-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chia quyền thừa kế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Sai. Chủ sở hữu có đủ quyền cả ba quyền chiếm hữu, định đoạt. Tuy nhiên, người nắm giữ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt chưa chắc là chủ sở hữu đối với tài sản. Bởi lẽ, người có quyền chiếm hữu, quyền định đoạt có thể do được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Dân Sự (LDS2) 98 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Bài tập chia quyền thừa kế | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Sai. Chủ sở hữu có đủ quyền cả ba quyền chiếm hữu, định đoạt. Tuy nhiên, người nắm giữ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt chưa chắc là chủ sở hữu đối với tài sản. Bởi lẽ, người có quyền chiếm hữu, quyền định đoạt có thể do được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự (LDS2) 98 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46892935 BÀI TẬP I.
50 câu nhận định
1. Người có quyền chiếm hữu và định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó
Sai. Chủ sở hữu có đủ quyền cả ba quyền chiếm hữu, định đoạt. Tuy nhiên, người
nắm giữ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt chưa chắc là chủ sở hữu đối với tài
sản. Bởi lẽ, người có quyền chiếm hữu, quyền định đoạt có thể do được chủ sở
hữu ủy quyền thực hiện.
2. Người say rượu là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế
Sai. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma tuý, nghiện các chất
kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết
định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người say rượu cũng
là người sử dụng chất kích thích nhưng chưa thỏa mãn điều kiện về hậu quả dẫn
đến phá tán tài sản, chưa có bản bản quyết định của Tòa án về việc tuyên bố
người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người say rượu này chưa chắc
là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 3.
Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Cha mẹ là người đại diện đương nhiên cho con chưa thành niên, chỉ khi cha mẹ chết
mới đặt ra vấn đề người giám hộ. 4.
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật
Đúng. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật, phạm vi đại
diện của mỗi người căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền, điều lệ
của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. 5.
Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự nên khi tham
gia vào các quan hệ dân sự, nhà nước có quyền uy tuyệt đối.
Sai. Với tư cách là một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, quyền và nghĩa vụ
dân sự của Nhà nước nhất định bình đẳng với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
khác, Nhà nước không thể lấy tư cách tối cao của mình mà xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. 6.
Theo BLDS 2015 thì ngoại tệ không được coi là tiền
Đúng. Vì ngoại tệ không được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng
quan trọng nhất của tiền va ngoại tệ cũng không được lưu hành rộng rãi như tiền Việt Nam. 7.
Mọi quyền tài sản đều có thể định giá được thành tiền và có thể được
chuyển giao trong giao lưu dân sự. lOMoAR cPSD| 46892935
Sai. Có một số quyền mặc dù có tính chất tài sản nhưng gắn liền với nhân thân nên
không thể được chuyển giao trong giao lưu dân sự như quyền cấp dưỡng, quyền nhận tiền hưu trí 8.
Các quan hệ có đối tượng là tài sản đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
Sai. Vì có những quan hệ có đối tượng là tài sản nhưng thuộc sự điều chỉnh của các
luật khác. Ví dụ: tài sản trong việc cướp tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật Hình sự 9.
Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự
chỉ có thể là cá nhân
Sai. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự cũng
có thể là pháp nhân ví dụ như quyền đối với hình ảnh của công ty, tổ chức
10. Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
Sai. Vì trường hợp người chưa thành niên từ 0-6 tuổi thì được xác định là chưa có
năng lực hành vi dân sự.
11. Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật qui định hoặc do các bên thỏa thuận.
Sai. Thời hiệu là thời hạn chỉ do pháp luật qui định. Các bên không được thỏa thuận.
12. Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Sai. Vì người đủ 18 tuổi, đã thành niên nếu bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì vẫn cần có người giám hộ, việc giám hộ không chấm dứt.
13. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.
Sai. Tùy vào loại đại diện mà pháp luật có quy định khác nhau. Đại diện theo ủy
quyền sẽ chấm dứt khi người đại diện chết. Tuy nhiên đối với đại diện theo pháp
luật, khi người đại diện chết thì cá nhân hoặc pháp nhân có thể đổi một người đại
diện khác, quan hệ đại diện không chấm dứt.
14. Quan hệ nhân thân là quan hệ pháp luật nên chỉ phát sinh khi có sự kiện nhất định
Sai. Quan hệ nhân thân là quan hệ pháp luật nhưng khác với các quan hệ pháp luật
khác, quan hệ nhân thân hình thành ngay khi pháp luật đã quy định về quyền nhân
thân mà không cần bất kì một sự kiện nào khác.
15. Pháp nhân không có quyền nhân thân
Sai. Pháp nhân cũng có quyền nhân thân gắn với tài sản như quyền đối với hình ảnh
của mình, quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật do mình sáng tạo
16. Nước là một loại tài sản lOMoAR cPSD| 46892935
Sai. Những vật mà con người không thể nắm giữ, chi phối, mua bán, trao đổi được
thì không phải là tài sản. Nếu nước được đem đóng chai và bán thì mới được xem
là tài sản, còn nước trong tự nhiên không được xem là tài sản
17. Trong quan hệ vật quyền, chủ thể quyền thực hiện quyền thông qua hành
vi của chủ thể nghĩa vụ
Sai. Quan hệ vật quyền liên quan đến một vật cố định, chủ thể quyền thỏa mãn yêu
cầu của mình thông qua chính hành vi của mình, không phụ thuộc vào hành vi của người khác.
18. Quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao
Sai. Các quyền nhân thân gắn với tài sản như quyền của cá nhân đối với hình ảnh,
quyền của cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật do mình sáng tạo, … có
thể chuyển giao cho chủ thể khác và chủ thể có quyền được chuyển giao sẽ hưởng
một lợi ích vật chất nhất định.
19. Nếu các bên tranh chấp là người ở các địa phương khác nhau mà mỗi địa
phương đều có tập quán về vấn đề đang tranh chấp trong khi tranh chấp
đó đang xảy ra ở một địa phương khác cũng có tập quán thì áp dụng tập
quán của một trong hai bên tranh chấp
Sai. Khi có tranh chấp, trước hết cần áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để giải
quyết. Trường hợp chưa có quy định pháp luật điều chỉnh thì áp dụng tập quán của
địa phương nơi xảy ra tranh chấp
20. Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định.
Sai. Vì ngoài pháp luật quy định, đại diện theo pháp luật còn được xác lập theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo điều lệ của pháp nhân
21. Giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện thì
luôn luôn không có giá trị pháp lý.
Sai. Trong trường hợp người được đại diện công nhận giao dịch hoặc đã biết mà
không phản đối trong một thời hạn hợp lý thì giao dịch vẫn làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ đối với người được đại diện
22. Trong quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ luôn
luôn được xác định cụ thể
Sai. Chủ thể quyền luôn được xác định nhưng chủ thể nghĩa vụ có thể được xác
định cụ thể hoặc không được xác định cụ thể, tùy từng loại quan hệ pháp luật
dân sự. Ví dụ, trong quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối, chủ thể quyền được xác
định, tất cả các chủ thể khác là chủ thể nghĩa vụ, nhưng trong quan hệ pháp luật
dân sự tương đối, với mỗi chủ thể quyền xác định là những chủ thể nghĩa vụ xác định
23. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. lOMoAR cPSD| 46892935
Sai. Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự khác nhau do tính chuyên biệt theo
ngành nghề, mục đích được xác định trong quyết định thành lập, theo điều lệ
hoặc đăng kí,… Pháp nhân có chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ khác nhau thì
năng lực pháp luật cũng khác nhau.
24. Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự
phải có sự đồng ý của người giám hộ.
Sai. Người chưa thành niên có thể thực hiện các giao dịch nhỏ, phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt, học tập, hoặc người đủ 15 đến 18 tuổi có tài sản riêng, đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự mà không cần người đại diện.
25. Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được
giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Sai. Tài sản của người bị tuyên bố đã chết được giải quyết theo quy định về luật thừa
kế. Nhưng tài sản của người bị tuyên bố mất tích phải được quản lý theo quy định của pháp luật
26. Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều kiện do pháp luật quy định.
Đúng. Người đại diện là cá nhân, pháp nhân phải có đầy đủ năng lực chủ thể như pháp luật quy định.
27. Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì.
Sai. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có thể bị gián đoạn
khi có các sự kiện: sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời
hiệu; quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền,
nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định
có hiệu lực của Tòa án.
28. Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu
được tòa án chấp nhận.
Sai. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định, các bên không thể thỏa thuận kéo dài hay rút ngắn.
29. Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng
điều chỉnh của luật dân sự.
Sai. Có những quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh như quan hệ tặng cho, thừa
kế không phát sinh theo sự thỏa thuận lOMoAR cPSD| 46892935
30. Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tính đền bù tương đương.
Sai. Có những quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh như quan hệ tặng cho, thừa
kế không mang tính đền bù tương đương.
31. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không
xuất hiện đồng thời và mất đi đồng thời.
Sai. Trong trường hợp chủ thể là pháp nhân thì năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự xuất hiện đồng thời khi pháp nhân có quyết định thành lập và mất đi
đồng thời khi pháp nhân chấm dứt tồn tại.
32. Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu
lực mà vẩn không có tin tức gì thì cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết.
Sai. Cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà
vẩn không có tin tức gì thì chỉ khi có yêu cầu của người có quyền và nghĩa vụ
liên quan thì Tòa án mới ra tuyên bố đã chết
33. Tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức.
Sai. Có tài sản vừa sinh ra hoa lợi, vừa sinh ra lợi tức. Ví dụ: con trâu khi được cho
thuê để cày ruộng thì sinh lợi tức còn khi đẻ con thì con nghé chính là hoa lợi
34. Khi một người phát hiện ra tài sản một người đánh rơi, bỏ quên thì sẽ được
xác lập quyền sở hữu với toàn bộ tài sản đó khi đã hết thời hạn chiếm hữu
quản lí theo quy định.
Sai. Vì tùy từng trường hợp người phát hiện ra vật đánh rơi, bỏ quên là tài sản gì:
động sản hay bất động sản cũng như giá trị của tài sản. Nếu là bất động sản thì sẽ
thuộc về nhà nước, người phát hiện được hưởng một khoản tiền theo quy định pháp luật.
35. Vợ của người để lại di sản không được thừa kế theo di chúc thì sẽ được
hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.
Đúng. Theo điều 644 BLDS 2015, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc bao gồm vợ/ chồng, con chưa thành niên/ mất năng lực nhận thức và điều khiển hành vi.
36. Chiếm hữu không phải của chủ sở hữu là chiếm hữu bất hợp pháp
Sai. Chiếm hữu không phải của chủ sở hữu có thể là chiếm hữu bất hợp pháp
(chiếm hữu do hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản,…) hoặc là chiếm hữu hợp
pháp (chiếm hữu thông qua sự ủy quyền của chủ sở hữu, phát hiện và giữ tài sản vô chủ,…) lOMoAR cPSD| 46892935
37. Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Sai. Chiếm hữu ngay tình là tình trạng người có hành vi chiếm hữu có căn cứ để tin
rằng mình là người có quyền đối với tài sản. “Căn cứ” này phụ thuộc vào ý
chí của chủ thể chứ không dựa trên quy định của pháp luật. Do đó, chiếm hữu
ngay tình vẫn chỉ là một tình trạng chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
38. Pháp nhân có quyền được thừa kế theo di chúc của cá nhân
Đúng. Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, do vậy pháp nhân có
quyền được thừa kế theo di chúc của cá nhân. Pháp nhân được chỉ định thừa kế
theo di chúc của cá nhân và nhận di sản thừa kế là một căn cứ để xác lập quyền
sở hữu tài sản của pháp nhân.
39. Pháp nhân chỉ có năng lực pháp luật dân sự, không có năng lực hành vi dân sự
Sai. Năng lực chủ thể của pháp nhân cũng gồm hai yếu tố tạo thành là năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự đồng thời phát sinh vào thời điểm pháp
nhân được thành lập hoặc đăng ký
40. Người tham gia giao dịch dân sự phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Sai. Người tham gia giao dịch chỉ cần có năng lực hành vi dân sự, không nhất thiết
phải đầy đủ. Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi chưa có đầy đủ năng lực hành
vi dân sự nhưng vẫn có thể thực hiện các giao dịch nhỏ phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập.
41. Khi chủ sở hữu xác lập hợp đồng gửi, giữ tài sản để giao tài sản cho người
khác nắm giữ, quản lý thì việc chiếm hữu không bị gián đoạn
Đúng. Trường hợp này có thể việc chiếm hữu trực tiếp đối với tài sản do bên nhận
gửi, giữ thực hiện, nhưng chủ sở hữu vẫn có thể thực hiện quyền chiếm hữu về
mặt pháp lý đối với tài sản đó. Vì vậy, việc chuyển giao tài sản trong trường hợp
này không được coi là căn cứ để xác định việc chiếm hữu của chủ sở hữu là không liên tục.
42. Sở hữu chung hỗn hợp là một hình thức đặc biệt của sở hữu chung hợp nhất
Sai. Sở hữu chung hỗn hợp là một trường hợp đặc biệt của sở hữu chung theo phần
43. Cá nhân có quyền sở hữu tài sản ngay từ khi sinh ra
Đúng. Về bản chất, quyền sở hữu tài sản là một trong những nội dung của năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân. Do vậy, cá nhân có quyền sở hữu tài sản ngay từ
khi sinh ra mà không phụ thuộc vào độ tuổi hay khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của cá nhân đó lOMoAR cPSD| 46892935
44. A kết hôn với B, có hai người con trai là C và D đã thành niên. Tuy nhiên do
xích mích với vợ, A bỏ đi và sống chung như vợ chồng với chị K. Khi A chết,
chị K đã mang thai con của A được 5 tháng. Khi chia di sản của A, vì
đứa trẻ con của chị K và A chưa ra đời tại thời điểm mở thừa kế nên không
được chia di sản.
Sai. Vì đứa trẻ đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Do đó, nếu đứa trẻ
được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì sẽ được để lại một phần
di sản bằng với phần di sản mà những người thừa kế khác được nhận
45. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người
để lại di sản sẽ không được hưởng quyền thừa kế
Sai. Trong trường hợp người có di sản biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ
hưởng di sản theo di chúc thì những người bị kết án vẫn được hưởng quyền thừa kế
46. Lập di chúc là hoạt động xác lập giao dịch đơn phương (hành vi pháp lý đơn phương)
Đúng. Việc xác lập di chúc thể hiện ý chí của một bên là cá nhân lập di chúc nhằm
làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, một bên chủ thể là
người thừa kế chỉ có thể thể hiện ý chí của mình sau khi người lập di chúc chết
47. Giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản
Sai. Giao dịch dân sự còn có thể thể hiện bằng lời nói, hành vi như những giao dịch
diễn ra hằng ngày, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giá trị giao dịch không lớn,…
48. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực.
Sai. Hình thức có thể là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hoặc không, tùy
vào quy định của pháp luật. Ví dụ: A mua chiếc bút bi ở cửa hàng của B, trong
trường hợp này, hình thức của giao dịch dân sự không phải là điều kiện bắt buộc
để giao dịch có điều kiện
49. Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân
Sai. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối
với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Trách nhiệm dân sự của
pháp nhân được thực hiện trong phạm vi tài sản của chính pháp nhân.
50. Chủ thể của quyền sử dụng có thể không phải là chủ sở hữu
Đúng. Vì việc khai thác tài sản trong nhiều trường hợp đòi hỏi người sử dụng phải
có kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm. Ví dụ: A mua xe ô tô nhưng không có bằng lOMoAR cPSD| 46892935
lái, nên A cho B là người đã có bằng lái thuê xe, để B khai thác công dụng của
tài sản, và A được hưởng lợi tức. II.
Chia di sản thừa kế
Tình huống 1:
Năm 1990, Ông A kết hôn với bà B. Ông bà sinh được 2 người con gái là chị X
(1993) & chị Y (1998). Sau một thời gian chung sống, giữa ông A & bà B phát
sinh mâu thuẫn, năm 1999 ông A chung sống như vợ chồng với bà C. A & C sinh
được Anh T (2000) & chị Q (2002). Tháng 8/2015, X kết hôn với K, Anh chị sinh
được 2 con là M & N (2017-sinh đôi). Năm 2018, trên đường về quê chị X bị tai
nạn chết. Năm 2019, ông A mắc bệnh hiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết,
ông A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do
ông A để lại. không đồng ý với bản di chúc đó, bà B đã yêu cầu tòa án chia lại di
sản của chồng mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của ông A và bà B
là 500 triệu đồng. - Sơ đồ phả hệ: A + B X + K = M,N Y A + C = T, Q
- Tài sản chung của A và B là 500 triệu đồng Di sản của A là 250 triệu đồng
- A để lại di chúc cho T thừa hưởng toàn bộ di sản, di chúc không trái pháp luật và đạo đức
- Giả sử chia theo pháp luật:
- Chị X chết trước người để lại di sản nhưng có con nên con là M và N sẽ nhận
chung 1 suất thừa kế thế vị nếu chia theo pháp luật
- Hàng thừa kế thứ nhất: bà B (vợ), M=N (cháu), chị Y (con ruột), Anh T (con ruột), chị Q (con ruột)
- Một suất thừa kế: 250/5= 50 triệu
- Theo điều 644, B là vợ hợp pháp của ông A - là người hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc lOMoAR cPSD| 46892935
- B được thừa kế: 2/3 x 50= 33,33 triệu
- C sống chung với A như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn dẫn đến không
được pháp luật công nhận là vợ chồng, do đó, C sẽ không được hưởng thừa kế di sản
- Tuy nhiên, con chung là chị Q (2002) là con ruột của người chết, chưa thành niên,
chưa có khả năng lao động vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
- Q được thừa kế: 2/3 x 50 = 33,33 triệu - T thừa hưởng toàn bộ di sản còn lại
của ông A: 250 – 33,33 – 33,33 =183,33 triệu
Tình huống 2:
A và B là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Hiếu – 1982, THảo và Chi sinh đôi – 1984.
Do bất hòa, A và B đã ly thân, Hiểu ở với mẹ còn Thảo và Chi sống với bố. Hiếu là
đứa con hư hỏng, đi làm có thu nhập cao nhưng luôn ngược đãi, hành hạ mẹ để
đòi tiền ăn chơi, sau 1 lần gây thương tích nặng cho mẹ, hắn đã bị kết án. Năm
2007 Bà B mất, trước khi chết bà B có để lại di chúc là cho C là em gái 1 nửa số tài
sản của mình. Khối tài sản chung của A và B là 790 triệu
a. Chia thừa kế trong trường hợp này
b. Giả sử cô C khước từ nhận di sản thừa kế, di sản sẽ phân chia thế nào. - Sơ đồ phả hệ B A ½ di sản C (em gái) Hiếu THảo Chi a. -
Tài sản chung của A và B là 790 triệu Di sản của bà B là 790/2 = 395 triệu -
B có để lại di chúc chia ½ số tài sản của mình cho em gái là C, di chúc này
không trái pháp luật và đạo đức. Vậy nên, theo di chúc, C được thừa kế: 395/2= 197,5 triệu -
Còn lại 395 – 197,5 = 197,5 triệu được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ
nhất bao gồm A (chồng hợp pháp), Hiếu (con ruột), Thảo (con ruột), Chi (con ruột) lOMoAR cPSD| 46892935 -
Hiếu bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của B nên không được hưởng quyền thừa kế. -
Ông A, Thảo, Chi được thừa kế 197,5/3 = 65,83 triệu -
Tuy nhiên, ông A là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nên A
được thừa kế 2/3 x 395/3 = 87,78 triệu -
Phần thiếu được rút từ di sản của C: 87,78 – 65,83 = 21,94 triệu lOMoAR cPSD| 46892935 -
C còn lại 197,5 – 21,94 = 175,56 triệu
- Vậy trong trường hợp này C được thừa kế 175,56 triệu, A được thừa kế 87,78
triệu, Thảo, Chi được thừa kế 65,83 triệu b.
- Nếu C khước từ nhận di sản thừa kế thì toàn bộ di sản của B là 395 triệu sẽ
được chia theo pháp luật:
- Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm A (chồng hợp pháp), Hiếu (con ruột), Thảo
(con ruột), Chi (con ruột)
- Hiếu bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của B nên không
được hưởng quyền thừa kế.
- A, Thảo, Chi được thừa kế 395/3 = 131,66 triệu
- Vậy trong trường hợp này A, Thảo, Chi được thừa kế 131,66 triệu Tình huống 3:
Năm 1973 ông Sáu kết hôn với bà Lâm và có hai người con là Hoa (sinh năm
1975) và Hậu (Sinh năm 1977) đồng thời ông cũng tạo lập được một ngôi nhà
thuộc sở hữu chung hợp nhất giá trị 180 triệu. Năm 1982, vì muốn có con trai
nối dõi và có sự đồng ý của bà Lâm, ông Sáu sống như vợ chồng với bà Son và
có hai con trai là Tấn (sinh năm 1983) và Thanh (sinh năm 1985) và cùng sống tại nhà bà Son.
Năm 1991 bà Lâm bị bệnh nặng, vì Hoa là người chăm sóc chính nên bà đã lập
di chúc cho Hoa 2/3 di sản và hai năm sau thì bà Lâm chết. Năm 1997, Hoa kết
hôn với Khôi và có một người con là Bôn. Cùng năm đó ông Sáu và bà Son tiến
hành đăng ký kết hôn tại UBND phường. Năm 1998, Hoa bị tai nạn xe máy chết
đột ngột nên không để lại di chúc.
Ông Sáu lập di chúc cho Bôn là 2/3 di sản của ông. Năm 2000, ông Sáu chết,
chi phí mai táng hết 5 triệu. Tháng 1 năm 2001 các con của ông Sáu khởi kiện
đòi chia tài sản thừa kế của ông.
Qua điều tra, tòa án xác định được:
– Tài sản chung hợp nhất của ông Sáu và bà Son là 80 triệu được hình thành
trong thời kỳ hôn nhân của hai người. lOMoAR cPSD| 46892935
– Tài sản của ông Sáu có trước khi kết hôn không nhập nào tài sản chung với bà Son.
Yêu cầu hãy chia thừa kế trong trường hợp trên. - Sơ đồ phả hệ SÁU + LÂM SÁU + SON HOA HẬU TẤN THANH
• Chia di sản của bà Lâm -
Di sản của bà Lâm 180/2 = 90 triệu -
Theo di chúc, Hoa được thừa kế 2/3 di sản của bà Lâm: 2/3 x 90 = 60 triệu -
1/3 còn lại (30 triệu) chia theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm ông Sáu
(chồng), Hoa (con ruột), Hậu (con ruột). Mỗi người được thừa kế 30/3 = 10 triệu -
Tuy nhiên, ông Sáu và Hậu (16 tuổi) là người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc, do đó mỗi người được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật - 2/3 x 90/3 = 20 triệu -
Phần còn thiếu được lấy từ phần thừa kế của Hoa -
Vậy Hoa được thừa kế 50 triệu, ông Sáu, Hậu được thừa kế mỗi người 20 triệu Chia di sản của Hoa -
Di sản của Hoa là 50 triệu (Được thừa kế, trước hôn nhân là tài sản riêng) -
Hoa không để di chúc nên toàn bộ di sản được chia theo pháp luật -
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm Khôi (chồng), ông Sáu (cha ruột), Bôn (con ruột).
Mỗi người được thừa kế 50/3 = 16,66 triệu
• Chia di sản của ông Sáu lOMoAR cPSD| 46892935 - -
Di sản của ông Sáu: 180/2 + 80/2 + 20+ 16,66 – 5 = 161,66 triệu - Theo di
chúc, Bôn được thừa kế 2/3 x 161,66 = 107,77 triệu - 1/3 còn lại (53,89
triệu) chia theo pháp luật. -
Hoa chết trước người để lại di sản nên con của Hoa là Bôn sẽ thừa kế thế vị -
Hàng thừa kế thứ nhất gồm Son (vợ), Hậu (con ruột), Tấn (con ruột), Thanh
(con ruột), Bôn (cháu ruột)
Mỗi người được thừa kế 53,89/5= 10,78 triệu -
Mỗi suất thừa kế theo pháp luật là 161,66/5 =32,332 triệu -
Son (vợ), Tấn (17 tuổi), Thanh (15 tuổi) là người thừa kế không theo nội dung
di chúc, mỗi người được thừa kế 2/3 x 32,332 = 21,55 triệu -
Phần thiếu được rút từ phần thừa kế của Bôn -
21,55 x 3 – 10,78 x 3 = 32,324 triệu -
Vậy di sản Bôn được thừa kế còn (107,77 + 10,78) – 32,324 = 86,23 triệu -
Son = Tấn = Thanh = 21,55 triệu -
Hậu = 10,78 triệu Tình huống 4:
Ông A có một người con duy nhất là ông Đại, ông Đại có vợ là bà Tiên. Hai
người có với nhau được ba người con là anh Hảo, 34 tuổi, bị bệnh down; anh
Hiện 28 tuổi và anh Hạo 9 tuổi. Anh Hiện có vợ là chị Nga và có được một
người con gái 2 tuổi là Hiền. Ngày 24/01/2010 ông Đại lập di chúc chia cho anh
Hảo 1 tỷ 200 triệu đồng và cho anh Hiện 800 triệu đồng. Ngày 28.07.2010 anh
Hiện chết vì bị tai nạn giao thông. Một năm sau ngày anh Hiện chết thì ông Đại
cũng qua đời vì bệnh ung thư. Anh chị hãy phân chi di sản của ông Đại. Biết
rằng di sản ông đại để lại là 4 tỷ đồng tiền mặt và di chúc mà ông Đại lập đủ
điều kiện đối với người lập di chúc, đúng hình thức và hợp pháp. - Sơ đồ phả hệ A ĐẠI + TIÊN HẢO HẠO HIỆN + NGA HIỀN -
Di sản của ông đại là 4 tỷ lOMoAR cPSD| 46892935 -
Có di chúc, di chúc có hiệu lực một phần, phần di sản chia cho anh Hiện trong
di chúc vô hiệu do anh Hiện đã chết trước người để lại di sản -
Chia theo di chúc: Anh Hảo được thừa kế 1.200.000.000 đồng, phần di sản chia
cho anh Hiện được chia theo pháp luật -
Phần di sản được chia theo pháp luật: 4.000.000.000 – 1.200.000.000 = 3.800.000.000 đồng lOMoAR cPSD| 46892935 -
Vì Hiện đã chết nên con là Hiền sẽ thừa kế thế vị khi chia theo pháp luật -
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: A ( bố ruột), Tiên ( vợ), Hảo (con ruột), Hiền
(cháu ruột), Hạo (con ruột) -
Mỗi người được thừa kế: 3.800.000.000 / 5 = 760.000.000 đồng Tình huống 5:
Anh A và chị B kết hôn với nhau năm 1990, có con là C sinh năm 1994 và D
sinh năm 2008 và một người con nuôi là T sinh năm 2010. Anh C kết hôn với
chị X và có 2 con là Y và Z. Cùng thời điểm đó, anh A chung sống với chị K, cả
hai cũng có một con chung là N sinh năm 1998. Tháng 10/2017 Anh A lập di
chúc (hợp pháp) để lại toàn bộ tài sản của mình cho C, K và N. Tháng 2/2019,
anh A và C chết cùng lúc trong tai nạn. Tài sản chung của anh A và chị B là 1 tỷ
200 triệu, tài sản chung của Anh A và chị K là 1 tỷ 600 triệu. Tài sản chung của
C và X là 700 triệu. Chi phí mai táng cho anh A là 100 triệu và C là 50 triệu.
Anh, chị hãy chia thừa kế trong tình huống trên. - Sơ đồ phả hệ K sống chung A + B N C + X D T Y Z • Chia di sản của A -
Tài sản của anh A và chị K (1 tỷ 600 triệu) tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân
của anh A và chị B nên một nửa số tài sản của anh A trong khối tài sản chung
với chị K thuộc sở hữu của B -
Di sản của A: (1/2 tài sản chung của A và B + ¼ tài sản chung của A và K – chi phí mai táng) -
1.200/2 + 1.600/4 – 100= 900 triệu đồng lOMoAR cPSD| 46892935 - -
A có lập di chúc, để lại tài sản cho C, K, N. Mỗi người được hưởng
900.000.000/3 = 300.000.000 đồng.
Di chúc có hiệu lực một phần, do C chết cùng thời điểm với người để lại di sản
nên phần di chúc chia tài sản cho C vô hiệu, phần di sản này được chia theo pháp luật -
Con của C là Y và Z sẽ hưởng chung 1 suất thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật -
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: B (vợ hợp pháp), Y = Z (cháu ruột), D (con
ruột), T (con nuôi), N (con ruột) -
300.000.000/5 = 60.000.000 đồng -
Tuy nhiên, B (vợ hợp pháp), D (11 tuổi), T (9 tuổi) là người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc, mỗi người được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế theo
pháp luật: 2/3 x 900.000.000/5 = 120.000.000 đồng -
Phần còn thiếu được rút từ di sản thừa kế của những người được thừa kế theo di chúc -
K phải rút 300/ (300 + 360) x 180= 81,82 triệu -
N phải rút 360/ (300 + 360)
x 180 = 98,18 triệu - Vậy mỗi người được hưởng thừa kế là: - B = D = T = 120 triệu - Y = Z = 30 triệu -
K = 300– 81,82 = 218,18 triệu -
N = 300 – 98,18 = 201,82 triệu • Chia di sản của C -
Di sản của C: 700/2 - 50= 300 triệu -
C không để lại di chúc nên toàn bộ di sản của C được chia theo pháp luật -
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: X (vợ), Y (con ruột), Z (con ruột) -
Mỗi người được hưởng 300/3 = 100 triệu