-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cảm nhận - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển
Bài tập cảm nhận - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCP) 24 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Bài tập cảm nhận - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển
Bài tập cảm nhận - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCP) 24 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Những việc đã làm được và chưa làm được trong việc áp dụng tư tưởng HCM vào
thực trạng đất nước hiện nay như:
Những việc đã làm được:
- Áp dụng bài học “lấy dân làm gốc”. Trong đại dịch covid vừa qua chính
phủ nước ta ngay từ đầu đã xác định chủ trương “tất cả là vì sức khỏe,
tính mạng của nhân dân”. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thực tế đã
chứng minh việc lấy dân làm gốc của chính phủ ta đã đem lại hiệu quả to
lớn. Thấy được từ hiệu quả chống dịch của nước ta. Dù chỉ là một nước
đang phát triển, nền kinh tế chỉ ở mực trung bình thấp, độ mở cao, trình
độ y khoa không phải hàng đầu thế giới nhưng khiến cả thế giới ngỡ
ngàng với số lượng ca nhiễm thấp, tỉ lệ khỏi bệnh cao tỉ lệ tử vong thấp.
Chính sự đoàn kết, trên dưới 1 lòng đã khiến cho đất nước Việt Nam dù
nhỏ bé nhưng đã chiến thắng đại dịch covid.
- Những quỹ từ thiện của chính phủ, của một tổ chức hay cá nhân ngoài kia
cũng là một minh chứng của sự đoàn kết trong nhân dân. Tinh thần yêu
thương dân tộc, “lá lành đùm lá rách”. Những cây ATM gạo, quỹ trái tim
cho em, quỹ mặt trận tổ quốc... được lập ra để kêu gọi đóng góp phần nào
đấy để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
- Phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện: Với nhiều chính sách
như xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mà bộ giáo dục đã ban hành thì đến
nay tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 16 đến 60 là 97,65%. Với thời
đại 4.0 như hiện nay việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hay phổ cập giáo
dục là một việc rất cần thiết để có thể phát triển nên kinh tế đất nước, hội
nhập quốc tế và hơn hết là không bỏ lỡ nhân tài của đất nước.
Những việc chưa làm được:
- Dù đạt được nhiều thành tựu trong nền giáo dục tuy nhiên nền giáo dục
của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như: Sự chênh lệch về điều kiện
giảng dạy giữa nông thôn và thành thị, các dân tộc thiểu số. Việ giáo dục
tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được quan tâm đúng cách ở những vùng
nông thôn do còn hạn chế về mặt kinh tế, nhận thức từ những thế hệ đi trước.
- Việc thi cử còn nặng điểm số, “bệnh thành tích” dẫn đến nhiều vấn đề bất
cập như học sinh, sinh viên chỉ biết học và quên trang bị những kỹ năng
mềm xung quanh cuộc sống, việc mua đề mua điểm vẫn luôn là vấn nạn
khiến cho nhiều cuộc thi mất công bằng, thiếu sự minh bạch. Như vậy bài
học đạo đức và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh phải chăng chưa thực
sự được áp dụng triệt để đúng cách.
- Tình hình một bộ phận nhỏ những cán bộ, Đảng viên ăn hối lộ, tham
nhũng, lãng phí hay tiêu cực vẫn còn tồn tại nghiêm trọng trong bộ máy
đảng và nhà nước ta hiện nay.
- Nhiều thế lực thù địch vẫn đang sử dụng mạng internet để quấy nhiễu,
chống phá cách mạng gây nhiễu loạn lòng dân.