-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập cuối kỳ Dẫn luận ngôn ngữ học | Dẫn luận ngôn ngữ học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Bài tập cuối kỳ Dẫn luận ngôn ngữ học môn Dẫn luận ngôn ngữ học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Dẫn luận ngôn ngữ học (DLNNH 2023) 9 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 386 tài liệu
Bài tập cuối kỳ Dẫn luận ngôn ngữ học | Dẫn luận ngôn ngữ học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Bài tập cuối kỳ Dẫn luận ngôn ngữ học môn Dẫn luận ngôn ngữ học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ học (DLNNH 2023) 9 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 386 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BÀI TẬP CUỐI KÌ DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
Câu 1: Nghĩa của từ là gì? Phân tích các thành phần nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ là nội dung, tính chất, hoạt động, quan hệ… mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nghĩa của từ giúp chúng ta hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.
Ví dụ:
Cây: Là một loại thực vật trong thiên nhiên có rễ, thân, cành, lá
Bâng khuâng: tính từ chỉ trạng thái tình cảm không rõ ràng của con người
Chạy bộ: danh từ chỉ một hoạt động thể dục thể thao của con người
- Các cách giải thích nghĩa của từ
+ Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị: Đây là cách giải thích nghĩa của từ bằng cách mô tả khái niệm mà từ đó đại diện.
Ví dụ:
Bồn chồn: trạng thái mong ngóng, thấp thỏm, chờ đợi một việc gì đó chưa diễn ra, chưa biết kết quả ra sao
Hồ sơ: các loại giấy tờ liên quan đến một vấn đề, một sự việc hoặc một đối tượng cụ thể nào đó
Vui vẻ: tính từ thể hiện trạng thái cảm xúc rất vui của con người
+ Dùng để đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa: Đây là cách giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra các từ có nghĩa tương tự hoặc ngược lại.
Ví dụ:
Chăm chỉ: đồng nghĩa với từ cần cù, siêng năng
Hùng dũng: đồng nghĩa với từ oai nghiêm, lẫm liệt
Bi quan: trái nghĩa với từ lạc quan
Tiêu cực: trái nghĩa với từ tích cực
+ Giải thích ý nghĩa của từng thành tố: Đối với một số từ Hán Việt, người ta cần giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các tiếng rồi giải nghĩa từng tiếng đó.
Ví dụ:
Thuỷ cung: thuỷ là nước, cung là nơi ở của vua chúa → thuỷ cung là cung điện dưới nước
Thảo nguyên: thảo là cỏ, nguyên là vùng đất bằng phẳng → thảo nguyên là đồng cỏ
Khán giả: khán là xem, giả là người → khán giả là người
xem
Câu 2: Phân tích các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ ngữ ( ẩn dụ, hoán dụ) .Lấy dẫn chứng minh họa trong Tiếng Việt và Tiếng Anh?
Phương thức biến đổi nghĩa của từ ngữ là cách thức mà dựa vào đó có thể thực hiện sự chuyển biến ý nghĩa cho từ, tăng thêm nghĩa mới cho từ.
+Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ ngữ:
Ẩn dụ: là sự chuyển đổi tên gọi dựa và sự giống nhau giữa các sự vật hiện tượng được so sánh với nhau. Ẩn dụ là một loại so sánh ngầm giúp Tiếng Việt làm giàu từ vựng.
Phân loại ẩn dụ dựa vào tính chất của sự giống nhau:
+ Sự giống nhau về hình thức; màu sắc;chức năng; một thuộc tính , tính chất nào đó; một đặc điểm , một vẻ ngoài nào đó.
+ Những ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng.
+ Chuyển tên các con vật thành tên người.
+ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hay hiện tượng khác.
Ví dụ:
- “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.” (trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du): Ẩn dụ cho sự đối lập giữa tài năng và số phận, giữa khát vọng và hiện thực, giữa cái tốt và cái xấu trong cuộc đời con người.
- “Time is a thief” để chỉ rằng thời gian trôi đi nhanh chóng và lấy đi tuổi trẻ của chúng ta.Trong đó “thief” (kẻ trộm) được sử dụng để biểu thị sự nhanh chóng và không thể đảo ngược của thời gian. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng thời gian một cách hiệu quả.
Hoán dụ: Đây là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.
Phân loại căn cứ vào tính chất của các quan hệ:
+ Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận
+ Lấy toàn bộ thay cho toàn thể
+ Lấy toàn thể thay cho bộ phận
+ Lấy không gian, địa điểm để thay cho người sống ở đó
+ Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng Ví dụ:
- “Bác nhớ miền Nam nỗi nước nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” (trích “Bác ơi!”- Tố Hữu)
=> “ miền Nam” chỉ những con người, nhân dân ở miền Nam Việt Nam.
- “The pen is mightier than the sword” để chỉ rằng ý tưởng và kiến thức ( biểu thị bằng “pen” ) có sức mạnh lớn hơn cả vũ khí ( biểu thị bằng “sword” ). Nói cách khác, lời nói và ngôn từ có thể tạo ra sự thay đổi lớn hơn so với sức mạnh vũ khí.
Câu 3: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về phương thức cấu tạo từ?
-Phương thức câu tạo từ: là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để tạo ra các từ.
-Dựa trên phương thức cấu tạo, từ trong Tiếng Việt được chia làm hai loại: Từ đơn và từ phức:
+ Từ đơn:
- Từ đơn hay còn gọi là đơn tiết.
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng
- Từ có một âm tiết có nghĩa
- Ví dụ: bàn, ghế, bố,trời, đất, giàu, nghèo … + Từ phức:
- Từ phức là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành.
- Từ phức được chia làm 2 loại: từ ghép (ghép song song, ghép chính phụ) và từ láy (láy đôi, láy ba, láy tư).
Từ ghép: là bộ phận con của từ phức, bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau.
Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:
Từ ghép đẳng lập (song song) : gồm 2 âm tiết và đều có nghĩa, cùng từ loại có chức năng ngữ pháp như nhau nên có thể đổi vị trí cho nhau.
Ví dụ: nhà cửa- cửa nhà, sông núi- núi sông, xinh đẹp- đjep xinh, đi đứng- đứng đi, tốt tươi- tươi tốt.
Từ ghép chính phụ: chính trước phụ sau, gồm 2 yếu tố nhưng chỉ 1 yếu tố có nghĩa, yếu tố còn lại không có nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Chức năng ngữ pháp khác nhau, không thể đổi vị trí cho nhau. Yếu tố 1 có nghĩa xác định được từ loại, yếu tố 2 giúp phân biệt giữa các yếu tố cùng loài, tổ hợp. Nhờ yếu tố 2 mà chúng ta có thể phân biệt được tổ hợp đó với tổ hợp khác nhưng nó không có nghĩa từ vựng mà chỉ có giá trị ngữ pháp. Ví dụ: dưa chuột, dưa gang, dưa hấu, dưa lưới…; cá thu, cá trê, cá trạch, cá lóc, cá tra…;
Từ láy: là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Trong đó, các tiếng cấu tạo nên từ láy có phụ âm, nguyên âm hoặc cả hai được láy lại tương tự nhau. Đối với từ láy, chỉ có một từ có nghĩa, hoặc tất cả đều không có nghĩa khi đứng riêng.
Căn cứ vào cấu trúc cùng cấu tạo giống nhau của các bộ phận hình thành nên từ đó, từ láy có thể được chia thành hai loại là: từ láy đôi ( gồm láy bộ phận và từ láy toàn bộ) , láy ba vần và láy bốn vần.
Trong từ láy không bao giờ có chứa từ Hán Việt
+Từ láy hoàn toàn: từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhẫn và độ kéo dài khi phát âm còn gọi là từ điệp âm, điệp thanh, điệp vần.
Ví dụ: nao nao, xanh xanh, vàng vàng, ầm ầm, đỏ đỏ, mở mở, rào rào, ngày ngày... Các từ láy trên đều được nhắn ở âm tiết thứ hai của từ láy và so với tù tổ gốc, nghĩa của từ tổ thứ hai giảm đi về mức độ.
+ Từ láy bộ phận: là từ láy trong đó có sự phối âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định.
- Từ láy âm: là từ láy trong đó âm đầu được lặp lại, còn vần của hai âm tiết khác biệt nhau.
Ví dụ: Róc rách, tung tăng, lạnh lẽo, gầy gò, roi rồi, xum xuê, xanh xao, ngọt ngào...
- Từ láy vần: Từ láy vần là từ láy có phần vần giống nhau và có phụ âm đầu khác biệt nhau.
Ví dụ: Lầu bầu, là cả, lỗ chỗ, bùi ngùi, liêu xiêu, bầy hầy, cheo leo, càu nhàu...
+ Từ láy ba: tuốt tuồn tuột, tẻo teo teo, tửng từng tưng, dửng dừng dưng, sạch sành sanh, tơ lơ mơ…
+ Từ láy tư: bổi hổi bồi hồi, tẩn mẩn tần mần.
Câu 4: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về âm tiết Tiếng Việt?
- Cấu tạo các âm tiết ngôn ngữ trên thế giới không giống nhau nhưng tất cảđều phải có nguyên âm
- Âm tiết Tiếng Việt gồm ba bộ phận hợp thành là thanh điệu, phụ âm đầu và phần đầu. Thanh điệu của âm tiết Tiếng Việt được gọi là yếu tố siêu âm đoạn tính bởi nó không thể tách ra khỏi âm tiết cũng không thể chia nhỏ. Phụ âm đầu của âm tiết Tiếng Việt có thể có cũng có thể không . Nhưng phần vần bắt buộc phải có. Phần vần của âm tiết Tiếng Việt gồm ba yếu tố hợp thành là âm đệm ( âm lướt ), âm chính ( chính âm) và âm cuối (chung âm). Âm điệu và âm cuối có thể có hoặc có thể không nhưng âm chính bắt buộc phải có. Âm chính của âm tiết Tiếng Việt luôn luôn là nguyên âm là nơi cao nhất của luồng hơi khi phát ra âm tiết và là nơi mang dấu thanh.
Thanh điệu
ví dụ
phụ âm
đầu
phần vần
âm đệm
âm lướt
)
(
âm chính
(
chính âm
)
âm cuối
(
chung âm
)
an
na
thiết
hoàn
hòa
tuấn
khuya
khuỷu
ủy
huyền
0
0
th
h
h
t
kh
kh
o
h
0
n
0
o
0
u
0
0
0
u
a
a
iê
a
oa
ấ
uy
ủy
ủ
yê/iê
n
0
t
n
a
n
s
u
y
n
Câu 5:
Phạm trù ngữ pháp là hệ thống của các ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được thể hiện bằng các hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng. Phạm trù ngữ pháp có thể được chia thành phạm trù hình thái và phạm trù cú pháp 1.
Trong tiếng Việt, phạm trù hình thái bao gồm các phạm trù như: ngôi, thời, thể, dạng, số, từ loại, tiểu loại từ. Trong số đó, phạm trù ngôi, thời, thể, dạng chỉ có ở động từ; phạm trù số chỉ có ở danh từ; phạm trù từ loại, tiểu loại từ có ở tất cả các từ loại