Bài tập Chủ đề: “Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số” | Tài chính tiền tệ

Bài tập Chủ đề: “Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số” | Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
*****
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Chủ đề: “Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển
đổi số”
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thành Nam
Nhóm: 05
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN
1 Lương Thanh Dương 24A4023008
2 Phạm Minh Khanh 24A4021678
3 Nguyễn Minh Thùy 24A4022574
4 Lê Thị Ngọc Lan 24A4021684
5 Nguyễn Khánh Chi 24A4022791
6 Phạm Quỳnh Anh 24A4022779
7 Vương Thị Cẩm Ly 24A4021944
8 Nguyễn Thị Hòa 24A4021405
HÀ NỘI – 2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với cương vị là những sinh viên của lớp
K24KTDNB, chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn
Thành Nam, trong suốt quá trình học tập môn học Tài chính tiền tệ
thầy đã dẫn dắt, hướng dẫn tận tình về nội dung cũng như kiến thức
liên quan đến môn học để chúng em có thể nắm bắt và tìm hiểu một
cách toàn diện hơn về môn học. Với tâm huyết và nghề của thầy đã
mang lại cho nhóm em nói riêng và cả lớp nói chung rất nhiều kiến
thức bổ ích, và chắc chắn sẽ có ích cho công việc của chúng em sau
này. Những kiến thức mà thầy đã dạy trong suốt học kì qua, chúng
em xin được áp dụng trực tiếp vào bài tập lớn môn học để nhằm một
phần thể hiện mình đã học được những gì. Chúng em sẽ cố gắng
thực hiện thật tốt cho đề tài của mình, tuy nhiên cũng không thể
tránh khỏi những sai sót, rất mong được thầy góp ý, sửa chữa để
những bài sau này chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn thầy…! Xin kính chúc thầy
nhiều sức khỏe và thành công trong công việc!
Mục Lục
A. Lời mở đầu.........................................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................1
II. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................1
III.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................1
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
B. Phần nội dung....................................................................................................................2
I. Trung gian tài chính..............................................................................................................2
1. Khái niệm...........................................................................................................................2
2. Các loại hình của trung gian tài chính............................................................................2
II.Tổng quan về ngân hàng thương mại.................................................................................3
1. Khái niệm...........................................................................................................................3
2. Phân loại............................................................................................................................3
2.1. Dựa vào hình thức sở hữu (chia thành 5 loại)..............................................................3
2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh....................................................................................4
2.3 Dựa vào tính chất hoạt động.........................................................................................4
3. Đặc điểm............................................................................................................................4
3.1. Nghiệp vụ bên nguồn vốn............................................................................................5
3.2. Nghiệp vụ bên tài sản...................................................................................................6
4. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại..................................................................7
4.1. Khái niệm chuyển đổi số..............................................................................................7
4.2. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại................................................................9
III. Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số........................11
1. Tổng quan về đất nước Singapore.................................................................................11
2. Đánh giá quá trình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Singapore.......13
2.1. Vai trò/ Cơ hội...........................................................................................................13
2.2.Thách thức...................................................................................................................14
IV. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại
Việt Nam..................................................................................................................................16
1. Tình hình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay........16
1.1. Cơ hội.........................................................................................................................16
1.2. Thách thức..................................................................................................................17
2. Bài học rút ra cho Việt Nam..........................................................................................18
3. Kiến nghị giải pháp.........................................................................................................20
Tài liệu tham khảo:.................................................................................................................22
1
A. Lời mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Kinh tế toàn cầu đã và đang bị bóp nghẹt bởi đồng thời các tác động mạnh của
đại dịch COVID-19 sau hơn 3 năm chưa ổn định, của giá dầu tăng cao, của xung đột
chiến tranh giữa Nga - Ukraine. Trong năm 2022, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều
biến động phức tạp. Cùng với diễn biến phức tạp và tác động của đại dịch đến kinh tế
các nước, thị trường tiền tệ thế giới trong năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục có những
diễn biến khó lường.
Hiện nay với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã trở thành
cơ hội cho tất cả các ngành, nghề trong xã hội có điều kiện tận dụng và phát triển. Là
thời đại của công nghệ số, nhiều lĩnh vực đã bắt đầu quá trình chuyển đổi, tức thực
hiện quá trình thay đổi từ cách thức hoạt động truyền thống sang việc áp dụng các ứng
dụng của khoa học, công nghệ để vận hành và thực hiện các hoạt động của doanh
nghiệp một cách tự động nhưng vẫn đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực ngân hàng, sự
chuyển đổi này đã mang lại nhiều ý nghĩa cho khách hàng, doanh nghiệp và có tác
động tích cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi số trong hoạt động ngân
hàng tiếp tục đạt được tính hiệu quả tối ưu thì việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
để tăng cường hoàn thiện vấn đề này là điều cần thiết. Xuất phát từ đó, chúng em đã
lựa chọn đề tài: “ Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi
số”.
Trên cơ sở đó, so sánh và đối chiếu với quá trình chuyển đổi số của ngân hàng
Việt Nam, rút ra một số đánh giá, đề xuất, kiến nghị.
II. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn
chuyển đổi số
- Không gian: Singapore
III.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Nắm bắt tầm quan trọng của trung gian tài chính, nhất là đối với ngân hàng
thương mại.
- Những biến động của thị trường tiền tệ Singapore, nhất là trong giai đoạn
chuyển đổi số và đưa ra những giải pháp khi đối mặt với những khó khăn.
2
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đặc điểm của trung gian tài chính, cụ thể là ngân hàng thương mại
- Thực trạng các ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển
đổi số
- Chính sách và bài học kinh nghiệm phát triển ngân hàng thương mại ở Việt
Nam
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Các khái niệm, cơ sở pháp lý, phương thức giao dịch, lãi
suất,...của thị trường tiền tệ
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng
hợp lí thuyết và thực tế, phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm…
B. Phần nội dung
I. Trung gian tài chính
1. Khái niệm
Trung gian tài chính là những tổ chức đóng vai trò trung gian giữa hai bên trong
một giao dịch tài chính, thực hiện hoạt động huy động vốn nhàn rỗi của những cá nhân
muốn tiết kiệm, sinh lời và sau đó cung cấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu về vốn.
2. Các loại hình của trung gian tài chính
Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian, trung gian tài chính được
chia thành:
+ Các định chế nhận tiền gửi:
Các ngân hàng thương mại
Các tổ chức tiết kiệm
Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm
Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương
+ Các chế định tiết kiệm theo hợp đồng:
Các công ty bảo hiểm nhân thọ
Các công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản
Các quỹ hưu trí
+ Các chế định trung gian đầu tư:
Các loại quỹ đầu tư
3
Các quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ
Các công ty tài chính
II.Tổng quan về ngân hàng thương mại
1. Khái niệm
Giáo trình TTNH: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì
mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu, và
tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại và công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng tài sản Có của nó”.
Luật TCTD 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
nhằm mục tiêu lợi nhuận”
2. Phân loại
2.1. Dựa vào hình thức sở hữu (chia thành 5 loại)
Ngân hàng thương mại quốc doanh: được Thành lập từ 100% nguồn vốn nhà
nước. Đây hình thức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các
ngân hàng của nước ta; các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và
ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ
mà nhà nước giao cho.
Ví dụ: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần: được Thành lập từ việc góp vốn kinh doanh
của các cổ đông, doanh nghiệp. Trong đó mỗi nhân hay công ty chỉ được sở hữu
một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
dụ: Á Châu (ACB), Đông Á (DongA Bank), Phương Đông (OCB), Quân đội (MB
Bank)
Ngân hàng liên doanh: được Thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa
ngân hàng trong nước ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước
ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính Việt Nam dưới sự quản của pháp
luật Việt Nam.
dụ: NH Việt Nga (VRB), Indovina Bank Limited (IVB), Vinasiam Bank (VSB),
Vid Public Bank (VID)
4
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: được Thành lập dựa trên những quy định của
pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho
thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm.
dụ: Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ, Ngân hàng TNHH một thành viên
Standard Chartered
Ngân hàng chi nhánh nước ngoài: được Thành lập 100% vốn nước ngoài theo
luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam.
Ví dụ: Citibank, Bangkok Bank, Shinhan Bank, Deutsche Bank
2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh
Ngân hàng thương mại bán buôn: Những ngân ng này nhắm tới đối tượng
khách hàng những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít
khi giao dịch với khách hàng nhân. Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân
hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn.
Ngân hàng thương mại bán lẻ: Những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập
khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ. Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng
hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá
trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.
Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ: Những ngân hàng thực hiện
cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của những
ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng.
Ngoài ra còn dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát
triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác.
2.3 Dựa vào tính chất hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh: là Loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh
vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là Loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh
vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng
được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Đặc điểm
Là một định chế tài chính trung gian
Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ
5
Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh,
cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh toán, chuyển tiền,
bảo lãnh, ủy thác,…
Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương
mại có thể Tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ
của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung
ương
Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn
nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại
3.1. Nghiệp vụ bên nguồn vốn
- Vốn tiền gửi
+ Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào
Mục đích nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các
khoản thanh toán qua ngân hàng
+ Tiền gửi không kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khách hàng rút ra sau một thời gian nhất định,
từ một tháng đến vài năm
Mục đích chính là lấy lãi
+ Tiền tiết kiệm
Là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục
đích hưởng lãi
- Vốn đi vay
+ Phát hành các giấy tờ có giá
+ Được phát hàng theo hai hình thức
Phát hành theo mệnh giá
Phát hành dưới hình thức chiết khấu
+ Vay từ NHTW
Tất cả các NHTM được NHTW cho phép thành lập hoạt động đều
được hưởng quyền vay tiền tại NHTW
+ Các nguồn vốn vay khác
6
Vay các ngân hàng và các TGTC khác
Vay từ những công ty mẹ của ngân hàng
Phát hành hợp đồng mua lại
Vay nước ngoài
- Vốn chủ sở hữu
+ Vốn tự có
Bao gồm:
Vốn điều lệ
Các quỹ dự trữ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm bổ sung
vào vốn tự có
+ Vốn coi như tự có
Bao gồm:
Lợi nhuận chưa chia
Các quỹ chưa sử dụng
- Vốn khác
3.2. Nghiệp vụ bên tài sản
- Nghiệp vụ ngân quỹ
Là nghiệp vụ không tạo nên lợi nhuận nhưng đảm bảo khả năng thanh thanh
toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng
Tiền mặt tại quỹ: bao gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho
Tiền gửi ở ngân hàng khác: để đổi lấy các dịch vụ như: thanh toán giữa
các ngân hàng, giao dịch ngoại tệ, mua chứng khoán
Tiền gửi ở NHTW: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh
toán
- Nghiệp vụ cho vay
Là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất,
tiêu dùng trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng
Các hình thức phổ biến:
Chiết khấu thương phiếu
Cho vay ứng trước
Cho vay vượt chi
Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán
7
Cho vay thuê mua
Tín dụng bằng chữ ký
Tín dụng tiêu dùng
- Nghiệp vụ đầu tư
Đầu tư chứng khoán: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty
Góp vốn mua cổ phần
- Nghiệp vụ TSC khác
Là nghiệp vụ ngân hàng sử dụng vốn để hình thành nên vốn hiện vật của ngân
hàng như: tài sản cố định, đất đai, văn phòng,...
4. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại
4.1. Khái niệm chuyển đổi số
Chuyển đổi số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ
kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt
động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn
doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ
khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động
mới mẻ hoàn toàn.
Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn
tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác,
nguồn nhân lực, kênh phân phối,...
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không
gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
Ý nghĩa:
Cung cấp thông tin chi tiết từ dữ liệu
Chuyển đổi số giúp nhân sự trong doanh nghiệp quyền truy cập vào lượng
dữ liệu khổng lồ. Họthể theo dõi tất cả các loại chỉ số, như hiệu quả của quy trình,
tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng
nhiều chỉ số khác.
không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu của mình một cách trực
quan dễ dàng truy cập còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Điều
này cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng hơn.
8
Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Deborah Ancona, giáo sư quản tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
người sáng lập Trung tâm Lãnh đạo cho biết: “Sự thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật s
đang tăng tốc trong một thế giới các công ty ngàyng cạnh tranh về sđổi mới,
tốc độ và khả năng thích ứng.
Với tới 93% công ty đồng ý rằng công nghệ số là cần thiết để đạt được mục tiêu
chuyển đổi số của họ. ràng các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ phù hợp
để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của họ làm hài lòng khách hàng. Các công cụ
chuyển đổi số 4.0 được xây dựng để đáp ứng nhu cầu hiện đại của khách hàng các
công ty cần tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao trải nghiệm và đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng trong hiện tại và tương lai.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Theo Accenture công ty vấn quản chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược,
vấn, kỹ thuật số, công nghệ hoạt động của Ireland cho biết, 91% khách hàng
nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu gọi tên họ, biết lịch sử mua hàng và đưa
ra các đề xuất sản phẩm dựa trên sở thích của họ. Nói một cách ngắn gọn – khách hàng
yêu cầu nhân hóa nó không thể đạt được trên quy mô lớn nếu không sử dụng kỹ
thuật số.
Công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dữ liệu lịch
sử của khách hàng, bao gồm các tương tác, sở thích và mức độ tương tác của họ.
Hơn nữa, họ cung cấp các phương tiện để phân tích dữ liệu này nhanh chóng
nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi
của khách hàng
Tăng cường liên kết giữa các phòng ban
Chuyển đổi số (Digital Transformation) cho phép nhân sự giữa các bộ phận
trong toàn bộ công ty giao tiếp tốt thường xuyên hơn. Nhờ việc sử dụng các nền
tảng quản trị doanh nghiệp tự động, các phòng ban thể dễ dàng chia sẻ tất cả các
loại thông tin, tài liệu dễ dàng bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Nhờ đó giúp cải thiện khả
năng cộng tác.
Nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí
Nhìn chung, bằng việc ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp thể tự động
hóa các tác vụquy trình mà trước đây được thực hiện theo cách thủ công và rất tốn
9
thời gian, dụ: Thu thập dữ liệu khách hàng, quản tài chính, quản trị công việc,
nhân sự, lập báo cáo,…
Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất
của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.
Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm
2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều
vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số
quốc gia vào ngày 03/6/2020.
Vào năm 2017, Microsoft đã nghiên cứu tác động chuyển đổi số tại các khu vực
Châu Á Thái Bình Dương, tác động của nó mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021
đạt tới 60%. Có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng chuyển
đổi số.
Với các quốc gia khác nhau, mức độ chuyển đổi số công nghệ còn phụ thuộc rất
nhiều vào mô hình doanh nghiệp của tùy từng nước. Trong đó, Châu Âu được đánh giá
là khu vực có chuyển đổi số nhanh nhất, sau đó là Mỹ và các nước tại Châu Á.
4.2. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại
Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại hay chuyển đổi số Digibank là việc
tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho
phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách
hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của
khách hàng. Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy
trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng
và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số digibank, ngành ngân hàng
cũng gặp một số khó khăn.
Lợi ích:
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Sở dĩ hầu hết các ngân hàng hiện nay đều đang tham gia vào đường đua chuyển
đổi số là do những thay đổi của khách hàng trong phương thức sử dụng dịch vụ tài
chính. Họ chính là nhân tố cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng. Do vậy,
nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi ngân
hàng luôn hướng tới
Tự động hóa quy trình nhờ chuyển đổi số ngân hàng
10
So với việc tốn thời gian cho các quy trình xử lý hồ sơ khách hàng và tìm kiếm
thông tin, các ngân hàng đang mong chờ vào một phương pháp giúp họ tự động hóa
toàn bộ quy trình, để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và phục vụ khách hàng tốt
hơn
Phát triển sản phẩm dịch vụ mới
Theo một báo cáo của The Financial Brand, ba trong số những kỳ vọng của các
ngân hàng vào chuyển đổi số là nâng cao trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy việc phát
triển sản phẩm/dịch vụ mới và cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, 40% là
kỳ vọng phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.
Nâng cao tính bảo mật
Các dịch vụ thanh toán trên di động đang ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy
nhiên, việc thực hiện thanh toán qua Internet lại đang tạo cơ hội cho các hacker tấn
công vào tài khoản của khách hàng dễ dàng hơn. Theo Trưởng Dịch vụ tư vấn An ninh
mạng EY Việt Nam cho biết, khảo sát trên 100 ngân hàng số thì có 98 ngân hàng có lỗ
hổng an ninh. Do đó, làm sao để nâng cao tính bảo mật trong các dịch vụ ngân hàng là
vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Tại sao cần chuyển đổi số trong ngân hàng?
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
Chuyển đổi số trong ngân hàng cho phép các tổ chức tài chính biết người tiêu
dùng thực sự muốn gì. Từ đó họ thể tạo ra các dịch vụ tài chính nhân cung
cấp theo yêu cầu của khách hàng hơn là phỏng đoán. Những phát triển công nghệ sáng
tạo mới cho phép các ngân hàng tăng cường sự tham gia của khách hàng với các dịch
vụ cá nhân hóa. Người tiêu dùng ngày nay lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào cách họ
nhìn nhận về tổ chức. Nhận thức của họ được định hình và ảnh hưởng bởi các nền tảng
truyền thông xã hội, thông qua các trang web và quảng cáo. Nếu các ngân hàng có thể
thực hiện một số hoạt động tiếp thị trực tuyến tốt, sẽ giúp họ tạo dựng niềm tin
trong mắt mọi người.-> Tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn.
Luôn đổi mới, thích ứng với thị trường
Chuyển đổi s giúp các tổ chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ
những thay đổi của thị trường nhanh hơn. Chỉ khi một tổ chức thể tự nâng cấp,
mới thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thời đại mới. Các công nghệ kỹ thuật số
tinh vi đã thay đổi cách thức hoạt động ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của các
11
cổng thông tin mua sắm, kênh xã hội và ứng dụng di động tích hợp đã mở ra rất nhiều
cánh cửa cho các ngân hàng tiếp cận với khách hàng của họ. Các tổ chức ngân hàng
cần đón nhận thế giới kỹ thuật số mới này bằng cách hướng tới chuyển đổi số.
III. Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số
1. Tổng quan về đất nước Singapore
Khái quát chung về Singapore:
Singapore: tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và
đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã
Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có 1 đảo chính
hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore có khí hậu nóng ẩm quanh năm, dân
số ít chỉ hơn 5 triệu người (năm 2013) và một nền văn hóa đa sắc tộc. Đây chính là
neys đặc trưng làm nên một Singapore độc đáo thu hút khách du lịch mỗi năm.
Kinh tế
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên
ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh
tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không
phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong
nước.
Singapore sở hạ tầng một s ngành công nghiệp phát triển cao hàng
đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp
lọc dầu, chế biến lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore 12 khu vực công nghiệp
lớn, trong đó lớn nhất Khu công nghiệp Jurong. Singaporenước hàng đầu về sản
xuất đĩa máy tính điện tử hàng bán dẫn. Singapore còn trung tâm lọc dầu
vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn
bán dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi nước đi
đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế của Singapore một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát
triển cao được xếp hạng nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham
nhũng thấp thứ ba. Đây quốc gia nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước
nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP
bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua
tương đương (PPP). Singapore nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn
12
thứ 4 khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á 34 toàn cầu theo GDP
danh nghĩa.
Các doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
Singapore. Quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings nắm giữ phần lớn cổ phần của một
vài công ty lớn nhất quốc gia như Singapore Airlines, SingTel, ST Engineering
MediaCorp. Singapore là quốc gia có nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài lớn trên thế
giới quốc gia này đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn FDI đến từ các nhà
đầu tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ có môi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định.
Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hóa chất và dịch vụ,
cộng thêm với vị thế trung tâm quản tài sản của khu vực đã đem lại cho
Singapore nguồn thu đáng kể để phát triển kinh tế, cho phép quốc gia này nhập khẩu
tài nguyên thiên nhiên nguyên liệu thô không sẵn trên lãnh thổ. Hơn nữa, tình
trạng khan hiếm nguồn nước khiến nước trở thành tài nguyên quý giá của quốc gia.
Không chỉ khan hiếm nguồn nước, Singapore còn khan hiếm đất đai, vấn đề này
một phần đã được giải quyết bằng cách mở rộng vùng Pulau Semakau thông qua việc
lấp đất. Singaporecác chính sách giới hạn đất canh tác, chính sách này đồng nghĩa
với việc quốc gia này buộc phải dựa vào công nghệ nông nghiệp để sản xuất. Nguồn
nhân lực cũng một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng sức khỏe của nền kinh tế.
Singapore là quốc gia đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về Khoa học và công nghệ sinh
học của Mỹ vào năm 2014 nhờ có khu nghiên cứu Biopolis.
Singapore phụ thuộc nhiều vào ngành thương mại trung gian bằng cách mua
hàng hóa thô tinh chỉnh chúng để tái xuất khẩu, chẳng hạn như ngành công nghiệp
chế tạo chip bán dẫn trên nền wafer lọc dầu. Ngoài ra, Singapore còn một hải
cảng chiến lược giúp năng lực cạnh tranh hơn so với nhiều nước láng giềng
trong việc đóng vai trò như một trạm trung chuyển hàng hóa. Chỉ số toàn cầu hóa của
Singapore thuộc
2008 đến 2011. Cảng Singapore được coi hải cảng bận rộn thứ hai thế giới
xét về khối lượng hàng hóa.
Để duy trì vị thế quốc tế tiếp tục phát triển sự thịnh vượng của nền kinh tế
trong thế kỷ 21, Singapore đã thực hiện các biện pháp để thúc đẩy đổi mới, thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp đào tạo lại lực lượng lao động. Bộ Nhân lực Singapore
(MoM) chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc thiết lập, điều chỉnh, thực thi các quy
13
định về nhậplao động nước ngoài. Có khoảng 243.000 người lao động nước ngoài
(FDW) làm việc tại Singapore.
2. Đánh giá quá trình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại
Singapore
2.1. Vai trò/ Cơ hội
Để sở hạ tầng số phục vụ cho chuyển đổi ngân hàng số, quan Tiền tệ
Singapore (Monetary Authority of Singapore), Văn phòng Quốc gia thông minh
Chính phủ điện tử (Smart Nation and Digital Government Group) đã thành lập Sàn
giao dịch Dữ liệu tài chính Singapore (Singapore Financial Data Exchange) năm 2020.
Sàn giao dịch này là cơ sở hạ tầng số công cộng đầu tiên trên thế giới, cho phép người
dân Singapore tích hợp thông tin tài chính của họ nhằm những kế hoạch tài chính
hiệu quả hơn. Thông qua Sàn giao dịch, các nhân thể sử dụng SingPass
(Singapore Personal Access) để trích xuất những thông tin tài chính như các khoản
tiền gửi, thẻ tín dụng, các khoản vay và các khoản đầu tư từ các định chế tài chính trên
thị trường. Bên cạnh đó, các định chế tài chính cũng có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng thông qua Sàn giao dịch Dữ liệu tài chính này. Toàn bộ những thông
tin khi đi qua Sàn sẽ được mã hóa để đảm bảo an ninh dữ liệu cho các bên liên quan.
Cơ quan Tiền tệ Singapore cũng kết hợp với các ngân hàng lớn cho ra mắt nền
tảng số Hợp tác chia sẻ thông tin về các vụ việc rửa tiền tài trợ khủng bố
(Collaborative Sharing of Money Laundering/Terrorism Financing Information and
Cases - COSMIC). Nền tảng COSMIC hoạt động dưới sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ
Singapore nhằm cảnh báo những giao dịch tài chính vượt ngưỡng quy định, ngăn chặn
việc truy cập dữ liệu tài chính trái phép với mục tiêu chính là ngăn chặn rửa tiền và tài
trợ khủng bố.
Bên cạnh đó, quan Tiền tệ Singapore kết hợp với các Bộ để thí điểm bốn
nền tảng số phục vụ dữ liệu cho phát triển tài chính xanh, bao gồm:
(i) Greenprint Common Disclosure Portal, liên kết với Sàn giao dịch Singapore giúp
các nhà đầu tư quốc tế và các định chế tài chính sử dụng như là một cơ chế giám sát và
quản trị nội bộ về môi trường, xã hội và quản trị (Environment, Social and Governance
- ESG);
(ii) Greenprint Data Orchestrator, tổng hợp dữ liệu bền vững từ nhiều nguồn khác nhau
phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đầu tư và tài trợ của khách hàng;
14
(iii) Greenprint ESG Registry, cung cấp dữ liệu đã được kiểm định bởi các công ty
kiểm toán thứ ba giúp các định chế tài chính, doanh nghiệp quan quản truy
cập vào nguồn dữ liệu có mức độ tin cậy cao;
(iv) Greenprint Marketplace, liên kết với Sàn giao dịch Giao diện lập trình ứng dụng
(Application Programming Interface - API), kết nối những nhà cung cấp công nghệ
xanh Singapore với cộng đồng các nhà đầu tư, các định chế tài chính để thúc đẩy
hợp tác, cải tiến và đầu tư vào công nghệ xanh.
Cơ quan Tiền tệ Singapore còn có những chính sách tài trợ nhằm khuyến khích
chuyển đổi ngân hàng số, như: Chương trình Tài trợ tăng tốc số áp dụng cho các định
chế tài chính quy nhỏ các công ty tài chính công nghệ áp dụng giải pháp số
để tăng năng suất, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro, phục vụ khách hàng tốt
hơn; Chương trình tài trợ vốn tối đa 70% chi phí hoạt động cần thiết cho chuyển đổi số
của các chủ thể với để thời gian tối đa 02 năm. Ngoài ra, còn Chương trình “Tài
trợ giải pháp năng suất” nhằm hỗ trợ các định chế tài chính quy nhỏ áp dụng
những giải pháp hay trang thiết bị số để tăng năng suất, Chương trình tài trợ vốn tối đa
30% chi phí hoạt động cần thiết cho việc chuyển đổi số trong thời gian 03 năm.
Tại Singapore hai loại hình ngân hàng số Ngân hàng số toàn bộ (Digital
Full Bank) và Ngân hàng số bán buôn (Digital Wholesale Bank). Các ngân hàng số khi
thành lập cần trải qua những thử thách về hoạt động quan Tiền tệ Singapore
đưa ra như yêu cầu về vốn, quản trị rủi ro, xử sự cố... Sau một thời gian, quan
Tiền tệ Singapore sẽ thực hiện đánh giá và cho phép cung cấp đầy đủ các giao dịch của
một ngân hàng số theo quy định của tổ chức này.
2.2.Thách thức
Thách thức cho các ngân hàng kỹ thuật số là không hề nhỏ, bởi các ngân hàng
truyền thống, vốn đang chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường tại Singapore cũng không chịu
ngồi yên. Ông James Lloyd – người đứng đầu mảng thanh toán và công nghệ tài chính
khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại công ty tư vấn Ernst&Young, nhận định: “Xét
một cách tương đối, việc được cấp giấy phép mới là giai đoạn đơn giản.
Giờ đây mới là thách thức thực sự: “Xây dựng một doanh nghiệp bền vững và
khác biệt, trong một thị trường tương đối nhỏ, nhưng tính cạnh tranh lại rất cao, nơi
mà các ngân hàng truyền thống đang đầu tư vào kỹ thuật số và quan hệ đối tác nhiều
hơn bao giờ hết”.
15
Thực vậy, từ nhiều năm qua, ba ngân hàng lớn tại Singapore bao gồm DBS,
UOB và OCBC đã cam kết đưa số hóa trở thành một phần cốt lõi trong nỗ lực chuyển
đổi kinh doanh của họ và đang chi rất mạnh tay để thực hiện kế hoạch này.
DBS, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, đã chi 4,4 tỷ đô la Singapore (3,3 tỉ đô
la Mỹ) trong bốn năm qua cho công nghệ. Hồi tháng 9, ngân hàng này cho biết đang
khai thác trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để tăng cường các dịch vụ ảo của mình. DBS
hy vọng công nghệ dự đoán sẽ cho phép họ chủ động đưa ra các đề xuất cho khách
hàng về cách quản lý tiền hiệu quả hơn hoặc cắt giảm các khoản đầu tư.
Ngân hàng cũng hợp tác với Amazon Web Services để đào tạo các kỹ năng làm
việc với trí tuệ nhân tạo và học máy cho nhân viên và quản lý cấp cao. Ban lãnh đạo
DBS kỳ vọng số nhân sự được đào tạo sẽ lên đến 3.000 người vào cuối năm nay.
Những nỗ lực này đã cho thấy tác động đáng kể. DBS cho biết, trong giai đoạn
từ tháng 1 đến tháng 5, các giao dịch trên nền tảng kỹ thuật số bán lẻ của ngân hàng đã
tăng 220%, trong khi các giao dịch trên hệ thống quản lý tài sản tăng 198%.
Đối thủ của DBS là ngân hàng OCBC cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương tự.
Ngân hàng này cho biết 8/10 khách hàng của họ hiện có sử dụng các dịch vụ trên điện
thoại di động. Hơn 90% khối lượng giao dịch tài chính của OCBC tại Singapore đã
được thực hiện qua mạng, với số lượng giao dịch tăng 20% trong năm nay.
OCBC hiện chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tài sản trực tuyến, cho phép khách
hàng lập kế hoạch tài chính từ xa mà không cần đến chi nhánh ngân hàng. Ngân hàng
này chia sẻ với Nikkei rằng 12% tổng chi phí của họ được dành cho công nghệ, chưa
bao gồm chi phí lao động.
Dựa trên các báo cáo tài chính của OCBC, con số này có khả năng lên đến hơn
200 triệu đô la Singapore trong giai đoạn sáu tháng tính đến tháng 9-2020. Hồi tháng
6, OCBC đã thông báo kế hoạch tuyển dụng thêm 3.000 nhân viên. Ngoài việc thu hút
thêm chuyên gia công nghệ mới, OCBC cũng kết hợp với Đại học Bách khoa Ngee
Ann tổ chức các khóa học phân tích dữ liệu cho nhân viên của ngân hàng.
16
IV. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam
1. Tình hình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay
1.1. Cơ hội
Cơ cấu dân số vàng vừa trẻ vừa năng động
Theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc, tính đến ngày 24/3/2022, dân số Việt
Nam có hơn 98 triệu người, với độ tuổi trung bình là 33,3 tuổi. Đặc biệt, tính đến
tháng 3/2022, Việt Nam đã có 93,5 triệu thuê bao sử dụng Smartphone, uớc tính tỷ lệ
người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5% (Thông tấn xã Việt Nam,
2022). Đồng thời, theo số liệu thống kê của báo cáo thường niên “Digital 2021”, Việt
Nam có gần 70 triệu người dùng Internet, chiếm 70,3% trên tổng dân số. Đây chính là
điều kiện tốt để các NHTM Việt Nam tạo ra những đột phá trên thị trường tài chính -
tiền tệ thông qua chuyển đổi số.
Hệ thống các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực và đáng kể trong
quá trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số
Hầu hết, các NHTM đã ý thức được tầm quan trọng của chiến lược chuyển đổi
số, tích cực chủ động nghiên cứu và đầu tư vào công nghệ số để ứng dụng trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Theo thống kê của NHNN, đến tháng 9/2020, Việt Nam
có 95% NHTM đang xây dựng hoặc dự tính xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong
đó, 39% NHTM đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số để phát triển kinh doanh cũng
như công nghệ thông tin và 42% NHTM đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số.
Theo phát biểu của Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Diễn đàn Ngân
hàng bán lẻ Việt Nam 2020 cho biết, các NHTM đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới, phát triển các
loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và được người dùng đón nhận, đặc biệt là việc ứng
dụng CMCN 4.0 như: Công nghệ phi tiếp xúc, ứng dụng sinh trắc học trong nhận diện
khách hàng, tích hợp các dịch vụ khác nhau trong phần mềm ứng dụng trên điện thoại
thông minh, giao dịch từ xa, trợ lý ảo… Bên cạnh đó, các NHTM đã liên kết với các
công ty tài chính (Fintech) trong việc phát triển và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ nhằm
nâng cao trải nghiệm và gia tăng giá trị cho khách hàng.
Mức độ chuyển đổi số đồng đều
17
Nhìn chung, hầu hết các NHTM Việt Nam cũng đã cho ra mắt ứng dụng ngân
hàng số sử dụng trên Smartphone và máy tính như: VCB Digibank, VietinBank iPay,
BIDV SmartBanking, VPBank Online, eBank X của TPBank, Ebanking của
HDBank,...Sự bùng phát của đại dịch Covid-1919 đã tạo ra cú hích cho dịch vụ ngân
hàng số phát triển với tốc độ nhanh chóng, các giao dịch trực tiếp ít đi, nhưng khối
lượng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thì tăng mạnh. Cụ
thể, theo số liệu từ NHNN cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 41,4% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ
năm 2020. Hệ thống chuyển mạch bù trừ các giao dịch bán lẻ tăng 99% về số lượng và
tăng 139,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Giao dịch thanh toán trên thiết bị di
động ở Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm, với 90% về số lượng và 150% về giá
trị, nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch thực hiện trên kênh số (Cổng thông
tin điện tử Bộ Tài chính, 2021). Điều này cho thấy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã
và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
tài chính đổi mới sáng tạo đến khách hàng và chứng minh được tầm quan trọng của
chiến lược chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng.
1.2. Thách thức
Thứ nhất, câu chuyện về hành lang pháp lý, còn thiếu và không đồng bộ.
Khung pháp lý về chuyển đổi số còn chưa thật sự đồng bộ trong quá trình thực
hiện, thường đi sau sự phát triển của công nghệ. Ví dụ như Luật Giao dịch điện tử
chưa kịp sửa cho phù hợp với thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Luật Kế toán cũng
đã có những câu chuyện mắc cho số hóa ngành ngân hàng, đơn giản chỉ là dấu chấm
hay dấu phẩy và chữ ký số trong quá trình số hóa của ngành gặp nhiều khó khăn. Hay
câu chuyện chúng ta chia sẻ dữ liệu dân cư thế nào để các tổ chức tín dụng có thể dùng
eKYC xác thực khách hàng.
Thứ hai, chi phí vốn đầu tư cho công nghệ thông tin cao.
Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cần một ngân sách dồi dào
và được tài trợ trong một thời gian dài. Do khả năng ứng dụng được nhiều công nghệ
mới nên vòng đời đầu tư phần cứng và phần mềm của ngân hàng thường ngắn hơn các
ngành công nghiệp khác. Vì vậy chuyển đổi số ngân hàng đòi hỏi việc nâng cấp và cập
nhật liên tục dẫn đến chi phí đầu tư và vận hành công nghệ rất lớn. Theo khảo gần đây,
18
những ngân hàng bỏ ra 3% chi phí thì có dưới 50%, còn lại khoảng 13% các ngân
hàng đầu tư khoảng trên 13% chi phí cho IT – đây là một điều không hề đơn giản.
Thứ ba, quá trình vận hành còn gặp nhiều khó khăn.
Các phòng ban khác nhau với mục tiêu riêng có thể sẽ sử dụng những hệ thống
và ứng dụng khác nhau. Điều này có thể dẫn đến việc không nhất quán, kéo dài thời
gian triển khai, giảm hiệu quả thực hiện và mở rộng chiến lược chuyển đổi số.
Thứ tư, vấn đề về kế thừa và cải thiện các ứng dụng cũ.
Nhiều hệ thống ngân hàng lớn được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình COBOL,
đã có hơn 60 năm. Các hệ thống kế thừa này không được thiết kế cho môi trường kỹ
thuật số được kết nối ngày nay, khiến việc tích hợp và áp dụng công nghệ gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi dữ liệu sang môi trường mới đặt ra nhiều
thách thức đối với các ngân hàng.
Thứ năm, cần nhiều thời gian để đào tạo nhân sự.
Nhân sự trong môi trường ngân hàng Việt Nam hiện nay vô cùng đa dạng về
thế hệ, trình độ và kỹ năng công nghệ thông tin. Trong môi trường số mà những người
không hiểu về số, không hiểu về công nghệ thông tin, về bảo mật an toàn sẽ dễ dàng
xảy ra sai phạm. Nếu không được đào tạo lại cũng rất nguy hiểm. Thời gian và kinh
phí để phục vụ cho việc đào tạo nhân sự là rất lớn.
Thứ sáu, rủi ro trong bảo mật thông tin.
Cùng với sự phát triển đa dạng của các kênh, hình thức tương tác với khách
hàng và hệ sinh thái công nghệ ngân hàng, tính bảo mật của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin và dữ liệu là một trong những thách thức lớn nhất khi thực hiện chuyển đổi
số. Các ngân hàng luôn bị các loại tội phạm tấn công, như tấn công vào tài khoản, ăn
trộm mật khẩu… dẫn đến rủi ro thất thoát về thông tin và tài sản.
Ngoài ra, mặt bằng nhận thức chung của đại bộ phận khách hàng về chuyển đổi
số, cũng như sử dụng sản phẩm số vẫn chưa theo kịp với công nghệ phát triển ngày
nay. Chính vì thế mà nhiều người chủ quan, dẫn đến cho mượn tài khoản, thậm chí cho
cả người thân, con cái mật khẩu, mã số giao dịch, dẫn đến mất trộm tiền.
2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, để có thể thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số trong ngành
Ngân hàng, các NHTM rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư của cơ quan quản lý nhà
nước, đặc biệt là Chính phủ và NHNN. Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần
19
nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành và
phát triển chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Hành lang pháp lý phải đảm
bảo cho cả một hệ sinh thái (Cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - khách hàng - bên
thứ ba có liên quan). Trong đó, bên thứ ba có liên quan đặc biệt là các công ty Fintech;
Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Chính phủ Mỹ, Singapore và
Trung Quốc trong việc hợp tác và xây dựng môi trường hoạt động vừa an toàn, vừa
hiệu quả cho các công ty Fintech, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa Fintech
với các NHTM Việt Nam.
Thứ hai, các NHTM cần tích cực thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tích
hợp đa kênh, đổi mới công nghệ tài chính, hướng đến xây dựng hệ sinh thái toàn diện
cho ngân hàng. Dựa theo kinh nghiệm của các ngân hàng tại Mỹ, Australia cũng như
khu vực Đông Nam Á thì một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh thành công chuyển
đổi số đó là sự chuyển đổi các kênh của ngân hàng truyền thống, tăng cường hợp tác
với các công ty Fintech, nhằm áp dụng mô hình kinh doanh hiện đại, rút ngắn các quy
trình tác nghiệp, tinh gọn nhân sự. Qua đó, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng
tiện ích trong hoạt động ngân hàng và hướng đến sự đổi mới trong trải nghiệm của
khách hàng.
Thứ ba, phần lớn các ngân hàng thành công trong chiến lược chuyển đổi số đều
sớm nghiên cứu và tích cực ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động
kinh doanh ngân hàng như AI, Big Data, Cloud Computing, IoT… Mỹ là quốc gia
sớm tiếp cận và mạnh dạn thúc đẩy phát triển AI trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngân
hàng. Mặc dù các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ đã đạt được những thành công đáng kể
khi ứng dụng công nghệ 4.0, nhưng việc gia tăng đầu tư và nghiên cứu ứng dụng công
nghệ cho hoạt động kinh doanh vẫn được các ngân hàng hết sức quan tâm và chú trọng
thực hiện.
Thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến
lược chuyển đổi số ngành Ngân hàng đó là khách hàng. Bởi lẽ, các sản phẩm và dịch
vụ được ngân hàng triển khai trên các kênh số phải được khách hàng tương tác tích
cực thì hoạt động chuyển đổi số mới trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, các dịch vụ tài chính
- ngân hàng sẽ trở nên phức tạp hơn khi các giao dịch được thực hiện trên kênh số, do
đó, khách hàng rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng, bằng việc cho lời khuyên, cố vấn và
lập kế hoạch. Hầu hết, các ngân hàng đạt được những thành công trong hoạt động
20
chuyển đổi số ở các nước Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc đều đặc biệt quan
tâm đến hành vi và nhu cầu của khách hàng, nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, đem
đến cho khách hàng những trải nghiệm hiện đại khi sử dụng dịch vụ tài chính, đồng
thời gia tăng lòng tin của khách hàng khi thực hiện các giao dịch tài chính số với ngân
hàng.
3. Kiến nghị giải pháp
Một số giải pháp và ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình
chuyển đổi số lĩnh vực tài chính ngân hàng:
Giải pháp 1: Ứng dụng các giải pháp thanh toán điện tử
Các giải pháp thanh toán điện tử như cổng thanh toán điện tử, thẻ điện tử hoặc
ví điện tử ngày càng quen thuộc và phổ biến hơn với người tiêu dùng. Thay vì thực
hiện các giao dịch với quy tình phức tạp, tốn thời gian của ngân hàng truyền thống thì
các công ty Fintech sẽ thực hiện các nghiệp vụ đó tập trung, đơn giản hơn. Điều này
mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng với tính bảo mật cao và giúp giảm thiểu chi phí vận
hành của ngân hàng.
Giải pháp 2: Vay ngang hàng peer-to-peer (P2P Lending)
Vay ngang hàng P2P là một mô hình kinh doanh được thiết kế và xây dựng trên
nền tảng công nghệ số. P2P giúp kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà
đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với
các đối tượng gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục chứng minh tài chính. Chi phí
cung cấp dịch vụ của mô hình này thấp hơn rất nhiều so với mô hình cho vay truyền
thống. Do đó, P2P có thể đề xuất những mức lãi suất cạnh tranh hơn đối với cả người
bán và người mua.
Giải pháp 3: Ứng dụng rộng rãi công nghệ Blockchain và đồng tiền kỹ thuật số
Trong ngành ngân hàng, công nghệ blockchain được biết đến rộng rãi nhất để
tạo ra các loại tiền điện tử. Các giao dịch tiền điện tử chỉ mất dưới 1 giây để thực hiện
toàn bộ các bước giao dịch. Từ đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch nhanh, rẻ hơn
và được đảm bảo bảo mật cao hơn các dịch vụ tài chính hiện tại. Ngoài ra, công nghệ
blockchain cũng có thể được ứng dụng ở các chu kỳ khác của việc thanh toán tự động
bao gồm:
Hợp đồng thông minh
Tăng cường chuỗi cung ứng
21
Xử lý khiếu nại
Giảm thiểu rủi ro sai sót do con người bằng việc giảm thiểu các tác vụ thừa, lặp
lại và thủ công
Giải pháp 4: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
AI cho phép xác định các bất thường trong giao dịch, giảm thiểu rủi ro gian lận
và các hành vi rửa tiền. Bằng việc phân tích dữ liệu về thị trường trong quá khứ, AI
giúp các tổ chức tài chính đưa ra quyết định nhanh chóng và thông minh hơn. Trong
việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, AI giúp nhà cung cấp dịch vụ phân tích tâm lý,
hành vi, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ví dụ tự động đề xuất sản phẩm dựa vào
thói quen tiêu dùng và trạng thái tài chính hiện tại của khách hàng.
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ sinh trắc học
Công nghệ sinh trắc học (nhận diện giọng nói, khuôn mặt, vân tay hoặc mống
mắt) làm giảm đáng kể khả năng giả mạo, tăng tính bảo mật và tăng tốc độ thực hiện
các giao dịch theo cấp số nhân. Công nghệ này đang được ứng dụng chủ yếu trong
việc xác nhận giao dịch, xác nhận các quy trình bảo lãnh tín dụng,… Hiện nay, ứng
dụng này đang ngày càng phổ biến và trở thành một trong những xu hướng nổi bật của
ngành ngân hàng.
Giải pháp 6: Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data)
Các ứng dụng của dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu giúp các tổ chức tài chính thu
thập tất cả các dữ liệu về khách hàng của họ trong thời gian dài và khai thác các thông
tin này một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích dữ liệu còn cho phép hiểu rõ và dự
đoán nhu cầu của từng khách hàng cá nhân, tổ chức.
Giải pháp 7: Phát triển các công nghệ bảo mật
Do sự phổ biến của internet nên vấn đề an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư
là một trong những vấn đề quan trọng trong thập kỷ tới bởi các hành vi tấn công, đột
nhập ngày càng tinh vi và đa dạng. Gần đây, một số cuộc tấn công mạng phạm vi rộng,
gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm gần đây như Equachus, WannaCry,
NotPetya,… Chúng cho thấy những lỗ hổng trong việc bảo mật của ngân hàng. Vì vậy,
việc phát triển, nâng cấp và ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến cần được ưu tiên
xem xét. Đây cũng là một trong những vấn đề sống còn của các tổ chức kinh doanh
dịch vụ tài chính.
22
Tài liệu tham khảo:
1. Thứ Ba, 06/07/2021, “Ngân hàng thương mại là gì? Quy định về ngân hàng thương
mại”, luatminhkhue.vn
https://luatminhkhue.vn/ngan-hang-thuong-mai-la-gi---quy-dinh-ve-ngan-hang-
thuong-mai.aspx#4-phan-loai-ngan-hang-thuong-mai
2. Chủ Nhật, 31/07/2022, “Chuyển đổi số”, vi.wikipedia.org
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s
%E1%BB%91
3. Thứ Sáu, 03/12/2021, “Chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức”,
tapchinganhang.gov.vn
https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-trong-ngan-hang-co-hoi-va-thach-
thuc.htm
4. Thứ Ba, 23/08/2022, “Ngân hàng kỹ thuật số tại Singapore và liên hệ Việt Nam”,
tapchinganhang.gov.vn
https://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-ky-thngan-hang-ky-thuat-so-tai-singapore-
va-lien-he-viet-namuat-so-tai-singapore-va-lien-h.htm
5. Thứ Ba, 29/11/2022, “Gian nan các doanh nghiệp SME Singapore chuyển đổi số”,
viettimes.vn
https://viettimes.vn/gian-nan-cac-doanh-nghiep-sme-singapore-chuyen-doi-so-
post148679.html
6. Chủ Nhật, 13/11/2022, “Singapore”, vi.wikipedia.org
https://vi.wikipedia.org/wiki/Singapore#:~:text=Singapore%20(ph%C3%A1t
%20%C3%A2m%3A%20%E2%80%9CXin,t%E1%BA%A1i%20khu%20v%E1%BB
%B1c%20%C4%90%C3%B4ng%20Nam
7. Thứ Ba, 29/11/2022, “Kinh nghiệm quản lý chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại một số
quốc gia châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, tapchinganhang.gov.vn
https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-nghiem-quan-ly-chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-
tai-mot-so-quoc-gia-chau-a-va-ham-y-chinh-sach-cho.htm
| 1/25

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG ***** BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Chủ đề: “Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số”
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thành Nam Nhóm: 05 STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN 1 Lương Thanh Dương 24A4023008 2 Phạm Minh Khanh 24A4021678 3 Nguyễn Minh Thùy 24A4022574 4 Lê Thị Ngọc Lan 24A4021684 5 Nguyễn Khánh Chi 24A4022791 6 Phạm Quỳnh Anh 24A4022779 7 Vương Thị Cẩm Ly 24A4021944 8 Nguyễn Thị Hòa 24A4021405 HÀ NỘI – 2022 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với cương vị là những sinh viên của lớp
K24KTDNB, chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn
Thành Nam, trong suốt quá trình học tập môn học Tài chính tiền tệ
thầy đã dẫn dắt, hướng dẫn tận tình về nội dung cũng như kiến thức
liên quan đến môn học để chúng em có thể nắm bắt và tìm hiểu một
cách toàn diện hơn về môn học. Với tâm huyết và nghề của thầy đã
mang lại cho nhóm em nói riêng và cả lớp nói chung rất nhiều kiến
thức bổ ích, và chắc chắn sẽ có ích cho công việc của chúng em sau
này. Những kiến thức mà thầy đã dạy trong suốt học kì qua, chúng
em xin được áp dụng trực tiếp vào bài tập lớn môn học để nhằm một
phần thể hiện mình đã học được những gì. Chúng em sẽ cố gắng
thực hiện thật tốt cho đề tài của mình, tuy nhiên cũng không thể
tránh khỏi những sai sót, rất mong được thầy góp ý, sửa chữa để
những bài sau này chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn thầy…! Xin kính chúc thầy
nhiều sức khỏe và thành công trong công việc! Mục Lục
A. Lời mở đầu.........................................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................1
II. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................1
III.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................1
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
B. Phần nội dung....................................................................................................................2
I. Trung gian tài chính..............................................................................................................2
1. Khái niệm...........................................................................................................................2
2. Các loại hình của trung gian tài chính............................................................................2
II.Tổng quan về ngân hàng thương mại.................................................................................3
1. Khái niệm...........................................................................................................................3
2. Phân loại............................................................................................................................3
2.1. Dựa vào hình thức sở hữu (chia thành 5 loại)..............................................................3
2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh....................................................................................4
2.3 Dựa vào tính chất hoạt động.........................................................................................4
3. Đặc điểm............................................................................................................................4
3.1. Nghiệp vụ bên nguồn vốn............................................................................................5
3.2. Nghiệp vụ bên tài sản...................................................................................................6
4. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại..................................................................7
4.1. Khái niệm chuyển đổi số..............................................................................................7
4.2. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại................................................................9
III. Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số........................11
1. Tổng quan về đất nước Singapore.................................................................................11
2. Đánh giá quá trình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Singapore.......13
2.1. Vai trò/ Cơ hội...........................................................................................................13
2.2.Thách thức...................................................................................................................14
IV. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại
Việt Nam
..................................................................................................................................16
1. Tình hình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay........16
1.1. Cơ hội.........................................................................................................................16
1.2. Thách thức..................................................................................................................17
2. Bài học rút ra cho Việt Nam..........................................................................................18
3. Kiến nghị giải pháp.........................................................................................................20
Tài liệu tham khảo:.................................................................................................................22 1 A. Lời mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Kinh tế toàn cầu đã và đang bị bóp nghẹt bởi đồng thời các tác động mạnh của
đại dịch COVID-19 sau hơn 3 năm chưa ổn định, của giá dầu tăng cao, của xung đột
chiến tranh giữa Nga - Ukraine. Trong năm 2022, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều
biến động phức tạp. Cùng với diễn biến phức tạp và tác động của đại dịch đến kinh tế
các nước, thị trường tiền tệ thế giới trong năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường.
Hiện nay với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã trở thành
cơ hội cho tất cả các ngành, nghề trong xã hội có điều kiện tận dụng và phát triển. Là
thời đại của công nghệ số, nhiều lĩnh vực đã bắt đầu quá trình chuyển đổi, tức thực
hiện quá trình thay đổi từ cách thức hoạt động truyền thống sang việc áp dụng các ứng
dụng của khoa học, công nghệ để vận hành và thực hiện các hoạt động của doanh
nghiệp một cách tự động nhưng vẫn đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực ngân hàng, sự
chuyển đổi này đã mang lại nhiều ý nghĩa cho khách hàng, doanh nghiệp và có tác
động tích cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi số trong hoạt động ngân
hàng tiếp tục đạt được tính hiệu quả tối ưu thì việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
để tăng cường hoàn thiện vấn đề này là điều cần thiết. Xuất phát từ đó, chúng em đã
lựa chọn đề tài: “ Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số”.
Trên cơ sở đó, so sánh và đối chiếu với quá trình chuyển đổi số của ngân hàng
Việt Nam, rút ra một số đánh giá, đề xuất, kiến nghị.
II. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số - Không gian: Singapore
III.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Nắm bắt tầm quan trọng của trung gian tài chính, nhất là đối với ngân hàng thương mại.
- Những biến động của thị trường tiền tệ Singapore, nhất là trong giai đoạn
chuyển đổi số và đưa ra những giải pháp khi đối mặt với những khó khăn. 2
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đặc điểm của trung gian tài chính, cụ thể là ngân hàng thương mại
- Thực trạng các ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số
- Chính sách và bài học kinh nghiệm phát triển ngân hàng thương mại ở Việt Nam
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Các khái niệm, cơ sở pháp lý, phương thức giao dịch, lãi
suất,...của thị trường tiền tệ
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng
hợp lí thuyết và thực tế, phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm… B. Phần nội dung
I. Trung gian tài chính 1. Khái niệm
Trung gian tài chính là những tổ chức đóng vai trò trung gian giữa hai bên trong
một giao dịch tài chính, thực hiện hoạt động huy động vốn nhàn rỗi của những cá nhân
muốn tiết kiệm, sinh lời và sau đó cung cấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu về vốn.
2. Các loại hình của trung gian tài chính
Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian, trung gian tài chính được chia thành:
+ Các định chế nhận tiền gửi: 
Các ngân hàng thương mại  Các tổ chức tiết kiệm 
Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm 
Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương
+ Các chế định tiết kiệm theo hợp đồng: 
Các công ty bảo hiểm nhân thọ 
Các công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản  Các quỹ hưu trí
+ Các chế định trung gian đầu tư:  Các loại quỹ đầu tư 3 
Các quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ  Các công ty tài chính
II.Tổng quan về ngân hàng thương mại 1. Khái niệm
Giáo trình TTNH: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì
mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu, và
tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại và công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng tài sản Có của nó”.
Luật TCTD 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
nhằm mục tiêu lợi nhuận” 2. Phân loại
2.1. Dựa vào hình thức sở hữu (chia thành 5 loại)
Ngân hàng thương mại quốc doanh: được Thành lập từ 100% nguồn vốn nhà
nước. Đây là hình thức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các
ngân hàng của nước ta; các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và
ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho.
Ví dụ: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần: được Thành lập từ việc góp vốn kinh doanh
của các cổ đông, doanh nghiệp. Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu
một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ví dụ: Á Châu (ACB), Đông Á (DongA Bank), Phương Đông (OCB), Quân đội (MB Bank)
Ngân hàng liên doanh: được Thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa
ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước
ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
Ví dụ: NH Việt Nga (VRB), Indovina Bank Limited (IVB), Vinasiam Bank (VSB), Vid Public Bank (VID) 4
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: được Thành lập dựa trên những quy định của
pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho
thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm.
Ví dụ: Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ, Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered
Ngân hàng chi nhánh nước ngoài: được Thành lập 100% vốn nước ngoài theo
luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam.
Ví dụ: Citibank, Bangkok Bank, Shinhan Bank, Deutsche Bank
2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh
Ngân hàng thương mại bán buôn: Những ngân hàng này nhắm tới đối tượng
khách hàng là những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít
khi có giao dịch với khách hàng cá nhân. Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân
hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn.
Ngân hàng thương mại bán lẻ: Là Những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập
khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ. Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng
hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá
trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.
Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ: Những ngân hàng thực hiện
cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của những
ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng.
Ngoài ra còn có dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát
triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác.
2.3 Dựa vào tính chất hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh: là Loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh
vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là Loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh
vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng
được phép thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Đặc điểm
Là một định chế tài chính trung gian 
Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ 5 
Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh,
cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,… 
Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương
mại có thể Tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ
của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương 
Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn
nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại
3.1. Nghiệp vụ bên nguồn vốn - Vốn tiền gửi + Tiền gửi có kỳ hạn 
Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào 
Mục đích nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các
khoản thanh toán qua ngân hàng
+ Tiền gửi không kỳ hạn 
Là loại tiền gửi mà khách hàng rút ra sau một thời gian nhất định,
từ một tháng đến vài năm 
Mục đích chính là lấy lãi + Tiền tiết kiệm
 Là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi - Vốn đi vay
+ Phát hành các giấy tờ có giá
+ Được phát hàng theo hai hình thức  Phát hành theo mệnh giá 
Phát hành dưới hình thức chiết khấu + Vay từ NHTW
 Tất cả các NHTM được NHTW cho phép thành lập hoạt động đều
được hưởng quyền vay tiền tại NHTW + Các nguồn vốn vay khác 6 
Vay các ngân hàng và các TGTC khác 
Vay từ những công ty mẹ của ngân hàng 
Phát hành hợp đồng mua lại  Vay nước ngoài - Vốn chủ sở hữu + Vốn tự có Bao gồm:  Vốn điều lệ 
Các quỹ dự trữ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm bổ sung vào vốn tự có + Vốn coi như tự có Bao gồm:  Lợi nhuận chưa chia  Các quỹ chưa sử dụng - Vốn khác
3.2. Nghiệp vụ bên tài sản - Nghiệp vụ ngân quỹ
Là nghiệp vụ không tạo nên lợi nhuận nhưng đảm bảo khả năng thanh thanh
toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng 
Tiền mặt tại quỹ: bao gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho 
Tiền gửi ở ngân hàng khác: để đổi lấy các dịch vụ như: thanh toán giữa
các ngân hàng, giao dịch ngoại tệ, mua chứng khoán 
Tiền gửi ở NHTW: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán - Nghiệp vụ cho vay
Là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất,
tiêu dùng trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng
Các hình thức phổ biến: 
Chiết khấu thương phiếu  Cho vay ứng trước  Cho vay vượt chi 
Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán 7  Cho vay thuê mua  Tín dụng bằng chữ ký  Tín dụng tiêu dùng - Nghiệp vụ đầu tư 
Đầu tư chứng khoán: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty  Góp vốn mua cổ phần - Nghiệp vụ TSC khác
Là nghiệp vụ ngân hàng sử dụng vốn để hình thành nên vốn hiện vật của ngân
hàng như: tài sản cố định, đất đai, văn phòng,...
4. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại
4.1. Khái niệm chuyển đổi số
Chuyển đổi số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ
kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt
động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn
doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ
khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.
Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn
tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác,
nguồn nhân lực, kênh phân phối,...
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không
gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.  Ý nghĩa:
Cung cấp thông tin chi tiết từ dữ liệu
Chuyển đổi số giúp nhân sự trong doanh nghiệp có quyền truy cập vào lượng
dữ liệu khổng lồ. Họ có thể theo dõi tất cả các loại chỉ số, như hiệu quả của quy trình,
tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều chỉ số khác.
Nó không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu của mình một cách trực
quan và dễ dàng truy cập mà còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Điều
này cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng hơn. 8 
Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Deborah Ancona, giáo sư quản lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và
là người sáng lập Trung tâm Lãnh đạo cho biết: “Sự thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số
đang tăng tốc trong một thế giới mà các công ty ngày càng cạnh tranh về sự đổi mới,
tốc độ và khả năng thích ứng.
Với tới 93% công ty đồng ý rằng công nghệ số là cần thiết để đạt được mục tiêu
chuyển đổi số của họ. Rõ ràng là các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ phù hợp
để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của họ và làm hài lòng khách hàng. Các công cụ
chuyển đổi số 4.0 được xây dựng để đáp ứng nhu cầu hiện đại của khách hàng và các
công ty cần tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao trải nghiệm và đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng trong hiện tại và tương lai.
 Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Theo Accenture – công ty tư vấn quản lý chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược,
tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ và hoạt động của Ireland cho biết, 91% khách hàng có
nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu gọi tên họ, biết lịch sử mua hàng và đưa
ra các đề xuất sản phẩm dựa trên sở thích của họ. Nói một cách ngắn gọn – khách hàng
yêu cầu cá nhân hóa và nó không thể đạt được trên quy mô lớn nếu không sử dụng kỹ thuật số.
Công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dữ liệu lịch
sử của khách hàng, bao gồm các tương tác, sở thích và mức độ tương tác của họ.
Hơn nữa, họ cung cấp các phương tiện để phân tích dữ liệu này nhanh chóng
nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng
 Tăng cường liên kết giữa các phòng ban
Chuyển đổi số (Digital Transformation) cho phép nhân sự giữa các bộ phận
trong toàn bộ công ty giao tiếp tốt và thường xuyên hơn. Nhờ việc sử dụng các nền
tảng quản trị doanh nghiệp tự động, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ tất cả các
loại thông tin, tài liệu dễ dàng bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Nhờ đó giúp cải thiện khả năng cộng tác.
 Nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí
Nhìn chung, bằng việc ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tự động
hóa các tác vụ và quy trình mà trước đây được thực hiện theo cách thủ công và rất tốn 9
thời gian, ví dụ: Thu thập dữ liệu khách hàng, quản lý tài chính, quản trị công việc,
nhân sự, lập báo cáo,…
Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất
của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.
Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm
2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều
vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số
quốc gia vào ngày 03/6/2020.
Vào năm 2017, Microsoft đã nghiên cứu tác động chuyển đổi số tại các khu vực
Châu Á Thái Bình Dương, tác động của nó mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021
đạt tới 60%. Có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng chuyển đổi số.
Với các quốc gia khác nhau, mức độ chuyển đổi số công nghệ còn phụ thuộc rất
nhiều vào mô hình doanh nghiệp của tùy từng nước. Trong đó, Châu Âu được đánh giá
là khu vực có chuyển đổi số nhanh nhất, sau đó là Mỹ và các nước tại Châu Á.
4.2. Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại
Chuyển đổi số trong ngân hàng thương mại hay chuyển đổi số Digibank là việc
tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho
phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách
hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của
khách hàng. Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy
trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng
và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số digibank, ngành ngân hàng
cũng gặp một số khó khăn.  Lợi ích:
 Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Sở dĩ hầu hết các ngân hàng hiện nay đều đang tham gia vào đường đua chuyển
đổi số là do những thay đổi của khách hàng trong phương thức sử dụng dịch vụ tài
chính. Họ chính là nhân tố cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng. Do vậy,
nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi ngân hàng luôn hướng tới 
Tự động hóa quy trình nhờ chuyển đổi số ngân hàng 10
So với việc tốn thời gian cho các quy trình xử lý hồ sơ khách hàng và tìm kiếm
thông tin, các ngân hàng đang mong chờ vào một phương pháp giúp họ tự động hóa
toàn bộ quy trình, để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn 
Phát triển sản phẩm dịch vụ mới
Theo một báo cáo của The Financial Brand, ba trong số những kỳ vọng của các
ngân hàng vào chuyển đổi số là nâng cao trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy việc phát
triển sản phẩm/dịch vụ mới và cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, 40% là
kỳ vọng phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.  Nâng cao tính bảo mật
Các dịch vụ thanh toán trên di động đang ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy
nhiên, việc thực hiện thanh toán qua Internet lại đang tạo cơ hội cho các hacker tấn
công vào tài khoản của khách hàng dễ dàng hơn. Theo Trưởng Dịch vụ tư vấn An ninh
mạng EY Việt Nam cho biết, khảo sát trên 100 ngân hàng số thì có 98 ngân hàng có lỗ
hổng an ninh. Do đó, làm sao để nâng cao tính bảo mật trong các dịch vụ ngân hàng là
vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Tại sao cần chuyển đổi số trong ngân hàng?
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
Chuyển đổi số trong ngân hàng cho phép các tổ chức tài chính biết người tiêu
dùng thực sự muốn gì. Từ đó họ có thể tạo ra các dịch vụ tài chính cá nhân và cung
cấp theo yêu cầu của khách hàng hơn là phỏng đoán. Những phát triển công nghệ sáng
tạo mới cho phép các ngân hàng tăng cường sự tham gia của khách hàng với các dịch
vụ cá nhân hóa. Người tiêu dùng ngày nay lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào cách họ
nhìn nhận về tổ chức. Nhận thức của họ được định hình và ảnh hưởng bởi các nền tảng
truyền thông xã hội, thông qua các trang web và quảng cáo. Nếu các ngân hàng có thể
thực hiện một số hoạt động tiếp thị trực tuyến tốt, nó sẽ giúp họ tạo dựng niềm tin
trong mắt mọi người.-> Tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn. 
Luôn đổi mới, thích ứng với thị trường
Chuyển đổi số giúp các tổ chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ và
những thay đổi của thị trường nhanh hơn. Chỉ khi một tổ chức có thể tự nâng cấp, nó
mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thời đại mới. Các công nghệ kỹ thuật số
tinh vi đã thay đổi cách thức hoạt động ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của các 11
cổng thông tin mua sắm, kênh xã hội và ứng dụng di động tích hợp đã mở ra rất nhiều
cánh cửa cho các ngân hàng tiếp cận với khách hàng của họ. Các tổ chức ngân hàng
cần đón nhận thế giới kỹ thuật số mới này bằng cách hướng tới chuyển đổi số.
III. Ngân hàng thương mại của Singapore trong giai đoạn chuyển đổi số
1. Tổng quan về đất nước Singapore
Khái quát chung về Singapore:
Singapore: tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và
đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã
Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có 1 đảo chính
hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore có khí hậu nóng ẩm quanh năm, dân
số ít chỉ hơn 5 triệu người (năm 2013) và một nền văn hóa đa sắc tộc. Đây chính là
neys đặc trưng làm nên một Singapore độc đáo thu hút khách du lịch mỗi năm.  Kinh tế
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên
ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh
tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không
phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng
đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp
lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp
lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản
xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và
vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn
bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi
đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát
triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham
nhũng thấp thứ ba. Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước
nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP
bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua
tương đương (PPP). Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn 12
thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa.
Các doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
Singapore. Quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings nắm giữ phần lớn cổ phần của một
vài công ty lớn nhất quốc gia như Singapore Airlines, SingTel, ST Engineering và
MediaCorp. Singapore là quốc gia có nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài lớn trên thế
giới và quốc gia này đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn FDI đến từ các nhà
đầu tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ có môi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định.
Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hóa chất và dịch vụ,
cộng thêm với vị thế là trung tâm quản lý tài sản của khu vực đã đem lại cho
Singapore nguồn thu đáng kể để phát triển kinh tế, cho phép quốc gia này nhập khẩu
tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô không có sẵn trên lãnh thổ. Hơn nữa, tình
trạng khan hiếm nguồn nước khiến nước trở thành tài nguyên quý giá của quốc gia.
Không chỉ khan hiếm nguồn nước, Singapore còn khan hiếm đất đai, vấn đề này
một phần đã được giải quyết bằng cách mở rộng vùng Pulau Semakau thông qua việc
lấp đất. Singapore có các chính sách giới hạn đất canh tác, chính sách này đồng nghĩa
với việc quốc gia này buộc phải dựa vào công nghệ nông nghiệp để sản xuất. Nguồn
nhân lực cũng là một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng sức khỏe của nền kinh tế.
Singapore là quốc gia đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về Khoa học và công nghệ sinh
học của Mỹ vào năm 2014 nhờ có khu nghiên cứu Biopolis.
Singapore phụ thuộc nhiều vào ngành thương mại trung gian bằng cách mua
hàng hóa thô và tinh chỉnh chúng để tái xuất khẩu, chẳng hạn như ngành công nghiệp
chế tạo chip bán dẫn trên nền wafer và lọc dầu. Ngoài ra, Singapore còn là một hải
cảng chiến lược giúp nó có năng lực cạnh tranh hơn so với nhiều nước láng giềng
trong việc đóng vai trò như một trạm trung chuyển hàng hóa. Chỉ số toàn cầu hóa của Singapore thuộc
2008 đến 2011. Cảng Singapore được coi là hải cảng bận rộn thứ hai thế giới
xét về khối lượng hàng hóa.
Để duy trì vị thế quốc tế và tiếp tục phát triển sự thịnh vượng của nền kinh tế
trong thế kỷ 21, Singapore đã thực hiện các biện pháp để thúc đẩy đổi mới, thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp và đào tạo lại lực lượng lao động. Bộ Nhân lực Singapore
(MoM) chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc thiết lập, điều chỉnh, và thực thi các quy 13
định về nhập cư lao động nước ngoài. Có khoảng 243.000 người lao động nước ngoài
(FDW) làm việc tại Singapore.
2. Đánh giá quá trình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Singapore 2.1. Vai trò/ Cơ hội
Để có cơ sở hạ tầng số phục vụ cho chuyển đổi ngân hàng số, Cơ quan Tiền tệ
Singapore (Monetary Authority of Singapore), Văn phòng Quốc gia thông minh và
Chính phủ điện tử (Smart Nation and Digital Government Group) đã thành lập Sàn
giao dịch Dữ liệu tài chính Singapore (Singapore Financial Data Exchange) năm 2020.
Sàn giao dịch này là cơ sở hạ tầng số công cộng đầu tiên trên thế giới, cho phép người
dân Singapore tích hợp thông tin tài chính của họ nhằm có những kế hoạch tài chính
hiệu quả hơn. Thông qua Sàn giao dịch, các cá nhân có thể sử dụng SingPass
(Singapore Personal Access) để trích xuất những thông tin tài chính như các khoản
tiền gửi, thẻ tín dụng, các khoản vay và các khoản đầu tư từ các định chế tài chính trên
thị trường. Bên cạnh đó, các định chế tài chính cũng có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng thông qua Sàn giao dịch Dữ liệu tài chính này. Toàn bộ những thông
tin khi đi qua Sàn sẽ được mã hóa để đảm bảo an ninh dữ liệu cho các bên liên quan.
Cơ quan Tiền tệ Singapore cũng kết hợp với các ngân hàng lớn cho ra mắt nền
tảng số Hợp tác chia sẻ thông tin về các vụ việc rửa tiền và tài trợ khủng bố
(Collaborative Sharing of Money Laundering/Terrorism Financing Information and
Cases - COSMIC). Nền tảng COSMIC hoạt động dưới sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ
Singapore nhằm cảnh báo những giao dịch tài chính vượt ngưỡng quy định, ngăn chặn
việc truy cập dữ liệu tài chính trái phép với mục tiêu chính là ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Bên cạnh đó, Cơ quan Tiền tệ Singapore kết hợp với các Bộ để thí điểm bốn
nền tảng số phục vụ dữ liệu cho phát triển tài chính xanh, bao gồm:
(i) Greenprint Common Disclosure Portal, liên kết với Sàn giao dịch Singapore giúp
các nhà đầu tư quốc tế và các định chế tài chính sử dụng như là một cơ chế giám sát và
quản trị nội bộ về môi trường, xã hội và quản trị (Environment, Social and Governance - ESG);
(ii) Greenprint Data Orchestrator, tổng hợp dữ liệu bền vững từ nhiều nguồn khác nhau
phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đầu tư và tài trợ của khách hàng; 14
(iii) Greenprint ESG Registry, cung cấp dữ liệu đã được kiểm định bởi các công ty
kiểm toán thứ ba giúp các định chế tài chính, doanh nghiệp và cơ quan quản lý truy
cập vào nguồn dữ liệu có mức độ tin cậy cao;
(iv) Greenprint Marketplace, liên kết với Sàn giao dịch Giao diện lập trình ứng dụng
(Application Programming Interface - API), kết nối những nhà cung cấp công nghệ
xanh ở Singapore với cộng đồng các nhà đầu tư, các định chế tài chính để thúc đẩy
hợp tác, cải tiến và đầu tư vào công nghệ xanh.
Cơ quan Tiền tệ Singapore còn có những chính sách tài trợ nhằm khuyến khích
chuyển đổi ngân hàng số, như: Chương trình Tài trợ tăng tốc số áp dụng cho các định
chế tài chính quy mô nhỏ và các công ty tài chính công nghệ có áp dụng giải pháp số
để tăng năng suất, tăng cường hoạt động và quản trị rủi ro, phục vụ khách hàng tốt
hơn; Chương trình tài trợ vốn tối đa 70% chi phí hoạt động cần thiết cho chuyển đổi số
của các chủ thể với để thời gian tối đa là 02 năm. Ngoài ra, còn có Chương trình “Tài
trợ giải pháp năng suất” nhằm hỗ trợ các định chế tài chính có quy mô nhỏ áp dụng
những giải pháp hay trang thiết bị số để tăng năng suất, Chương trình tài trợ vốn tối đa
30% chi phí hoạt động cần thiết cho việc chuyển đổi số trong thời gian 03 năm.
Tại Singapore có hai loại hình ngân hàng số là Ngân hàng số toàn bộ (Digital
Full Bank) và Ngân hàng số bán buôn (Digital Wholesale Bank). Các ngân hàng số khi
thành lập cần trải qua những thử thách về hoạt động mà Cơ quan Tiền tệ Singapore
đưa ra như yêu cầu về vốn, quản trị rủi ro, xử lý sự cố... Sau một thời gian, Cơ quan
Tiền tệ Singapore sẽ thực hiện đánh giá và cho phép cung cấp đầy đủ các giao dịch của
một ngân hàng số theo quy định của tổ chức này. 2.2.Thách thức
Thách thức cho các ngân hàng kỹ thuật số là không hề nhỏ, bởi các ngân hàng
truyền thống, vốn đang chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường tại Singapore cũng không chịu
ngồi yên. Ông James Lloyd – người đứng đầu mảng thanh toán và công nghệ tài chính
khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại công ty tư vấn Ernst&Young, nhận định: “Xét
một cách tương đối, việc được cấp giấy phép mới là giai đoạn đơn giản.
Giờ đây mới là thách thức thực sự: “Xây dựng một doanh nghiệp bền vững và
khác biệt, trong một thị trường tương đối nhỏ, nhưng tính cạnh tranh lại rất cao, nơi
mà các ngân hàng truyền thống đang đầu tư vào kỹ thuật số và quan hệ đối tác nhiều hơn bao giờ hết”. 15
Thực vậy, từ nhiều năm qua, ba ngân hàng lớn tại Singapore bao gồm DBS,
UOB và OCBC đã cam kết đưa số hóa trở thành một phần cốt lõi trong nỗ lực chuyển
đổi kinh doanh của họ và đang chi rất mạnh tay để thực hiện kế hoạch này.
DBS, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, đã chi 4,4 tỷ đô la Singapore (3,3 tỉ đô
la Mỹ) trong bốn năm qua cho công nghệ. Hồi tháng 9, ngân hàng này cho biết đang
khai thác trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để tăng cường các dịch vụ ảo của mình. DBS
hy vọng công nghệ dự đoán sẽ cho phép họ chủ động đưa ra các đề xuất cho khách
hàng về cách quản lý tiền hiệu quả hơn hoặc cắt giảm các khoản đầu tư.
Ngân hàng cũng hợp tác với Amazon Web Services để đào tạo các kỹ năng làm
việc với trí tuệ nhân tạo và học máy cho nhân viên và quản lý cấp cao. Ban lãnh đạo
DBS kỳ vọng số nhân sự được đào tạo sẽ lên đến 3.000 người vào cuối năm nay.
Những nỗ lực này đã cho thấy tác động đáng kể. DBS cho biết, trong giai đoạn
từ tháng 1 đến tháng 5, các giao dịch trên nền tảng kỹ thuật số bán lẻ của ngân hàng đã
tăng 220%, trong khi các giao dịch trên hệ thống quản lý tài sản tăng 198%.
Đối thủ của DBS là ngân hàng OCBC cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương tự.
Ngân hàng này cho biết 8/10 khách hàng của họ hiện có sử dụng các dịch vụ trên điện
thoại di động. Hơn 90% khối lượng giao dịch tài chính của OCBC tại Singapore đã
được thực hiện qua mạng, với số lượng giao dịch tăng 20% trong năm nay.
OCBC hiện chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tài sản trực tuyến, cho phép khách
hàng lập kế hoạch tài chính từ xa mà không cần đến chi nhánh ngân hàng. Ngân hàng
này chia sẻ với Nikkei rằng 12% tổng chi phí của họ được dành cho công nghệ, chưa
bao gồm chi phí lao động.
Dựa trên các báo cáo tài chính của OCBC, con số này có khả năng lên đến hơn
200 triệu đô la Singapore trong giai đoạn sáu tháng tính đến tháng 9-2020. Hồi tháng
6, OCBC đã thông báo kế hoạch tuyển dụng thêm 3.000 nhân viên. Ngoài việc thu hút
thêm chuyên gia công nghệ mới, OCBC cũng kết hợp với Đại học Bách khoa Ngee
Ann tổ chức các khóa học phân tích dữ liệu cho nhân viên của ngân hàng. 16
IV. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam
1. Tình hình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 1.1. Cơ hội
 Cơ cấu dân số vàng vừa trẻ vừa năng động
Theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc, tính đến ngày 24/3/2022, dân số Việt
Nam có hơn 98 triệu người, với độ tuổi trung bình là 33,3 tuổi. Đặc biệt, tính đến
tháng 3/2022, Việt Nam đã có 93,5 triệu thuê bao sử dụng Smartphone, uớc tính tỷ lệ
người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5% (Thông tấn xã Việt Nam,
2022). Đồng thời, theo số liệu thống kê của báo cáo thường niên “Digital 2021”, Việt
Nam có gần 70 triệu người dùng Internet, chiếm 70,3% trên tổng dân số. Đây chính là
điều kiện tốt để các NHTM Việt Nam tạo ra những đột phá trên thị trường tài chính -
tiền tệ thông qua chuyển đổi số.
Hệ thống các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực và đáng kể trong
quá trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số
Hầu hết, các NHTM đã ý thức được tầm quan trọng của chiến lược chuyển đổi
số, tích cực chủ động nghiên cứu và đầu tư vào công nghệ số để ứng dụng trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Theo thống kê của NHNN, đến tháng 9/2020, Việt Nam
có 95% NHTM đang xây dựng hoặc dự tính xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong
đó, 39% NHTM đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số để phát triển kinh doanh cũng
như công nghệ thông tin và 42% NHTM đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số.
Theo phát biểu của Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Diễn đàn Ngân
hàng bán lẻ Việt Nam 2020 cho biết, các NHTM đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới, phát triển các
loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và được người dùng đón nhận, đặc biệt là việc ứng
dụng CMCN 4.0 như: Công nghệ phi tiếp xúc, ứng dụng sinh trắc học trong nhận diện
khách hàng, tích hợp các dịch vụ khác nhau trong phần mềm ứng dụng trên điện thoại
thông minh, giao dịch từ xa, trợ lý ảo… Bên cạnh đó, các NHTM đã liên kết với các
công ty tài chính (Fintech) trong việc phát triển và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ nhằm
nâng cao trải nghiệm và gia tăng giá trị cho khách hàng.
 Mức độ chuyển đổi số đồng đều 17
Nhìn chung, hầu hết các NHTM Việt Nam cũng đã cho ra mắt ứng dụng ngân
hàng số sử dụng trên Smartphone và máy tính như: VCB Digibank, VietinBank iPay,
BIDV SmartBanking, VPBank Online, eBank X của TPBank, Ebanking của
HDBank,...Sự bùng phát của đại dịch Covid-1919 đã tạo ra cú hích cho dịch vụ ngân
hàng số phát triển với tốc độ nhanh chóng, các giao dịch trực tiếp ít đi, nhưng khối
lượng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thì tăng mạnh. Cụ
thể, theo số liệu từ NHNN cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 41,4% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ
năm 2020. Hệ thống chuyển mạch bù trừ các giao dịch bán lẻ tăng 99% về số lượng và
tăng 139,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Giao dịch thanh toán trên thiết bị di
động ở Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm, với 90% về số lượng và 150% về giá
trị, nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch thực hiện trên kênh số (Cổng thông
tin điện tử Bộ Tài chính, 2021). Điều này cho thấy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã
và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
tài chính đổi mới sáng tạo đến khách hàng và chứng minh được tầm quan trọng của
chiến lược chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng. 1.2. Thách thức
Thứ nhất, câu chuyện về hành lang pháp lý, còn thiếu và không đồng bộ.
Khung pháp lý về chuyển đổi số còn chưa thật sự đồng bộ trong quá trình thực
hiện, thường đi sau sự phát triển của công nghệ. Ví dụ như Luật Giao dịch điện tử
chưa kịp sửa cho phù hợp với thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Luật Kế toán cũng
đã có những câu chuyện mắc cho số hóa ngành ngân hàng, đơn giản chỉ là dấu chấm
hay dấu phẩy và chữ ký số trong quá trình số hóa của ngành gặp nhiều khó khăn. Hay
câu chuyện chúng ta chia sẻ dữ liệu dân cư thế nào để các tổ chức tín dụng có thể dùng eKYC xác thực khách hàng.
Thứ hai, chi phí vốn đầu tư cho công nghệ thông tin cao.
Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cần một ngân sách dồi dào
và được tài trợ trong một thời gian dài. Do khả năng ứng dụng được nhiều công nghệ
mới nên vòng đời đầu tư phần cứng và phần mềm của ngân hàng thường ngắn hơn các
ngành công nghiệp khác. Vì vậy chuyển đổi số ngân hàng đòi hỏi việc nâng cấp và cập
nhật liên tục dẫn đến chi phí đầu tư và vận hành công nghệ rất lớn. Theo khảo gần đây, 18
những ngân hàng bỏ ra 3% chi phí thì có dưới 50%, còn lại khoảng 13% các ngân
hàng đầu tư khoảng trên 13% chi phí cho IT – đây là một điều không hề đơn giản.
Thứ ba, quá trình vận hành còn gặp nhiều khó khăn.
Các phòng ban khác nhau với mục tiêu riêng có thể sẽ sử dụng những hệ thống
và ứng dụng khác nhau. Điều này có thể dẫn đến việc không nhất quán, kéo dài thời
gian triển khai, giảm hiệu quả thực hiện và mở rộng chiến lược chuyển đổi số.
Thứ tư, vấn đề về kế thừa và cải thiện các ứng dụng cũ.
Nhiều hệ thống ngân hàng lớn được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình COBOL,
đã có hơn 60 năm. Các hệ thống kế thừa này không được thiết kế cho môi trường kỹ
thuật số được kết nối ngày nay, khiến việc tích hợp và áp dụng công nghệ gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi dữ liệu sang môi trường mới đặt ra nhiều
thách thức đối với các ngân hàng.
Thứ năm, cần nhiều thời gian để đào tạo nhân sự.
Nhân sự trong môi trường ngân hàng Việt Nam hiện nay vô cùng đa dạng về
thế hệ, trình độ và kỹ năng công nghệ thông tin. Trong môi trường số mà những người
không hiểu về số, không hiểu về công nghệ thông tin, về bảo mật an toàn sẽ dễ dàng
xảy ra sai phạm. Nếu không được đào tạo lại cũng rất nguy hiểm. Thời gian và kinh
phí để phục vụ cho việc đào tạo nhân sự là rất lớn.
Thứ sáu, rủi ro trong bảo mật thông tin.
Cùng với sự phát triển đa dạng của các kênh, hình thức tương tác với khách
hàng và hệ sinh thái công nghệ ngân hàng, tính bảo mật của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin và dữ liệu là một trong những thách thức lớn nhất khi thực hiện chuyển đổi
số. Các ngân hàng luôn bị các loại tội phạm tấn công, như tấn công vào tài khoản, ăn
trộm mật khẩu… dẫn đến rủi ro thất thoát về thông tin và tài sản.
Ngoài ra, mặt bằng nhận thức chung của đại bộ phận khách hàng về chuyển đổi
số, cũng như sử dụng sản phẩm số vẫn chưa theo kịp với công nghệ phát triển ngày
nay. Chính vì thế mà nhiều người chủ quan, dẫn đến cho mượn tài khoản, thậm chí cho
cả người thân, con cái mật khẩu, mã số giao dịch, dẫn đến mất trộm tiền.
2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, để có thể thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số trong ngành
Ngân hàng, các NHTM rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư của cơ quan quản lý nhà
nước, đặc biệt là Chính phủ và NHNN. Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần 19
nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành và
phát triển chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Hành lang pháp lý phải đảm
bảo cho cả một hệ sinh thái (Cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - khách hàng - bên
thứ ba có liên quan). Trong đó, bên thứ ba có liên quan đặc biệt là các công ty Fintech;
Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Chính phủ Mỹ, Singapore và
Trung Quốc trong việc hợp tác và xây dựng môi trường hoạt động vừa an toàn, vừa
hiệu quả cho các công ty Fintech, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa Fintech với các NHTM Việt Nam.
Thứ hai, các NHTM cần tích cực thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tích
hợp đa kênh, đổi mới công nghệ tài chính, hướng đến xây dựng hệ sinh thái toàn diện
cho ngân hàng. Dựa theo kinh nghiệm của các ngân hàng tại Mỹ, Australia cũng như
khu vực Đông Nam Á thì một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh thành công chuyển
đổi số đó là sự chuyển đổi các kênh của ngân hàng truyền thống, tăng cường hợp tác
với các công ty Fintech, nhằm áp dụng mô hình kinh doanh hiện đại, rút ngắn các quy
trình tác nghiệp, tinh gọn nhân sự. Qua đó, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng
tiện ích trong hoạt động ngân hàng và hướng đến sự đổi mới trong trải nghiệm của khách hàng.
Thứ ba, phần lớn các ngân hàng thành công trong chiến lược chuyển đổi số đều
sớm nghiên cứu và tích cực ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động
kinh doanh ngân hàng như AI, Big Data, Cloud Computing, IoT… Mỹ là quốc gia
sớm tiếp cận và mạnh dạn thúc đẩy phát triển AI trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngân
hàng. Mặc dù các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ đã đạt được những thành công đáng kể
khi ứng dụng công nghệ 4.0, nhưng việc gia tăng đầu tư và nghiên cứu ứng dụng công
nghệ cho hoạt động kinh doanh vẫn được các ngân hàng hết sức quan tâm và chú trọng thực hiện.
Thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến
lược chuyển đổi số ngành Ngân hàng đó là khách hàng. Bởi lẽ, các sản phẩm và dịch
vụ được ngân hàng triển khai trên các kênh số phải được khách hàng tương tác tích
cực thì hoạt động chuyển đổi số mới trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, các dịch vụ tài chính
- ngân hàng sẽ trở nên phức tạp hơn khi các giao dịch được thực hiện trên kênh số, do
đó, khách hàng rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng, bằng việc cho lời khuyên, cố vấn và
lập kế hoạch. Hầu hết, các ngân hàng đạt được những thành công trong hoạt động 20
chuyển đổi số ở các nước Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc đều đặc biệt quan
tâm đến hành vi và nhu cầu của khách hàng, nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, đem
đến cho khách hàng những trải nghiệm hiện đại khi sử dụng dịch vụ tài chính, đồng
thời gia tăng lòng tin của khách hàng khi thực hiện các giao dịch tài chính số với ngân hàng.
3. Kiến nghị giải pháp
Một số giải pháp và ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình
chuyển đổi số lĩnh vực tài chính ngân hàng:
Giải pháp 1: Ứng dụng các giải pháp thanh toán điện tử
Các giải pháp thanh toán điện tử như cổng thanh toán điện tử, thẻ điện tử hoặc
ví điện tử ngày càng quen thuộc và phổ biến hơn với người tiêu dùng. Thay vì thực
hiện các giao dịch với quy tình phức tạp, tốn thời gian của ngân hàng truyền thống thì
các công ty Fintech sẽ thực hiện các nghiệp vụ đó tập trung, đơn giản hơn. Điều này
mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng với tính bảo mật cao và giúp giảm thiểu chi phí vận hành của ngân hàng.
Giải pháp 2: Vay ngang hàng peer-to-peer (P2P Lending)
Vay ngang hàng P2P là một mô hình kinh doanh được thiết kế và xây dựng trên
nền tảng công nghệ số. P2P giúp kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà
đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với
các đối tượng gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục chứng minh tài chính. Chi phí
cung cấp dịch vụ của mô hình này thấp hơn rất nhiều so với mô hình cho vay truyền
thống. Do đó, P2P có thể đề xuất những mức lãi suất cạnh tranh hơn đối với cả người bán và người mua.
Giải pháp 3: Ứng dụng rộng rãi công nghệ Blockchain và đồng tiền kỹ thuật số
Trong ngành ngân hàng, công nghệ blockchain được biết đến rộng rãi nhất để
tạo ra các loại tiền điện tử. Các giao dịch tiền điện tử chỉ mất dưới 1 giây để thực hiện
toàn bộ các bước giao dịch. Từ đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch nhanh, rẻ hơn
và được đảm bảo bảo mật cao hơn các dịch vụ tài chính hiện tại. Ngoài ra, công nghệ
blockchain cũng có thể được ứng dụng ở các chu kỳ khác của việc thanh toán tự động bao gồm:  Hợp đồng thông minh 
Tăng cường chuỗi cung ứng 21  Xử lý khiếu nại 
Giảm thiểu rủi ro sai sót do con người bằng việc giảm thiểu các tác vụ thừa, lặp lại và thủ công
Giải pháp 4: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
AI cho phép xác định các bất thường trong giao dịch, giảm thiểu rủi ro gian lận
và các hành vi rửa tiền. Bằng việc phân tích dữ liệu về thị trường trong quá khứ, AI
giúp các tổ chức tài chính đưa ra quyết định nhanh chóng và thông minh hơn. Trong
việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, AI giúp nhà cung cấp dịch vụ phân tích tâm lý,
hành vi, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ví dụ tự động đề xuất sản phẩm dựa vào
thói quen tiêu dùng và trạng thái tài chính hiện tại của khách hàng.
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ sinh trắc học
Công nghệ sinh trắc học (nhận diện giọng nói, khuôn mặt, vân tay hoặc mống
mắt) làm giảm đáng kể khả năng giả mạo, tăng tính bảo mật và tăng tốc độ thực hiện
các giao dịch theo cấp số nhân. Công nghệ này đang được ứng dụng chủ yếu trong
việc xác nhận giao dịch, xác nhận các quy trình bảo lãnh tín dụng,… Hiện nay, ứng
dụng này đang ngày càng phổ biến và trở thành một trong những xu hướng nổi bật của ngành ngân hàng.
Giải pháp 6: Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data)
Các ứng dụng của dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu giúp các tổ chức tài chính thu
thập tất cả các dữ liệu về khách hàng của họ trong thời gian dài và khai thác các thông
tin này một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích dữ liệu còn cho phép hiểu rõ và dự
đoán nhu cầu của từng khách hàng cá nhân, tổ chức.
Giải pháp 7: Phát triển các công nghệ bảo mật
Do sự phổ biến của internet nên vấn đề an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư
là một trong những vấn đề quan trọng trong thập kỷ tới bởi các hành vi tấn công, đột
nhập ngày càng tinh vi và đa dạng. Gần đây, một số cuộc tấn công mạng phạm vi rộng,
gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm gần đây như Equachus, WannaCry,
NotPetya,… Chúng cho thấy những lỗ hổng trong việc bảo mật của ngân hàng. Vì vậy,
việc phát triển, nâng cấp và ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến cần được ưu tiên
xem xét. Đây cũng là một trong những vấn đề sống còn của các tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính. 22
Tài liệu tham khảo:
1. Thứ Ba, 06/07/2021, “Ngân hàng thương mại là gì? Quy định về ngân hàng thương mại”, luatminhkhue.vn
https://luatminhkhue.vn/ngan-hang-thuong-mai-la-gi---quy-dinh-ve-ngan-hang-
thuong-mai.aspx#4-phan-loai-ngan-hang-thuong-mai
2. Chủ Nhật, 31/07/2022, “Chuyển đổi số”, vi.wikipedia.org
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s %E1%BB%91
3. Thứ Sáu, 03/12/2021, “Chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức”, tapchinganhang.gov.vn
https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-trong-ngan-hang-co-hoi-va-thach- thuc.htm
4. Thứ Ba, 23/08/2022, “Ngân hàng kỹ thuật số tại Singapore và liên hệ Việt Nam”, tapchinganhang.gov.vn
https://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-ky-thngan-hang-ky-thuat-so-tai-singapore-
va-lien-he-viet-namuat-so-tai-singapore-va-lien-h.htm
5. Thứ Ba, 29/11/2022, “Gian nan các doanh nghiệp SME Singapore chuyển đổi số”, viettimes.vn
https://viettimes.vn/gian-nan-cac-doanh-nghiep-sme-singapore-chuyen-doi-so- post148679.html
6. Chủ Nhật, 13/11/2022, “Singapore”, vi.wikipedia.org
https://vi.wikipedia.org/wiki/Singapore#:~:text=Singapore%20(ph%C3%A1t
%20%C3%A2m%3A%20%E2%80%9CXin,t%E1%BA%A1i%20khu%20v%E1%BB %B1c%20%C4%90%C3%B4ng%20Nam
7. Thứ Ba, 29/11/2022, “Kinh nghiệm quản lý chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại một số
quốc gia châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, tapchinganhang.gov.vn
https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-nghiem-quan-ly-chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-
tai-mot-so-quoc-gia-chau-a-va-ham-y-chinh-sach-cho.htm