Dẫn luận cuối kỳ | Dẫn luận ngôn ngữ học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Dẫn luận cuối kỳ môn Dẫn luận ngôn ngữ học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Thông tin:
4 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Dẫn luận cuối kỳ | Dẫn luận ngôn ngữ học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Dẫn luận cuối kỳ môn Dẫn luận ngôn ngữ học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

35 18 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|45470709
DẪN LUẬN (CUỐI KÌ)
Câu 1: Nghĩa của từ là gì? Phân tích các thành phần nghĩa của từ? :
*Khái niệm từ:
- Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể dễ dàng tách ra khỏi chuỗi âm thanh lời
nói, có cấu trúc chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh với khả năng kết hợp thành cấu
trúc câu, lời nói để tạo ra những đơn vị thông báo. Ví dụ: người, nhà, nếu, sẽ,…
- Tính cách của từ: đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất, có khả năng vận dụng độc lập, tái
hiện tựdo trong lời nói, bối cảnh giao tiếp.
*Nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp:
- Là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị khi được sử dụng trong giao tiếp. Từ chia
thành nhiều loại theo chức năng đảm nhiệm trong giao tiếp, nên nghĩa của từ phụ thuộc
các loại chức năng khác nhau. Trong ngôn ngữ học hiện đại, người ta thường phân biệt
các thành phần nghĩa của từ gồm:
a) Nghĩa sở chỉ( nghĩa biểu vật) (Denotation) : là mối liên hệ giữa từ và đối tượng,
sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa s
chỉ. Vd: + Nghĩa biểu vật của từ “gáy” là để chỉ tiếng kêu của gà, vì từ này dùng cho loài
gà. + Nghĩa biểu vật của từ “tư duy”,” suy nghĩ”, “hi vọng”,”hoài bão” là chỉ hoạt
động tinh thần của người. Cũng vậy từ “mặt trăng” biểu thị hiện tượng thiên nhiên.
b) Nghĩa sở biểu( nghĩa biểu niệm) (Connotation): là quan hệ của từ với ý, tức là với
khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là
nghĩa sở biểu. Thuật ngữ “ý nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu.
- Nghĩa biểu niệm mang dấu ấn văn hóa của từng ngôn ngữ khác nhau, thể hiện
cách nhìnnhận khác nhau về sự vật, sự việc, hiện tượng trong hiện thực khách quan của
mỗi dân tộc nói những thứ tiếng khác nhau. Nghĩa biểu niệm bao gồm các nét nghĩa
(nghĩa vị), tức là các yếu tố ngữ nghĩa nhỏ hơn tạo thành. Các nét nghĩa này một phần
phản ánh các thuộc tính ngoài ngôn ngữ, một phần do cấu trúc ngôn ngữ quy định.
- Ví dụ: phân tích nghĩa biểu niệm của từ "che", ta sẽ thấy có một sự tiến lên về quá
trình nhận thức như sau:
"Che"
+Làm cho người khác không nhìn thấy. Vd: Che
mặt, che eo… (1)
+ Làm cho không bị tác động từ bên ngoài. Vd: Che
nắng, che mưa… (2).
+Bưng bít không cho người khác nhận ra khuyết điểm
VdĐược thủ trưởng che cho nên nó không việc gì (3).
Từ các nghĩa biểu niệm trên đây, khi đi vào thực tế, từ "che" còn có nhiều nghĩa khác
nhau,ta xét các ví dụ:
+ Khi cười, nó vẫn hay che miệng. (5)
+ Lấy tay che mặt trời. (6)
-> Trong ví dụ (5), từ "che" không được dùng với mục đích nhằm "không cho người ta
thấy" mà với nghĩa là ” thích làm duyên". Nghĩa này được phát triển từ nghĩa biểu niệm
(1). Còn từ "che" trong ví dụ (6) lại có nghĩa là " cố tình làm một việc vượt quá nhiều so
với sức mình". Đây là ý nghĩa được phát triển từ nghĩa biểu niệm (2).
lOMoARcPSD|45470709
*Cái sở chỉ và cái sở biểu của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên giữa chúng
vẫn có sự khác nhau lớn:
+ Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau.
+ Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau( ví dụ: cùng
một người có thể là mẹ, giáo viên, bác sĩ…)
c) Nghĩa sở dụng( nghĩa ngữ dụng) là quan hệ của từ với người sử dụng, thể hiện
thái độ, cảm xúc của người sử dụng.Vd: Các nét nghĩa biểu thái khác nhau của từ chết: từ
trần, lìa đời, toi mạng, nghẻo,…
d) Nghĩa kết cấu( nghĩa cấu trúc) : là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ
thống từ vựng.
- Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis)
và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá
trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định
được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ+ Nghĩa sở chỉ + sở biểu có quan hệ
với nhận thức hiện thực kết quả+ Nghĩa sở biểu được hình thành trên cơ sở phương tiện
ngôn ngữ có sẵn -> biện pháp NN thay đổi -> cái sở biểu thay đổi.
**Nghĩa kết cấu và sở dụng là quan trọng nhất**
Câu 2: Phân tích các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ ngữ( ẩn dụ, hoán dụ), lấy
dẫn chứng minh họa trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Câu 3: Trình bày những hiểu biết của anh( chị) về phương thức cấu tạo từ.
Câu 4: Trình bày những hiểu biết của anh( chị) về âm tiết tiếng Việt.
Câu 5: Phương thức ngữ pháp là gì? Có bao nhiêu phương thức ngữ pháp phổ biến
trong các ngôn ngữ? Hãy trình bày các phương thức ngữ pháp thường gặp trong
ngoại ngữ mà anh/chị biết.
*Phương thức ngữ pháp: là biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp, được sử dụng để cấu tạo hoặc biến đổi hình thái của từ.
- Ví dụ: trong tiếng Anh, phương thức phụ tố:
+ có thể được dùng để cấu tạo nên từ mới: Teach + er -> teacher, Sing + er -> singer.
+ Có thể được dùng để biến đổi hình thái của từ: look + ed -> looked, +s -> works.
*Tiếng Việt chỉ có phương thức hư từ, trật tự từ, lặp.
Câu 6: Phương thức ngữ pháp là gì? Hãy trình bày những phương thức ngữ pháp
có trong tiếng Việt.
*Phương thức ngữ pháp: là biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp, được sử dụng để cấu tạo hoặc biến đổi hình thái của từ.
*Tiếng Việt chỉ có phương thức hư từ, trật tự từ, lặp
Câu 7: Phạm trù ngữ pháp là gì? Hãy xác định trong ngoại ngữ bạn học có những
phạm trù ngữ pháp nào?
*Phạm trù ngữ pháp:
- Là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp, được thể hiện ở những dạng thức đối lập
nhau. Chẳng hạn, phạm trù số có 2 mặt đối lập nhau, đó là số ít và số nhiều. Phạm trù
thời có các mặt đối lập ở hiện tại, quá khứ, tương lai. Mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận
lOMoARcPSD|45470709
trong một phạm trù ngữ pháp được thể hiện bằng những dạng thức nhất định, đối lập với
các dạng thức thể hiện những ý nghĩa bộ phận còn lại.
Vd: Nghĩa ngữ pháp số ít tuy đối lập với số nhiều nhưng chúng đều là những ý nghĩa về
“số”, ta nói chúng là các nghĩa ngữ pháp cùng loại. Hai nghĩa ngữ pháp đối lập nhưng
cùng loại này trong tiếng Anh được biểu thị bằng phương thức phụ gia bằng hai dạng
thức đối lập nhau: box-boxes, stomach-stomachs.
*Muốn xác định trong một ngôn ngữ có phạm trù ngữ pháp hay không, chúng ta phải xác
định được hai điều kiện cần và đủ:
+ Phải có ít nhất 2 ý nghĩa ngữ pháp, bộ phận đối lập nhau đủ để tạo nên (loại) ý nghĩa
ngữ pháp khái quát chung (số ít, số nhiều).
+ Sự đối lập giữa các ý nghĩa ngữ pháp, bộ phận đó phải được thể hiện ra một cách có hệ
thống bằng những phương tiện ngữ pháp, phương thức ngữ pháp nhất định( thời hiện tại,
tương lai, quá khứ -> động từ chia khác nhau).
*Trong ngoại ngữ em đang học, tiếng Anh có 7 phạm trù ngữ pháp sau: Phạm trù số,
phạm trù cách, phạm trù ngôi, phạm trù thời, phạm trù thể, phạm trù thức, phạm trù dạng.
1/ Phạm trù số: có 3 phạm trù số tương ứng với 3 loại từ khác nhau: Số của danh từ, số
của tính từ, số của động từ.
a) Phạm trù số của danh từ: thể hiện sự phân biệt về số lượng các sự vật được danh từ gọi
tên. Vd: + “man”: người đàn ông, một sự vật trong lớp sự vật được gọi là “ đàn ông”.
+ “men”: những người đàn ông, một tập hợp sự vật trong lớp sự vật “đàn ông”. b) Phạm
trù số của tính từ: không có trong tiếng Anh.
c) Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hành động, trạng thái diễn tả ở
động từ với một hay nhiều sự vật. Số của động từ phải phù hợp với số của danh từ hay
đại từ làm chủ ngữ. Vd: These pen are green Số nhiều - số nhiều – số
nhiều.
2/ Phạm trù cách:
- Là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ
với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.
- Cách thường thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp phụ gia, hư từ, trật tự từ,
…- Tiếng Anh có 2 cách( cách chung, cách sở hữu). Trong đó, cách sở hữu được thể hiện
bằng hư từ -s.
Vd: The teacher ( giáo viên- cách chung)
The teacher’s ( của giáo viên- sở hữu cách).
Tuy nhiên, không phải hư từ nào cũng thể hiện cách.
3/ Phạm trù ngôi:
- Ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể của
hành động.
- Chủ thể của hành động có thể là: người nói( ngôi 1), người nghe( ngôi 2), người
hay vậtkhông tham gia đối thoại( ngôi 3).
- Trong tiếng Anh, ngôi của động từ được thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp
sau: + Thể hiện ngôi bằng phụ tố. Vd: She (he) eats candy (phụ tố -s chỉ ngôi thứ 3 số ít).
+ Thể hiện bằng trợ động từ to be (động từ đã hư hóa). Mang các ngôi khác nhau, trợ
động từ phải thay đổi căn tố.
lOMoARcPSD|45470709
Vd: I am singing (am- ngôi 1, số ít)
We are talking (are- ngôi 1, số nhiều).
+ Thể hiện bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ.
4/ Phạm trù thời:
- Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời
điểm phát ngôn hoặc thời điểm nói.
a) Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọi đó
là thời tuyệt đối. Về đại thể, phân biệt thành 3 thời:
+ Thời quá khứ, cho biết hành động diễn ra trước thời điểm phát ngôn.
Vd: I met her yesterday. ( Tôi đã gặp cô ta hôm qua).
+ Thời hiện tại: cho biết hành động đang diễn ra trong thời điểm phát ngôn.
Vd: I smell something burning. ( Tôi ngửi thấy có cái gì đó đang cháy).
+ Thời tương lai: cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn.
Vd: I’m sure he’ll come back. ( Tôi tin chắc rằng anh ấy sẽ quay lại).
5/ Phạm trù thể: là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian của hoạt
động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn..
Vd: She is speaking (thể tiếp diễn)
6/ Phạm trù thức: là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ giữa động từ với thực tế
khách quan và với người nói.
- Những thức thường gặp: thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện, thức tường
thuật.
- Chẳng hạn như thức tường thuật ( thức chỉ định) cho biết ý kiến của người nói khẳng
định hay phủ định sự tồn tại của hoạt động trong thực tế khách quan.
Vd: We studied these problems. ( Chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề ấy) -
Thức mệnh lệnh biểu thị mệnh lệnh, yêu cầu hoặc lời khuyên của người nói.
Vd: Go away!
7/ Phạm trù dạng: là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa người hoạt
động với chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp của động từ ấy.
- Có 2 dạng thức, đó là dạng chủ động và bị động.
| 1/4

Preview text:

DẪN LUẬN (CUỐI KÌ)

Câu 1: Nghĩa của từ là gì? Phân tích các thành phần nghĩa của từ? :

*Khái niệm từ:

  • Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể dễ dàng tách ra khỏi chuỗi âm thanh lời nói, có cấu trúc chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh với khả năng kết hợp thành cấu trúc câu, lời nói để tạo ra những đơn vị thông báo. Ví dụ: người, nhà, nếu, sẽ,…
  • Tính cách của từ: đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất, có khả năng vận dụng độc lập, tái hiện tựdo trong lời nói, bối cảnh giao tiếp.

*Nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp:

  • Là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị khi được sử dụng trong giao tiếp. Từ chia thành nhiều loại theo chức năng đảm nhiệm trong giao tiếp, nên nghĩa của từ phụ thuộc các loại chức năng khác nhau. Trong ngôn ngữ học hiện đại, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa của từ gồm:
  1. Nghĩa sở chỉ( nghĩa biểu vật) (Denotation) : là mối liên hệ giữa từ và đối tượng, sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ. Vd: + Nghĩa biểu vật của từ “gáy” là để chỉ tiếng kêu của gà, vì từ này dùng cho loài gà. + Nghĩa biểu vật của từ “tư duy”,” suy nghĩ”, “hi vọng”,”hoài bão” là chỉ hoạt động tinh thần của người. Cũng vậy từ “mặt trăng” biểu thị hiện tượng thiên nhiên.
  2. Nghĩa sở biểu( nghĩa biểu niệm) (Connotation): là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ “ý nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu.
  • Nghĩa biểu niệm mang dấu ấn văn hóa của từng ngôn ngữ khác nhau, thể hiện cách nhìnnhận khác nhau về sự vật, sự việc, hiện tượng trong hiện thực khách quan của mỗi dân tộc nói những thứ tiếng khác nhau. Nghĩa biểu niệm bao gồm các nét nghĩa (nghĩa vị), tức là các yếu tố ngữ nghĩa nhỏ hơn tạo thành. Các nét nghĩa này một phần phản ánh các thuộc tính ngoài ngôn ngữ, một phần do cấu trúc ngôn ngữ quy định.
  • Ví dụ: phân tích nghĩa biểu niệm của từ "che", ta sẽ thấy có một sự tiến lên về quá trình nhận thức như sau:

"Che"

+Làm cho người khác không nhìn thấy. Vd: Che

mặt, che eo… (1)

+ Làm cho không bị tác động từ bên ngoài. Vd: Che nắng, che mưa… (2).

+Bưng bít không cho người khác nhận ra khuyết điểm VdĐược thủ trưởng che cho nên nó không việc gì (3).

Từ các nghĩa biểu niệm trên đây, khi đi vào thực tế, từ "che" còn có nhiều nghĩa khác nhau,ta xét các ví dụ:

+ Khi cười, nó vẫn hay che miệng. (5)

+ Lấy tay che mặt trời. (6)

-> Trong ví dụ (5), từ "che" không được dùng với mục đích nhằm "không cho người ta thấy" mà với nghĩa là ” thích làm duyên". Nghĩa này được phát triển từ nghĩa biểu niệm (1). Còn từ "che" trong ví dụ (6) lại có nghĩa là " cố tình làm một việc vượt quá nhiều so với sức mình". Đây là ý nghĩa được phát triển từ nghĩa biểu niệm (2).

*Cái sở chỉ và cái sở biểu của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau lớn:

+ Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau.

+ Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau( ví dụ: cùng một người có thể là mẹ, giáo viên, bác sĩ…)

  1. Nghĩa sở dụng( nghĩa ngữ dụng) là quan hệ của từ với người sử dụng, thể hiện thái độ, cảm xúc của người sử dụng.Vd: Các nét nghĩa biểu thái khác nhau của từ chết: từ trần, lìa đời, toi mạng, nghẻo,…
  2. Nghĩa kết cấu( nghĩa cấu trúc) : là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng.
  • Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ+ Nghĩa sở chỉ + sở biểu có quan hệ với nhận thức hiện thực kết quả+ Nghĩa sở biểu được hình thành trên cơ sở phương tiện ngôn ngữ có sẵn -> biện pháp NN thay đổi -> cái sở biểu thay đổi.

**Nghĩa kết cấu và sở dụng là quan trọng nhất**

Câu 2: Phân tích các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ ngữ( ẩn dụ, hoán dụ), lấy dẫn chứng minh họa trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của anh( chị) về phương thức cấu tạo từ.

Câu 4: Trình bày những hiểu biết của anh( chị) về âm tiết tiếng Việt.

Câu 5: Phương thức ngữ pháp là gì? Có bao nhiêu phương thức ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ? Hãy trình bày các phương thức ngữ pháp thường gặp trong ngoại ngữ mà anh/chị biết.

*Phương thức ngữ pháp: là biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, được sử dụng để cấu tạo hoặc biến đổi hình thái của từ.

  • Ví dụ: trong tiếng Anh, phương thức phụ tố:

+ có thể được dùng để cấu tạo nên từ mới: Teach + er -> teacher, Sing + er -> singer.

+ Có thể được dùng để biến đổi hình thái của từ: look + ed -> looked, +s -> works. *Tiếng Việt chỉ có phương thức hư từ, trật tự từ, lặp.

Câu 6: Phương thức ngữ pháp là gì? Hãy trình bày những phương thức ngữ pháp có trong tiếng Việt.

*Phương thức ngữ pháp: là biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, được sử dụng để cấu tạo hoặc biến đổi hình thái của từ.

*Tiếng Việt chỉ có phương thức hư từ, trật tự từ, lặp

Câu 7: Phạm trù ngữ pháp là gì? Hãy xác định trong ngoại ngữ bạn học có những phạm trù ngữ pháp nào?

*Phạm trù ngữ pháp:

- Là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp, được thể hiện ở những dạng thức đối lập nhau. Chẳng hạn, phạm trù số có 2 mặt đối lập nhau, đó là số ít và số nhiều. Phạm trù thời có các mặt đối lập ở hiện tại, quá khứ, tương lai. Mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận trong một phạm trù ngữ pháp được thể hiện bằng những dạng thức nhất định, đối lập với các dạng thức thể hiện những ý nghĩa bộ phận còn lại.

Vd: Nghĩa ngữ pháp số ít tuy đối lập với số nhiều nhưng chúng đều là những ý nghĩa về

“số”, ta nói chúng là các nghĩa ngữ pháp cùng loại. Hai nghĩa ngữ pháp đối lập nhưng cùng loại này trong tiếng Anh được biểu thị bằng phương thức phụ gia bằng hai dạng thức đối lập nhau: box-boxes, stomach-stomachs.

*Muốn xác định trong một ngôn ngữ có phạm trù ngữ pháp hay không, chúng ta phải xác định được hai điều kiện cần và đủ:

+ Phải có ít nhất 2 ý nghĩa ngữ pháp, bộ phận đối lập nhau đủ để tạo nên (loại) ý nghĩa ngữ pháp khái quát chung (số ít, số nhiều).

+ Sự đối lập giữa các ý nghĩa ngữ pháp, bộ phận đó phải được thể hiện ra một cách có hệ thống bằng những phương tiện ngữ pháp, phương thức ngữ pháp nhất định( thời hiện tại, tương lai, quá khứ -> động từ chia khác nhau).

*Trong ngoại ngữ em đang học, tiếng Anh có 7 phạm trù ngữ pháp sau: Phạm trù số, phạm trù cách, phạm trù ngôi, phạm trù thời, phạm trù thể, phạm trù thức, phạm trù dạng. 1/ Phạm trù số: có 3 phạm trù số tương ứng với 3 loại từ khác nhau: Số của danh từ, số của tính từ, số của động từ.

a) Phạm trù số của danh từ: thể hiện sự phân biệt về số lượng các sự vật được danh từ gọi tên. Vd: + “man”: người đàn ông, một sự vật trong lớp sự vật được gọi là “ đàn ông”. + “men”: những người đàn ông, một tập hợp sự vật trong lớp sự vật “đàn ông”. b) Phạm trù số của tính từ: không có trong tiếng Anh.

c) Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hành động, trạng thái diễn tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Số của động từ phải phù hợp với số của danh từ hay đại từ làm chủ ngữ. Vd: These pen are green Số nhiều - số nhiều – số nhiều.

2/ Phạm trù cách:

  • Là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.
  • Cách thường thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp phụ gia, hư từ, trật tự từ,…- Tiếng Anh có 2 cách( cách chung, cách sở hữu). Trong đó, cách sở hữu được thể hiện bằng hư từ -s.

Vd: The teacher ( giáo viên- cách chung)

The teacher’s ( của giáo viên- sở hữu cách).

Tuy nhiên, không phải hư từ nào cũng thể hiện cách.

3/ Phạm trù ngôi:

  • Ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể của hành động.
  • Chủ thể của hành động có thể là: người nói( ngôi 1), người nghe( ngôi 2), người hay vậtkhông tham gia đối thoại( ngôi 3).
  • Trong tiếng Anh, ngôi của động từ được thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp sau: + Thể hiện ngôi bằng phụ tố. Vd: She (he) eats candy (phụ tố -s chỉ ngôi thứ 3 số ít). + Thể hiện bằng trợ động từ to be (động từ đã hư hóa). Mang các ngôi khác nhau, trợ động từ phải thay đổi căn tố.

Vd: I am singing (am- ngôi 1, số ít)

We are talking (are- ngôi 1, số nhiều).

+ Thể hiện bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ.

4/ Phạm trù thời:

  • Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc thời điểm nói.

a) Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọi đó là thời tuyệt đối. Về đại thể, phân biệt thành 3 thời:

+ Thời quá khứ, cho biết hành động diễn ra trước thời điểm phát ngôn.

Vd: I met her yesterday. ( Tôi đã gặp cô ta hôm qua).

+ Thời hiện tại: cho biết hành động đang diễn ra trong thời điểm phát ngôn.

Vd: I smell something burning. ( Tôi ngửi thấy có cái gì đó đang cháy).

+ Thời tương lai: cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn. Vd: I’m sure he’ll come back. ( Tôi tin chắc rằng anh ấy sẽ quay lại).

5/ Phạm trù thể: là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn..

Vd: She is speaking (thể tiếp diễn)

6/ Phạm trù thức: là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ giữa động từ với thực tế khách quan và với người nói.

  • Những thức thường gặp: thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện, thức tường thuật.
  • Chẳng hạn như thức tường thuật ( thức chỉ định) cho biết ý kiến của người nói khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hoạt động trong thực tế khách quan.

Vd: We studied these problems. ( Chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề ấy) - Thức mệnh lệnh biểu thị mệnh lệnh, yêu cầu hoặc lời khuyên của người nói.

Vd: Go away!

7/ Phạm trù dạng: là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa người hoạt động với chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp của động từ ấy.

  • Có 2 dạng thức, đó là dạng chủ động và bị động.