Bài tập giữa kì | Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Bài tập giữa kì" là một phần quan trọng của quá trình học môn "Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, sinh viên sẽ thực hiện các bài tập có tính toán, phân tích, hoặc thảo luận giữa giai đoạn giữa kỳ học.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (XH&NV-ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhận thức của bản thân về vấn đề vận dụng tư tưởng HCM để xây dựng nguồn lực con
người của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. -
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là một
vấn đề cần thiết, cấp bách trong xã hội. Có thể xem đây là vấn đề then chốt để giúp đất
nước phát triển và bền vững. Chủ tịch HCM là một tấm gương sáng cùng với tư tưởng của
Bác soi đường chỉ lối đúng đắn cho thế hệ trẻ của chúng ta. Người đã khẳng định rằng đạo đức
cần phải tu dưỡng suốt đời, các thế hệ từ già trẻ, lớn bé phải luôn trau dồi từ nhân cách, đạo
đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, tâm hồn, trách nhiệm đối với xã hội, nghĩa vụ của công
dân để đáp ứng được nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Điều này đặc biệt quan trọng và
cần thiết trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế như hiện nay. Và cũng như trong Đại hội Đảng
lần thứ VI khẳng định: “Phát triển, nâng cao nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lực chất lượng
cao và coi đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.”
1. Tư tưởng HCM về nguồn nhân lực : -
C.Mác cho rằng, con người phát triển toàn diện là nấc thang tất yếu, là kết quả hiển nhiên
của sự nghiệp giải phóng và phát triển con người do giai cấp công nhân khởi xướng và lãnh
đạo. Vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú
trọng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong tác phẩm Đường Kách
mệnh, Người đã nhấn mạnh đến 23 điều về “tư cách người cách mạng”, bao gồm toàn bộ
phẩm chất, năng lực cần có của người cách mạng. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ
thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
- Ngay từ những ngày hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã có nhận thức sâu sắc về con người
và nhân tố con người. Ở Hồ Chí Minh, khái niệm con người luôn luôn được nhắc đến như một
mục tiêu thiêng liêng và cao cả của sự nghiệp cách mạng mà cả cuộc đời Người hằng theo
đuổi. Tư tưởng về con người, về việc giải phóng và phát triển con người, coi con người là nhân
tố quyết định thành công của cách mạng luôn quán xuyến trong tư duy, đường lối và phương
pháp lãnh đạo cách mạng của Hồ chí Minh.
- Xác định được mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội, trên cương vị lãnh đạo của mình, Hồ
Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người và chủ nghĩa xã
hội là con đường phát triển tất yếu của đất
nước. Do đó, Người yêu cầu: “Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có người xã hội chủ nghĩa. Muốn có
người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”. Những con người xã hội chủ nghĩa
trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là những con người mới, những con người từ thân phận
nô lệ vì mất nước vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ sự phát triển của đất nước độc lập, tự do.
Họ có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 41487147
- Với bất cứ một quốc gia nào thì vấn đề con người và nguồn lực con người luôn giữ vị trí quan
trọng. Đây là nhân tố có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sự
phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong đường lối lãnh đạo, Đảng xác định: “Chúng ta
cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của
mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh quốc gia… Con người
phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức là nguồn động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội”(13). 2. Vận dụng:
- Trong tiến trình hội nhập theo xu thế phát triển chung toàn cầu, công cuộc đổi mới gắn liền với
đường lối đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước Việt Nam muốn phát triển
nhanh, mạnh và bền vững thì đòi hỏi nguồn lực con người phải bảo đảm được cả yêu cầu về
chất lượng cũng như số lượng. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng của Người về bản chất con người xã hội chủ nghĩa nói riêng, ngoài công tác đẩy mạnh
việc giáo dục đạo đức cho nhân tố con người Việt Nam, coi trọng, bồi dưỡng và tôn vinh nhân
tài vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia” thì cần coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn lực
con ngươi gắn liền với Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Bởi vì, chỉ có phát triển giáo
dục, đào tạo mới nâng cao chất lượng dân trí, đào tạo được nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
trang bị chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa, đạo đức, ý thức kỷ luật lao động cho con người…
- Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao thì
phải coi trọng công tác giáo dục, đào tạo và khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu như sinh thời Hồ Chí Minh vẫn thường nhấn mạnh.
Do đó, để đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực con người với các tiêu chí đặt ra thì phải đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa; đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ thuật thực hành.
- Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục,
mở rộng các hình thức đào tạo và thực hiện tốt yêu cầu bình đẳng về cơ hội học tập và các
chính sách xã hội trong giáo dục; Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm phát
huy tính tích cực và chủ động của con người v.v…
- Các trường chuyên nghiệp và đại học tập trung đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận
công nghệ tiên tiến như trong Cương lĩnh phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng ta xác định
phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển
nhanh và bền vững. Do đó, giáo dục và đào tạo phải bảo đảm tập trung đào tạo đội ngũ nhân
lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đáp ứng được cả 2 tiêu chí đại trà và chuyên sâu, cả
số lượng và chất lượng. 3. Kết luận:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu mang tính quy luật phổ biến để xây
dựng đất nước giàu mạnh. Quá trình này đòi hỏi bước chuyển về chất lOMoAR cPSD| 41487147
của xã hội nhất là ở nước ta chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công
nghiệp đòi hỏi phải có sự nỗ lực về trí tuệ, kỹ năng, bản lĩnh của cả dân tộc. Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa vào chiến lược nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện đảm bảo để đất
nước Việt Nam phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.