











Preview text:
PHIẾU BÀI TẬP ÔN HÈ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
NỘI DUNG 7:TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án có nhiều lựa chọn
Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình hình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường? A. Oxygen. B. Carbon dioxide.
C. Chất dinh dưỡng. D. Vitamin.
Câu 2. Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nhiệt. D. Tinh bột.
Câu 3. Loài sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp? A. Cá chép. B. Trùng roi. C. Voi. D. Nấm rơm.
Câu 4. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm
A. khí oxygen và glucose. B. glucose và nước.
C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.
D. khí carbon dioxide và nước.
Câu 5. Quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?
A. Nhiệt năng → hóa năng.
B. Hóa năng → điện năng.
C. Hóa năng → nhiệt năng.
D. Quang năng → hóa năng.
Câu 6. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
B. Đó là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng.
C. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen.
D. Đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.
Câu 7. Đâu là cơ quan trao đổi khí ở giun đất? A. Da. B. Mang. C. Phổi.
D. Hệ thống ống kh
Câu 8. Chức năng của khí khổng là
A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.
B. trao đổi khí oxygen với môi trường.
C. thoát hơi nước ra môi trường.
D. Cả ba chức năng trên
Câu 9. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò
A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide.
B. là nguyên liệu cho quang hợp.
C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp.
Câu 10. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.
Câu 11. Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?
A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.
B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.
C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.
D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.
Câu 12. Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người? A. 60 - 75%. B. 75 - 80%. C. 85 - 90% D. 55 - 60%
Câu 13. Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết
A. Nước, CO2, kháng thể.
B. CO2, các chất thải, nước
C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.
D. Nước, hormone, kháng thể
Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp
A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.
C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
Câu 15. Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào? A. Không bào. B. Lục lạp. C. Ti thể. D. Nhân tế bào.
Câu 16. Hình ảnh dưới đây là sự khác biệt giữa cây đủ và thiếu chất gì?
A. Cây đủ nitrogen và thiếu nitrogen.
B. Cây đủ phosphorus và thiếu phosphrus.
C. Cây đủ nước và thiếu nước.
D. Cây đủ potassium và thiếu potassium
Câu 17. Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua A. miệng. B. thực quản. C. dạ dày. D. ruột non.
Câu 18. Đâu không phải là thành phần của hệ tuần hoàn A. Máu. B. Tim. C. Hệ mạch. D. Phổi
Câu 19. Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa
tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên? A. Mạch rây. B. Mạch gỗ. C. Lông hút. D. Vỏ rễ.
Câu 20. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?
A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Xác định tính đúng sai của các phát biểu sau khu nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật? Phát biểu Đúng Sai
a) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình
tổng hợp và phân giải các chất.lượng điện
b) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
c) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ
thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
d) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể
được gọi là quá trình trao đổi chất.
Câu 2. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Máu giàu oxygen có màu đỏ tươi, máu giàu carbon dioxide có màu đỏ thẫm.
b) Tốc độ máu chảy trong mao mạch chậm hơn trong động mạch và tinh mạch.
c) Chi có nước tiểu mới chứa các chất bài tiết ra khỏi cơ thể.
d) Trong cùng điều kiện môi trường, nhu cầu nước của người ở
các lứa tuổi đều giống nhau.
Câu 3. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.
b) Cần lưu ý điều chinh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon
dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
c) Cường độ hô hấp ti lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.
d) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.
Câu 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Cây ưa sáng có nhu cầu ánh thấp
b) Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở để CO2 khuếch tan vào tróng lá
c) Đa số thực vật bậc cao ở vùng nhiệt đới, khi nhiệt độ thấp (dưới
10oC) thường làm cho rễ cây bị thối, cây không hút được nước,
ảnh hưởng đến quang hợp.
d) Không có quang hợp thì không có sự sống trên Trái Đất
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Các hoạt động nào sau đây, hoạt động nào giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
(1) Rửa tay trước khi ăn. (2) Ăn chín, uống sôi.
(3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
(4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
(5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian.
(6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ.
(Thí sinh trả lời đáp án đúng theo số thứ tự ví dụ: 1234, 23456, 5643,. .)
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 2. Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: 1) phổi,
2) khí quản, 3) khoang mũi, 4) thanh quản, 5) phế quản.
(Thí sinh sắp xếp trả lời câu hỏi theo thứ tự đánh số ví dụ: 12345, 54321, . .)
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 3. Hệ cơ quan nào tham gia vào trao đổi khí ở người?
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 4. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 30o thì tia phản xạ hợp
với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu độ?
Trả lời: . . . . . . .
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Hoàn thành sơ đồ sau:
Câu 2. Điền từ/ cụm từ thích hợp sau vào chỗ trống.
năng lượng, mạch máu, tiêu hoá cơ học, nguyên liệu, tiêu hoá hoá học, ăn uống, ống tiêu hoá, máu.
Các chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể động vật, chúng cung
cấp . .(1). . cho các hoạt động sống của cơ thể, là …(2). . cấu tạo nên tế bào,. . Đối với
động vật, thức ăn được đưa vào cơ thể thông qua hoạt động . .(3). .; thức ăn được biến
đổi nhờ quá trình . .(4). . và . .(5). . diễn ra trong . .(6). . Sau khi được hấp thụ, các
chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể nhờ sự di chuyển của . .(7). . trong . .(8).
Câu 3. Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm
mát. Theo em, tại sao việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể?
Câu 4. Tại sao trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ
và để trong ngăn mát, trong khi khoai tây, cà rốt lại không cần bảo quản như vậy?
Câu 5. Xác định tên gọi của các cơ quan có trong hệ hô hấp ở người trong
hình bên dưới. Trình bày đường đi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I. Trắc nghiệm đáp án nhiều lựa chọn 1B 2C 3B 4D 5C 6A 7A 8D 9B 10D 11B 12B 13B 14D 15C 16A 17A 18D 19B 20D Câu 1.
- Carbon dioxide là sản phẩm của quá trình hình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường.
- Oxygen, chất dinh dưỡng, vitamin là những chất được động vật lấy vào trong quá trình trao đổi chất.
Câu 2. - Nhiệt không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
- Carbon dioxide, oxygen, tinh bột đều là những chất có thể được dùng làm nguyên
liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào. Ví dụ, oxygen và tinh bột được sử
dụng làm nguyên liệu trong quá trình hô hấp tế bào; carbon dioxide được sử dụng làm
nguyên liệu trong quá trình quang hợp Câu 3.
- Trong các loài sinh vật trên, chi có trùng roi là cơ thể có chứa các hạt diệp lục nên có
khả năng quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể.
- Cá chép, voi, nấm rơm đều là các sinh vật sống dị dưỡng (không thể tự tổng hợp chất
hữu cơ để nuôi cơ thể).
Câu 4. Theo phương trình quang hợp:
→ Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.
Câu 5. Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon
dioxide và nước, một phần năng lượng được giải phóng từ quá trình này sẽ được tích
lũy trong các phân tử ATP để cung cấp cho hoạt động sống, phần còn lại được giải
phóng dưới dạng nhiệt → Quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra trong hô hấp tế bào
là: hóa năng → nhiệt năng. Câu 6.
A. Sai. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong ti thể.
B. Đúng. Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide,
nước và giải phóng năng lượng.
C. Đúng. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen.
D. Đúng. Hô hấp tế bào tạo ra năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của tế
bào và cơ thể nên đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.
Câu 10. Do tính chất phân cực nên các phân tử nước hút lẫn nhau và hút các phân tử
phân cực khác, nhờ đó nước trở thành dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống.
Câu 11. Thức ăn đi vào trong cơ thể bằng miệng. Miệng thu nhận và nghiền nhỏ thức
ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản và đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu
hóa như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai Câu 1.
a) Đúng. Chuyển hóa các chất ở tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra
trong tế bào, được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
b) Sai. Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng (có thể là tích lũy
hoặc giải phóng năng lượng).
c) Đúng. Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi
trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
d) Sai. Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong tế bào được gọi là quá trình chuyển
hóa các chất trong tế bào. Câu 2. a) Đúng b) Đúng
c) Sai – Vì Không chi có nước tiểu mới chứa các chất bài tiết ra khỏi cơ thể mà còn có mồ hôi và phân.
d) Sai – vì Trong cùng điều kiện môi trường, nhu cầu nước của người cũng sẽ khác
nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái hoạt động,… Câu 3.
a) Sai. Nếu làm ngưng quá trình hô hấp thì các tế bào sẽ chết dẫn đến nông sản cũng sẽ
bị hỏng nên để bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức tối thiểu.
b) Đúng. Cơ sở của các biện pháp bảo quản nông sản là đưa cường độ hô hấp ở nông
sản về mức tối thiểu mà các yếu tố hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và
nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ hô hấp → Cần lưu ý điều chinh các yếu tố: hàm
lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
c) Đúng. Cường độ hô hấp ti lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.
d) Sai. Mỗi loại nông sản sẽ có những biện pháp bảo quản thích hợp khác nhau, không
có biện pháp bảo quản tốt nhất cho mọi nông sản. Câu 4.
a) – Sai. Cây ưa sáng có nhu cầu ánh sáng cao.
b) – Sai. Khi tế bào khí khổng no nước thì khí khổng mở để CO2 khuếch tán vào trong lá.
c) – Đúng. Đa số thực vật bậc cao ở vùng nhiệt đới, khi nhiệt độ thấp (dưới 10oC)
thường làm cho rễ cây bị thối, cây không hút được nước, ảnh hưởng đến quang hợp.
d) – Đúng. Quang hợp có vai trò cung cấp chất hữu cơ, năng lượng, khí oxygen cho sự
sống trên Trái Đất nên không có quang hợp thì không có sự sống trên Trái Đất.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 124
Các hoạt động giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh:
(1) Rửa tay trước khi ăn. (2) Ăn chín, uống sôi.
(4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu. Câu 2. Trả lời: 34251
Các bộ phận theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người là: 3) khoang mũi, 4) thanh
quản, 2) khí quản, 5) phế quản, 1) phổi
Câu 3. Trả lời: Hệ hô hấp Phần IV. Tự luận
Câu 1. Hoàn thành sơ đồ trên:
(1) + (2) là carbon dioxide + nước (hoặc nước + carbon dioxide)
(3) + (4) là oxygen + chất hữu cơ (hoặc chất hữu cơ + oxygen) Câu 2. (1) năng lượng (2) nguyên liệu (3) ăn uống (4) tiêu hoá cơ học
(5) tiêu hoá hoá học (6) ống tiêu hoá (7) máu (8) mạch máu
Câu 3. Việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể vì: Trong mồ hôi, nước chiếm
khoảng 98%. Khi nước trong mồ hôi bay hơi sẽ mang theo nhiệt của cơ thể giúp làm
giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể.
Câu 4. Trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và để
trong ngăn mát, trong khi khoai tây, cà rốt lại không cần bảo quản như vậy vì:
- Các loại rau tươi có hàm lượng nước cao, cần được bảo quản trong ngăn mát nhằm
hạn chế quá trình hô hấp gây giảm chất lượng rau; túi đục lỗ được dùng để bảo quản
giúp hơi nước thoát ra không đọng lại làm thối nhũn rau.
- Khoai tây và cà rốt có hàm lượng nước thấp hơn nên chi cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí.
Câu 5. - Xác định tên gọi của các cơ quan có trong hệ hô hấp ở người: 1 - Khoang mũi 2 - Khí quản 3 - Phổi trái 4 - Phổi phải 5, 6 - Phế quản 7 - Tiểu phế quản 8 - Phế nang