Bài tập hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập hành chính - Luật Hành Chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 1:
a) Người có thẩm quyền xử phạt ông Nguyễn Văn X?.Biết rằng,theo Nghị định
98/2020/NĐ-CP,hành vi sản xuât hàng giả nói trên bị phat tiền từ 70 triệu đến 100
triệu và theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP,hành vi thuê người khác đánh nhau bị
phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
-Người có thẩm quyền xử phạt ông Nguyễn Văn X đối với hành vi sản xuất hàng giả sẽ là
Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường theo khoản 4 Điều 82
Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường có quyền
phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.Theo khoản 4 Điều 4 tại Nghị định
98/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân.Mà hành vi của ông Nguyễn Văn X theo điểm e
khoản 1 Điều 10 tại Nghị định này là bị phạt tiền từ 70 triệu đến 100 triệu.Chính vì vậy
nên Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với ông Nguyễn Văn X.
-Hành vi thuê người đến để đánh bà Y của ông X là hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự,an
ninh xã hội.Người có thẩm quyền xử phạt ông Nguyễn Văn X đối với hành vi thuê người
khác đánh nhau là Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc
Trưởng phòng Cảnh sát trật tự.Vì theo khoản 4 Điều 66 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP
có quy định thì Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Trưởng
phòng Cảnh sát trật tự có quyền phạt đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh,trật tự,an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.Mà
hành vi của ông X là hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội và bị phạt tiền từ
2.000.000 đến 3.000.000 đồng.Nên Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội hoặc Trưởng phòng Cảnh sát trật tự có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi của ông X.
b) Các biện pháp hành chính có thể được áp dụng đối với ông Nguyễn Văn X.
- Các biện pháp hành chính có thể được áp dụng đối với ông X đối với hành vi sản xuất
hàng giả là “phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng
giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc
thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự”(theo điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).Ngoài ra,còn các hình
thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 10 và biện pháp khắc phục hậu quả
được quy định tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Biện pháp hành chính có thể được áp dụng đối với ông Nguyễn Văn X với hành vi thuê
người khác đánh nhau là phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu (theo điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
c) Nếu ông Nguyễn Văn X bỗng nhiên mất tích thì chủ thể có thẩm quyền sẽ xử lý vụ việc như thế nào?
Nếu ông Nguyễn Văn X bỗng nhiên mất tích thì chủ thể có thẩm quyền sẽ không thi hành
quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật,phương tiện
vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định (theo
Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi,bổ sung năm 2014,2017).
d) Trong trường hợp nào,ông Nguyễn Văn X được hoãn thi hành quyết định phạt tiền?
Ông Nguyễn Văn X được hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong trường hợp như
sau .Theo Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi,bổ sung năm
2014,2017 có quy định: “Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường
hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt,đột xuất
về kinh tế do thiên tai,thảm hoạ,hoả hoạn,dịch bệnh,bệnh hiểm nghèo,tai nạn và có xác
nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức,cơ quan nới người
đó học tập,làm việc” .