Bài tập điều kiện giới thiệu về văn hóa môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bài tập điều kiện giới thiệu về văn hóa môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Lưu luyến hương vị bát cháo lươn Nghệ An ngon trứ danh THÔNG TIN SINH VIÊN: -
HOÀNG KHÁNH NGÂN A5K72 KHOA NGỮ VĂN, MSV: 725601271 -
NGUYỄN HỒ QUYẾT A6K72 KHOA NGỮ VĂN, MSV: 725601336 1.GIỚI THIỆU:
Đất Nước Việt Nam trải dài từ Mục Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau,
mỗi một vùng miền đều có bản sắc riêng trong sản xuất, sinh hoạt và những
phong tục tập quán độc đáo tạo nên nét văn hóa riêng của cộng đồng các dân
tộc. Ngày nay khi cuộc sống phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng
cao hơn, ẩm thực nhờ đó cũng đi vào hoàn thiện và đa dạng hơn, vượt ra khỏi ăn
no mặc ấm để đạt đến ăn ngon mặc đẹp, ẩm thực không chỉ đơn giản mang giá trị
vật chất, mà xa hơn chính là mang yếu tố văn hóa, một thành tố văn hóa đậm đà cốt
cách tinh thần người Việt. Ở mỗi vùng miền trên đất nước có những món ăn khác
nhau gắn chặt với tâm thức của từng cộng đồng. Ăn uống phản ánh truyền thống
tập tục ở từng gia đình, cộng đồng và thường tập trung ở các phiên chợ quê, các thương cảng, trung tâm.
Cháo lươn là món ăn mang văn hóa ẩm thực đặc trưng của Nghệ Tĩnh. Trong đời
sống, món ăn tuy có mức giá bình dân nhưng đối với cả người dân xứ Nghệ hay
những du khách thì đây là một món ăn lạ miệng mà ai đã từng ăn qua thì không dễ
dàng quên được hương vị đậm đà, thơm ngon ấy. Đơn giản chỉ là những con lươn
đồng được bắt ngoài ruộng, củ nén, hành, … nhưng chính nó đã làm nên một màu
sắc văn hóa độc đáo cho Nghệ An, tô điểm thêm nền đa dạng ẩm thực của đất nước.
2. Khám phá món ăn đặc sản xứ nghệ - cháo lươn: a) Nguồn gốc:
Xứ Nghệ được biết đến là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt. Mùa hè thì nắng
gay gắt, mùa đông thì lạnh tái thịt, mỗi lần mưa lớn thì nước ngập khắp xóm
làng. Ở những đồng ruộng, ao hồ, sông suối, mương và trong khe đá…
thường không khó để có thể tìm thấy những con lươn đồng sinh sống ở đó.
Chính vì vậy, người dân đã tận dụng lợi nguồn cung này để chế biến ra món
tươi ngon, dinh dưỡng - cháo lươn.
Với sự cầu kỳ trong cách chế biến, nêm nếm hương vị đậm đà, từ đây lươn
đã được chế biến khéo léo để thành bát cháo lươn đặc biệt mà “không nơi
mô có được”. Người Nghệ An nấu cháo theo công thức gia truyền nhiều thế
hệ, cho ra bát cháo lươn sánh đều, tỏa lên mùi thơm nức.
Và từ lâu cháo lươn đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người dân
nơi đây, vừa là món ăn khoái khẩu của nhiều người, vừa có thể cung cấp giá
trị dinh dưỡng tuyệt vời. b) Nguyên liệu: -
Để làm nên món ăn ngon, mỗi nguyên liệu được đưa vào đều được lựa chọn
tỉ mỉ, gia giảm vào để tạo nên bát cháo lươn thơm ngon. Và đối với người con
xứ Nghệ, những nguyên liệu đó không chỉ là thành quả của quá trình lao
động vất vả, mà nó còn mang theo giá trị tinh thần, gắn bó với đời sống, tâm
thức mỗi người từ khi họ sinh ra, tựa như mỗi nguyên liệu đều mang trong
mình một linh hồn, một sứ mệnh của nó. -
Hành tăm - Đặc sản quý của người Ng hệ An
+ Hành tăm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, trong đó nhiều nhất là
tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hành tăm thuộc họ hành, thân thảo, củ có
kích thước nhỏ. Đặc biệt, củ hành tăm có hương thơm đặc trưng khiến nhiều
người ăn một lần là nhớ mãi, được người xứ Nghệ dùng nó thay thế như
hành củ ngoài Bắc, một số món đặc sản nếu thiếu nó sẽ giảm đi 1 nửa phần
ngon như: Cháo lươn, súp lươn và các món lươn đồng khác.
+Từ bao đời nay, người dân Nghệ An vẫn xem hành tăm như là món quà quý
mà thiên nhiên ban tặng. Bởi hành tăm không chỉ là gia vị thơm ngon mà còn
là vị thuốc quý chữa " bách bệnh".
→ Không chỉ là gia vị quý, Hành tăm còn được xem là thần dược. Theo Đông
Y, Hành tăm có tính nóng, vị cay, mùi hăng nồng, có tác dụng tiêu đờm, giảm
ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn, côn trùng cắn và ngộ độc chì. - Lươn đồng :
+ Xứ Nghệ vốn nổi tiếng là vùng đất lươn với loại lươn đồng mình thon, thịt
chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hẳn lươn ở xứ khác. Lươn ở đây được
đánh giá là có vị ngọt hơn so với lươn với các vùng khác do địa hình chiêm
trũng, quanh năm được phù sa bồi đắp.
+ Lươn được chế biến khéo léo dưới những bàn tay tài hoa của người đầu bếp
để có thể nấu nên bát cháo lươn ngon miệng, lươn không mổ bằng dao mà
dùng cật tre để rọc thịt lươn. Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà rất kỳ công.
+ Nhờ có nước ngọt nấu từ chính xương sống của con lươn nên cháo lươn
Nghệ An có vị ngọt rất riêng: đậm nhưng lại rất thanh, không thấy vị béo của
mỡ, khác hẳn với vị ngọt của cháo nấu từ thịt gà hay xương lợn. - Gạo
+ gạo để nấu cháo cũng được chọn kỹ lưỡng. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới
được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn. Sự kỳ công của công đoạn
ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không vón cục và
người nấu tuyệt đối không được dùng đũ để cháo không bị nát hay bị nồng. -
Ớt tươi, gừng, rau răm, hành lá, hành tím, tỏi. - Gia vị
: nước màu điều, nước mắm, đường, hạt nêm, ớt bột, mì chính. -
Có thể thêm xương ống lợn để hương vị nước dùng thêm đậm đà.
c) Công đoạn chế biến:
Để nấu được một nồi cháo lươn đậm đà thơm ngon là cả một kì công của người vào
bếp. Lươn sau khi làm sạch được ướp với nghệ, hành tăm, tiêu, ớt, sau đó đem
xào. Điều đặc biệt ở đây chính là bí quyết xào lươn của người dân bản xứ, lươn sau
khi xào không bị khô như những nơi khác, nhờ những bí quyết riêng mà lươn xứ
Nghệ sau khi xào xong vẫn rất mềm, ngọt, thấm đẫm vị thơm cay của hành, tiêu, ớt
và óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm thêm chút màu xanh của hành tăm, rau răm.
Công đoạn ninh cháo cũng được người dân bản xứ thực hiện rất công phu, nước
dùng để ninh cháo phải là nước súp được nấu từ xương lươn. Sau khi tách lấy thịt
lươn, người ta băm nhuyễn xương sống của lươn, cho vào nồi ninh lấy nước cốt rồi
lọc bỏ vụn xương. Nhờ có nước ngọt được nấu từ chính xương lươn nên cháo lươn
ở đây có vị thanh ngọt mà không bị béo ngầy. d) Thưởng thức :
Người Nghệ An thường dùng món vào bữa sáng. Cháo lươn Nghệ An nóng được
múc ra bát, rắc thêm ít hành lá phía bên trên trộn đều cùng với thịt lươn vàng ươm
rồi thưởng thức .Một bát cháo lươn nóng hổi, ăn khi vừa thức dậy không chỉ khơi
dậy và thỏa mãn vị giác mà còn cung cấp nguồn năng lượng cho ngày mới làm việc thêm hiệu quả.
Cháo lươn thường ăn kèm với bánh mỳ. Bánh mỳ ở đây không phải là bánh mỳ đơn
thuần mà phải được rán giòn, ăn ngay lúc nóng. Khi ăn chấm cùng nước súp nóng
hổi, dậy hương. Vị giòn giòn của miếng bánh mỳ quyện vào từng giọt súp ngọt đậm,
đã làm nên món cháo lươn đặc trưng, hấp dẫn.
Ngoài ra, súp lươn - món ăn được biến tấu từ cháo lươn cũng được ăn kèm với
bánh mỳ thế nhưng người xứ Nghệ vốn có tiếng với việc chế tác món ăn nên món
ăn kèm cũng có sự biến tấu. Thay bằng những ổ bánh mỳ khô, khách có thể gọi
thay bằng đĩa bánh mướt - ở miền Bắc chính là bánh cuốn. Hoặc món súp lươn
cũng được biến tấu từ cháo lươn, sau có miến lươn, lươn om,...
Trước lúc kịp no bụng, người ăn đã kịp no mắt với bát súp lươn óng ánh và đĩa
bánh mướt trắng trong. Khéo léo vắt một ít chanh, bát súp lươn mới thực sự hoàn chỉnh.
3. Ý nghĩa, giá trị :
a) Đối với vùng đất nghệ an và người dân xứ nghệ:
Món cháo lươn xứ Nghệ dù rất giản dị, chân phương bởi được nấu từ những
sản vật gần gũi của đồng đất Nghệ An nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng
cho vùng đất này, thành niềm nhớ, niềm thương của những người con xứ
Nghệ khi xa quê để rồi mỗi khi trở về chưa thưởng thức được bát cháo lươn
nóng hổi đậm đà với miếng bánh mỳ giòn tan là chưa trọn vẹn nỗi nhớ quê
đau đáu. Và cháo lươn cũng để lại ấn tượng khó phai của người khách có dịp
ghé qua miền Nghệ An nắng gió mà khi trở lại phải tìm ăn cháo lươn cho bằng được mà thôi.
Vị ngon của lươn Nghệ An không nằm trên đầu lưỡi mà lưu giữ về trái tim
của mỗi con người xứ nghệ. Cũng chính vì vậy, những người con xứ Nghệ
khi xa quê làm ăn đều mong muốn được trở về quê hương để tận hưởng
hương vị lươn qua mỗi món ăn đồng quê. Dù không quý hiếm như những cao
lương mỹ vị nhưng cháo lươn Nghệ An lại trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc
trưng cho vùng đất này. Có lẽ là sự giản dị, chân phương qua những nguyên
liệu gần gũi nhất, cách nấu kỳ công, mức độ phổ biến cao khiến cho món ăn
này in sâu trong ký ức của từng người con xứ Nghệ.
b) Đối với đất nước:
Món ăn Nghệ đã được biết đến và bước đầu khẳng định được thương hiệu
riêng .Người dân Nghệ đã đưa được nét văn hóa của quê nhà tới khoe sắc
với các vùng miền khác. Đặc biệt điển hình cho văn hóa vùng đất này là món
cháo lươn. Nó là nơi hội tụ của nhiều ý nét đẹp truyền thống làng quê Việt
Nam. Góp phần tô điểm thêm cho nền ẩm thực nước nhà nói riêng và văn
hóa đất nước nói chung.
Cháo lươn được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong 50
món ăn đặc sản nổi tiếng của nước ta. c) Quốc tế:
Cháo lươn cũng là món ăn được biết đến ở bạn bè quốc tế, đặc biệt là được
các nhà ẩm thực, đầu bếp đánh giá cao không chỉ bởi hương vị mà còn ở giá
trị dinh dưỡng tuyệt vời. Và cũng không khó hiểu khi súp lươn xứ Nghệ được
CNN bình chọn là "một trong 7 món ăn sáng ngon nhất thế giới".
“ Nhà sản xuất Beryl Shereshewsky của công ty truyền thông nổi tiếng Great Big Story
thuộc kênh truyền hình Mỹ CNN mới đây vừa giới thiệu súp lươn Nghệ An là 1 trong 7
món ăn sáng độc đáo trên thế giới. Trang web Great Big Story đưa súp lươn - cháo
lươn Nghệ An vào giới thiệu trong series bữa sáng trên toàn thế giới của mình. Món
ăn này khiến nhiều người e ngại nhưng cũng là bữa khoái khẩu của không ít người.
Súp lươn, cháo lươn Nghệ An xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khắp cả nước, phần nào
giúp người xứ Nghệ vơi bớt nỗi nhớ nhà. Không chỉ vậy, những du khách nước ngoài
đến Việt Nam cũng muốn "thử cảm giác mạnh" với món đặc sản trứ danh này.”
Dọc đường vô xứ Nghệ, nổi bật là những biển quảng cáo hấp dẫn, mời gọi.
Nào là cháo lươn, miến lươn và cả súp lươn nữa. Cũng có thực khách đã kịp
nhắn gửi: “ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Có về ăn cháo lươn với anh thì về”
4. NGUỒN THAM KHẢO: -
Hà Nội Mới: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1026832/cu- hanh-tam - Đặng Thị Lý:
http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3458/1/%C4%90%E1%BA%B7ng
%20Th%E1%BB%8B%20L%C3%BD%20t%C3%B3m%20t%E1%BA %AFt.pdf -
Đặc sản xứ nghệ: dacsanxunghe.vn - Facebook: Nghệ an 24h -
https://suadieuhoa.edu.vn/kham-pha-am-thuc-xu-nghe-qua-mon-chao-luon- nghe-an/ -
Blog Nghệ Ngữ : https://nghengu.vn/xu-nghe-trong-mat-ai/cach-nau-sup-luon-
nghe-an-ngon-tu-cong-thuc-nguoi-nghe-826.html