Bài tập giữa kì kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập giữa kì kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
Bài tập cá nhân giữa kỳ
Học phần :Kinh tế chính trị Mác- Lênin
Đề 2: Trình bày nguồn gốc, bản chất của tiền và nội dung của quy luật lưu thông
tiền tệ, từ đó giải thích nguyên nhân của hiện tượng lạm phát tiền giấy và giải
pháp để kiềm chế hiện tượng lạm phát tiền giấy.
1. Nguồn gốc của tiền tệ:
Tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản
phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao,từ hình thái giản đơn
đến hình thái phát triển cao nhất là hình thái tiền tệ.
-Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị 1m vải = 10kg thóc
+Hàng hóa vải là hình thái giá trị tương đối ( vì bản thân nó không thể tự nói
lên giá trị của mình mà phải thông qua hàng hóa thóc)
+Hàng hóa thóc đóng vai trò là vật ngang giá, đo lường và biểu thị giá trị hàng hóa vải.
-Hình thái đầy đầy đủ hay mở rộng của giá trị: 1m vải =10kg thóc =2 con gà =1 cái rìu =0.2 gam vàng
Khi phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất xuất hiện, tách chăn Khi phân
công lao động xã hôi lớn lần thứ nhất xuất hiện, tách chăn nuôi ra khỏi trồn trọt
việc trao đổi trở nên thường xuyên hơn. Một hàng hóa có thể đe so sánh với
nhiều hàng hóa khác, tức là giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử
dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung nhưng vẫn là trao
đổi trực tiếp hàng lấy hàng. -Hình thái giá trị chung: 1 cái áo =
10 đấu chè = 20 m^2 vải lOMoAR cPSD| 44820939 0.2 gam vàng =
Vào thời kỳ suy tàn của chế độ công xã nguyên thủy, những nhước điểm của
hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng càng thể hiện rõ nét. Trong quá trình trao
đổi hàng hóa, xuất hiện một nhu cầu là những người chủ hàng hóa phải tìm
được một loại hàng hóa nào mà được nhiều người ưa thích để đổi hàng hóa của
mình lấy hàng hóa đó. Sau đó, dùng hàng hóa ấy để đổi lấy thứ hàng hóa mà
mình cần. Như vậy việc trao đổi không còn là trực tiếp nữa, mà phải qua một bước trung gian.
- Hình thái tiền
- LLSX phát triển => phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai đẩy mạnh sự
phát triển sản xất và lưu thông hàng hóa giữa các vùng => yêu cầu phải có vật
ngang giá chung thống nhất giữa các vùng.
- Vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện
hình thái tiền thay thế cho hình thái giá trị chung (có nhiều hàng hóa đóng vai
trò này nhưng cuối cùng cố định ở vàng) 1 cái áo =
10 đấu chè = 0.2 gam vàng 20 mét vuông vải =
2. Bản chất của tiền tệ:
-Tiền tệ là hàng hóa vì tiền tệ có hai thuộc tính như các hàng hóa thông thường
khác, đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng
-Tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt vì ngoài giá trị sử dụng riêng, tiền tệ còn có
giá trị đặc biệt, có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hóa trong bất kì điều kiện
nào, thỏa mãn nhu cầu của con người.
-Tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, là
một hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả hàng hóa
khác. Tiền tệ phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
-Tiền tệ là vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung được hình thành từ hình
thái mở rộng và hình thái đơn giản. C.Mác chỉ rõ : " Hình thái đơn giản của
hàng hóa là mầm mống của hình thái tiền tệ"
3. Quy luật lưu thông tiền tệ: lOMoAR cPSD| 44820939
Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kỳ cần phải đưa vào
lưu thông một khối lượng tiền tệ thích hợp. Số lượng tiền cần cho lưu thông
hàng hoá được xác định theo một quy luật gọi là quy luật lưu thông tiền tệ. Vậy
quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
-Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông thì số lượng tiền cần
thiết cho lưu thông được xác định bằng công thức tổng quát: M= P.Q/V Trong đó:
M:số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định P:mức giá cả
Q: khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông
V: số vòng lưu thông của đồng tiền.
->Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả
hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Đây là quy luật lưu thông tiền tệ. Quy luật này có ý nghĩa chung cho mọi hình
thái kinh tế- xã hội có sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên
phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định: Trong đó :
PxQ: tổng giá cả hàng hóa
G1: tổng giá cả hàng hóa bán chịu
G2: tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
G3: tổng giá cả hàng hóa đến kì thanh toán
V: số vòng quay trung bình của tiền tệ
Nguyên lý của quy luật lưu thông tiền tệ: lOMoAR cPSD| 44820939
+ Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hóa
quyết định. Tiền đại diện cho người mua, hàng đại diện cho người bán. Lưu
thông tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với tiền-hàng, mua-bán, giá cả- tiền tệ.
+ Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế tiền tệ,
quyết định cơ chế lưu thông tiền tệ. Bên cạnh đó, cơ chế lưu thông tiền tệ còn
phụ thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý kim loại quý, cơ chế kinh
doanh tiền của ngân hàng…quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu làm giá
hàng hoá vận động, xoay quanh giá trị, thoát ly khỏi giá trị thì quy luật lưu
thông tiền tệ là quy luật giữ mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền.
4. Nguyên nhân của hiện tượng lạm phát tiền
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời
gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô. Theo đó, ở
một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn
vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua được
một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền; tức là mối
quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá trị của tiền và giá cả hàng hóa.
Có những nguyên nhân gây ra lạm phát như sau:
Lạm phát do cầu kéo:
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt
hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn
đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự
tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Ví dụ: ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt
lợn tăng, giá nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình.
Lạm phát do chi phí đẩy:
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu
vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng
chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm
cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh
tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
Ví dụ: Chiến tranh Nga và Ukraine làm cho nguồn cung cấp của thế giới bị đảo
lộn giá các mặt hàng nông sản tăng và các mặt hàng khác như sắt, thép,kim loại,
xây dựng,... đều leo thang. lOMoAR cPSD| 44820939
Lạm phát do cầu thay đổi:
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng
cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc
quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể
giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không
giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là
mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. Ví dụ :
+Kì vọng về lạm phát tiền lương tăng=>tổng cung giảm +Kỳ
vọng về lạm phát làm kỳ vọng giá cả tăng => tổng cầu tăng Lạm
phát tiền tệ:
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung
ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với
ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước
làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm
phát. Đây cũng chính là nguyên nhân mà chính sách tiền tệ hướng đến để khắc
phục, khống chế lạm phát.
5. Giải pháp khắc phục lạm phát
a.Những biện pháp tình thế
Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm
phát”, trên cơ sở áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp
này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình hình siêu lạm phát.
-Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông
+Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội
+Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc : Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào
thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau.
+Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế
các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để
chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền
vào ngân hàng nhiều hơn. lOMoAR cPSD| 44820939
+Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng
từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
+Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
+Giảm chi ngân sách : Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
+Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã
hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
-Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông
+Khuyến khích tự do mậu dịch +Giảm thuế
+Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
-Đi vay viện trợ nước ngoài -Cải cách tiền tệ
b.Những biện pháp chiến lược:
Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của
đất nước, làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững.
Các biện pháp chiến lược thường được áp dụng:
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá.
+ Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực
hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên
của ghân sách Nhà nước trên cơ sở đó giảm bội chi ngân sách Nhà nước.
+ Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước một cách hợp
lý, chống thất thu, đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước.