứng của cán bộ thực hiện việc đào tạo; thực hiện luân chuyển cán bộ.
4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá cán bộ: Kiểm tra, giám sát là theo dõi
xem cán bộ đó thực hiện các nhiệm vụ như thế nào, việc rèn luyện đạo
đức và phẩm chất chính trị diễn ra như thế nào. Từ đó có thể đưa ra
những đánh giá khách quan và chính xác nhất. Việc đánh giá có thể dựa
trên các tiêu chí: mức độ hoàn thành công việc, khả năng thăng tiến ở những bậc cao hơn.
5. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ: Trong đó có các chính
sách về đào tạo bồi dưỡng, chế độ nâng lương, chế độ phụ cấp, chế độ
khen thưởng, chế độ kỷ luật,... Bài học đưa ra:
Các cấp ủy, Đảng phải đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, đặt đây là
nhiệm vụ hàng đầu. Vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cán bộ là
gốc của mọi việc” cho nên phải coi trọng công tác cán bộ, là công
việc hàng đầu từ Trung ương tới các cấp cơ sở.
Phải tôn trọng và tin tưởng vào đội ngũ cán bộ.
Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Coi trọng công việc
giáo dục, rèn luyện đối với phẩm chất đạo đức, ý chí, trình độ của đội ngũ cán bộ.
Coi trọng công tác đánh giá cán bộ một cách toàn diện, mà muốn
đánh giá tốt thì cần phải kiểm tra, giám sát.
Thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ một cách công
bằng, minh bạch. Từ đó tạo điều kiện để nuôi dưỡng, phát triển đội
ngũ này đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.