Bài tập cá nhân - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập cá nhân - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
ĐỀ TÀI: Vai trò của cách mạng công nghiệp và
phương thức thích ứng của Việt Nam trong cách mạng
công nghiệp 4.0?
Họ và tên SV: Trần Việt Anh.
Lớp tín chỉ: LLNL1106(221)CLC_18 Mã SV: 11210794
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU . HÀ NỘI, NĂM 2022 2 lOMoAR cPSD| 44879730 Mục lục:
Lời mở đầu:...................................................................................................................3
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP & CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0.....................................................................................................3
1, Cách mạng công nghiệp:..........................................................................................3
a, Khái niệm:..............................................................................................................3
b, Bối cảnh (điều kiện ra đời):...................................................................................3
c, Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại................................4
d) Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp..............................................................5
2, Cách mạng công nghiệp 4.0.....................................................................................8
a, Khái niệm:..............................................................................................................8
b, Đặc điểm................................................................................................................8
c, Lợi ích:...................................................................................................................8
d, Hạn chế:.................................................................................................................9
PHẦN II: PHƯƠNG THỨC THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM VỚI CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0.......................................................................................9
1, Lĩnh vực nông nghiệp:............................................................................................9
2, Lĩnh vực công nghiệp:..........................................................................................10
3, Lĩnh vực dịch vụ:..................................................................................................10
4, Lĩnh vực ưu tiên đối với thị trường lao động Việt Nam?.....................................11
a, Bước lên những nấc thang kỹ năng cao hơn........................................................11
b, Cách tiếp cận ngành trong tạo việc làm (bao gồm cả các chính sách công
nghiệp)......................................................................................................................11
c, Vai trò quan trọng của công tác quản trị thị trường lao động.............................12 d,
Chính sách thị trường lao động và an sinh xã hội chủ động...............................12
PHẦN III: KẾT LUẬN..............................................................................................13
1, Kết luận và tiềm năng của cách mạng công nghiệp 4.0......................................13
2, Phương thức phát triển của Việt Nam trong thời đại 4.0:.................................14
Link những tài liệu sinh viên đã tham khảo trong quá trình làm bài tiểu luận......14 Lời mở đầu:
Cách mạng công nghiệp 4.0 là một vấn đề rất thịnh hành trong thời điểm hiện
tại, nhất là trong bối cảnh hậu Covid nhưng phát triển kinh tế vẫn đang được đề cao!
- Tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới nói chung và
Cáchmạng công nghiệp 4.0 cho bản thân em một cái nhìn tổng quan và lOMoAR cPSD| 44879730
chính xác về lịch sử của nền kinh tế thế giới, và đó là những thông tin vô
cùng hữu ích! => Từ đó, bản thân mình có thể áp dụng những kiến thức đó
vào thực tế để nhìn nhận nước nhà đã đi đến đâu, ở vị trí nào trong công
cuộc phát triển kinh tế. Sau đó, thực hành bằng những kỹ năng, hiểu biết
mình đã cố gắng thu nạp.
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP & CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.
1, Cách mạng công nghiệp:
a, Khái niệm:
- Bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, diễn ra tại Anh
Quốc, cách mạng công nghiệp được hiểu là cuộc cách mạng trong lĩnh vực
sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật.
b, Bối cảnh (điều kiện ra đời): - Nguyên nhân:
Vào thế kỷ 15, kinh tế và sản xuất châu Âu đã trở nên phát triển và rộng lớn,
cung tăng cao đi đôi với cầu; nhu cầu về thị trường cũng tăng cao. Do vậy,
giai cấp tư sản nơi đây quyết định mở rộng mở rộng thị trường tại phương
Đông, do mơ ước tới nguồn vàng bạc ở khu vực nhiều tài nguyên này. Tại
Tây Âu, tầng lớp tư bản cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc
sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ
tằm (dâu tằm tơ), ngà voi...Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương
Tây đã biết từ thời cổ đại do lúc đó, nơi đây lại đang bị đế quốc Ottoman theo
đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có thể mất mạng nên không thể học tập cách
làm của họ, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển. Lúc đó
người Tây Âu đã có nhiều người tiên phong tin vào giả thuyết Trái Đất hình
cầu. Họ cũng đã cho chế tạo được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao,
có khả năng vượt đại dương xa xôi rộng lớn, mỗi tàu lại đều có la bàn và 2 lOMoAR cPSD| 44879730
thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thủy thủ dũng cảm.
- Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh.
Về tự nhiên, Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều
đó rất thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Về
nguyên liệu, Anh có thuận lợi là nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ
Mĩ, đó là những nguyên liệu cần thiết cho ngành dệt. Các dòng sông ở Anh
tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng
sức nước. Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hóa đi khắp thế giới. Về xã
hội, giai cấp quí tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở thành
tầng lớp quí tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư
sản. Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân
ra khỏi ruộng đất để các nhà quí tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu.
Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn
lao động cho các công trường thủ công ở các thành thị!
c, Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi
Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc
sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự
ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công
nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lOMoAR cPSD| 44879730
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất
phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0”
Sắp tới đây sẽ là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5:Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ năm, hay Công nghiệp 5.0, sẽ tập trung vào sự “hợp tác” giữa
con người và máy móc, vì trí thông minh của con người hoạt động hài hòa với
“điện toán nhận thức”.
d) Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp.
- Những thành tựu đáng kể của cách mạng công nghiệp.
Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ
dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi. Năm
1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc.
Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà
bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục
Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
- Phát minh về khoa học và kỹ thuật.
Galileo Galilei, một nhà thiên văn học người Ý đã chế tạo ra kính thiên văn để
quan sát bầu trời. Galilei cũng là người ủng hộ nhiệt tình học thuyết
Copernicus. Isaac Newton là một nhà bác học người Anh, ông được coi là nhà
vật lí vĩ đại nhất của thế kỉ 18. Đóng góp vĩ đại nhất của Newton nằm trong 3
định luật mang tên ông mà nổi bật là định luật Vạn vật hấp dẫn. Vào thế kỉ 19,
cuộc cách mạng tri thức trong thế kỉ 18 đã tạo điều kiện cho những tiến bộ ở những thế kỉ sau đó.
John Dalton, một giáo viên người Anh cho rằng mọi vật chất đều cấu tạo bởi các nguyên tử.
Một phát minh vĩ đại về mặt hóa học là Bảng hệ thống tuần hoàn năm 1869 của
Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học Nga.. 2 lOMoAR cPSD| 44879730
Năm 1800, Alessandro Volta (Ý) đã chế tạo ra pin do tác động của hoạt động hóa
học. Năm 1831, Michael Faraday đã chứng minh dòng điện sẽ xuất hiện khi ta
di chuyển ống dây qua một từ trường
Năm 1860 James Clerk Maxwell, một nhà khoa học người Scotland, đã đưa ra lí
thuyết giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ mà trong
khoảng mắt người nhìn thấy được. Tới năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh
được tốc độ khác nhau của các loại sóng điện từ khác nhau. Năm 1895, một nhà
khoa học người Đức khác là Wilhelm Röntgen đã tạo ra một loại tia có thể đâm
xuyên qua các vật thể rắn, ánh sáng không thể xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X.
Năm 1898, hai ông bà Pierre Curie và Marie Curie đã tinh chế được chất radium
và phát hiện ra tính phóng xạ của nó.
Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là năm 1876 Alexander
Graham Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên. 1879 Thomas A. Edison
đã làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc sống.
Về mặt kĩ thuật, đầu thế kỉ 19 khí đốt và gas đã được người Anh và Pháp đưa vào
phục vụ cuộc sống. 1897 một kĩ sư người Đức là Rudolf Diesel đã chế ra một
loại động cơ đốt trong không cần bugi, sử dụng dầu cặn nhẹ. Động cơ Diesel chính là mang tên ông.
Về y học, phát minh quan trọng của thế kỉ 19 phải kể tới Louis Pasteur, ông đã
đế ra cách ngừa bệnh mới là sử dụng vaccine.
Về sinh học, phát minh quan trọng của thế kỉ 19 phải kể tới Charles Darwin. Về
tâm lí học, cuối thế kỉ 19 có hai phát minh quan trọng là của Ivan Pavlov và
Sigmund Freud. Pavlov đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện. xuất phát từ những
nhu cầu, ước muốn tiềm ẩn. Freud đã tạo ra ngành phân tâm học.
- Những học thuyết và chính trị hiện đại, cấp tiến.
Vào thế kỉ 19 ra đời học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc.
Những cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện giải phóng con người khỏi những
sự kiềm chế độc đoán của chế độ phong kiến. Con người ngày càng có ý thức về
quyền tự do của các cá nhân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong điều
kiện như vậy, những học thuyết về quyền tự do cá nhân và quyền của các dân tộc đã được hình thành. lOMoAR cPSD| 44879730
Kark Marx và Friedrich Engels đã xây dựng về học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa
học qua tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xuất bản tháng 2/1848. Trong
Tuyên ngôn Marx và Engels đã chứng minh lịch sử loài người là lịch sử của sự
phát triển của các hình thái kinh tế xã hội nối tiếp thay thế nhau, xã hội sau sẽ
tạo ra năng suất lao động cao hơn xã hội trước. Đấu tranh giai cấp là động lực
phát triển trong xã hội có giai cấp. Đầu thế kỉ 20, Vladimir Ilyich Lenin đã phát
triển thêm lí luận của Marx và Engels và vận dụng lí luận đó vào hoàn cảnh nước
Nga, chỉ đạo phong trào đấu tranh ở Nga đi tới thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Những phát triển về văn học và nghệ thuật.
Lịch sử thời cận đại đã được văn học châu Âu phản ánh một cách sinh động, đặc biệt là văn học Pháp.
Âm nhạc thời cận đại thế kỉ 18 với sự đóng góp của những nhạc sĩ lớn như Johann
Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart, thì đế thế kỉ 19 có sự đóng góp vĩ
đại của Ludwig van Beethoven, Frédéric Chopin...
Kiến trúc Âu-Mỹ của thế kỉ 19 rất đa dạng, thể hiện một sự giao lưu văn hóa
rộng mở. Nét mới về kiến trúc giai đoạn này là quan điểm hiện thực xâm nhập
vào kiến trúc qua các vật liệu mới như thép, bê tông, kính dày - Mặt trái của
cách mạng công nghiệp.
Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều
dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.
Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực
khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.
Bãi công là một vũ khí đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản.. Những cuộc đấu
tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi
hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.
2, Cách mạng công nghiệp 4.0 2 lOMoAR cPSD| 44879730 a, Khái niệm:
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp hướng tới việc kết nối vạn vật! b, Đặc điểm
Sự thay đổi mô hình này trong Công nghiệp 4.0 dựa trên các nguyên lý sau: -
Khả năng tương tác với van vật: tất cả yếu tố của nhà máy giao tiếp với nhau. -
Phân cấp: Thiết kế các quy trình phụ tự trị với yếu tố vật lý trong không gian ảo
- Ảo hóa: Virtual Reality (Thực tế ảo).
- Định hướng dịch vụ: Khai thác các mô hình kinh doanh đột phá mới.Tính
module và khả năng mở rộng: Tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng nhu
cầu của ngành công nghiệp, kinh doanh mọi lúc c, Lợi ích:
- giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các khách hàng, nhà
sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng. Nó cải thiện
năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ
thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và bền vững. - Công
nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua hợp tác và liên
minh các công ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn
được xây dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên. Những
lợi ích mà Công nghiệp 4.0 d, Hạn chế: 3 hạn chế chính:
- An ninh mạng và quyền riêng tư bị ảnh hưởng.
- Kỹ năng và giáo dục người lao động cần cải thiện để bắt kịp với thời đại.
- Máy móc có thể khiến doanh nghiệp sa vào thiệt hại nghiêm trọng, ngoài ra,
chi phí dành cho chúng cũng rất lớn.
PHẦN II: PHƯƠNG THỨC THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM VỚI CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. lOMoAR cPSD| 44879730
Việt Nam có thể áp dụng tiềm năng của những công nghệ được sinh ra trong
thời điểm cách mạng 4.0 trong từng lĩnh vực kinh tế lớn như sau:
1, Lĩnh vực nông nghiệp:
- Nước ta có thể áp dụng cơ giới hóa là chìa khóa nâng cao năng suất lao động
và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp.
- Tiến bộ công nghệ được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau trong lĩnh vực
nông nghiệp ở các nền kinh tế phát triển thông qua việc tăng cường sử dụng
công nghệ và tự động hóa trong sản xuất nhằm tăng năng suất (đóng góp trực
tiếp) hay thông qua việc sử dụng ICT (công nghệ thông tin truyền thông) như
một công cụ hỗ trợ người nông dân đưa ra các quyết định (đóng góp gián tiếp).
- Một số ví dụ cụ thể của việc sử dụng ICT bao gồm việc sử dụng các ứng dụng
điện thoại di động trong nông nghiệp, ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý
(GIS) trong canh tác và đánh bắt cá hay các công nghệ vệ tinh và khoa học
nông nghiệp khác góp phần nâng cao đáng kể sản lượng nông nghiệp và ngư
nghiệp. Việt Nam có thể áp dụng điều này!
- Người tiêu dùng và người sản xuất ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
ngày càng nhận thức và lưu tâm đến vấn đề sinh thái, thương mại công bằng
và tầm quan trọng của các nông phẩm sinh học với những đặc điểm khác biệt
so với các sản phẩm hóa học và sản xuất hàng loạt. Việc sử dụng ICT thúc
đẩy những sản phẩm sinh học và hữu cơ này thường được sử dụng trong bán
hàng và xúc tiến các sản phẩm có chất lượng đi kèm với hàng loạt các chiến
lược khác như quy cách đóng góp, quy định kích cỡ hay định giá.
2, Lĩnh vực công nghiệp:
- Việc ứng dụng công nghệ cao rất phổ biến trong các ngành công nghiệp. Ở
các nền kinh tế công nghiệp hóa, công nghệ được sử dụng theo nhiều cách
khác nhau để thúc đẩy hiệu suất (cả chất lượng và số lượng) và tăng năng suất. 2 lOMoAR cPSD| 44879730
- Ví dụ như, các nền kinh tế châu Á thành công như Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan và Malaysia đã đạtđược những thành tựu thần kỳ về kinh tế với những
chính sách phát triển công nghiệp đặt trọng tâm chiến lược vào các lĩnh vực
định hướng xuất khẩu cụ thể.
- Dù trong điều kiện nào thì các chính sách về giáo dục và đào tạo cũng giúp
cho lực lượng lao động sẵn sàng tham gia vào các ngành công nghiệp mục
tiêu bằng cách hỗ trợ họ tiếp thu các kiến thức và công nghệ từ khắp nơi trên
thế giới và chuyển hóa thành các sản phẩm mới và tinh tế hơn. Ví dụ như ở
Singapore, tỷ lệ các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu đòi hỏi tay nghề cao
và ứng dụng công nghệ chiếm gần 50% lực lượng lao động.
3, Lĩnh vực dịch vụ:
- Việc sử dụng các thiết bị di động và mức độ tiếp cận internet rộng rãi ngày
càng gia tăng đã thay đổi về cơ bản thế giới việc làm. Sự xuất hiện của nền
kinh tế tạm thời, nền tảng số, việc làm tự do và thương mại điện tử đã tạo ra
những hình thức việc làm mới có thể được thực hiện từ xa (hay một phần
được thực hiện từ xa). Chúng cũng góp phần đáng kể vào việc mở rộng thị
trường ngoài phạm vi biên giới bằng cách kết nối con người với số lượng ngày càng gia tăng.
- Phương pháp học trực tuyến ngày càng được sử dụng nhiều hơn để thúc đẩy
phát triển kỹ năng trong suốt vòng đời của con người. Ví dụ như, việc thực
hiện các khóa học trực tuyến như MOOC (Massive Online Open Course) mở
rộng cơ hội cho thanh niên học hỏi và chia sẻ kiến thức về nhiểu chủ đề khác
nhau với chi phí thấp nhất. Do hội nhập nhanh với thế giới, phương pháp này
cũng đang rất thịnh hành tại mọi tỉnh thành và khu vực ở Việt Nam.
4, Lĩnh vực ưu tiên đối với thị trường lao động Việt Nam?
Theo tinh thần của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, có một số yếu tố cần phải
được quản lý một cách cẩn trọng trong quá trình chuyển đổi. Do đó, những rào
cản về nghề nghiệp, địa lý và sự di chuyển ngành cần dỡ bỏ. lOMoAR cPSD| 44879730
a, Bước lên những nấc thang kỹ năng cao hơn
- Sở hữu những kỹ năng phù hợp để tăng cường năng lực thích ứng với nhu
cầu của thị trường lao động và thúc đẩy quá trình cải tiến công nghệ là vô cùng quan trọng.
- Sự kết hợp của các kỹ năng chuyên môn (như STEM) và các kỹ năng cốt lõi
(sự sáng tạo, tư duy phân tích, giao tiếp, làm việc theo nhóm v.v) là cần thiết
để trang bị cho lực lượng lao động một cách tốt nhất và thúc đẩy khả năng tự
phục hồi trong các thị trường lao động liên tục thay đổi.
- Đào tạo, (đa dạng hóa) kỹ năng, đào tạo lại, học tập suốt đời đóng vai trò
quan trọng cả trong và ngoài công việc.
- Các hệ thống giáo dục và đào tạo phải được chuẩn bị để phát triển những kỹ
năng cho tương lai. Đặc biệt là cần có sự phối hợp giữa các nhà hoạch định
chính sách, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nhằm đảm bảo đủ
cung cầu trong thị trường lao động.
b, Cách tiếp cận ngành trong tạo việc làm (bao gồm cả các chính sách công nghiệp)
- Việt Nam đang chứng kiến tác động ngày càng tăng của sự thay đổi công
nghệ tại nơi làm việc, có sự khác biệt đáng kể về hiệu ứng giữa các ngành nghề.
- Một chiến lược phát triển hiệu quả cần kêu gọi việc mở rộng các ngành nghề
tạo ra nhiều giá trị tăng thêm và việc làm, cùng với hiệu ứng nhân rộng và sự
kết nối trước và sau với nền kinh tế trong nước. Tầm quan trọng của các chiến
lược công nghiệp và các chiến lược ngành khác để chuyển đổi cơ cấu có thể
được tái khẳng định phù hợp với mức độ phát triển quốc gia, khu vực và toàn cầu.
- Mô hình tăng trưởng mới toàn diện và bền vững cần được xây dựng cho các
ngành sử dụng công nghệ tạo nhiều giá trị tăng thêm và năng suất cao để
tạora việc làm có chất lượng và các khía cạnh định tính khác của nền kinh tế trong nước.
c, Vai trò quan trọng của công tác quản trị thị trường lao động 2 lOMoAR cPSD| 44879730
Việt Nam ngày càng có thể cạnh tranh với các thị trường toàn cầu dựa trên
năng suất lao động cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Nhưng để chuyển
đổi tăng trưởng năng suất sang tiền lương cao hơn và mức sống tốt hơn đòi hỏi
phải có các thể chế thị trường lao động hiệu quả, trong đó bao gồm việc bảo
vệ có tính pháp lý hiệu quả cho các quyền của người lao động trong các hình
thức việc làm khác nhau, đại diện cho tiếng nói của người lao động và thương
lượng tập thể. Các quan hệ lao động hiệu quả là chìa khóa của sự ổn định, năng
suất và công bằng, những yếu tố này sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện.
d, Chính sách thị trường lao động và an sinh xã hội chủ động
- Với sự thay đổi ngày càng tăng do IR 4.0 mang lại, những người lao
độngthường xuyên chuyển từ công việc này sang công việc khác cần phải
được hỗ trợ. Các chính sách thị trường lao động chủ động hiệu quả giúp kết
nối người lao động với việc làm đóng vai trò quan trọng để thường xuyên
giúp người lao động phát triển những kỹ năng mới; đảm bảo sự chuyển dịch
thuận lợi từ một công việc này sang một công việc khác, hỗ trợ đào tạo kỹ
năng và cung cấp bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các
công việc. Chỉ có chính sách an sinh xã hội phù hợp bao gồm cả bảo hiểm
thất nghiệp mới có thể hỗ trợ chuyển dịch người lao động từ các ngành nghề
năng suất thấp lên năng suất cao và xúc tiến việc làm.
PHẦN III: KẾT LUẬN.
1, Kết luận về cách mạng công nghiệp và tiềm năng của cách mạng công nghiệp 4.0
a, Cách mạng công nghiệp
- Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp lớn với:
+) 1.0 Sử dụng hơi nước và thủy để chế tạo máy móc.
+) 2.0 Động cơ điện và sự xuất hiện cả dây chuyền lắp ráp sản xuất hàng loạt.
+) 3.0 Kỷ nguyên của máy tính và sự tự động hóa!
+) 4.0 Kết nối vạn vật! lOMoAR cPSD| 44879730
- Trong lịch sử, Việt Nam vẫn chưa bắt kịp với thế giới, khi họ sử dụng bóng
đèn điện, ta lại nghi rằng đó là tà ma thuật và yêu cầu loại trừ những nhân tài.
Tuy vậy, cho đến nay, ta đã hội nhập rất tốt với thế giới và áp dụng được khá
triệt để tiềm năng và những yếu tố của 3 cuộc cách mạng trước một cách
nhanh chóng và giờ đây đang thích ứng khá tốt với 4.0.
b, Cách mạng công nghiệp 4.0
- Dựa vào đặc điểm tiện ích đến từ trí tuệ nhân tạo, những sản phẩm và dữ liệu
chất lượng cao từ hệ thống công nghệ đồ sộ và tân tiến, IR 4.0 đã giải quyết
được rất nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách sử
dụng mạng Cloud và các thiết bị điện tử. Nhờ có nó, việc giao tiếp giữa những
quốc gia khác nhau không còn là một trở ngại, thậm chí nó còn có phần tiện
lợi và đem năng suất tốt hơn khi ở ngoài đời. Dễ thấy nhất là qua quá trình
học tập và làm việc trực tuyến trong dịch Covid 19.
- Tuy vậy, những hạn chế của Cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn rất phức tạp, nó
có thể đem lại tổn hại lớn với rủi ro cao cho doanh nghiệp hay kể cả những
tổ chức lớn nhỏ do dữ liệu thông tin được lưu chủ yếu ở dạng kỹ thuật số.
2, Phương thức phát triển của Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0:
- Có thể áp dụng thế mạnh của ngành công nghiệp này trong từng lĩnh vực lớn
như công nghiệp, dịch vụ, thậm chí là nông nghiệp! Bằng việc sử dụng sự đa
dạng và hệ thống quản lý bằng A.I (Trí tuệ thông mình) thần kỳ, chúng ta có
thể dễ dàng hơn trong việc phát triển kinh tế đi đôi với việc quản lý trong chính trị và giáo dục.
Link những tài liệu sinh viên đã tham khảo trong quá trình làm bài tiểu luận
Link 1: https://lagi.wiki/cach-mang-cong-nghiep?
fbclid=IwAR09ABOHqaugJ7M6R8YJjIjAmoH4beUIj6dW9KPVDsDA9PbkkIOp3g _TBXM
Link 2: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_C
%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_t%C6%B0?
fbclid=IwAR07FyQyM_Q2GXG_E23gYvwipqT_GLbQT5sbsMSl4wQ50eKo1k7Rsa qe6g
Link 3: https://www.ifisolution.com/cach-mang-cong-nghiep-5-0/? 2 lOMoAR cPSD| 44879730 fbclid=IwAR03XiuoHeUlgbuc_n-
xx20TCfEckuGqA2mt9H0rMrfzwFcBn255bxIKiZc … Kết thúc!