Bài tập giữa kỳ môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội

Bài tập giữa kỳ môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Phần bài làm
Martin Luther King Jr - nhoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, người
đoạt Giải Nobel Hòa bình năm từng phát biểu Sự tiến bộ của nhân loại không tự 1964 :
động cũng chẳng phải là chắc chắn xảy ra… Mỗi bước tiến tới mục tiêu công lý đòi hỏi
sự hy sinh, đau khổ và đấu tranh; những nỗ lực không ngừng nghỉ và mối quan tâm nhiệt
huyết của những cá nhân đổ hết tâm sức, để tạo nên một nhà nước biểu trưng cho ý chí
của con người”. đặc biệt, nhà nước và pháp luật được ví như anh em sinh đôi có cùng
nguyên nhân, cùng điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển. Khi nhà nước ra đời nhà nước
sẽ ban hành hoặc thừa nhận pháp luật, sử dụng pháp luật như công cụ, phương tiện để
tổ chức và quản lý xã hội, tương ứng với bốn kiểu nhà nước chúng ta có bốn kiểu pháp
luật.
Trước tiên, kiểu pháp luật tổng thể những dấu hiệu, đặc thù bản của pháp
luật thể hiện bản chất giai cấp và điều kiện tồn tại của pháp luật trong một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định”
(1)
. Theo quan điểm Triết học Mác - Lênin, tương ứng với các hình
thái kinh tế-hội, trong lịch sử 4 kiểu pháp luật khác nhau: kiểu pháp luật chủ nô,
kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật sản kiểu pháp luật hội chủ nghĩa.
Trong đó, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật khác biệt và tiến bộ hơn cả.
“Kiểu pháp luật hội chủ nghĩa ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước hội
chủ nghĩa. Bên cạnh đó, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở kinh
tế là quan hệ sản xuất hội chủ nghĩa, sở xã hội sự liên minh giữa các giai cấp,
tầng lớp nhân dân lao động. Đây nền tảng tạo nên sự khác biệt tiến bộ của kiểu
pháp luật này so với các kiểu pháp luật trước đây”.
(1)
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật khác biệt và tiến bộ nhất” là
hoàn toàn đúng bởi:
Thứ nhất, đây là công cụ xác lập và bảo vệ nền dân chủ, đảm bảo công bằng trong
hội hướng tới việc xây dựng một hội mọi người đều tự do bình đẳng với ,
nhau về mọi mặt. Đây điểm khác biệt tiến bộ hơn với các kiểu pháp luật ra đời
trước đó. “Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo
đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đã số nhân
dân lao động bị áp bức, bóc lột thì nhà nước cũng như pháp luật hội vừa một bộ
máy chính trị chính [...] của nhân dân lao động, không còn là nhà nước theo - hành
đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân
lao động trở thành mục tiêu hoàn đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.” Ngoài ra, kiểu
(2)
pháp luật xã hội chủ nghĩa đã xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN và xác lập chế độ công hữu
XHCN về TLSX, tức là chủ sở hữu tư liệu sản xuất sẽ là cả một công đồng chứ không
phải “chế độ sở hữu tuyệt đối của giai cấp chủ nô” như trong kiểu pháp luật chủ nô
(1)
hay “sở hữu tư nhân bóc lột tô thuế” của kiểu pháp luật phong kiến. Hay pháp luật tư
(1)
bản chủ nghĩa tuân theo chế độ hữu, nghĩa việc chiếm hữu riêng của một số bộ
phận giai cấp mục đích nhân. Từ skinh tế ấy ta thấy được kiểu pháp luật
XHCN đang cố gắng đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong xã hội.
Thứ hai, kiểu pháp luật hội chủ nghĩa hướng tới việc triệt tiêu những lợi ích cực
đoan của bộ phận thiểu số đi ngược lại lợi ích của cộng đồng xóa bỏ mọi áp bức bất ,
công, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng con người một cách hoàn toàn.
Trong kiểu pháp luật chủ nô “củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, hợp
pháp hóa sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ” . Còn kiểu pháp luật phong kiến “dung
(1)
túng cho việc tùy tiện sử dụng bạo lực của những kẻ nắm quyền trong xã hội”
(1)
. Bên
cạnh đó, kiểu pháp luật tư sản ra đời sau đã có nhiều điểm vượt bậc đặc biệt là tính nhân
đạo, đã thừa nhận về mặt pháp quyền tự do, bình đẳng của công dân. Tuy nhiên
công nhận quyền công dân nhưng lại dựa trên số lượng tài sản mà con người hiện có,
dụ như khi bầu cử tổng thống là giá trị của phiếu bầu phụ thuộc trên số tài sản mà người
đó sở hữu. Theo hiến pháp, chỉ có Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn tổng
thống trực tiếp . Với kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa mọi phiếu bầu đều phải bỏ phiếu
.(3)
trực tiếp, bình đẳng, phiếu bầu của tất cả mọi công nhân đều như nhau. Pháp luật tư sản
bảo vệ chế độ hữu sản chế độ bóc lột lao động làm thuê (bóc lột giá trị thặng
dư), ghi nhận và bảo vệ sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp tư sản . Còn
(4)
pháp luật CNXH mang tính khách quan không bị chi phối bởi một tầng lớp nào trong
hội hướng tới sự công bằng tuyệt đối của xã hội tương lai. Mọi người dân đều có quyền
và được hưởng những quyền lợi ấy như nhau.
Thứ ba là kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa được bảo đảm thực hiện chủ yếu bằng
các biện pháp giáo dục, thuyết phục và động viên để tạo ra tính tự giác cho các thành
viên trong xã hội Tính cưỡng chế cũng mang nội dung hoàn toàn khác do với các kiểu .
pháp luật hình thành trước đó. Nó được áp dụng vì lợi ích, như cầu của nhân dân. Như
trong nhà nước Việt Nam, nhà nước đưa pháp luật vào trong giảng dạy ở nhiều cấp học,
đóng vai trò là một học bắt buộc (như Giáo dục công dân, Pháp luật đại cương) để giúp
chúng ta hiểu biết thêm về pháp luật hơn, từ đó tăng tính tự giác trong xã hội. Với kiểu
pháp luật chủ nô, nhà ớc đưa ra “quy định hình phạt cách thi hành hình phạt tàn
bạo hà khắc”
(1)
và điều này cũng được áp dụng lại trong kiểu pháp luật phong kiến. Như
vậy ta thấy, kiểu pháp luật hội chủ nghĩa đã thể hiện sự khác biệt tiến bộ chỗ:
coi trọng quyền con người. “Pháp luật ghi nhận và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân
và những người lao động khác trong xã hội, là công cụ bảo vệ chính quyền của nhân dân
lao động”.
(1)
Cuối cùng kiểu p luật hội chủ nghĩa mang tính thống nhất, phản ảnh các háp
chuẩn mực đạo đức xã hội đồng thời góp phần củng cố, bảo vệ các chuẩn mực đó. Kiểu
pháp luật chủ nô lại “mang tính tản mạn, thiếu thống nhất” , và cũng không được cải
(1)
thiện được những hạn chế so với kiểu pháp luật chủ nô, “pháp luật phong kiến chưa
sự phân định rõ ràng giữa các lĩnh vực pháp luật” . Nó “chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
(1)
tôn giáo, phong tục, đạo đức không tính thống nhất”
(1)
. Chế độ chính trị của TBCN
dựa trên chế độ đa đảng cạnh tranh đa nguyên chính trị , tạo nên sự phát triển tuy
(5)
nhiên vì có sự cạnh tranh ấy nên sẽ có tính thiếu thống nhất. CNXH có chế độ chính trị
dân chủ, nhà nước là của nhân, dựa trên khối đoàn kết toàn dân nóng cốt là liên minh
công- nông- tri thức do đảng cộng sản lãnh đạo. Chủ nghĩa xã hội có một Đảng lãnh đạo
duy nhất, tạo nên tính thống nhất trong pháp luật trong cả nước.
Kiểu pháp luật XHCN ở Việt Nam là một trong những minh chứng rõ ràng cho sự
khác biệt tiến bộ so với các kiểu pháp luật trong lịch sử. Pháp luật Việt Nam kiểu
mới hình thành từng bước sau Cách mạng Tháng Tám ngày càng phát triển, hoàn
thiện hơn cùng với sự trưởng thành của nhà nướcViệt Nam kiểu mới Pháp luật Việt .
Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc. Vì pháp luật Việt Nam do một nhà
nước đại diện cho tuyệt đại đa số nhân dân ban hành, thể hiện ý chí, tâm , nguyện vọng
của nhân dân. Nhà nước ta nhà nước “của dân, do dân dân”. trong chế đ
mới - pháp luật phải được dùng để bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động, ngăn
chặn những kẻ lợi dụng quyền hữu để bóc lột tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ
quyền tự do, dân chủ cho nhân dân lao động những đặc trưng cơ bản của kiểu pháp
luật xã hội chủ nghĩa tiến bộ. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, nhà nước đã và đang
thực hiện nhiều nh thức để thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt
động xây dựng pháp luật để các quy định pháp luật ngày càng phù hợp với cuộc sống.
Tổng thư Nguyễn PTrọng cũng đã từng nhấn mạnh: "chúng ta cần một hệ
thống chính trị quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do nhân dân phục vụ lợi
ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có".
(6)
Như vậy, khi bàn về nhận định Kiểu pháp luật hội chủ nghĩa kiểu pháp
luật khác biệt tiến bộ nhấtta thấy hoàn toàn đúng đắn. Nhìn chung lại, mỗi
kiểu pháp luật đều xảy ra các mâu thuẫn hoặc hình thành các mối quan hệ mật thiết giữa
các bên. Và kiểu giai cấp xã hội chủ nghĩa đã bước chuyển biến lớn khi hình thành
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp tầng lớp nhân dân lao động cùng chế độ đặc
trưng công hữu trong quan hệ sản xuất. Những khác biệt và tiến bộ ở kiểu pháp luật xã
hội chủ nghĩa như một kết quả tất yếu của quá trình vận động xã hội. Mỗi ớc vận động
hội là một bậc thang tiên tiến giúp nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đến gần
hơn với đài “tự do, bình đẳng và bác ái”. Vai trò của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thời đại, đúng như câu nói của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, là vấn đề ở đời
và làm người.đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại
đau khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp làm cho nước được độc lập, dân được tự do,
hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ.”
(7)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tập bài giảng Pháp luật đại cương Trường Đại học Nội Khoa giáo dục chính -
trị
2.
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học tr10-11(GT h c ph n Ch i khoa nghĩa xã h
học (K) Tr đầu -Tr144.pdf (moet.gov.vn) )
3.
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ Wikipedia tiếng Việt
4.
Nhn th c ng x t v đúng quy luậ i v bóc l t trong quá trình phát ấn đề
trin nn kinh t ế th trường định hướng xã h i ch nghĩa ở Vit Nam - T p chí
Cng s n (tapchicongsan.org.vn)
5.
Đa nguyên Chính tr i l - u không th p nh n| Hvct ị, đa Đảng đố p điề ch
(hocvienchinhtribqp.edu.vn)
6.
Bài vi t c a T n Phú Tr ng vế ổng thư Nguyễ con đường đi lên CNXH
(moha.gov.vn)
7.
Trích Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành Tư
pháp năm 1950
| 1/3

Preview text:

Phần bài làm
Martin Luther King Jr - nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, người
đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1964 từng phát biểu: “Sự tiến bộ của nhân loại không tự
động cũng chẳng phải là chắc chắn xảy ra… Mỗi bước tiến tới mục tiêu công lý đòi hỏi
sự hy sinh, đau khổ và đấu tranh; những nỗ lực không ngừng nghỉ và mối quan tâm nhiệt
huyết của những cá nhân đổ hết tâm sức, để tạo nên một nhà nước biểu trưng cho ý chí
của con người”. Và đặc biệt, nhà nước và pháp luật được ví như anh em sinh đôi có cùng
nguyên nhân, cùng điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển. Khi nhà nước ra đời nhà nước
sẽ ban hành hoặc thừa nhận pháp luật, sử dụng pháp luật như công cụ, phương tiện để
tổ chức và quản lý xã hội, tương ứng với bốn kiểu nhà nước chúng ta có bốn kiểu pháp luật.
Trước tiên, “kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu, đặc thù cơ bản của pháp
luật thể hiện bản chất giai cấp và điều kiện tồn tại của pháp luật trong một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định” (1). Theo quan điểm Triết học Mác - Lênin, tương ứng với các hình
thái kinh tế-xã hội, trong lịch sử có 4 kiểu pháp luật khác nhau: kiểu pháp luật chủ nô,
kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật tư sản và kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật khác biệt và tiến bộ hơn cả.
“Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Bên cạnh đó, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở kinh
tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, cơ sở xã hội là sự liên minh giữa các giai cấp,
tầng lớp nhân dân lao động. Đây là nền tảng tạo nên sự khác biệt và tiến bộ của kiểu
pháp luật này so với các kiểu pháp luật trước đây”. (1)
“Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật khác biệt và tiến bộ nhất” là hoàn toàn đúng bởi:
Thứ nhất, đây là công cụ xác lập và bảo vệ nền dân chủ, đảm bảo công bằng trong
xã hội, hướng tới việc xây dựng một xã hội mà mọi người đều tự do và bình đẳng với
nhau về mọi mặt. Đây là điểm khác biệt và tiến bộ hơn với các kiểu pháp luật ra đời
trước đó. “Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo
đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đã số nhân
dân lao động bị áp bức, bóc lột thì nhà nước cũng như pháp luật xã hội vừa là một bộ
máy chính trị - hành chính [...] của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo
đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân
lao động trở thành mục tiêu hoàn đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.” (2) Ngoài ra, kiểu
pháp luật xã hội chủ nghĩa đã xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN và xác lập chế độ công hữu
XHCN về TLSX, tức là chủ sở hữu tư liệu sản xuất sẽ là cả một công đồng chứ không
phải “chế độ sở hữu tuyệt đối của giai cấp chủ nô” (1) như trong kiểu pháp luật chủ nô
hay “sở hữu tư nhân bóc lột tô thuế” (1) của kiểu pháp luật phong kiến. Hay pháp luật tư
bản chủ nghĩa tuân theo chế độ tư hữu, nghĩa là việc chiếm hữu riêng của một số bộ
phận giai cấp vì mục đích cá nhân. Từ cơ sở kinh tế ấy ta thấy được kiểu pháp luật
XHCN đang cố gắng đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong xã hội.
Thứ hai, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa hướng tới việc triệt tiêu những lợi ích cực
đoan của bộ phận thiểu số đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xóa bỏ mọi áp bức bất
công, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng con người một cách hoàn toàn.
Trong kiểu pháp luật chủ nô “củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, hợp
pháp hóa sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ” (1). Còn kiểu pháp luật phong kiến “dung
túng cho việc tùy tiện sử dụng bạo lực của những kẻ nắm quyền trong xã hội” (1). Bên
cạnh đó, kiểu pháp luật tư sản ra đời sau đã có nhiều điểm vượt bậc đặc biệt là tính nhân
đạo, đã thừa nhận về mặt pháp lý quyền tự do, bình đẳng của công dân. Tuy nhiên dù
công nhận quyền công dân nhưng lại dựa trên số lượng tài sản mà con người hiện có, ví
dụ như khi bầu cử tổng thống là giá trị của phiếu bầu phụ thuộc trên số tài sản mà người
đó sở hữu. Theo hiến pháp, chỉ có Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn tổng
thống trực tiếp.(3) . Với kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa mọi phiếu bầu đều phải bỏ phiếu
trực tiếp, bình đẳng, phiếu bầu của tất cả mọi công nhân đều như nhau. Pháp luật tư sản
bảo vệ chế độ tư hữu tư sản và chế độ bóc lột lao động làm thuê (bóc lột giá trị thặng
dư), ghi nhận và bảo vệ sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp tư sản (4). Còn
pháp luật CNXH mang tính khách quan không bị chi phối bởi một tầng lớp nào trong xã
hội hướng tới sự công bằng tuyệt đối của xã hội tương lai. Mọi người dân đều có quyền
và được hưởng những quyền lợi ấy như nhau.
Thứ ba là kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa được bảo đảm thực hiện chủ yếu bằng
các biện pháp giáo dục, thuyết phục và động viên để tạo ra tính tự giác cho các thành
viên trong xã hội. Tính cưỡng chế cũng mang nội dung hoàn toàn khác do với các kiểu
pháp luật hình thành trước đó. Nó được áp dụng vì lợi ích, như cầu của nhân dân. Như
trong nhà nước Việt Nam, nhà nước đưa pháp luật vào trong giảng dạy ở nhiều cấp học,
đóng vai trò là một học bắt buộc (như Giáo dục công dân, Pháp luật đại cương) để giúp
chúng ta hiểu biết thêm về pháp luật hơn, từ đó tăng tính tự giác trong xã hội. Với kiểu
pháp luật chủ nô, nhà nước đưa ra “quy định hình phạt và cách thi hành hình phạt tàn
bạo hà khắc” (1) và điều này cũng được áp dụng lại trong kiểu pháp luật phong kiến. Như
vậy ta thấy, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa đã thể hiện sự khác biệt và tiến bộ ở chỗ:
coi trọng quyền con người. “Pháp luật ghi nhận và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân
và những người lao động khác trong xã hội, là công cụ bảo vệ chính quyền của nhân dân lao động”. (1)
Cuối cùng kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa mang tính thống nhất, phản ảnh các
chuẩn mực đạo đức xã hội đồng thời góp phần củng cố, bảo vệ các chuẩn mực đó. Kiểu
pháp luật chủ nô lại “mang tính tản mạn, thiếu thống nhất” (1), và cũng không được cải
thiện được những hạn chế so với kiểu pháp luật chủ nô, “pháp luật phong kiến chưa có
sự phân định rõ ràng giữa các lĩnh vực pháp luật” (1). Nó “chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
tôn giáo, phong tục, đạo đức và không có tính thống nhất” (1). Chế độ chính trị của TBCN
dựa trên chế độ đa đảng cạnh tranh và đa nguyên chính trị (5), tạo nên sự phát triển tuy
nhiên vì có sự cạnh tranh ấy nên sẽ có tính thiếu thống nhất. CNXH có chế độ chính trị
dân chủ, nhà nước là của nhân, dựa trên khối đoàn kết toàn dân mà nóng cốt là liên minh
công- nông- tri thức do đảng cộng sản lãnh đạo. Chủ nghĩa xã hội có một Đảng lãnh đạo
duy nhất, tạo nên tính thống nhất trong pháp luật trong cả nước.
Kiểu pháp luật XHCN ở Việt Nam là một trong những minh chứng rõ ràng cho sự
khác biệt và tiến bộ so với các kiểu pháp luật trong lịch sử. Pháp luật Việt Nam kiểu
mới hình thành từng bước sau Cách mạng Tháng Tám và ngày càng phát triển, hoàn
thiện hơn cùng với sự trưởng thành của nhà nướcViệt Nam kiểu mới. Pháp luật Việt
Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc. Vì pháp luật Việt Nam do một nhà
nước đại diện cho tuyệt đại đa số nhân dân ban hành, thể hiện ý chí, tâm tư, nguyện vọng
của nhân dân. Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Và trong chế độ
mới - pháp luật phải được dùng để bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động, ngăn
chặn những kẻ lợi dụng quyền tư hữu để bóc lột tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ
quyền tự do, dân chủ cho nhân dân lao động là những đặc trưng cơ bản của kiểu pháp
luật xã hội chủ nghĩa tiến bộ. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, nhà nước đã và đang
thực hiện nhiều hình thức để thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt
động xây dựng pháp luật để các quy định pháp luật ngày càng phù hợp với cuộc sống.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng nhấn mạnh: "chúng ta cần một hệ
thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi
ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có".(6)
Như vậy, khi bàn về nhận định “Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp
luật khác biệt và tiến bộ nhất” ta thấy nó hoàn toàn đúng đắn. Nhìn chung lại, ở mỗi
kiểu pháp luật đều xảy ra các mâu thuẫn hoặc hình thành các mối quan hệ mật thiết giữa
các bên. Và kiểu giai cấp xã hội chủ nghĩa đã có bước chuyển biến lớn khi hình thành
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp tầng lớp nhân dân lao động cùng chế độ đặc
trưng công hữu trong quan hệ sản xuất. Những khác biệt và tiến bộ ở kiểu pháp luật xã
hội chủ nghĩa như một kết quả tất yếu của quá trình vận động xã hội. Mỗi bước vận động
xã hội là một bậc thang tiên tiến giúp nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đến gần
hơn với đài “tự do, bình đẳng và bác ái”. Vai trò của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thời đại, đúng như câu nói của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, là vấn đề ở đời
và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại
đau khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp làm cho nước được độc lập, dân được tự do,
hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ.” (7) TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Pháp luật đại cương - Trường Đại học Hà Nội Khoa giáo dục chính trị
2. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học tr10-11(GT học phần Chủ nghĩa xã hội khoa
học (K) Tr đầu -Tr144.pdf (moet.gov.vn) )
3. Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt
4.
Nhận thức và ứng xử đúng quy luật với vấn đề bóc lột trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Tạp chí
Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)
5. Đa nguyên Chính trị, đa Đảng đối lập - điều không thể chấp nhận| Hvct
(hocvienchinhtribqp.edu.vn)
6. Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH (moha.gov.vn)
7. Trích Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành Tư pháp năm 1950