Bài tập cấu thành tội phạm môn Pháp luật đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1. (4 điểm) Anh/ chị hãy đọc tình huống sau đây và trả lời câu hỏi:Chí Phèo (sinh ngày 10/10/1990) tại làng Vũ Đại, là người nhận thức bình thường. ChíPhèo có mâu thuẫn với Lý Cường do tranh giành tình cảm của Thị Nở. Vào ngày20/10/2020, Chí Phèo gọi Lý Cường ra bờ sông hai mặt một lời, vì biết Lý Cường khôngbiết bơi nên lợi dụng lúc Lý Cường sơ hở Chí Phèo đã đẩy Lý Cường ra giữa sông sâu,sau khi thấy Lý Cường chết Chí bỏ về.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Pháp Luật Đại Cương (HUHA)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413 ĐỀ 3
Câu 1. (4 điểm) Anh/ chị hãy đọc tình huống sau đây và trả lời câu hỏi:
Chí Phèo (sinh ngày 10/10/1990) tại làng Vũ Đại, là người nhận thức bình thường. Chí
Phèo có mâu thuẫn với Lý Cường do tranh giành tình cảm của Thị Nở. Vào ngày
20/10/2020, Chí Phèo gọi Lý Cường ra bờ sông hai mặt một lời, vì biết Lý Cường không
biết bơi nên lợi dụng lúc Lý Cường sơ hở Chí Phèo đã đẩy Lý Cường ra giữa sông sâu, sau
khi thấy Lý Cường chết Chí bỏ về. Hỏi:
1.1 Hành vi của Chí Phèo bị coi là vi phạm pháp luật gì? Tại sao? (1 điểm)
- Hành vi của Chí Phèo bị coi là vi phạm hình sự vì Chí Phèo đã cố ý đẩy Lý Cườngxuống
sông sâu dẫn đến Lý Cường chết, đây là hành vi có ý định từ trước, lỗi cố ý trực tiếp do
người có nhận thức bình thường gây ra.
1.2 Hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật (nếu có)? (1 điểm) - Chủ thể: Chí Phèo
- Khách thể: tính mạng Lý Cường- Khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật: Chì phèo đẩy Lý Cường ra giữa sông sâu, để Lý Cường chết đuối.
+ Hậu quả: Lý Cường chết.
+ Mối quan hệ nhân quả: Do Chí Phèo đẩy Lý Cường ra giữa sông sâu khiến Lý Cường chết. + Các yếu tố khác:
• Thời gian: 20/10/2020 Địa điểm: bờ sông.
• Phương pháp gây án: Đẩy Lý Cường ra giữa sông sâu. - Chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp.
+ Động cơ gây án: Do mâu thuẫn tranh dành tình cảm của Thị Nở.
+ Mục đích: Khiến Lý Cường chết đuối.
1.3 Trong trường hợp Chí Phèo bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì các giai đoạn tố tụng
hình sự bao gồm những giai đoạn nào phân tích các giai đoạn tố tụng hình sự đó? (2 điểm) lOMoAR cPSD| 45740413
BÀI KIỂM TRA THƯỜNG KỲ MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
- Các giai đoạn tố tụng hình sự: + Giai đoạn 1: Khởi tố
Là giai đoạn cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định Chí Phèo có hay
không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai
đoạn này được bắt đầu khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về
tội phạm Chí Phèo và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. + Giai đoạn 2: Điều tra
Là giai đoạn các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp mà Luật TTHS
quy định để thu thập chững cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và Chí Phèo phạm tội , làm
cơ sở cho việc truy tố và xét xử. + Giai đoạn 3: Truy tố
Viện kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến
hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của
vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do Cơ quan điều
tra chuyển đến và trên cơ sở đó Viện kiểm sát ra quyết định. + Giai đoạn 4: Xét xử sơ thẩm
• Tòa sẽ xử lý việc phạm tội của Chí Phèo, cụ thể: “Theo Khoản 1 điều 123 Bộ
luật hình sự thì Chí Phèo phạm Tội giết người và theo tình tiết có thể sẽ bị phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”
• Sau khi có bản án sơ thẩm sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu không có
kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ có hiệu lực. + Giai đoạn 5:
• Trường hợp 1: Có kháng cáo hoặc kháng nghị → Xét xử phúc thẩm: Tòa án
cấp trên trực tiếp xét xử lại. Bản án quyết định phúc thẩm sẽ có hiệu lực Pháp luật ngay.
• Trường hợp 2: Không có kháng cáo hoặc kháng nghị hoặc sau khi đã “Xét xử
phúc thẩm” → Thi hành án hình sự: Các cơ quan thi hành án được Nhà nước trao
quyền để thực hiện bản án và quyết định, đảm bảo chính xác, kịp thời. Câu 2: (3
điểm) Anh/chị hãy lấy ví dụ về một quy phạm pháp luật và phân tích các bộ phận
cấu thành của quy phạm pháp luật đó? Nhóm 14 2 lOMoAR cPSD| 45740413
BÀI KIỂM TRA THƯỜNG KỲ MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Ví dụ về quy phạm pháp luật: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Có hai bộ phận gồm:
+ Giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
+ Chế tài: “Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”
Câu 3: (3 điểm) Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích.
3.1. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật đương nhiên trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
Đúng, bởi vì Cá nhân có thể là công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.
Với tư cách là công dân, cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật ở những mức đô khác nhau.
3.2 Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất
Sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 Hiến pháp 2013: “Hiến pháp là luật cơ
bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn
bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử
lý” Từ quy định trên có thể thấy Hiến pháp do Quốc hội ban hành là văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất; trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
3.3 Hợp đồng lao động bao gồm 2 loại: hợp đồng lao động có xác định thời hạn và
khôngxác định thời hạn.
Đúng bởi vì: Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì từ ngày 01/01/2021, hợp
đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây: (1)
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên
khôngxác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Nhóm 14 3 lOMoAR cPSD| 45740413
BÀI KIỂM TRA THƯỜNG KỲ MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (2)
Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định
thờihạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể
từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nhóm 14 4