







Preview text:
PHIẾU BÀI TẬP ÔN HÈ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
NỘI DUNG 10: SINH SẢN Ở SINH VẬT
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án có nhiều lựa chọn
Câu 1. Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây? A. Con chó. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn.
Câu 2. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây.
D. chỉ từ lá của cây.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 4. Nhóm động vật có hình thức trinh sinh là
A. ong, kiến, rệp, mối.
B. thủy tức, bọt biển, giun dẹp, sứa.
C. giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thủy tức.
D. bọt biển, giun dẹp, thủy tức, bọ cạp.
Câu 5. Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân củ. D. Hạt giống
Câu 6. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
D. Cây táo non phát triển từ hạt.
Câu 8. Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa
A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
D. hạt phấn và trứng của cùng hoa.
Câu 9. Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng
chín nhanh và chín hàng loạt?
A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường. D. Sử dụng hormone
Câu 10. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa đơn tính?
A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.
Câu 11. Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?
A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
B. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.
C. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
D. Sinh sản bằng củ ở gừng.
Câu 12. Sự giống nhau trong sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật là
A. Đều tạo ra cơ thể mới giống với cơ thể bố mẹ ban đầu.
B. Đều là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái để hình thành cơ thể mới.
C. Đều diễn ra quá trình thụ phấn và thụ tinh.
D. Đều là sự thụ tinh không cần kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Bầu nhụy không xảy ra thụ tinh se phát triển thành quả không hạt
b) Hoa thụ phấn nhờ gió, côn trùng và tác động của con người.
c) Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống ở trên cạn.
d) Noan đa thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt.
Câu 2. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Con sinh ra từ sinh sản vô tính mang đặc điểm của hai cơ thể
b) Một cơ thể mẹ ban đầu sinh sản vô tính luôn tạo ra hai cơ thể mới
c) Vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm có hình thức sinh sản vô tính
d) Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành từ các bộ
phận, cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ
Câu 3. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên làm tăng hiệu quả thụ phấn cho cây trồng.
b) Sử dụng hormone nhân tạo để kích thích ra hoa, phân hóa hoa đực hoặc hoa cái.
c) Kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ bằng cách thắp đen chiếu sáng vào ban đêm.
d) Nuôi cấy phôi ở động vật bao gồm các bước: tách tinh trùng thành
hai loại rồi cho thụ tinh với trứng trong ống nghiệm, sau đó nuôi cấy
hợp tử trong môi trường nhân tạo.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 2. Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành mấy loại?
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 3. Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào
tham gia quá trình điều hòa sinh sản?
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 4. Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng
hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng
buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đa
ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?
Câu 5. Cho các nội dung liên quan đến quá trình thực hiện chiết cành ở thực vật
1) Chăm sóc đoạn cành cần chiết sau khi ra rễ chuyển sang đất trồng.
2) Bóc vỏ đoạn cành cây cần chiết để trồng
3) Làm bầu và bọc vào đoạn cần chiết.
Sắp xếp thứ tự đún các bước chiết cành là
(Thí sinh trả lời câu hỏi bằng cách viết liền số thứ tự ví dụ: 123, 321, . .)
Trả lời: . . . . . . . .
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, giao tử đực được hình thành trong . .(1). .,
giao tử cái được hình thành trong . .(2). . Quá trình vận chuyển hạt phấn đến bầu nhụy
là . .(3). . Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành . .(4). .
Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Bầu nhụy biến đổi thành quả
chứa hạt, . .(5). . do noan phát triển thành.
Câu 2. So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật theo mẫu bảng sau: Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Câu 3. Ve sơ đồ sinh sản hữu tính của thỏ.
Câu 4. Tại sao cần phải tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số
con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hay đề xuất một số biện pháp
điều khiển sinh sản ở người.
Câu 5. Để tăng hiệu suất thụ phấn ở thực vật, người ta thường sử dụng biện pháp gì?
Lấy ví dụ về một số cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo trong trồng trọt.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I. Trắc nghiệm đáp án nhiều lựa chọn 1C 2A 3B 4A 5C 6D 7D 8B 9D 10B 11D 12B
Câu 1. Thủy tức có hình thức sinh sản vô tính bằng nảy chồi, trong đó “chồi” được
mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới. Câu 3
Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra từ một phần của cơ quan
sinh dưỡng của cây như lá, thân hoặc rễ.
Câu 4. Trinh sinh hay trinh sản là một hình thức sinh sản vô tính mà trứng không thụ
tinh phát triển thành cá thể mới. Trinh sản gặp ở ong, kiến, rệp, mối,… và một số loài cá, lưỡng cư, bò sát.
Câu 5. Có thể nhân giống cây khoai tây bằng thân củ: Để củ khoai tây nơi ẩm ướt,
thiếu ánh sáng, củ khoai tây se nảy mầm hình thành nên cây mới. Câu 7.
- Hạt được tạo ra do sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái → Cây táo non phát
triển từ hạt không phải là hình thức sinh sản vô tính mà là hình thức sinh sản hữu tính.
- Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ, cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân là hình
thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật – một hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử là hình thức sinh sản bằng bào tử ở thực vật –
một hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Câu 8. Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn:
- Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
- Tự thụ phấn là hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.
Câu 10. Hoa đơn tính gồm hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam là hoa lưỡng tính.
Câu 11. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa là hình thức sinh sản hữu tính.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai Câu 1.
a) Đúng – Một số loài cây có thể tạo quả không hạt do bầu nhụy phát triển mà không
cần thụ tinh (gọi là quả đơn tính hoặc quả không hạt).
b) Đúng – Thụ phấn có thể xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc do con người (thụ phấn nhân tạo).
c) Sai – Động vật thụ tinh ngoài chủ yếu sống ở môi trường nước, ví dụ như cá,
ếch,… để tinh trùng có thể di chuyển đến gặp trứng.
d) Sai – Noan đa thụ tinh phát triển thành hạt, hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Câu 2.
a) Sai – Trong sinh sản vô tính, con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ, không
có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Do đó, con sinh ra se chỉ mang đặc điểm của cơ thể mẹ.
b) Sai – Trong hình thức sinh sản vô tính, một cơ thể mẹ ban đầu có thể tạo ra hai cơ
thể mới như trong phân đôi hoặc cung có thể tạo ra nhiều hơn hai cơ thể mới như sinh
sản bằng lá ở cây lá bỏng, trinh sinh ở ong,…
c) Đúng – Vi khuẩn (phân đôi), nguyên sinh vật (phân đôi, nảy chồi), nấm (nảy chồi,
bào tử) đều có thể sinh sản vô tính.
d) Đúng – Sinh sản sinh dưỡng là một dạng sinh sản vô tính trong đó cơ thể mới
được tạo thành từ các bộ phận sinh dưỡng như rễ, thân, lá (ví dụ: khoai tây, khoai lang, hành,…). Câu 3. a, b, c, đúng
d) sai vì Nuôi cấy phôi ở động vật không nhất thiết phải trải qua bước tách tinh trùng
thành hai loại trừ trường hợp muốn điều chỉnh số lượng con đực hay con cái trong đàn con tạo ra.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Trả lời: Bầu nhụy
Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noan biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu
nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào. Câu 2. Trả lời: 2
Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành 2 loại là
sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 3. Trả lời: Hormone
Câu 4. Trả lời: Thức ăn Câu 5. Trả lời: 231 Phần IV. Tự luận
Câu 1. Các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin trên là: (1) bao phấn (2) bầu nhụy (3) thụ phấn (4) hợp tử (5) hạt Câu 2. Đặc điểm Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Giống nhau
Đều là hình thức hình thành cơ thể mới. Khác nhau
- Không có sự hợp nhất các - Có sự kết hợp của giao tử đực và
giao tử đực và giao tử cái mà giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử
cơ thể mới được sinh ra từ một phát triển thành cơ thể con. phần cơ thể mẹ.
- Cơ thể con giống hệt nhau và - Các cơ thể con khác nhau và có giống cơ thể mẹ.
những đặc điểm giống cơ thể mẹvà cơ thể bố. Câu 3. Câu 4.
- Cần phải tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và
khoảng cách giữa các lần sinh con ở người vì:
+ Việc tăng sinh sản ở động vật và thực vật để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
+ Việc phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người để đảm
bảo sức khỏe của người mẹ và trẻ em đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống; công
tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao
chất lượng cuộc sống (y tế, giáo dục, nhà ở,…) và cung ảnh hưởng đến việc sử dụng
và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người:
+ Các biện pháp hiệu quả thường dùng để tránh có thai ngoài y muốn như sử dụng
bao cao su, đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, cấy que tránh thai,…
+ Biện pháp hỗ trợ sinh con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo
hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
+ Chế độ hoạt động, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tinh thần thoải mái cung
là những việc nên làm để có thể sinh được những đứa con khỏe mạnh.
Câu 5. - Để tăng hiệu suất thụ phấn ở thực vật, người ta thường sử dụng biện pháp
thụ phấn nhân tạo cho cây.
- Ví dụ về một số cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo trong trồng trọt: bầu, bí,
mướp, na, dưa chuột, bưởi, ngô,…