Bài tập chương 2 | Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

"Bài tập chương 2" là một phần quan trọng của môn học "Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, sinh viên sẽ được giao các bài tập liên quan đến nội dung và khái niệm được giảng dạy trong Chương 2 của môn học. Các bài tập này có thể bao gồm việc giải các bài toán, phân tích văn bản, hoặc thảo luận về các khái niệm cơ bản và ý chính của Chương 2. Qua việc hoàn thành bài tập, sinh viên có cơ hội củng cố kiến thức, phát triển khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế, và chuẩn bị tốt hơn cho các bài kiểm tra và bài tập khác trong môn học. Mục tiêu của phần này là giúp sinh viên hiểu sâu hơn về nội dung và ý nghĩa của Chương 2, đồng thời phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế - chính trị.

lOMoARcPSD| 41487147
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá với hai
thuộc tính hàng hoá. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.
Chương 2 phần I
Phân tích:
Hàng hóa sản phẩm của lao động, thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con
người thông qua trao đổi mua bán. Hàng hoá có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng công dụng của vật phẩm thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
(Vd: gạo để ăn, vải để mặc, xe để đi…). Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên
của hàng hoá quy định, nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng của hàng hoá
không phải cho bản thân người sản xuất hàng hoá, cho người khác, cho hội thông
qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Giá trị lao động hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hóa. Chất
của giá trị lao động. Lượng của giá trị số lượng lao động của người sản xuất kết tinh
trong hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu
hiện của giá trị. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Giá
trị thuộc tính hội của hàng hoá. Giá trị hàng hoá biểu hiện mối quan hệ kinh tế
giữa những người sản xuất hàng hoá.
Hàng hóa sự thống nhất của 2 thuộc tính nhưng sự thống nhất của 2 mặt đối lập. Một
vật phẩm phải đầy đủ hai loại thuộc tính này mới trthành hàng hoá. Tuy nhiên, nếu
đứng về mặt giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất, nhưng với tư cách là
giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất (đều là lao động kết tinh trong nó)
Sở hàng hóa hai thuộc tính lao động sản xuất tính chất hai mặt: lao động
cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể lao động ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối
tượng lao động kết quả lao động riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
Chính những cái riêng của lao động cụ thể giúp phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.
Chẳng hạn, lao động của người thợ may lao động của người thợ mộc hai loại lao động cụ
thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ
lOMoARcPSD| 41487147
không phải bàn ghế; cùng phương pháp may chứ không phải o, a; công cụ
lao động kim, chỉ, máy may chứ không phải cái cưa, cái bào v.v; lao động của người
thợ may tạo ra quần áo để mặc, lao động của người thợ mộc tạo ra ghế để ngồi v.v. Lao
động cụ thể gắn liền với giá trị sử dụng - một phạm trù vĩnh viễn gắn liền với vật phẩm.
Trong xã hội có nhiều loại hàng hoá với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại
lao động cụ thể khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động
hội. Nếu phân công lao động hội càng phát triển thì càng nhiều giá trị sử dụng khác
nhau để đáp ứng nhu cầu hội. Lao động cụ thể điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ
hình thái kinh tế-hội nào. Những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát
triển của kthuật, của lực lượng sản xuất phân công lao động hội. Lao động cụ thể
khác nhau làm cho các hàng hoá có sự khác nhau về giá trị sử dụng.
Lao động trừu ợng lao động hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình
thức cụ thể của nó. Đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về
cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng
hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Lao động
trừu tượng sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Phản ánh tính chất
hội của lao động sản xuất hàng hoá, bởi lao động của mỗi người một bộ phận của lao
động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
vậy: lao động chỉ một tạo ra hàng hoá nhưng do tính hai mặt nên hàng hoá
hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Ý nghĩa:
Về mặt luận, việc nghiên cứu vấn đề này sẽ tạo lập sở khoa học thực sự cho luận về
lao động sản xuất. Mác người đầu tiên phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa. Ông gọi tính chất hai mặt đó “điểm mấu chốt để hiểu biết kinh tế chính trị
học”. Đây cơ sở khoa học cho học thuyết giá trị thặng dư và các học thuyết khác sau này.
Bên cạnh đó, việc phát hiện này giúp C.Mác thành công trong việc xây dựng lý luận về chất
của giá trị, lượng của giá trị, hình thái biểu hiện của giá trị, quy luật của giá trị.
Về mặt thực tiễn, giúp giải thích hiện tượng phức tạp trong thực tế: Khối lượng của cải vật chất
trong hội ngày càng tăng đi kèm với đó xu hướng giá trị của một hàng hóa giảm xuống
hoặc không đổi. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân
tính chất xã hội của người sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất
lOMoARcPSD| 41487147
như thế nào, sản xuất cái việc riêng của mỗi người. Họ người sản xuất độc lập,
lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ là biểu hiện của
lao động tư nhân. Đồng thời, lao động của mỗi người sản xuất hàng hoá, nếu xét về mặt
hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn một bphận của lao
động hội thống nhất, nằm trong hthống phân công lao động hội, nên lao động
trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 41487147
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá với hai
thuộc tính hàng hoá. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.
Chương 2 phần I Phân tích:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con
người thông qua trao đổi mua bán. Hàng hoá có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
(Vd: gạo để ăn, vải để mặc, xe để đi…). Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên
của hàng hoá quy định, là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng của hàng hoá
không phải cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là cho người khác, cho xã hội thông
qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hóa. Chất
của giá trị lao động. Lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh
trong hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu
hiện của giá trị. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Giá
trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá. Giá trị hàng hoá biểu hiện mối quan hệ kinh tế
giữa những người sản xuất hàng hoá.
Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính nhưng là sự thống nhất của 2 mặt đối lập. Một
vật phẩm phải có đầy đủ hai loại thuộc tính này mới trở thành hàng hoá. Tuy nhiên, nếu
đứng về mặt giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất, nhưng với tư cách là
giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất (đều là lao động kết tinh trong nó)
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là vì lao động sản xuất có tính chất hai mặt: lao động
cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối
tượng lao động và kết quả lao động riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
Chính những cái riêng của lao động cụ thể giúp phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.
Chẳng hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ
thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ lOMoAR cPSD| 41487147
không phải là bàn ghế; cùng phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa; có công cụ
lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào v.v; lao động của người
thợ may tạo ra quần áo để mặc, lao động của người thợ mộc tạo ra ghế để ngồi v.v. Lao
động cụ thể gắn liền với giá trị sử dụng - là một phạm trù vĩnh viễn gắn liền với vật phẩm.
Trong xã hội có nhiều loại hàng hoá với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại
lao động cụ thể khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã
hội. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác
nhau để đáp ứng nhu cầu xã hội. Lao động cụ thể là điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ
hình thái kinh tế-xã hội nào. Những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát
triển của kỹ thuật, của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể
khác nhau làm cho các hàng hoá có sự khác nhau về giá trị sử dụng.
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình
thức cụ thể của nó. Đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về
cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng
hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Lao động
trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Phản ánh tính chất
xã hội của lao động sản xuất hàng hoá, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao
động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
Vì vậy: lao động chỉ có một tạo ra hàng hoá nhưng do có tính hai mặt nên hàng hoá có
hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Ý nghĩa:
Về mặt lý luận, việc nghiên cứu vấn đề này sẽ tạo lập cơ sở khoa học thực sự cho lý luận về
lao động sản xuất. Mác là người đầu tiên phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa. Ông gọi tính chất hai mặt đó là “điểm mấu chốt để hiểu biết kinh tế chính trị
học”. Đây là cơ sở khoa học cho học thuyết giá trị thặng dư và các học thuyết khác sau này.
Bên cạnh đó, việc phát hiện này giúp C.Mác thành công trong việc xây dựng lý luận về chất
của giá trị, lượng của giá trị, hình thái biểu hiện của giá trị, quy luật của giá trị.
Về mặt thực tiễn, giúp giải thích hiện tượng phức tạp trong thực tế: Khối lượng của cải vật chất
trong xã hội ngày càng tăng và đi kèm với đó là xu hướng giá trị của một hàng hóa giảm xuống
hoặc không đổi. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân và
tính chất xã hội của người sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất lOMoAR cPSD| 41487147
như thế nào, sản xuất cái gì là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập,
lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ là biểu hiện của
lao động tư nhân. Đồng thời, lao động của mỗi người sản xuất hàng hoá, nếu xét về mặt
hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao
động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, nên lao động
trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.