Bài tập cá nhân | Tâm lý học xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Câu 1: Ba, mẹ và các thành viên trong gia đình thuộc nhóm thần kinh nào?
Trong mỗi gia đình, các thành viên (ba, mẹ, con cái,…) không phải luôn có những điểm chung
về tính cách, thói quen, cách ứng xử. Mỗi thành viên là một cá thể khác nhau, mang những đặc
điểm khác nhau, đôi khi trái ngược hoàn toàn nhau. Điều đó cũng tương tự với gia đình em.
Thông qua thang đo của Eysenck về các nhóm thần kinh, em đã áp dụng để nghiên cứu về
gia đình mình và biết được ba, mẹ và chị gái em thuộc những nhóm thần kinh nào.
Đầu tiên là ba của em. Trong cuộc sống, ba em là một người có tính cách khá lạc quan. Ba luôn
có cái nhìn tốt đẹp về thế giới, luôn mong muốn những điều may mắn sẽ đến với bản thân và gia
đình, đồng thời ba cũng luôn động viên, cổ vũ em khi em gặp khó khăn trong cuộc sống. Ba em
cũng rất cởi mở, phóng khoáng và được nhiều người tìm đến để kết giao. Trong cách đối nhân xử
thế của bản thân, ba em luôn là người dễ tính, có khả năng giao tiếp tốt và luôn tỏ ra vui vẻ với
đối phương. Vì vậy, ba em luôn dễ dàng hòa đồng với mọi đám đông và với những nhóm bạn
mới quen. Ba em cũng có khả năng kiểm soát cảm xúc khá tốt, rất ít khi tỏ ra giận dỗi hoặc khó
chịu với ai đó. Ngoài ra, ba em cũng có khi trở nên cực kì đáng tin cậy, nhất là những lúc gia
đình em đi vào thế khó, gặp những khó khăn, sự cố. Lúc đó ba em sẽ là người đứng ra để xử lý,
giải quyết vấn đề. Nhờ có ba em nên gia đình em đó giờ chưa bao giờ bị lệch quỹ đạo, bị mất
kiểm soát hay đi đến những khó khăn không thể giải quyết được. Từ những biểu hiện đó, em
nhận ra ba em đa phần là người có tính hướng ngoại và ổn định. Vì vậy, em kết luận rằng ba em
thuộc nhóm thần kinh hăng hái (sanguine).
Tiếp theo là mẹ của em. Mẹ em cũng có điểm chung với ba, đó là mẹ em cũng là một người có
suy nghĩ lạc quan. Mẹ em luôn làm việc với thái độ tích cực, nói với em những điều hay, dặn dò
em hãy suy nghĩ tích cực về thế giới xung quanh để những điều may mắn tốt đẹp sẽ tới. Mẹ em
không thường bị kích động hoặc mất kiểm soát mà luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh, không để
cảm xúc của bản thân chi phối lý trí cũng như cách hành xử của bản thân. Tuy nhiên mẹ em có
xu hướng giấu đi tâm trạng của mình đối với người ngoài, luôn thể hiện cảm xúc ở mức vừa phải
và đôi khi khá rụt rè. Mẹ em cũng là người biết nghĩ trước nghĩ sau, không hành động một cách
hấp tấp thiếu suy nghĩ, là người lo chu toàn mọi việc trong gia đình em. Tuy nhiên mẹ em đôi khi
cũng hay để bản thân ở thế bị động vì tính cách quá cẩn thận của mình. Thông qua những biểu
hiện đó, em kết luận rằng mẹ em là người hướng nội và ổn định, tức là thuộc nhóm thần kinh
điềm tĩnh (phlegmatic).
Tiếp đến là chị gái em. Chị em là người khá năng động, tích cực trong những hoạt động của trường,
của địa phương và cũng là người khá hòa đồng, dễ kết bạn. Tuy nhiên, đôi khi chị em cũng rất cáu
gắt, bốc đồng và trở nên khá hung hăng, nhất là trong những cuộc cãi vã. Chị em là người nhạy cảm
và dễ xúc động, vậy nên chị em hay có xu hướng overthinking (suy nghĩ thái quá) và thường không
kiểm soát được bản thân trong những tình huống tranh cãi, có xích mích. Những hành động như
khiêu khích, nói những lời nói xúc phạm, mang tính chia rẽ thường làm chị em bị kích động và khó
chịu. Có lúc chị em sẽ đấu khẩu với người làm những hành động đó hoặc thậm chí sẽ động tay động
chân với họ, tuy nhiên đa phần chị em vẫn có thể kiềm chế được bản thân và không làm gì đi quá
giới hạn, nhưng chắc chắn vẫn thể hiện thái độ khó chịu, bất
lOMoARcPSD| 42619430
mãn của bản thân ra ngoài. Với những biểu hiện đó, em cho rằng chị em là người hướng ngoại
những dễ bị kích động. Vậy nên em xếp chị em vào nhóm thần kinh nóng nảy (choleric).
Cuối cùng là bản thân em. Em là người có suy nghĩ không mấy lạc quan. Em luôn muốn tin vào
một cuộc sống tốt đẹp, tin vào những điều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, em
lại là người hay bị những tác động bên ngoài ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và tâm trạng của bản
thân. Em hay lo lắng về những điều chưa xảy ra, sợ rằng những điều mình làm sẽ thất bại hoặc
làm cho người khác khó chịu. Em cũng dễ trở nên buồn rầu, suy nghĩ bi quan và có những hành
động thu mình lại, không muốn tiếp xúc và tâm sự với những người xung quanh. Em cũng không
thường chia sẻ với gia đình. Em thường bị lây nhiễm cảm xúc của người khác, khi thấy họ vui
em sẽ vui theo, còn lúc họ buồn em sẽ buồn theo. Em có xu hướng đồng cảm với những điều bất
hạnh của người khác.Từ những biểu hiện trên, em cho rằng bản thân là người có xu hướng
hướng nội và dễ xúc động, vậy nên em xếp bản thân vào nhóm thần kinh ưu tư (melancholic).
Câu 2: Quyền lực của cha mẹ? Quyền lực của cha là gì, của mẹ là gì?
Trong mỗi gia đình, ba mẹ thường là những người nắm quyền kiểm soát, chi phối và là yếu tố
quyết định cho những khía cạnh khác của những thành viên còn lại. Gia đình em cũng không
ngoại lệ. Trong đó, em chia thành 3 loại quyền lực: quyền lực chung của cả ba mẹ, quyền lực
của ba và quyền lực của mẹ.
Đầu tiên là quyền lực chung của ba và mẹ. Theo em, thứ nhất là quyền quyết định việc giáo dục
của con cái. Ba mẹ có quyền quyết định con mình sẽ học ở đâu, giám sát quá trình học tập của
con, đồng thời có thể là người gia sư kèm con mình học bài hoặc cho con đi học thêm. Thứ hai là
quyền đặt ra những quy định chung của gia đình, ví dụ như khung giờ sinh hoạt, khi nào phải có
mặt ở nhà, khi con muốn làm gì, mua gì phải hỏi xin ý kiến bố mẹ,… Tiếp đến là quyền quản lý
con cái, nhất là đối với trẻ chưa thành niên. Ba mẹ có quyền giám sát, kiểm tra xem con mình có
chơi với những người bạn xấu hay không, có chơi bời lêu lổng ở ngoài trường hay không, có
trốn học hay nhiễm phải những tệ nạn xã hội hay không và ba mẹ có quyền điều hướng, bắt con
cái phải bỏ những thú vui xấu xa đó.
Tiếp đến là quyền lực của ba. Đối với em, ba thường có quyền quyết định trong những vấn đề
lớn của gia đình, ví như vấn đề tài chính, cách gia đình đối mặt với những khủng hoảng, Trong
gia đình em, ba em được coi như là trụ cột của gia đình. Khi gia đình em gặp phải những khó
khăn, mọi người thường muốn lắng nghe và làm theo quyết định của ba. Ba em cũng là người sẽ
quyết định những việc lớn trong gia đình.
Về phía quyền lực của mẹ, em cho rằng mẹ em có quyền trong nhiều khía cạnh của gia đình
hơn nhưng quyền lực của mẹ em sẽ không lớn bằng quyền của ba. Mẹ em là người quyết định
những vấn đề liên quan tới công nviệc chăm sóc gia đình như việc nấu ăn, việc nhà, việc chi
tiêu mua sắm,… Mẹ em vốn là nội trợ nên mẹ em đảm nhiệm vai trò khá quan trọng trong việc
nuôi dưỡng và giáo dục con cái trong việc học tập cũng như dạy cho em cách ứng xử, giao tiếp
với người khác.
lOMoARcPSD| 42619430
Câu 3: Nghiên cứu về các chuẩn mực trong gia đình. Đối với em thì chuẩn mực nào
cần tuân thủ, chuẩn mực nào thì em đồng ý?
“Gia đình là tế bào của xã hội”, là môi trường quan trọng để hình thành và nuôi dưỡng nên nhân
cách của một con người. Môi trường tốt sẽ tạo nên những công dân tốt và ngược lại, nếu con
người không có một môi trường phát triển lành mạnh, họ sẽ dần mất đi những giá trị tốt đẹp của
bản thân. Chính vì vậy, gia đình nào cũng phải có những chuẩn mực riêng để những thành viên
trong đó có thể phát triển lành mạnh, để gia đình đó có thể yên ấm, hạnh phúc.
Đầu tiên, đó là sự thủy chung. Trong quan hệ vợ chồng, tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận vừa
chuẩn mực đạo đức, vừa là yêu cầu và là nguyên tắc cơ bản. Các cặp vợ chồng cũng luôn chú
trọng đến sự thủy chung, coi đây là chuẩn mực, tiêu chí hàng đầu trong quan hệ hôn nhân. Đồng
thời, sự hòa thuận vợ chồng, “thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn” cũng là một yếu tố
đặc biệt quan trọng để duy trì hạnh phúc gia đình.
Tiếp theo là sự yêu thương, gắn bó lẫn nhau. Cho dù sang hay hèn, giàu hay nghèo thì yếu tố
làm cho một gia đình hạnh phúc chính là tình cảm yêu thương đùm bọc nhau của các thành viên
trong gia đình. Tình thương sẽ làm cho con người trở nên giàu tình cảm, lạc quan, yêu đời, biết
quan tâm người khác, trở thành một con người với trái tim bao dung và lương thiện. Điều đó
cũng giúp cho một gia đình có thể trở nên hòa thuận và ngày càng phát triển đi lên.
Tiếp đó là cách ứng xử của cái vai vế trong gia đình. Đạo lý kính trên nhường dưới, ông bà cha
mẹ nhân từ, con cháu hiếu thảo đã luôn là nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam ta. Đó cũng là
cách ứng xử đúng đắn về mặt đạo đức. Sự yêu thương, đùm bọc dạy bảo của bề trên và sự hiếu
thảo của bề dưới sẽ góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc. Đó cũng là cách để kéo gần
khoảng cách thế hệ, học hỏi những điều hay từ những thế hệ khác nhau.
Các gia đình cũng phải đặt ra những chuẩn mực về trách nhiệm. Các thành viên đều phải tham
gia vào công việc chung của gia đình và cùng chịu trách nhiệm cho công việc đó. Như vậy thì
họ mới biết được tầm quan trọng của việc mà họ đang làm. Tinh thần trách nhiệm cũng được thể
hiện qua vai vế của các thành viên (ông, bà, cha, mẹ…).
Ngoài ra, các gia đình cần luôn đề cao ý thức cộng đồng. Nếu một gia đình chỉ sống nghĩ cho
mình, không màng đến những người khác thì những thành viên trong gia đình đó sẽ trở nên ích
kỉ. Mỗi gia đình cần gắn bó chặt chẽ với cộng đồng, làng xã, đó vừa là nét đẹp văn hóa, vừa
tạo nên một môi trường tốt để con người phát triển.
Còn rất nhiều chuẩn mực khác nhưng theo em thì những chuẩn mực này là nhất định gia đình
nào cũng cần phải có và bản thân em cũng hoàn toàn đồng ý với những chuẩn mực này. Mỗi
cá nhân nếu đã là thành viên trong một gia đình cần phải hiểu rõ đồng thời tuân thủ những
chuẩn mực này để có thể góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc, một môi trường phát triển
lành mạnh cũng như bản thân mình có thể trở thành một công dân tốt cho xã hội.
| 1/3

Preview text:

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Câu 1: Ba, mẹ và các thành viên trong gia đình thuộc nhóm thần kinh nào?
Trong mỗi gia đình, các thành viên (ba, mẹ, con cái,…) không phải luôn có những điểm chung
về tính cách, thói quen, cách ứng xử. Mỗi thành viên là một cá thể khác nhau, mang những đặc
điểm khác nhau, đôi khi trái ngược hoàn toàn nhau. Điều đó cũng tương tự với gia đình em.
Thông qua thang đo của Eysenck về các nhóm thần kinh, em đã áp dụng để nghiên cứu về
gia đình mình và biết được ba, mẹ và chị gái em thuộc những nhóm thần kinh nào.
Đầu tiên là ba của em. Trong cuộc sống, ba em là một người có tính cách khá lạc quan. Ba luôn
có cái nhìn tốt đẹp về thế giới, luôn mong muốn những điều may mắn sẽ đến với bản thân và gia
đình, đồng thời ba cũng luôn động viên, cổ vũ em khi em gặp khó khăn trong cuộc sống. Ba em
cũng rất cởi mở, phóng khoáng và được nhiều người tìm đến để kết giao. Trong cách đối nhân xử
thế của bản thân, ba em luôn là người dễ tính, có khả năng giao tiếp tốt và luôn tỏ ra vui vẻ với
đối phương. Vì vậy, ba em luôn dễ dàng hòa đồng với mọi đám đông và với những nhóm bạn
mới quen. Ba em cũng có khả năng kiểm soát cảm xúc khá tốt, rất ít khi tỏ ra giận dỗi hoặc khó
chịu với ai đó. Ngoài ra, ba em cũng có khi trở nên cực kì đáng tin cậy, nhất là những lúc gia
đình em đi vào thế khó, gặp những khó khăn, sự cố. Lúc đó ba em sẽ là người đứng ra để xử lý,
giải quyết vấn đề. Nhờ có ba em nên gia đình em đó giờ chưa bao giờ bị lệch quỹ đạo, bị mất
kiểm soát hay đi đến những khó khăn không thể giải quyết được. Từ những biểu hiện đó, em
nhận ra ba em đa phần là người có tính hướng ngoại và ổn định. Vì vậy, em kết luận rằng ba em
thuộc nhóm thần kinh hăng hái (sanguine).
Tiếp theo là mẹ của em. Mẹ em cũng có điểm chung với ba, đó là mẹ em cũng là một người có
suy nghĩ lạc quan. Mẹ em luôn làm việc với thái độ tích cực, nói với em những điều hay, dặn dò
em hãy suy nghĩ tích cực về thế giới xung quanh để những điều may mắn tốt đẹp sẽ tới. Mẹ em
không thường bị kích động hoặc mất kiểm soát mà luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh, không để
cảm xúc của bản thân chi phối lý trí cũng như cách hành xử của bản thân. Tuy nhiên mẹ em có
xu hướng giấu đi tâm trạng của mình đối với người ngoài, luôn thể hiện cảm xúc ở mức vừa phải
và đôi khi khá rụt rè. Mẹ em cũng là người biết nghĩ trước nghĩ sau, không hành động một cách
hấp tấp thiếu suy nghĩ, là người lo chu toàn mọi việc trong gia đình em. Tuy nhiên mẹ em đôi khi
cũng hay để bản thân ở thế bị động vì tính cách quá cẩn thận của mình. Thông qua những biểu
hiện đó, em kết luận rằng mẹ em là người hướng nội và ổn định, tức là thuộc nhóm thần kinh điềm tĩnh (phlegmatic).
Tiếp đến là chị gái em. Chị em là người khá năng động, tích cực trong những hoạt động của trường,
của địa phương và cũng là người khá hòa đồng, dễ kết bạn. Tuy nhiên, đôi khi chị em cũng rất cáu
gắt, bốc đồng và trở nên khá hung hăng, nhất là trong những cuộc cãi vã. Chị em là người nhạy cảm
và dễ xúc động, vậy nên chị em hay có xu hướng overthinking (suy nghĩ thái quá) và thường không
kiểm soát được bản thân trong những tình huống tranh cãi, có xích mích. Những hành động như
khiêu khích, nói những lời nói xúc phạm, mang tính chia rẽ thường làm chị em bị kích động và khó
chịu. Có lúc chị em sẽ đấu khẩu với người làm những hành động đó hoặc thậm chí sẽ động tay động
chân với họ, tuy nhiên đa phần chị em vẫn có thể kiềm chế được bản thân và không làm gì đi quá
giới hạn, nhưng chắc chắn vẫn thể hiện thái độ khó chịu, bất lOMoAR cPSD| 42619430
mãn của bản thân ra ngoài. Với những biểu hiện đó, em cho rằng chị em là người hướng ngoại
những dễ bị kích động. Vậy nên em xếp chị em vào nhóm thần kinh nóng nảy (choleric).
Cuối cùng là bản thân em. Em là người có suy nghĩ không mấy lạc quan. Em luôn muốn tin vào
một cuộc sống tốt đẹp, tin vào những điều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, em
lại là người hay bị những tác động bên ngoài ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và tâm trạng của bản
thân. Em hay lo lắng về những điều chưa xảy ra, sợ rằng những điều mình làm sẽ thất bại hoặc
làm cho người khác khó chịu. Em cũng dễ trở nên buồn rầu, suy nghĩ bi quan và có những hành
động thu mình lại, không muốn tiếp xúc và tâm sự với những người xung quanh. Em cũng không
thường chia sẻ với gia đình. Em thường bị lây nhiễm cảm xúc của người khác, khi thấy họ vui
em sẽ vui theo, còn lúc họ buồn em sẽ buồn theo. Em có xu hướng đồng cảm với những điều bất
hạnh của người khác.Từ những biểu hiện trên, em cho rằng bản thân là người có xu hướng
hướng nội và dễ xúc động, vậy nên em xếp bản thân vào nhóm thần kinh ưu tư (melancholic).
Câu 2: Quyền lực của cha mẹ? Quyền lực của cha là gì, của mẹ là gì?
Trong mỗi gia đình, ba mẹ thường là những người nắm quyền kiểm soát, chi phối và là yếu tố
quyết định cho những khía cạnh khác của những thành viên còn lại. Gia đình em cũng không
ngoại lệ. Trong đó, em chia thành 3 loại quyền lực: quyền lực chung của cả ba mẹ, quyền lực
của ba và quyền lực của mẹ.
Đầu tiên là quyền lực chung của ba và mẹ. Theo em, thứ nhất là quyền quyết định việc giáo dục
của con cái. Ba mẹ có quyền quyết định con mình sẽ học ở đâu, giám sát quá trình học tập của
con, đồng thời có thể là người gia sư kèm con mình học bài hoặc cho con đi học thêm. Thứ hai là
quyền đặt ra những quy định chung của gia đình, ví dụ như khung giờ sinh hoạt, khi nào phải có
mặt ở nhà, khi con muốn làm gì, mua gì phải hỏi xin ý kiến bố mẹ,… Tiếp đến là quyền quản lý
con cái, nhất là đối với trẻ chưa thành niên. Ba mẹ có quyền giám sát, kiểm tra xem con mình có
chơi với những người bạn xấu hay không, có chơi bời lêu lổng ở ngoài trường hay không, có
trốn học hay nhiễm phải những tệ nạn xã hội hay không và ba mẹ có quyền điều hướng, bắt con
cái phải bỏ những thú vui xấu xa đó.
Tiếp đến là quyền lực của ba. Đối với em, ba thường có quyền quyết định trong những vấn đề
lớn của gia đình, ví như vấn đề tài chính, cách gia đình đối mặt với những khủng hoảng, Trong
gia đình em, ba em được coi như là trụ cột của gia đình. Khi gia đình em gặp phải những khó
khăn, mọi người thường muốn lắng nghe và làm theo quyết định của ba. Ba em cũng là người sẽ
quyết định những việc lớn trong gia đình.
Về phía quyền lực của mẹ, em cho rằng mẹ em có quyền trong nhiều khía cạnh của gia đình
hơn nhưng quyền lực của mẹ em sẽ không lớn bằng quyền của ba. Mẹ em là người quyết định
những vấn đề liên quan tới công nviệc chăm sóc gia đình như việc nấu ăn, việc nhà, việc chi
tiêu mua sắm,… Mẹ em vốn là nội trợ nên mẹ em đảm nhiệm vai trò khá quan trọng trong việc
nuôi dưỡng và giáo dục con cái trong việc học tập cũng như dạy cho em cách ứng xử, giao tiếp với người khác. lOMoAR cPSD| 42619430
Câu 3: Nghiên cứu về các chuẩn mực trong gia đình. Đối với em thì chuẩn mực nào
cần tuân thủ, chuẩn mực nào thì em đồng ý?

“Gia đình là tế bào của xã hội”, là môi trường quan trọng để hình thành và nuôi dưỡng nên nhân
cách của một con người. Môi trường tốt sẽ tạo nên những công dân tốt và ngược lại, nếu con
người không có một môi trường phát triển lành mạnh, họ sẽ dần mất đi những giá trị tốt đẹp của
bản thân. Chính vì vậy, gia đình nào cũng phải có những chuẩn mực riêng để những thành viên
trong đó có thể phát triển lành mạnh, để gia đình đó có thể yên ấm, hạnh phúc.
Đầu tiên, đó là sự thủy chung. Trong quan hệ vợ chồng, tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận vừa là
chuẩn mực đạo đức, vừa là yêu cầu và là nguyên tắc cơ bản. Các cặp vợ chồng cũng luôn chú
trọng đến sự thủy chung, coi đây là chuẩn mực, tiêu chí hàng đầu trong quan hệ hôn nhân. Đồng
thời, sự hòa thuận vợ chồng, “thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn” cũng là một yếu tố
đặc biệt quan trọng để duy trì hạnh phúc gia đình.
Tiếp theo là sự yêu thương, gắn bó lẫn nhau. Cho dù sang hay hèn, giàu hay nghèo thì yếu tố
làm cho một gia đình hạnh phúc chính là tình cảm yêu thương đùm bọc nhau của các thành viên
trong gia đình. Tình thương sẽ làm cho con người trở nên giàu tình cảm, lạc quan, yêu đời, biết
quan tâm người khác, trở thành một con người với trái tim bao dung và lương thiện. Điều đó
cũng giúp cho một gia đình có thể trở nên hòa thuận và ngày càng phát triển đi lên.
Tiếp đó là cách ứng xử của cái vai vế trong gia đình. Đạo lý kính trên nhường dưới, ông bà cha
mẹ nhân từ, con cháu hiếu thảo đã luôn là nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam ta. Đó cũng là
cách ứng xử đúng đắn về mặt đạo đức. Sự yêu thương, đùm bọc dạy bảo của bề trên và sự hiếu
thảo của bề dưới sẽ góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc. Đó cũng là cách để kéo gần
khoảng cách thế hệ, học hỏi những điều hay từ những thế hệ khác nhau.
Các gia đình cũng phải đặt ra những chuẩn mực về trách nhiệm. Các thành viên đều phải tham
gia vào công việc chung của gia đình và cùng chịu trách nhiệm cho công việc đó. Như vậy thì
họ mới biết được tầm quan trọng của việc mà họ đang làm. Tinh thần trách nhiệm cũng được thể
hiện qua vai vế của các thành viên (ông, bà, cha, mẹ…).
Ngoài ra, các gia đình cần luôn đề cao ý thức cộng đồng. Nếu một gia đình chỉ sống nghĩ cho
mình, không màng đến những người khác thì những thành viên trong gia đình đó sẽ trở nên ích
kỉ. Mỗi gia đình cần gắn bó chặt chẽ với cộng đồng, làng xã, đó vừa là nét đẹp văn hóa, vừa
tạo nên một môi trường tốt để con người phát triển.
Còn rất nhiều chuẩn mực khác nhưng theo em thì những chuẩn mực này là nhất định gia đình
nào cũng cần phải có và bản thân em cũng hoàn toàn đồng ý với những chuẩn mực này. Mỗi
cá nhân nếu đã là thành viên trong một gia đình cần phải hiểu rõ đồng thời tuân thủ những
chuẩn mực này để có thể góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc, một môi trường phát triển
lành mạnh cũng như bản thân mình có thể trở thành một công dân tốt cho xã hội.