Bài tập chương 1: Cân bằng hóa học | Bài tập môn Hóa lý | Đại học Bách khoa hà nội
Bài tập chương 1: Cân bằng hóa học. Tài liệu trắc nghiệm môn Hóa lý giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bài tập chương 1: Cân bằng hóa học
Câu 1: Xác định hằng số cân bằng Kp của phản ứng: SO2(k) + 1/2O2(k) = SO3(k) ở
700K. Biết rằng ở 500K, hằng số cân bằng Kp = 2,138.105 atm-1/2 và hiệu ứng nhiệt của
phản ứng trong khoảng nhiệt độ từ 500 đến 700K là ∆H = -23400 cal.
ĐS: 255,491 atm-1/2
Câu 2: Hằng số cân bằng ở 1000K của phản ứng: 2H2O(h) = 2H2(k) + O2(k) là KP =
7,76.10-21 atm. Áp suất phân ly của FeO ở nhiệt độ đó là 3,1.10-18 atm. Hãy xác định KP ở
1000K của phản ứng: FeO(r) + H2(k) = Fe(r) + H2O(h) ĐS: 20.
Câu 3: Đun nóng tới 445oC một bình kín chứa 8 mol I2 và 5,3 mol H2 thì tạo ra 9,5 mol
HI lúc cân bằng. Xác định lượng HI thu được khi xuất phát từ 8 mol I2 và 3 mol H2.
ĐS: nHI = 5,74 mol
Câu 4: Hằng số cân bằng của phản ứng: CO(k) + H2O(h)
CO2(k) + H2(k) ở 800K là KP = 4,12.
Đun hỗn hợp chứa 20% CO và 80% H2O (% khối lượng) đến 800K. Xác định lượng
hydro sinh ra nếu dùng 1 kg nước. ĐS: 8,55 mol
Câu 5: ở 750oC đối với phản ứng: 1 1 SnO2(r) + H2(k) = Sn(r) + H2O(h) 2 2
Phệ = 32,0 mmHg, PH2O = 23,7mmHg (ở cân bằng) a) Tính Kp
b) Đối với phản ứng: H2(k) + CO2(k) = CO(k) + H2O(k) thì ở 750oC, Kp = 0,771. Tính Kp của phản ứng: 1 1 SnO2(r) + CO(k) = Sn(r) + CO2(k) 2 2
§S: a) 2,85; b) 3,71
Câu 6: ở T = 1273K, Phệ = 30,4 atm, cân bằng trong phản ứng: CO2(k) + C(r) = 2CO(k)
đạt được với % số mol CO2 = 17%.
a) Tính % số mol CO2 nếu Phệ = 20,3atm.
b) Nếu thêm N2 vào hỗn hợp phản ứng (Vhệ = const) cho đến khi PN2 = 10atm thì cân
bằng sẽ thay đổi như thế nào?
c) Tại áp suất nào thì % số mol khí CO2 = 25%?
ĐS: a) %CO2 = 12,59%; c) P = 54,75atm
Câu 7: Khi nung NH4Cl ở 427oC (tạo thành NH3(k) và HCl(k)), áp suất hơi của hệ đo
được bằng 4650 mm Hg. Ở 459oC áp suất hơi của hệ tăng đến 8360 mm Hg. Giả sử hơi
tuân theo định luật của khí lý tưởng. 1
a) Xác định các hằng số cân bằng Kp ở hai nhiệt độ trên.
b) Tính các biến thiên năng lượng Gibbs ở 1 atm (Go).
c) Giả sử trong khoảng nhiệt độ từ 427oC đến 459oC, biến thiên enthalpy ở 1 atm (Ho)
không phụ thuộc vào nhiệt độ, hãy tính Ho.
d) Biến thiên entropy chuẩn (So) của phản ứng nhiệt phân NH4Cl ở 427oC từ các điều
kiện nêu trong mục b) và c).
ĐS: a) 9 atm2 và 30,25 atm2; b) Tính cho 1 mol NH4Cl :-12,7874 kJ/mol và -2,75
kJ/mol; c) 161,389 kJ/mol; d) 248,82 J/(mol.K)
Câu 8: Hằng số cân bằng của phản ứng: 2H (nguyên tử khí) = H2 (khí)
có thể biểu diễn bằng phương trình: lgKp = 22570/T – 1,504lgT – 0,767. Trong đó, hằng
số cân bằng Kp và nhiệt độ T có đơn vị atm-1 và K, tương ứng. Xác định hiệu ứng nhiệt
của phản ứng đã cho ở 800K.
ĐS: - 441,9 kJ/mol
Câu 9: Có thể điều chế clo bằng phản ứng: 4HCl(k) + O2 → 2H2O(h) + 2Cl2
Xác định hằng số cân bằng Kp của phản ứng ở 386oC, biết rằng ở nhiệt độ đó và áp suất
hệ 1atm, khi cho 1 mol HCl tác dụng với 0,48 mol O2 thì khi cân bằng sẽ thu được 0,402 mol Cl2.
ĐS: 9,773 atm-1
Câu 10: ở 500oK, hằng số cân bằng của phản ứng:
PCl3 (k) + Cl2 → PCl5 (k) là Kp = 3 atm-1
a) Tính độ phân ly α của PCl5 ở 1 atm và ở 8 atm.
b) Tính áp suất mà ở đó có độ phân ly α = 10% .
c) Phải thêm bao nhiêu mol Cl2 vào 1 mol PCl5 để độ phân ly của PCl5 ở 8 atm là α = 10%.
ĐS: a) 0,5; 0,2; b) 33 atm; c) 0,5 mol
Câu 11: Hằng số cân bằng Kp ở 25oC và 50oC của phản ứng
CuSO4.3H2O(r) → CuSO4(r) + 3H2O(h) lần lượt là 10-6 và 10-4 atm3;
a) Tính hiệu ứng nhiệt trung bình của phản ứng trong khoảng nhiệt độ trên
b) Tính lượng hơi nước tối thiểu phải thêm vào một bình có thể tích 2 lít ở 25oC để
chuyển hoàn toàn 0,01 mol CuSO4 trong bình thành CuSO4.3H2O.
ĐS: b) 3,08 . 10-2 (mol)
Câu 12: Cho phản ứng: N2O4(k) 2NO2(k)
a) Biết độ chuyển hóa của phản ứng ở 100 oC; 1 atm đạt 89%. Tính giá trị của KP và Go của phản ứng ở 100oC
b) Biết Ho298 = 57,01 kJ (giả thiết Ho không phụ thuộc vào nhiệt độ). Tính giá trị của
KP và thành phần các chất của phản ứng tại trạng thái cân bằng ở 25oC. Nhận xét và giải
thích ảnh hưởng của nhiệt độ tới chiều chuyển dịch cân bằng. 2
c) Áp suất của phản ứng là bao nhiêu để hiệu suất phản ứng đạt 99% ở 100oC. Nhận xét
và giải thích ảnh hưởng của áp suất tới chiều chuyển dịch cân bằng phản ứng.
ĐS: a) 15,24 atm.; - 34590 J;
Câu 13: Cho cân bằng trong pha khí: I2 2I
Coi khí là lý tưởng. Hằng số cân bằng của phản ứng Kp ở một số nhiệt độ như sau: T (K) 950 1050 1150 1250 Kp (Pa) 1,134.10-3 7,316.10-3 33,83.10-3 127.10-3 a. Dựng đồ thị
trong khoảng nhiệt độ 950 – 1250K b. Lập phương trình
trong khoảng nhiệt độ 950 – 1250K
c. Xác định hiệu ứng nhiệt trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu Hướng dẫn giải a) Vẽ KP = f(1/T)
b) Vẽ ln KP = f(1/T), fit đường thẳng tìm giá trị y = Ax+B Ta có ln KP = A/T +B
c) Từ giá trị A của đường thẳng tính ΔH = -A*R 3