Bài tập cá nhân KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập cá nhân KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN Đề tài:
Lý luận về giá trị thặng dư
Vận dụng lý luận để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân
trong kinh tế thị trường
Họ và tên: Lê Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 11232553 – STT: 04
Lớp: Kinh tế quốc tế CLC 65E
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Tô Đức Hạnh Hà Nội – 03/2024 lOMoAR cPSD| 44879730 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
I. LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ ..................................................................................... 1
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư ........................................................................................... 1
1.1 Công thức chung của tư bản ............................................................................................. 1
1.2. Hàng hoá sức lao động .................................................................................................... 2
1.3. Sự sản xuất giá trị thặng dư ............................................................................................. 3
2. Bản chất của giá trị thặng dư .............................................................................................. 3
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư....................................................................... 3
II. ỨNG DỤNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ............ 4
1.Thực trạng các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ................................ 4
2. Đóng góp của doanh nghiệp tư nhân .................................................................................. 4
3. Những hạn chế của doanh nghiệp tư nhân ......................................................................... 5
4. Vận dụng giá trị thặng dư .................................................................................................... 6
III. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 7 lOMoAR cPSD| 44879730 LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực kinh tế, giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư
bản, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu sâu hơn về cơ sở của hệ thống kinh
tế hiện đại và mối quan hệ sản xuất xã hội. Khái niệm này đã được đưa ra bởi Karl
Marx, đã góp phần vào việc phân tích các cơ chế tạo ra và phân phối giá trị trong
xã hội. Giá trị thặng dư không chỉ là một lý thuyết, mà còn tham gia vào hiện thực
– nơi mà các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Do đó,
việc nghiên cứu và hiểu rõ về giá trị thặng dư không chỉ giúp nó ta hiểu sâu hơn về
cơ sở lý thuyết kinh tế chính trị, mà nó đồng thời mang đến cho ta những cơ hội để
áp dụng kiến thức này vào thực tiễn kinh doanh. Trong bài tập này, em sẽ phân tích
chi tiết về giá trị thặng dư, và cách nó ảnh hưởng vận dụng lý luận để nâng cao
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trong kinh tế thị trường.
I. LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là phần giá trị của hàng hoá được tạo ra từ lao động mà lao động
không được thanh toán bằng mức lương của mình, nó chính là nguồn gốc hình
thành lên thu nhập các nhà tư bản.
1.1 Công thức chung của tư bản
Trong nền kinh tế hàng hoá, tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, cũng
như là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Nhưng bản thân tiền không là tư
bản, chúng chỉ biến thành tư bản trong điều kiện nhất định đó là khi mà tiền được
sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Tiền là phương tiện lưu thông hàng hoá giản đơn, với tư cách là tiền thông thường
vận động theo công thức H – T – H
Còn khi sản xuất bước sang giai đoạn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, những
nhà tư bản dùng tiền để đầu tư sẽ xuất hiện. Tiền với tư cách tư bản thì chúng vận động theo công thức
T – H – T’ (T’ = T + m), (với m là giá trị thặng dư, m>0)
Qua hai công thức trên ta có thể thấy được rằng chúng đều phản ánh những quan
hệ chung của kinh tế hàng hoá, đều gồm hai giai đoạn mua và bán, đều gồm hai
nhân tố ấy chính là tiền và hàng, và cũng đều có người mua và người bán tham gia.
Nhưng ngược lại, ở đó cũng tồn tại sự khác nhau giữa hai hình thức vận động trên.
Trước hết, đó chính là điểm khác nhau trong trình tự lưu thông hàng hoá, với hàng
hoá giản đơn sẽ là bán trước rồi mua sau, nhưng trong lưu thông tư bản họ sẽ mua
trước rồi bán sau. Kế tiếp, mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn chỉ là giá trị 1 lOMoAR cPSD| 44879730
sử dụng hàng hoá, và giới hạn của chúng cũng có hạn bởi khi đã có hàng hoá thoả
mãn nhu cầu sử dụng thì sẽ dừng lại. Nhưng đối với tư bản, giá trị mà họ cần
không chỉ là giá trị giản đơn, mà hơn hết là giá trị thặng dư, và cũng không tồn tại
giới hạn cho họ, bởi lẽ khi một quá trình lưu thông kết thúc, vì mục đích giá trị, các
nhà tư bản sẽ tiếp tục thực hiện những vòng lưu thông tiếp theo. Vậy nên, công
thức tư bản sẽ không có giới hạn, nếu nhà tư bản vẫn tiếp tục tìm kiếm được giá trị mới.
Bên cạnh đó, Mác cũng đã phát hiển rằng nếu tư bản đưa một lượng tiền T vào sản
xuất lưu thông hàng hoá thì số tiền thu về sẽ lớn hơn số tiền bỏ ra. C.Mác gọi ΔT
là giá trị thặng dư: T’ (T’>T) hoặc T’=T+ ΔT
Ông cũng có kết luận là: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thôngmà cũng không
xuất hiện ở người lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông vàđồng thời không phải trong lưu thông”.
1.2. Hàng hoá sức lao động
C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lựcthể chất và
tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và đượcngười đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”. Vậy nên, sức lao
động chính là toàn bộ những năng lực, thể lực và trí lực tồn tại trong con người và
được sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.
* Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
- Thứ nhất, người lao động được tự do về thân thể (điều kiện cần). Người lao động
phải làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán chúng như hàng hoá. -
Thứ hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp
với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao
động (điều kiện đủ). Nhưng họ chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
họ chỉ bán quyền sử dụng sức lao động, còn quyền sở hữu nó vẫn nằm ở họ.
* Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động -
Giá trị của hàng hoá sức lao động: Giá trị của hàng hoá sức lao động do số
lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết
định. Nhưng sức lao động tồn tại như năng lực của con người nên muốn tái tạo
năng lực đó, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng sinh hoạt ví như ăn
uống, giải trí, quần áo, … Vì thế, giá trị sức lao động ngang với các vật chất sinh
hoạt và tinh thần để duy trì tiếp tục đời sống của công nhân cùng với con cái họ, và
chi phí đào tạo công nhân. -
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức
lao động cũng là công dụng của sức lao động, để thỏa mãn nhu cầu của người mua. 2 lOMoAR cPSD| 44879730
Hơn nữa, giá trị này còn đặc biệt ở chỗ không hàng hoá thông thường nào có được,
trong khi sử dụng nó, không chỉ giá trị của nó được bảo tồn, mà còn tạo ra những
giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khoá giải quyết mâu thuẫn của công thức chung tư bản.
1.3. Sự sản xuất giá trị thặng dư
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng
giá trị. Để có đươc giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ
nhất định. Trình độ đó phản ánh việc người lao động chỉ phải hao phí một phần
thời gian lao động là có thể bù đắp được giá trị hàng hóa sức lao động, bộ phận này
là thời gian lao động tất yếu. Còn ngoài thời gian tất yếu, người lao động phải làm
việc trong sự quản lý của người mua hàng hoá sức lao động, và sản phẩm làm ra sẽ
thuộc sở hữu của các nhà tư bản. Như vậy, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư.
2. Bản chất của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất quá
trình và làm tăng giá trị, người đi làm thuê sẽ sản xuất ra nhiều giá trị hơn so với
mức chi phí họ nhận lại. Quá trình này diễn ra trong quan hệ giữ người mua hàng
hoá sức lao động với người bán hàng hoá sức lao động. Cũng bởi vậy, các nhà tư
bản làm giàu dựa trên việc thuê lao động công nhân, mục đích của họ là giá trị
thặng dư, còn người lao động phải bán sức mình.
Bởi vậy cho nên bản chất của giá trị thặng dư là một phần quan trọng của cơ sở của
hệ thống tư bản, nó thể hiện mối quan hệ sản xuất xã hội, trong đó lao động phải
làm việc để sản xuất ra giá trị không chỉ để duy trì cuộc sống của bản thân mình
mà còn để tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản.
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Với mục đích thu được nhiều giá trị thặng dư, C.Mác đã chỉ ra các nhà tư bản sử
dụng hai phương pháp. Đó chính là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất
giá trị thằng dư tương đối. -
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là giá
trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt qua thời gian lao động tất yếu,
trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. -
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là
giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ
dài của ngày lao động không đổi nhờ đó tăngthời gian lao động thặng dư. 3 lOMoAR cPSD| 44879730
Bên cạnh đó, còn tồn tại phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch. Phương
pháp giá trị thăng dư siêu ngạch là phần giá trị thăng dư dôi ra ngoài giá trị thặng
dư thông thường do thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội
cần thiết, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
C.Mác đã gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng
dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch hay tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
II. ỨNG DỤNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Trong suốt nhiều năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ một
nước phát triển chậm, còn hạn chế về nhiều mặt, gặp nhiều khó khan về cơ sở vật
chất, đến nay nước chúng ta đã trở thành đất nước có nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Không chỉ vậy, quan điểm của Đảng về các phát triển
kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ, những chính sách đã được ban hành đã có tác
dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
1.Thực trạng các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò
quan trọng với những đặc điểm và thực trạng riêng. Các doanh nghiệp tư nhân phát
triển ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực. Để tạo ra được nhiều giá trị thặng dư, các
doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyên môn hoá trong việc sản xuất sản phẩm, phân
chia công đoạn, áp dụng phương thức quản lý mới và đầu tư vào công nghệ máy móc.
Phân theo quy mô lao động, năm 2020 có tới 77,8% doanh nghiệp tư nhân trong
tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh có quy mô
dưới 10 lao động, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 61,5% của năm 2010. Xét về quy mô
vốn, năm 2020, có tới 18,5% số doanh nghiệp tư nhân có vốn kinh doanh dưới 1 tỷ
đồng (của năm 2010 là 13,2%) trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết
quả sản xuất kinh doanh, và 51,9% có quy mô vốn từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng (ở
năm 2010 là 4,5%). Có thể kể đến những doanh nghiệp đã đạt tầm cỡ quốc tế như
Vingroup, Thaco, Vietjet, FLC, Vinamilk, …
2. Đóng góp của doanh nghiệp tư nhân
Trước hết, các doanh nghiệp tư nhân đã có đóng góp lớn vào nền kinh tế của nước.
Họ đã góp phần để đẩy mạnh GDP của Việt Nam, và là nguồn cung cấp việc làm
cho một phần đáng kể của người dân lao động. Tính đến nay, đội ngũ doanh nghiệp 4 lOMoAR cPSD| 44879730
tư nhân đã chiếm 98% trong tổng số khoảng 800 nghìn doanh nghiệp, đóng góp
trung bình gần 46% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2016 – 2021.
Không những vậy, đó còn là sự đóng góp vào thu ngân sách nhà nước. Trong giai
đoạn 2010 – 2020, tỷ trọng đóng góp ngân sách liên tục tang; năm 2010 đạt 70
nghìn tỷ đồng (chiếm 11,9% tổng thu ngân sách nhà nước), năm 2015 đã đạt 129,6
nghìn tỷ đồng (chiếm 12,7% ngân sách nhà nước và tang 85% so với năm 2010),
và riêng năm 2021 đã đóng góp 18,5% tổng thu ngân sách. Tốc độ đóng góp vào
thu ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế tư nhân luôn cao hơn tốc độ tăng thu
ngân sách chung của cả nền kinh tế. Tính chung giai đoạn 2011-2021, tốc độ tăng
thu ngân sách của cả nền kinh tế đạt 9,9%/năm, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đạt 13,4%/năm.
Đóng góp lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân ấy chính là đã giải quyết việc làm
cho người lao động, nhất là lao động tại chỗ. Giai đoạn 2010-2015, số lao động
làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh, năm 2015 đạt 45,1 triệu lao
động, chiếm 85% tổng số lao động của cả nền kinh tế, tăng 2,76 triệu lao động so
với năm 2010; bình quân mỗi năm tăng 552,6 nghìn lao động.
3. Những hạn chế của doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất, công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu. Điều này dẫn tới sự giảm
năng suất trong lao động, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
thấp dù có là thị trường trong hay ngoài nước. Dù công nghệ ở Việt Nam đã được
cải tiến nhiều nhưng phần lớn vẫn còn là công nghệ đã không còn được sử dụng ở
nước ngoài mà được bán lại với giá thành rẻ. Và đối với những doanh nghiệp có
nguồn lực hạn hẹp thì họ sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn mới đổi mới được máy
móc, trong khi công nghệ kỹ thuật vẫn đang phát triển và đổi mới từng ngày. Thứ
hai, trình độ các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Những doanh nghiệp ấy vẫn còn
thiếu nhân lực giỏi, những công nhân chưa được đào tạo bài bản, kỹ thuật còn non
kém. Do đó dẫn tới năng suất lao động không cao. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề
liên quan đến vi phạm chế độ lao động như việc trả lương, đóng bảo hiểm xã hội,
thời gian, ngày giờ làm việc, … Không những vậy, trình độ quản lý cũng chưa có
kĩ năng cao, bởi quản lý và điều hành thường ít được trải qua đào tạo mà chỉ dựa
trên kinh nghiệm tích luỹ, không có bằng cấp chuyên môn.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh vẫn còn một số hạn chế. Do quy mô nhỏ nên nhiều
doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa có đủ năng lực cạnh tranh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 5 lOMoAR cPSD| 44879730
4. Vận dụng giá trị thặng dư
Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi như
cần sáng tạo và nắm bắt khoa học công nghệ, phát triển nhanh và bền vững. Cũng
cần đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt những thời cơ, tận dụng
những cơ hội để có thể hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế và nâng cao năng suất,
chất lượng hiệu quả và sức mạnh. Ngoài ra, việc tích cực nâng cao quy trình sản
xuất, tìm hiểu thị trường hay nâng cao trình độ quản lý cũng góp phần lớn vào tang
cao hiệu quả sản xuất.
Thứ hai, đẩy mạnh các công tác quản lý, giám sát, điều tra của Nhà nước đối với
những hoạt động kinh doanh cuả tư nhân. Điều này sẽ ngăn chặn các biểu hiện sai
lầm và bảo vệ những doanh nghiệp chính trực, làm ăn chân chính, đồng thời bảo
đảm cho tất cả các doanh nghiệp được kinh doanh hợp pháp một cách tự do. Thứ
ba, cần phải phân phối giá trị thặng dư để đảm bảo công bằng trong nền kinh tế
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi giá trị thặng dư đã được Mác khẳng
định rằng do chính người lao động tạo ra chứ không phải do máy móc hay bất kì
yếu tố nào khác tạo ra, nên cần đặt ra vấn đề để làm sao lượng hoá một cách chính
xác số lượng lao động thặng dư của mỗi bộ phận, phân phối giá trị thặng dư một
cách công bằng. Vậy nên, phúc lợi và tiền lương tiền thưởng của mọi lao động đều
phải làm theo đúng quy luật thị trường, quy định trong mặt bằng chung về giá cả sức lao động.
Thứ tư, các doanh nghiệp tư nhân cũng cần chú ý tới đãi ngộ dành cho người lao
động. Muốn nâng cao năng suất lao động, cần sự tác động tới tinh thần và thể lực
của người đang bán sức lao động. Do đó các doanh nghiệp nên thúc đẩy bằng
những bổng lộc hay đãi ngộ tốt hơn trong quá trình làm việc. III. KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành bài tập cá nhân của mình thì bản thân em đã có thể hiểu sâu
hơn về những nội dung liên quan đến giá trị thặng dư, ý nghĩa của việc nghiên cứu
giá trị ấy trong nền kinh tế thị trường, và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào
thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trong nền
kinh tế thị trường. Từ sự xuất hiện của học thuyết này, chúng ta đã không chỉ có
thể vạch trần, làm rõ sự bóc lột của tư bản, mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong thực
tiễn xã hội ngày nay. Trong xu hướng phát triển hiện đại, học thuyết này vẫn luôn
giữ nguyên được giá trị sâu sắc, vì vậy chúng ta cần ứng dụng vào để phát triển
kinh tế - xã hội trong nền kinh tế tri thức.
Qua đó, đây là những nghiên cứu và tổng hợp lại kiến thức trong thời gian vừa qua
của em về lý luận giá trị thặng dư cũng như áp dụng chúng vào thực tiễn. 6 lOMoAR cPSD| 44879730
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin của trường Đại học Kinh tế Quốc dân [2] Trang web: mof.gov.vn [3] Trang web: consosukien.vn [4] Trang web: dangcongsan.vn 7