Bài tập giữa kì ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí. Khảo sát  những lỗi ngôn từ (chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và phong cách) trên các loại hình  báo chí hiện nay. chuẩn mực ngôn ngữ là cái được công nhận là đúng cà phổ biến nhất trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
9 trang 6 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập giữa kì ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí. Khảo sát  những lỗi ngôn từ (chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và phong cách) trên các loại hình  báo chí hiện nay. chuẩn mực ngôn ngữ là cái được công nhận là đúng cà phổ biến nhất trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

13 7 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP GIỮA
MÔN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ tên
MSV
Nguyễn Thị Minh Trang
2055280042
Hoàng Phúc
2055320035
Vương Ngọc Tâm
2055280037
Phạm Hương Mai
2256060023
Trương Bảo Ngọc
2256060027
CÂU HỎI
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ
báo chí.
Câu 2: Khảo sát những lỗi ngôn từ (chữ viết, từ vựng, ngữ pháp phong
cách) trên các loại hình báo chí hiện nay.
CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ
báo chí.
Trước hết, chuẩn mực ngôn ngữ cái được công nhận đúng phổ biến
nhất trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, toàn bộ phương tiện ngôn
ngữ các quy tắc sử dụng ngôn ngữ được mọi người thừa nhận được coi
đúng, khuôn mẫu, quy ước trong 1 hội nhất định trong 1 thời đại nhất
định
Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí: chuẩn mực được nhà báo dùng để truyền tải
thông tin trong các tác phẩm báo chí
Yêu cầu của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí: phải chuẩn, trong đó chuẩn
đúng, phù hợp phải được công chúng thừa nhận
VD: Chuẩn phong cách, chuẩn chính tả
Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:
- Trên phương diện chữ viết: phải đúng chính tả
+ Về các quy tắc phân biệt phụ âm, nguyên âm
+ Viết hoa tu từ, tên riêng, tên địa danh
+ Viết tên riêng nước ngoài: nguyên dạng hoặc chuyển tự
- Trên phương diện từ vựng:
+ Dùng từ đúng âm thanh, hình thức cấu tạo
+ Dùng từ hợp phong cách
+ Tránh dùng từ sáo rỗng
+ Tránh dùng từ thừa gặp lại
+ Dùng từ phải đúng nghĩa (Chỉ đúng hiện thực khách quan cần nói
tới, đúng khái niệm cần diễn đạt
- Trên phương diện ngữ pháp
+ Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp
+ Câu phải phù hợp với logic duy, phản ánh đúng thực tế khách
quan, không vi phạm quan hệ đối lập, không vi phạm quan hệ đối
xứng
+ Câu không hồ về nghĩa
- Trên phương diện phong cách:
+ Dùng phong cách khác vào phong cách báo chí (nghệ thuật, văn
hóa,...)
Câu 2: Khảo sát những lỗi ngôn từ (chữ viết, từ vựng, ngữ pháp phong
cách) trên các loại hình báo chí hiện nay.
Hiện nay, các lỗi ngôn từ vẫn thường xuyên được bắt gặp trên các loại hình báo
chí hiện nay, phần lớn do sự chủ quan đến từ các phóng viên nhà báo, thiếu sự
kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi đăng bài 1 số trang báo còn chú trọng chạy
theo số lượng bài viết không chú trọng chất lượng, phần còn lại do các lỗi
về định dạng của các trang web, trang báo. Chủ yếu các lỗi ngôn từ thường xuất
hiện trên các báo mạng điện tử do yếu tố cần cập nhật nhanh liên tục cho
nên nhiều bài báo còn chưa được kiểm duyệt kỹ lưỡng.
dụ:
- Trên phương diện chữ viết:
Ngày 06/01/2024 vừa qua, Báo Nhân dân đăng tải 1 bài báo về du lịch với
tiêu đề Hội An, thủ đô Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chinh phục du
khách của Tripadvisor”. Ngay tiêu đề, nhà báo đã viết sai tên riêng “thủ đô
Nội” => Phải sửa lại thành “Thủ đô Nội” đây trường hợp viết hoa đặc biệt
Hội An, thủ đô Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chinh phục du khách của Tripadvisor (nhandan.vn)
Ngoài ra, tương tự như bài báo của Báo Nhân dân, một bài báo của Báo Pháp
luật vừa đăng vào tuần trước cũng gặp lỗi tương tự với “quận 1” => Phải sửa lại
“Quận 1” đây danh từ chung chỉ đơn vị hành chính
Cuối tuần này, cấm xe lưu thông trên đường Duẩn, quận 1 | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh (plo.vn)
Hay trong một phóng sự của VTV24 được đăng tải lên youtube vào khoảng 1
năm trước. Tiêu đề của video đã mắc lỗi khi không viết hoa tên riêng của địa
danh “hà nội” => Phải sửa lại thành “Hà Nội”
Yêu nội trồng một cái cây | VTV24 (youtube.com)
- Trên phương diện từ vựng:
Vào ngày 8/12/2020, Báo Việt Nam Net đăng tải 1 bài báo về thông tin
truyền thông, AI sẽ được ứng dụng vào chuẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện
Việt Nam” nhà báo đã sử dụng sai từ “chuẩn đoán” thay vào đó phải sửa lại
“chẩn đoán”
AI sẽ được ứng dụng vào chuẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện Việt Nam (vietnamnet.vn)
Ngoài ra vào ngày 22/11/2011, Báo Dân T đã đăng tải 1 bài báo về kinh
doanh, Kinh doanh taxi tại Nội: Manh mún bát nháo” nhà báo đã sử
dụng những từ ngữ gây khó hiểu không phù hợp với đại chúng “manh
mún” “bát nháo”
Kinh doanh taxi tại Nội: Manh mún bát nháo | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
Trong bản tin Chuyển Động 24h trưa ngày 6/8/2021 VTV đã để lọt lỗi chính tả
bản khi lên sóng, trong phần về Phòng chống dịch Covid-19, BTV Hữu T
đã trình bày các thông tin mới về diễn biến dịch bệnh. Để việc minh họa được
ràng, nam BTV còn sử dụng hình ảnh tái hiện lại hình tháp 5 tầng điều trị
bệnh nhân tại TP.HCM. Tuy nhiên trong hình ảnh VTV chiếu lên đã xuất
hiện từ “triệu trứng” từ viết đúng phải “triệu chứng”
Vào năm 2015, VTV cũng gặp trường hợp tương tự khi tiêu đề của bản tin
Tìm kinh phí cho trẻ ngộ độc “trì” => Sửa lại “chì”
- Trên phương diện ngữ pháp:
Vào trưa ngày 26/03/2024 hôm nay, Báo Tiền phong cũng lên 1 bài báo với tiêu
đề ‘Sống chung’ với hạn, mặn vùng ĐBSCL” đây tiêu đề đang chỉ ngắt
giữa câu từ đó, người đọc sẽ đọc nhầm thành “Sống chung với hạn” “mặn
vùng ĐBSCL” khiến cho câu văn bị hồ về nghĩa
‘Sống chung’ với hạn, mặn vùng ĐBSCL (tienphong.vn)
Hay dụ với bài báo của Z News dưới đây, cũng khiến cho người đọc cảm thấy
khó hiểu, khi không ngắt nghỉ câu cho tiêu đề => Người đọc sẽ đọc thành “Em
trai của chủ nhà tử vong cùng hai con / bỏng nặng” trong khi, ý của tác giả
“Em trai của chủ nhà tử vong / cùng 2 con bỏng nặng”
Em trai của chủ nhà tử vong cùng 2 con bỏng nặng - Đời sống - ZNEWS.VN
Ngoài ra, trong tờ báo của Đại đoàn kết, nhà báo đã viết tắt cụm
“TDĐKXDĐSVHƠKDC” cũng đã khiến cho người đọc nhiều khó khăn trong
việc dịch nghĩa.
- Trên phương diện phong cách:
Những lỗi sai phổ biến trên phương diện phong cách do nhiều khi người viết
bị nhầm lẫn phong cách sinh hoạt đời thường, nghệ thuật văn hóa vào phong
cách ngôn ngữ báo chí
Tuy nhiên bọn em vẫn chưa dụ cụ thể về lỗi sai của phương diện này
| 1/9

Preview text:

BÀI TẬP GIỮA KÌ
MÔN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Nhóm sinh viên thực hiện: Họ và tên MSV Nguyễn Thị Minh Trang 2055280042 Lê Hoàng Phúc 2055320035 Vương Ngọc Tâm 2055280037 Phạm Hương Mai 2256060023 Trương Bảo Ngọc 2256060027 CÂU HỎI
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: Khảo sát những lỗi ngôn từ (chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và phong
cách) trên các loại hình báo chí hiện nay. CÂU TRẢ LỜI
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí.
Trước hết, chuẩn mực ngôn ngữ là cái được công nhận là đúng cà phổ biến
nhất trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, là toàn bộ phương tiện ngôn
ngữ và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ được mọi người thừa nhận và được coi là
đúng, là khuôn mẫu, quy ước trong 1 xã hội nhất định và trong 1 thời đại nhất định
Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí: là chuẩn mực được nhà báo dùng để truyền tải
thông tin trong các tác phẩm báo chí
Yêu cầu của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí: là phải chuẩn, trong đó chuẩn là
đúng, phù hợp và phải được công chúng thừa nhận
VD: Chuẩn phong cách, chuẩn chính tả
Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí:
- Trên phương diện chữ viết: phải đúng chính tả
+ Về các quy tắc phân biệt phụ âm, nguyên âm
+ Viết hoa tu từ, tên riêng, tên địa danh
+ Viết tên riêng nước ngoài: nguyên dạng hoặc chuyển tự
- Trên phương diện từ vựng:
+ Dùng từ đúng âm thanh, hình thức cấu tạo + Dùng từ hợp phong cách
+ Tránh dùng từ sáo rỗng
+ Tránh dùng từ thừa và gặp lại
+ Dùng từ phải đúng nghĩa (Chỉ đúng hiện thực khách quan cần nói
tới, đúng khái niệm cần diễn đạt
- Trên phương diện ngữ pháp
+ Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp
+ Câu phải phù hợp với logic tư duy, phản ánh đúng thực tế khách
quan, không vi phạm quan hệ đối lập, không vi phạm quan hệ đối xứng
+ Câu không mơ hồ về nghĩa
- Trên phương diện phong cách:
+ Dùng phong cách khác vào phong cách báo chí (nghệ thuật, văn hóa,...)
Câu 2: Khảo sát những lỗi ngôn từ (chữ viết, từ vựng, ngữ pháp và phong
cách) trên các loại hình báo chí hiện nay.
Hiện nay, các lỗi ngôn từ vẫn thường xuyên được bắt gặp trên các loại hình báo
chí hiện nay, phần lớn là do sự chủ quan đến từ các phóng viên nhà báo, thiếu sự
kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi đăng bài và 1 số trang báo còn chú trọng chạy
theo số lượng bài viết mà không chú trọng chất lượng, phần còn lại là do các lỗi
về định dạng của các trang web, trang báo. Chủ yếu các lỗi ngôn từ thường xuất
hiện ở trên các báo mạng điện tử do yếu tố cần cập nhật nhanh và liên tục cho
nên nhiều bài báo còn chưa được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Ví dụ:
- Trên phương diện chữ viết:
Ngày 06/01/2024 vừa qua, Báo Nhân dân có đăng tải 1 bài báo về du lịch với
tiêu đề “Hội An, thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chinh phục du
khách của Tripadvisor”. Ngay ở tiêu đề, nhà báo đã viết sai tên riêng “thủ đô Hà
Nội” => Phải sửa lại thành “Thủ đô Hà Nội” đây là trường hợp viết hoa đặc biệt
Hội An, thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chinh phục du khách của Tripadvisor (nhandan.vn)
Ngoài ra, tương tự như bài báo của Báo Nhân dân, một bài báo của Báo Pháp
luật vừa đăng vào tuần trước cũng gặp lỗi tương tự với “quận 1” => Phải sửa lại
là “Quận 1” vì đây là danh từ chung chỉ đơn vị hành chính
Cuối tuần này, cấm xe lưu thông trên đường Lê Duẩn, quận 1 | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh (plo.vn)
Hay trong một phóng sự của VTV24 được đăng tải lên youtube vào khoảng 1
năm trước. Tiêu đề của video đã mắc lỗi khi không viết hoa tên riêng của địa
danh “hà nội” => Phải sửa lại thành “Hà Nội”
Yêu hà nội là trồng một cái cây | VTV24 (youtube.com)
- Trên phương diện từ vựng:
Vào ngày 8/12/2020, Báo Việt Nam Net có đăng tải 1 bài báo về thông tin và
truyền thông, “AI sẽ được ứng dụng vào chuẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện
Việt Nam” nhà báo đã sử dụng sai từ “chuẩn đoán” thay vào đó phải sửa lại là “chẩn đoán”
AI sẽ được ứng dụng vào chuẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện Việt Nam (vietnamnet.vn)
Ngoài ra vào ngày 22/11/2011, Báo Dân Trí đã đăng tải 1 bài báo về kinh
doanh, “Kinh doanh taxi tại Hà Nội: Manh mún và bát nháo” nhà báo đã sử
dụng những từ ngữ gây khó hiểu và không phù hợp với đại chúng là “manh mún” và “bát nháo”
Kinh doanh taxi tại Hà Nội: Manh mún và bát nháo | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
Trong bản tin Chuyển Động 24h trưa ngày 6/8/2021 VTV đã để lọt lỗi chính tả
cơ bản khi lên sóng, trong phần về Phòng chống dịch Covid-19, BTV Hữu Trí
đã trình bày các thông tin mới về diễn biến dịch bệnh. Để việc minh họa được
rõ ràng, nam BTV còn sử dụng hình ảnh tái hiện lại mô hình tháp 5 tầng điều trị
bệnh nhân tại TP.HCM. Tuy nhiên trong hình ảnh mà VTV chiếu lên đã xuất
hiện từ “triệu trứng” mà từ viết đúng phải là “triệu chứng”
Vào năm 2015, VTV cũng gặp trường hợp tương tự khi tiêu đề của bản tin là
Tìm kinh phí cho trẻ ngộ độc “trì” => Sửa lại là “chì”
- Trên phương diện ngữ pháp:
Vào trưa ngày 26/03/2024 hôm nay, Báo Tiền phong cũng lên 1 bài báo với tiêu
đề “ ‘Sống chung’ với hạn, mặn vùng ĐBSCL” ở đây tiêu đề đang chỉ ngắt ở
giữa câu từ đó, người đọc sẽ đọc nhầm thành “Sống chung với hạn” và “mặn
vùng ĐBSCL” khiến cho câu văn bị mơ hồ về nghĩa
‘Sống chung’ với hạn, mặn vùng ĐBSCL (tienphong.vn)
Hay ví dụ với bài báo của Z News dưới đây, cũng khiến cho người đọc cảm thấy
khó hiểu, khi không ngắt nghỉ câu cho tiêu đề => Người đọc sẽ đọc thành “Em
trai của chủ nhà tử vong cùng hai con / bỏng nặng” trong khi, ý của tác giả là
“Em trai của chủ nhà tử vong / cùng 2 con bỏng nặng”
Em trai của chủ nhà tử vong cùng 2 con bỏng nặng - Đời sống - ZNEWS.VN
Ngoài ra, trong tờ báo của Đại đoàn kết, nhà báo đã viết tắt cụm
“TDĐKXDĐSVHƠKDC” cũng đã khiến cho người đọc nhiều khó khăn trong việc dịch nghĩa.
- Trên phương diện phong cách:
Những lỗi sai phổ biến trên phương diện phong cách là do nhiều khi người viết
bị nhầm lẫn phong cách sinh hoạt đời thường, nghệ thuật văn hóa vào phong cách ngôn ngữ báo chí
Tuy nhiên bọn em vẫn chưa có ví dụ cụ thể về lỗi sai của phương diện này