-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập môn Ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Có thể nói, với sức ảnh hưởng lớn mạnh đến nền văn hoá đại chúng, Taylor Swift là một cái tên luôn được săn đón. Đặc biệt hơn là trong bối cảnh khái niệm “du lịch concert” ngày càng phổ biến. là trải nghiệm du lịch kết hợp cùng thưởng thức buổi biểu diễn âm nhạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Ngôn ngữ báo chí 20 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập môn Ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Có thể nói, với sức ảnh hưởng lớn mạnh đến nền văn hoá đại chúng, Taylor Swift là một cái tên luôn được săn đón. Đặc biệt hơn là trong bối cảnh khái niệm “du lịch concert” ngày càng phổ biến. là trải nghiệm du lịch kết hợp cùng thưởng thức buổi biểu diễn âm nhạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Ngôn ngữ báo chí 20 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI TẬP MÔN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
“Thực hiện một tác phẩm bình luận báo chí.
(Hình thức: Báo mạng điện tử)”
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Vân Anh
Lớp: Báo Mạng điện ử t K4 2 Lớp tín c ỉ h : PT03801_K42_2 Thành viên nhóm: Vũ Hoàng Mai - 225607002 6 Dương Linh Chi - 225607000 6
Lê Thiên Hương - 225607001 5
Phan Vũ Mộc Miên - 225607002 6 Đặng Gia ả B o N ọ g c – 225607002 9 Năm học: 2023 - 2024 .
“Tranh giành” Taylor Swift
Taylor Swift đã hoàn thành 6 đêm biểu diễn từ ngày 2-9/3 tại Singapore với
300.000 vé được bán sạch. Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cô nàng không chỉ tác
động đến nền âm nhạc thế giới mà còn mang đến lợi ích kinh tế vượt bậc.
Vì sao các quốc gia “tranh nhau" để sở hữu Taylor Swift?
Ảnh 1: Ban tổ chức đã phải mở thêm 3 đêm biểu diễn tại Singapore dưới nhu cầu
quá lớn của khán giả muốn xem Taylor Swift trình diễn. (Ảnh: taylorswift.com/tour)
Theo tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, chuyến lưu diễn The Eras Tour của
Taylor Swift đã vượt mốc 1 tỷ USD doanh thu, trở thành chuyến lưu diễn âm nhạc
có doanh thu cao nhất trong lịch sử. Với mục đích quảng bá cho tất cả các album
trong sự nghiệp của mình, The Eras Tour kéo dài từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2024
và là chuyến lưu diễn có quy mô rộng nhất của nữ ca sĩ từ trước đến nay, với 151
buổi diễn trên 5 lục địa.
Có thể nói, với sức ảnh hưởng lớn mạnh đến nền văn hoá đại chúng, Taylor
Swift là một cái tên luôn được săn đón. Đặc biệt hơn là trong bối cảnh khái niệm “du
lịch concert” ngày càng phổ biến. Tức là trải nghiệm du lịch kết hợp cùng thưởng
thức buổi biểu diễn âm nhạc. Điều này tôi có thể lý giải bởi sau đại dịch COVID-19,
khi mà nền kinh tế vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục và ảnh hưởng của sự phải né
tránh đám đông trong thời gian dài. Các sự kiện âm nhạc trực tiếp (hay còn gọi là
concert) vô hình chung trở thành động lực để mọi người muốn ra khỏi nhà và đi du lịch.
Một người bạn của tôi, có “thâm niên" là fan hâm mộ lâu năm của Taylor
Swift, chia sẻ lại với tôi về chuyến hành trình đầy “gian nan" để sở hữu tấm vé tham
dự The Eras Tour tại Singapore. Đối với những tên tuổi như Taylor Swift, không
phải cứ có tiền là mua được vé. Việt An, bạn tôi đã lên kế hoạch cho chuyến đi tới
Singapore từ tận tháng 6 năm ngoái, đến hôm mở bán vé trên web thậm chí còn xin
nghỉ cả làm mà chuyên tâm “săn vé” cho bằng được. Lúc đó, tôi hiểu ra rằng những
“chuyến du lịch concert” như vậy hoàn toàn có khả năng làm thay đổi khái niệm về
du lịch từ trước đến nay đối với nhiều người. Xuất phát từ niềm yêu thích đối với
nghệ sĩ của mình, những fan hâm mộ và dưới một góc độ nào khác chính là khách
du lịch, hoàn toàn sẵn sàng chi trả những thứ cao hơn rất nhiều so với bình thường
với một trạng thái tự nguyện và thỏa mãn.
Ảnh 2: Việt An đã chấp nhận mua giá vé máy bay đến Singapore cao hơn 2 lần so
với bình thường để có thể gặp thần tượng của mình. (Ảnh: Việt An).
Một chuyến “du lịch concert” thường đi kèm theo nhiều chi phí khác ngoài
tiền vé xem ca nhạc như là bao gồm vé máy bay, chi phí khách sạn, ăn uống, đi lại,
mua sắm,... Hè năm ngoái, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố một nghiên
cứu cho thấy hai đêm diễn của Taylor Swift đã đóng góp 140 triệu USD vào GDP
của bang Colorado nhờ vào sự tiêu dùng của khán giả. Con số ấn tượng đến nỗi các
chuyên gia đã nhìn nhận hiện tượng này như một học thuyết kinh tế - Swiftonomics.
Singapore đã rất nhanh chóng nhìn ra tiềm năng to lớn của loại hình du lịch này với
khả năng phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.
Ảnh 3: Từ tháng 1 đến tháng 4/2024, Singapore đã đón hơn 900.000 nghìn khán
giả chỉ với mục đích xem các đêm biểu diễn ca nhạc.
Ngoài Singapore, nhiều quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã nhảy vào “cuộc
chiến" để có được cái gật đầu của Taylor đồng ý về biểu diễn tại quốc gia mình. Tuy
nhiên, với “thương vụ” Taylor Swift, chính phủ Singapore đã thể hiện quyết tâm của
mình bằng cách "tài trợ" cho Taylor Swift một khoản lên đến vài triệu USD để đổi
lại sự độc quyền các sô diễn trong khu vực Đông Nam Á. Dẫu vậy, với doanh thu
khổng lồ mà Taylor Swift mang lại cho quốc gia này thì tôi nghĩ rằng “khoản đầu
tư” kia vẫn lời nhiều hơn là lỗ. Theo tôi, sự lời lãi mà Taylor Swift đem lại cho
Singapore không chỉ dừng lại ở những con số mà còn về khả năng quảng bá xã hội, văn hoá và du lịch.
Khái niệm “du lịch concert” có thể áp dụng tại Việt Nam?
Trở lại Việt Nam trong năm 2023, sự xuất hiện của 4 cô nàng nhóm nhạc
Blackpink tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình đã trở thành một trong những sự kiện
được chú ý nhất trong năm. Black Pink cùng hai đêm diễn đã thu hút khoảng 70
nghìn khách giả tới tham dự, trong đó có hơn 22.000 người là khách quốc tế. Theo
sở Du lịch Hà Nội, sự kiện này cũng đã đem về nguồn thu cho thành phố khoảng
630 tỷ đồng. Cùng với đó, các dịch vụ như khách sạn đã tăng 20% công suất sử dụng
phòng so với các ngày cuối tuần thông thường và các điểm đến du lịch ở Hà Nội
cũng đã ghi nhận số lượng khách tăng từ 15% - 20% so với ngày thường.
Ảnh 4: Black Pink biểu diễn tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình vào tháng 7/2023 trong
khuôn khổ chuyến lưu diễn Born Pink.
Thú thực, vào thời điểm nhóm nhạc nữ Black Pink “đặt chân” đến Hà Nội vào
tháng 7 năm ngoái, tôi cũng nằm trong rất nhiều người hâm mộ sẵn sàng chi trả một
khoản chi phí để đi xem concert (buổi biểu diễn) của bốn cô nàng xinh đẹp này. Và
dù không phải chi trả những khoản phí như vé máy bay hay khách sạn,... thì không
tính vé cho đêm concert, tôi vẫn đóng góp cho nền kinh tế nước nhà bằng việc chấp
nhận đặt xe công nghệ tới SVĐ với giá cao hơn hai lần so ngày thường.
Tới đây, tôi có thể khẳng định rằng “du lịch concert" hoàn toàn có khả năng
trở thành một cách thức phát triển kinh tế mà Việt Nam cần thử sức. Tuy nhiên, dù
đây là một “thị trường béo bở" nhưng dường như Việt Nam chưa phải là điểm đến
được nhiều nghệ sĩ lựa chọn. Khi nhìn sang các quốc gia Đông Nam Á lân cận như
Thái Lan hay Philippines, những năm gần đây các nước bạn thường xuyên là điểm
đến của nhiều nghệ sĩ K-POP. Vậy điều gì là nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa
có nhiều cơ hội để tổ chức các sự kiện âm nhạc quốc tế?
Ảnh 5: "Biển hồng" từ người hâm mộ tham dự concert Blackpink hồi tháng 1 tại
Sân vận động Quốc gia Suphachalasai (Bangkok, Thái Lan). (Ảnh: YG Entertainment)
Đầu tiên, xét về tiềm lực kinh tế quốc gia. Nếu so một số chỉ số về kinh tế và
xã hội thì Việt Nam đang ở rất sát với Philippines. Thậm chí, đến năm 2022, quy mô
GDP của Việt Nam đã vượt Philippines. Năm 2022, quy mô GDP của Việt Nam đạt
khoảng 406,5 tỷ USD, còn của Philippines đạt khoảng 404,3 tỷ USD.
Ảnh 6: Quy mô GDP(PPP) các nước trong khối ASEAN giai đoạn 1990 - 2023 và
dự báo 2024 – 2026. (Nguồn: IMF)
Nhìn qua doanh thu của Black Pink với hai đêm diễn tại Việt Nam thì có thể
thấy kinh tế hoàn toàn không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, có một khái niệm về
Popular Pop Culture - tức là những truyền thống, khía cạnh văn hoá chủ động trong
một xã hội. Cả Philippines hay Thái Lan thì do yếu tố lịch sự nên đều đã tiếp xúc
với văn hoá đại chúng của phương Tây từ rất sớm. Điều này được biểu hiện rõ nét
khi các thành phố của Philippines vẫn mang đậm dấu ấn kiến trúc của phương Tây
và đặc biệt tiếng Anh cũng được coi là một thứ quốc ngữ tại quốc gia này. Tôi cho
rằng, đặc trưng cởi mở với luồng văn hoá mới khiến cho các nghệ sĩ thế giới khi đến
với Philippines luôn được chấp nhận và chào đón nồng nhiệt.
Cuối cùng, một lý do tôi nghĩ rằng là nguyên nhân chính cho việc hạn chế sự
có mặt của Việt Nam trên lịch trình biểu diễn của nghệ sĩ thế giới, sự thiếu hụt hay
có thể nói là yếu kém của các đơn vị tổ chức biểu diễn. Để có thể mời được nghệ sĩ
về biểu diễn, đơn vị tổ chức phải đáp ứng đủ các thể loại về điều kiện như cát xê, ăn
ở, đi lại, an ninh,... cực kì ngặt nghèo. Theo nhạc sĩ Quốc Trung từng chia sẻ với báo
giới: “Để mời các nghệ sĩ, trong hợp đồng chúng tôi phải cam kết được rất nhiều
điều kiện từ phía nghệ sĩ, và phải đảm bảo lấp đầy được 50.000 chỗ ngồi.” Với tâm
lý được mất đó, thú thực tôi thấy rất khó khăn cho nhiều đơn vị tổ chức tại Việt Nam
vì đôi khi nói khách quan thì thị trường Việt Nam về nhiều mặt vẫn chưa thể đáp ứng được.
Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, một vài đơn vị tổ chức tại Việt Nam
thường làm việc theo kiểu “đem con bỏ chợ". Không biết các bạn còn nhớ hay đã
quên, tháng 12 vừa qua, sự kiện “K-POP Open Air 2#” do công ty BOM
Entertainment chịu trách nhiệm tổ chức đã bỗng dưng thông báo huỷ show chỉ vỏn
vẹn trước 24 giờ biểu diễn. BTC huỷ show, nghệ sĩ bị ảnh hưởng, người hâm mộ thì
chịu tổn thương lớn về cả vật chất lẫn tinh thần.
Ảnh 7: Thậm chí dù đã hơn 3 tháng kể từ ngày thông báo huỷ show, BTC vẫn chưa
hề hoàn trả chi phí vé cho người hâm mộ. (Ảnh: Tổng hợp)
Đương nhiên, những sự kiện như trên chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Vẫn
còn rất nhiều đơn vị tổ chức khác đang nỗ lực tạo ra những chương trình thực sự
chuyên nghiệp. Những chuyến du lịch gắn liền với các buổi biểu diễn sẽ là làn sóng
mới của nền kinh tế xanh Việt Nam. Nhưng hơn hết, tôi nghĩ rằng để Việt Nam có
thể đón tiếp nhiều nghệ sĩ thế giới hơn trong tương lai, đó sẽ là một quá trình mà
chúng ta cần nỗ lực trong nhiều khía cạnh. Hoàng Mai.