Bài tập cá nhân KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập cá nhân KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------***------
BÀI TẬP CÁ NHÂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề bài: Lý luận về giá trị thặng dư và vận dụng để nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân hiện nay
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Vũ
Lớp tín chỉ: LLNL1106(223)_12
Mã sinh viên: 11235964 Hà Nội, 2024 lOMoAR cPSD| 44820939 MỤC LỤC LỜI MỞ
ĐẦU..................................................................................3 NỘI
DUNG......................................................................................4
I. Lý luận về giá trị thặng dư của Karl Marx.......................................4
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư....................................................4
a) Công thức chung của tư bản........................................................4
b) Hàng hoá sức lao động................................................................6
II. Thực trạng kinh doanh của Tập đoàn Vingroup.............................9
1. Lý do chọn Tập đoàn Vingroup...................................................9
a) Những thành tựu đạt được.........................................................10
b) Những hạn chế và nguyên nhân................................................12
III. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.....................13
1. Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ và Sự Đồng Nhất..................13
2. Tối Ưu Hóa Chi Phí Vận Hành.................................................13
3. Đa Dạng Hóa Thị Trường..........................................................14
4. Phát Triển Bền Vững và Bảo Vệ Môi Trường.........................14
5. Tăng Cường Chiến Lược Marketing........................................14
6. Ứng Phó Linh Hoạt với Các Biến Động Bên Ngoài.................15
Kết Luận..............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................16 LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, giá trị hàng hóa là một khái
niệm trọng yếu, đóng vai trò nền tảng trong việc xác định giá cả và sự vận
hành của thị trường. Lý luận về giá trị hàng hóa không chỉ giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về mối quan hệ cung cầu, mà còn phản ánh sự đánh giá và định
giá sản phẩm dựa trên nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chất lượng, và sức
cạnh tranh. Việc nắm vững lý luận này không chỉ là chìa khóa để các doanh
nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn là cơ sở để quốc gia hoạch
định các chính sách kinh tế hiệu quả. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hiểu biết và vận dụng đúng đắn lý luận
về giá trị hàng hóa là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam trên thị trường toàn cầu. 2 lOMoAR cPSD| 44820939 NỘI DUNG
I. Lý luận về giá trị thặng dư của Karl Marx
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
a) Công thức chung của tư bản
Xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao, trong nền kinh tế
hàng hóa giản đơn, tiền là phương tiện lưu thông vận động theo công
thức: H – T – H, tức là bán để mua. Khi sản xuất hàng hóa phát triển
bước sang giai đoạn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN), sẽ có
một bộ phận nhà tư bản dùng tiền để đầu tư, tiền của họ vận động theo
công thức T - H - T, mua để bán nhằm mục đích gia tăng giá trị, theo
C.Mac bất kì tiền nào vận động theo công thức này đều chuyền thành tư bản.
Điểm giống nhau của 2 công thức này là đều phản ánh những
quan hệ chung của kinh tế hàng hóa, đều có quá trình mua và bán, có
yêu tố vật chất hàng và tiền, cũng cùng có người mua và người bán tham gia.
Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 hình thức vận động nêu trên thể
hiện ở mục đích của quá trình lưu thông. Mục đích trong lưu thông
hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng, công thức này được viết lại là
H1- T- H2 ( H1, H2 là 2 loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng
khác nhau). Mục đích trong lưu thông tư bản là giá trị lớn hơn vì nếu
không thu được lượng giá trị lớn hơn thì sự lưu thông này không có ý
nghĩa. Do đó, tư bản vận động theo công thức: T – H – T’, trong đó T’
= T+ t (t là giá trị thặng dư, t > 0). Điểm khác nhau tiếp theo là giới
hạn lưu thông, mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử
dụng, nên sau khi có H2 đã thỏa mãn nhu cầu sử dụng, thì sẽ dừng lại.
Đối với lưu thông tư bản, khi quá trình lưu thông này kết thúc, nhà tư
bản có được T’ nhưng sẽ không dừng lại ở đó, vì mục đích giá trị, nhà
tư bản sẽ tiếp tục thực hiện ở các vòng lưu thông tiếp theo. Như vậy, 3 lOMoAR cPSD| 44820939
công thức lưu thông tư bản sẽ không có giới hạn, nếu nhà tư bản vẫn
tiếp tục kiếm được giá trị mới.
Vậy tư bản chính là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Ngoài tìm ra được công thức chung của tư bản, ta cần phân tích
mâu thuẫn bên trong công thức chung đó. Công thức chung của tư bản
là T- H- T’ ( T’ = T + t), t – giá trị thặng dư từ đâu mà có, khi nào thì
nó xuất hiện? Có vẻ, xuất hiện t như đang mẫu thuẫn với lý luận về
hàng hóa, giá trị, tiền tệ và lưu thông. Bởi vì, không chỉ lao động tạo
ra giá trị, mà hình như tiền tệ tự nó cũng tạo ra giá trị, giá trị không chỉ
được tạo ra trong sản xuất mà cả trong lưu thông. Tuy nhiên, theo lý
thuyết giá trị, trong mọi trường hợp dù trao đổi ngang giá hay không
ngang giá, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.
Ta xét 2 trường hợp trong lưu thông, trao đổi ngang giá và trao
đổi không ngang giá. Trong trường hợp trao đổi ngang giá, tiền trao
đổi ngang giá lấy hàng và hàng trao đổi ngang giá lấy tiền, thì tổng số
giá trị cũng như phần nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước
sau vẫn không thay đổi. Vậy trao đổi ngang giá không tạo ra giá trị
mới. Còn trường hợp trao đổi không ngang giá, việc mua rẻ bán đắt
hoặc lừa lọc để mua rẻ, bán đắt kiếm lợi. Ta biết rằng, nhà tư bản tham
gia vào lưu thông tư bản, họ phải đảm nhiệm 2 tư cách, vừa là người
mua, vừa là người bán. Trên thị trường có rất nhiều nhà tư bản cùng
tham gia và có mối quan hệ dây chuyền tác động lẫn nhau. Giả sử, khi
mua với giá rẻ, tức là mua hàng hóa thấp hơn giá trị ( T< H), như vậy
sẽ được lợi ở khâu mua hàng. Nhưng với tư cách là người bán, thì lại
bị thiệt ở khâu bán. Tương tự với người bán cao hơn giá trị cũng vậy
(Htrường hợp cá biệt, lừa lọc hay ép giá, lúc nào cũng mua rẻ và bán đắt
để kiếm lợi, xét trên phạm vi xã hội, sẽ có những người luôn được lợi
thì cũng sẽ có những người luôn bị thiệt. Do vậy, nó không làm tăng 4 lOMoAR cPSD| 44820939
thêm giá trị, mà chỉ là phân phối lại giá trị. Qua 2 trường hợp trên, ta
kết luận rằng tư bản không sinh ra trong lưu thông.
Vậy ngoài lưu thông có tạo ra giá trị? Nếu người có tiền không
đem đầu tư, không thực hiện lưu thông mà chỉ để trong ké thì cũng
không tạo ra giá trị được.
Ta có kết luận thứ hai, tư bản cũng không thể sinh ra ngoài lưu thông.
Từ các kết luận trên, thì ta nhận thấy mâu thuẫn trong công thức
chung của tư bản đó là: “Tư bản không thể xuất hiện trong lưu thông
và cũng không thể xuất hiện ngoài lưu thông”.
Vậy tư bản hay giá trị thặng dư được sinh ra như thế nào? C.Mac
đã giải quyết mâu thuẫn này qua lý luận về “hàng hóa sức lao động”
b) Hàng hoá sức lao động
Ta thấy rằng, trong công thức chung của tư bản: T-H-T’ bao gồm
2 hành vi: mua (T-H) và bán (H-T’), theo quy luật của giá trị thì trao
đổi phải ngang giá, do đó, T có giá trị bao nhiêu thì H trong hành vi
mua có giá trị bấy nhiêu, và tương tự với T’. Như đã phân tích T’ > T
thì công thức mới có nghĩa, từ đó suy ra điểm mấu chốt ở đây là H
(hàng hóa), hàng hóa ở hành vi mua phải khác với hành vi bán. Công
thức sẽ được viết lại là: T – H1…H2-T’, H trong hành vi bán (H2) có
giá trị lớn hơn H trong hành vi mua (H1). Vậy H1 là hàng hóa nào mà
sau một thời gian nhất định lại thành H2 có giá trị hơn?
Theo lý luận giá trị, chỉ có lao động của người sản xuất hàng hóa
mới tạo ra giá trị, do đó H2 phải là kết quả của quá trình sản xuất và
H1 chính là yếu tố sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất (TLSX) và sức
lao động (SLĐ) . Nhờ mua được trên thị trường hàng hóa SLĐ, TLSX
và tiến hành quá trình sản xuất nhà tư bản có được giá trị thặng dư.
TLSX bao gồm các yếu tố cứng như: máy móc, nhà xưởng, thiết bị,
nguyên, nhiên, vật liệu, các yếu tố này trong quá trình sản xuất sẽ dịch
chuyển dần vào sản phẩm mà không làm tăng thêm giá trị. Vậy chỉ còn
duy nhất yếu tố hàng hóa SLĐ.
Điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa SLĐ. 5 lOMoAR cPSD| 44820939
SLĐ và hành hóa SLĐ là hai khái niệm khác nhau. Theo Mac:
“ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một người đang sống, và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó”. Trong mọi xã hội, SLĐ là yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất, nhưng để trở thành hành hóa thì SLĐ cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
Điều kiện 1 ( điều kiện cần): người lao động được tự do về thân
thể. Vì để được gọi là hàng hóa thì bản thân người lao động phải có
quyền sở hữu và sử dụng SLĐ của mình, khác với xã hội chiếm hữu
nô lệ, người nô lệ hay bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô, họ không
thể tự thỏa thuận mua bán SLĐ của mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô.
Điều kiện 2 (điều kiện đủ): người lao động không đủ các TLSX
cần thiết để tự kết hợp với SLĐ của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho
nên họ phải bán SLĐ. Một điểm cần chú ý, người lao động có thể bán
sức lao động, nhưng họ chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất
định (ví dụ: ngày làm 8h). Nếu bán hết thời gian, người lao động đã tự
bán mình, từ chỗ là người tự do, họ trở thành nô lệ. Bản chất của việc
bán SLĐ là người lao động chỉ bán quyền sử dụng SLĐ, còn bản thân họ vẫn sở hữu SLĐ.
Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa SLĐ cũng có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa SLĐ cũng do số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra SLĐ quyết định. Nhưng do SLĐ
tồn tại như năng lực của con người, muốn tái sản xuất ra năng lực đó,
người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất
định ( như ăn, mặc, giáo dục, ý tế, giải trí,…). Bởi vậy, giá trị SLĐ
ngang bằng với giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt càn thiết về vật
chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân
và con cái họ, cùng với chi phí đào tạo người công nhân ở một trình độ nhất định. 6 lOMoAR cPSD| 44820939
Để hiểu rõ hơn, cấu thành giá trị của hàng hóa SLĐ sẽ bao gồm:
giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người công nhân (ăn,
mặc, ở, y tế,…), phí tổn đào tạo công nhân, giá trị các tư liệu sinh hoạt
cần thiết nuôi sống con cái công nhân – đây là nguồn lao động kế tiếp,
duy trì nguồn SLĐ khi người công nhân già yếu và mất đi. Một đặc
điểm nữa, nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân thay đổi
không ngừng theo từng giai đoạn phát triển, ở các nước khác nhau, nhu
cầu sinh hoạt của công nhân cũng khác nhau.
Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ cũng là để thỏa mãn nhu cầu
của người mua. Ví dụ, chủ tư bản thuê công nhân dệt vải, giá trị sử
dụng SLĐ của người công nhân dệt là kỹ năng, năng suất lao động của
người công nhân khi lao động dệt vải. Trong quá trình làm việc, người
lao động sử dụng tư liệu sản xuất của nhà tư bản để tạo ra hàng hóa
cho nhà tư bản, vấn đề ở đây là: giả sử, sau một thời gian lao động nhất
định, người lao động chỉ tạo được 1 lượng giá trị bằng với lượng giá
trị mà nhà tư bản trả công cho công nhân, thì nhà tư bản sẽ không có
lợi, và đương nhiên, nhà tư bẩn sẽ không mua SLĐ đó. C.Mac đã chỉ
ra rằng: hàng hóa SLĐ có một giá trị sử dụng đặc biệt, khác với giá trị
hàng hóa thông thường, khi sử dụng SLĐ sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn
giá trị bản thân nó. Giá trị SLĐ và giá trị do SLĐ tạo ra sau quá trình
sản xuất ra là 2 đại lượng khác nhau, đây là chìa khóa giải quyết mâu
thuẫn của công thức chung của tư bản.
Tóm lại, giá trị thặng dư t chính là giá trị dôi ra ngoài giá trị
sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
II. Thực trạng kinh doanh của Tập đoàn Vingroup
1. Lý do chọn Tập đoàn Vingroup
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất
trên toàn cầu, với hàng triệu người di chuyển mỗi năm để khám phá các
điểm đến mới, nghỉ ngơi và thư giãn. Tại Việt Nam, du lịch đã trở thành
một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào GDP quốc gia và tạo ra 7 lOMoAR cPSD| 44820939
hàng triệu việc làm. Trong bối cảnh đó, Vingroup, với thương hiệu
Vinpearl, nổi lên như một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành du
lịch và nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Vinpearl – Công ty CP Vinpearl, được thành lập vào năm 2001 tại
Nha Trang, đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình với hệ thống các
khu nghỉ dưỡng, khách sạn, và khu vui chơi giải trí cao cấp trải dài khắp
các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú
Quốc. Không chỉ nổi tiếng trong nước, Vinpearl còn thu hút được sự chú ý
của du khách quốc tế nhờ vào chất lượng dịch vụ cao cấp và trải nghiệm du lịch phong phú.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành du lịch, với sự tham
gia của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, việc duy trì và phát triển
thương hiệu là một thách thức lớn. Vinpearl đã áp dụng nhiều chiến lược
phát triển và tiếp thị hiệu quả nhằm tạo ra sự khác biệt và ấn tượng trong tâm trí du khách.
Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu phân tích và đánh giá
các hoạt động phát triển thương hiệu của Vinpearl trong lĩnh vực du lịch.
Từ đó, nghiên cứu sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế tồn tại trong quá
trình phát triển thương hiệu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cao giá trị thương hiệu Vinpearl.
Việc chọn Vingroup và thương hiệu Vinpearl để nghiên cứu không
chỉ phản ánh sự thành công của tập đoàn này trong việc xây dựng và phát
triển thương hiệu du lịch, mà còn mang lại những bài học quý giá về chiến
lược phát triển và tiếp thị trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu ngày càng cạnh tranh.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển
a) Những thành tựu đạt được
Hà Nội – Ngày 15/8/2023, Vinpearl được Brand Finance - tổ chức
hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu - vinh danh là đơn vị tăng trưởng
sức mạnh thương hiệu cao nhất Việt Nam, củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh
vực du lịch giải trí, nghỉ dưỡng. 8 lOMoAR cPSD| 44820939
Cụ thể, Vinpearl thuộc Top 3 thương hiệu có chỉ số sức mạnh thương
hiệu lớn nhất Việt Nam cùng với 2 đại diện trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng là Vietcombank và MBBank. Theo đánh giá của Brand Finance, đơn vị
này đã thăng hạng ấn tượng qua 25 bậc xếp hạng, đạt tốc độ tăng trưởng sức
mạnh thương hiệu cao nhất. Về định giá, Vinpearl vào Top 50 thương hiệu
mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam năm 2023.
Sức mạnh thương hiệu được Brand Finance đánh giá trên các yếu tố
về Trải nghiệm khách hàng, Động lực và Sở thích thương hiệu tác động tích
cực đến Hành vi tiêu dùng để mang lại Hiệu quả kinh doanh tối ưu. Trong
năm 2023, Vinpearl không ngừng nâng cao trải nghiệm tại những quần thể
du lịch đẳng cấp quốc tế với chất lượng dịch vụ hoàn hảo trong từng điểm
chạm. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu khách hàng, một trong những nền tảng cốt lõi
được Vinpearl chú trọng xây dựng và bảo mật tối đa với gần 2 triệu người
trong đó có gần 400.000 tài khoản người dùng thân thiết.
Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên chủ động phát triển thị
trường quốc tế ngay từ khi Việt Nam chính thức mở cửa, Vinpearl đạt mức
độ phục hồi về doanh thu và lượt khách trong 7 tháng đầu năm 2023 cao hơn
20% so với các chuỗi khách sạn trong cùng phân khúc 5 sao tại điểm đến.
Hàng loạt sự kiện tầm cỡ quốc tế, những xu hướng giải trí mới… được
Vinpearl tiên phong đón đầu, góp phần nâng tầm điểm đến và đưa tinh hoa
thế giới về Việt Nam, thúc đẩy du lịch quốc gia phát triển mạnh mẽ hậu dịch…
Lễ hội biển thường niên WonderFest do VinWonders – đơn vị thành
viên của Vinpearl sáng lập mang đến chuỗi sự kiện du lịch giải trí đẳng cấp
và đại nhạc hội quốc tế là dấu ấn đặc biệt của du lịch Việt Nam trong mùa hè
năm nay. Trong thời gian tới, WonderFest dự kiến tiếp tục định danh các
điểm đến hàng đầu: Phú Quốc United Center, Vinpearl Nha Trang, Vinpearl
Nam Hội An… trên bản đồ du lịch và âm nhạc thế giới.
Được tổ chức lần đầu tại Nha Trang, với sự kết hợp của âm nhạc đỉnh
cao và hệ sinh thái du lịch hàng đầu, WonderFest 2023 mang tới không khí
hội hè bất tận và cảm xúc thăng hoa không giới hạn cho tất cả du khách, tạo 9 lOMoAR cPSD| 44820939
điểm nhấn mới mẻ và hấp dẫn suốt 53 ngày lễ hội. Đặc biệt, siêu đại nhạc
hội 8Wonder với sự tham gia của ngôi sao ca nhạc có sức ảnh hưởng toàn
cầu Charlie Puth và 7 hitmaker đình đám Vpop đã khép lại mãn nhãn thương
hiệu du lịch giải trí và trải nghiệm đặc biệt, đưa Nha Trang thành “điểm phải đến” trong năm.
Chuỗi công viên chủ đề VinWonders trên toàn quốc cũng không ngừng
được nâng cấp, mở rộng với hàng trăm hoạt động vui chơi đỉnh cao thế giới,
xứng tầm vị trí số 1 về trải nghiệm giải trí, khám phá, văn hóa và lễ hội.
Hệ thống khách sạn – khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resorts & Hotels toạ
lạc tại những vùng biển đẹp bậc nhất Việt Nam đón đầu và kiến tạo các xu
hướng du lịch thời thượng. Đây là “thiên đường nghỉ dưỡng” được du khách
đặc biệt yêu thích với thiên nhiên tuyệt mỹ, villas theo chủ đề phong cách và
độc đáo và muôn vàn trải nghiệm tinh hoa về lưu trú, ẩm thực, hội họp, trải
nghiệm đặc sắc. Đặc biệt, Vinpearl tiên phong thúc đẩy phát triển du lịch
xanh với hàng loạt hoạt động mới mẻ: Green tour – trồng cây, khám phá ẩm
thực theo phong cách “từ khu vườn bếp trưởng đến bàn ăn”, giờ tắt đèn tiết
kiệm năng lượng, lớp học tái chế…
Vinpearl Golf – thương hiệu quản lý và vận hành sân golf hàng đầu
Việt Nam tiếp tục tạo dấu ấn mạnh mẽ nhờ dịch vụ chuyên nghiệp, hệ thống
sân đẳng cấp quốc tế, sở hữu vẻ đẹp duy mĩ, hài hoà với cảnh quan thiên
nhiên và kiến tạo thử thách đặc biệt cho các gôn thủ. Bên cạnh 4 điểm đến
nổi tiếng tại Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, Hải Phòng, Vinpearl Golf
còn đang là đơn vị vận hành Cape Wickham Golf Links (Tasmania, Úc) –
sân giữ ngôi vị số 1 trong các sân golf đã được giới thiệu thông tin tại Úc,
kiến tạo những golf tour độc đáo trên toàn quốc và vươn ra thế giới.
Tiên phong góp phần thúc đẩy thương hiệu điểm đến quốc gia,
Vinpearl tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng
– vui chơi giải trí tại Việt Nam và khu vực.
b) Những hạn chế và nguyên nhân 10 lOMoAR cPSD| 44820939
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nổi bật, Vinpearl cũng phải đối mặt
với một số hạn chế và thách thức trong quá trình phát triển. Dưới đây là một
số hạn chế chính và nguyên nhân:
Do sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tại Việt Nam và trên toàn
cầu thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt khiến cho
việc duy trì và mở rộng thị phần của Vinpearl trở nên khó khắn hơn. Ngoài
ra, việc duy trì tiêu chuẩn 5 sao và cung cấp dịch vụ cao cấp đòi hỏi chi phí
vận hành lớn bao gồm chi phí duy trì cơ sở hạ tầng, nhân viên, và các dịch
vụ tiện ích có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, đặc biệt là trong bối
cảnh giá nguyên vật liệu và lao động tăng.
Vinpearl phụ thuộc lớn vào lượng khách du lịch quốc tế, điều này dẫn
đến việc dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như đại dịch, suy thoái
kinh tế toàn cầu hoặc chính sách hạn chế du lịch. Phần lớn doanh thu của
Vinpearl đến từ các du khách quốc tế do các dịch vụ cao cấp và vị trí đắc địa
tại các điểm du lịch nổi tiếng. Khi có sự gián đoạn trong dòng khách du lịch
quốc tế, doanh thu và hoạt động của Vinpearl bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tiêu biểu là tác động của Đại dịch Covid-19, Dịch Covid-19 bắt đầu nghiêm
trọng từ đầu năm 2020, trở thành đại dịch của thế giới với mức độ nghiêm
trọng nhất trong vòng 100 năm trở lại đây. Du lịch được xem là một trong
những ngành kinh tế nhạy cảm nhất với bệnh dịch. Từ tháng 2/2020, dịch
Covid-19 bùng phát trên thế giới ngay lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến
ngành du lịch toàn cầu. Ngành du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với những
khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Kể từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng
hoạt động đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước, nhưng
thị trường du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội
khi dịch bùng phát. Điều đó đã dẫn tới sự suy giảm lớn trong lượng khách
du lịch và doanh thu, buộc Vinpearl phải đối mặt với nhiều thách thức trong
việc duy trì hoạt động.
III. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh 11 lOMoAR cPSD| 44820939
Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh và duy trì vị thế hàng đầu trong
ngành du lịch và nghỉ dưỡng, Vinpearl cần thực hiện một số giải pháp
chiến lược dưới đây:
1. Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ và Sự Đồng Nhất
Đào Tạo Nhân Viên: Triển khai các chương trình đào tạo nhân viên
đồng bộ và liên tục để đảm bảo chất lượng dịch vụ cao cấp và đồng nhất tại tất cả các cơ sở.
Kiểm Soát Chất Lượng: Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng
nghiêm ngặt và thường xuyên đánh giá, kiểm tra dịch vụ tại các khu nghỉ
dưỡng để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đề ra.
Phản Hồi Khách Hàng: Tăng cường thu thập và phân tích phản hồi
từ khách hàng để cải thiện dịch vụ kịp thời và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
2. Tối Ưu Hóa Chi Phí Vận Hành
Cải Tiến Công Nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại và quản lý thông
minh để tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Hợp Tác Chiến Lược: 12 lOMoAR cPSD| 44820939 ưu đãi tốt nhất.
Tìm kiếm và thiết lập các hợp tác chiến lược với Q các uả nh n Lý à cu n N g ă c ng ấp L dị ượ ch n v g
ụ và sản phẩm để có được giá cả và điều kiện
3. Đa Dạng Hóa Thị Trường : Sử
dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng v Mở à tài Rộ ng n uyg T ên hị nh Trườn ằm gi g N ảm c ộ
h ii phí vận hành và bảo vệ môi Địa trường.
mùa thấp điểm của du lịch quốc
: Tăng cường các chương trình tế.
khuyến mãi và tiếp thị hướng đến khách hàng nội địa, đặc biệt trong các
Phát Triển Thị Trường Mới:
Nghiên cứu và mở rộng sang các thị
trường quốc tế tiềm năng khác ngoài những thị trường truyền thống, như
thị trường châu Á, Trung Đông và Mỹ La-tinh.
Gói Sản Phẩm Đa
: Xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ đa Dạng
dạng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau từ gia đình, cặp
đôi, đến khách doanh nhân.
. Phát Triển Bền Vững và Bảo Vệ Môi Trường 4
: Đầu tư vào các công trình thân thiện với khách hàn
Cảgi.
Thiện Cơ Sở Hạ b môềin t vữn T rư ầ ờng.
ng và áp dụng các biện pháp quản lý tài nguyên bền vững tại các khu nghỉ dưỡng.
Tăng cường các chương trình giáo dục và truyềnN t â h ng
ôn gCa v o N ề bả hậ o vn Thức: ệ môi
trường và phát triển bền vững cho nhân viên và
: Thiết lập các quan hệ hợp tác v Hợp ới c T ác t á ổ c c vớ hứ i Cá c bả c o Tổ Chức vệ môi Mô trườn i
g để triển khai các dự án và sáng kiến Trường
: Sử dụng hiệu quả các kênh digital
5. Tăng Cường Chiến Lược Marketing
marketing như mạng xã hội, SEO, SEM, và email marketing để tiếp cận và 13 lOMoAR cPSD| 44820939 Ứng Dụng Digital Marketing
tương tác với khách hàng.
Sử Dụng KOLs và Influencers: Hợp tác với các KOLs (Key
Opinion Leaders) và influencers để tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới. 14 lOMoAR cPSD| 44820939
Tổ Chức Sự Kiện và Chương Trình Đặc Biệt: Thường xuyên tổ
chức các sự kiện, hội nghị và chương trình khuyến mãi đặc biệt để thu hút
khách hàng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
6. Ứng Phó Linh Hoạt với Các Biến Động Bên Ngoài
Xây Dựng Kế Hoạch Dự Phòng: Lập các kế hoạch dự phòng và
quản lý rủi ro để ứng phó kịp thời với các biến động như dịch bệnh, suy
thoái kinh tế hay thay đổi chính sách.
Đổi Mới và Thích Ứng: Liên tục đổi mới và thích ứng với các xu
hướng mới của ngành du lịch và nhu cầu của khách hàng để duy trì sự hấp
dẫn và cạnh tranh của thương hiệu. Kết Luận
Bằng việc thực hiện các giải pháp trên, Vinpearl có thể nâng cao hiệu
quả cạnh tranh và duy trì vị thế hàng đầu trong ngành du lịch và nghỉ
dưỡng. Điều này không chỉ giúp Vinpearl tăng cường doanh thu và lợi
nhuận mà còn góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa (2021). Giáo trình Kinh tế Chính trị
Mac-Lênin (dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị). NXB
Chính trị Quốc gia sự thật. 2.
https://vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2867/vinpearl-
thuonghieu-manh-tang-truong-vuot-bac-nhat-2023 3.
https://vinpearl.com/vi/about-us 15