







Preview text:
PHIẾU BÀI TẬP ÔN HÈ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
NỘI DUNG 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án có nhiều lựa chọn
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là sinh trưởng ở sinh vật? A. Cây lúa trổ bông.
B. Trứng gà nở thành gà con. C. Cây cau cao lên.
D. Mèo trưởng thành đẻ ra mèo con.
Câu 2. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật bao gồm
A. nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
C. nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.
D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
Câu 3. Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
D. Mô phân sinh lóng.
Câu 4. Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho
A. thân và rễ cây gỗ to ra.
B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.
C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.
D. cành của thân cây gỗ dài ra.
Câu 5. Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân. C. Mô phân sinh bên.
D. Mô phân sinh lóng.
Câu 6. Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 7. Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
D. bướm → nhộng → sâu → trứng.
D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.
Câu 8. Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?
A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.
Câu 9. Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là
A. mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh lóng. C. mô phân sinh bên.
D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 10. rong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng? A. Cây xương rồng. B. Cây vạn tuế. C. Cây lưỡi hổ. D. Cây bắp cải.
Câu 11. Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. vật chất di truyền. B. thức ăn. C. ánh sáng. D. nước.
Câu 12. Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng
A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Xác định tính đúng sai của các phát biểu sau khu nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật? Phát biểu Đúng Sai
a) Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ
thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
b) Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.
c) Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.
d) Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn
phôi và giai đoạn hậu phôi.
Câu 2. Hình dưới cho thấy sự sinh trưởng và phát triển của động vật, trong các phát
biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật ở mọi giai đoạn là giống nhau.
b) Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài.
c) Sự sinh trưởng diễn ra liên tục còn sự phát triển chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi.
d) Sự phát triển diễn ra liên tục còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra ở giai đoạn hậu phôi.
Câu 3. Phát biểu nào đúng khi nói về ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật? Phát biểu Đúng Sai
a) Hiểu biết vòng đời của cây để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù
hợp với từng giai đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh,. .
b) Giúp thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
c) Hiểu biết về vòng đời của động vật có lợi cho thực vật, động vật và
người để đưa ra các biện pháp phòng chống một cách hiệu quả.
d) Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc
phù hợp với từng giai đoạn để thu về thịt, trứng, sữa.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Ở thực vật hai lá mầm có mấy loại mô phân sinh?
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 2. Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao
nhiêu quá trình dưới đây? a) Hấp thụ calcium. b) Chuyển hoá protein. c) Hình thành xương. d) Ổn định thân nhiệt. e) Hấp thụ nước.
g) Chuyển hoá năng lượng. h) Bài tiết chất thải.
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 3. Cho các quá trình sau, hãy sắp xếp lại đúng với vòng đời của muỗi 1) Nhộng 2) Trứng 3) Lăng quăng 4) Muỗi trưởng thành
(Thí sinh trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra số thứ tự ví dụ: 1234, 4321, . .) Phần IV. Tự luận
Câu 1. Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng
có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Câu 2. Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số trong hình dưới đây
Câu 3. Quan sát hình dưới đây và kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương.
Câu 4. Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của sâu hại, đề xuất biện pháp phòng
ngừa và diệt trừ sâu hại để bảo vệ mùa màng. Lấy ví dụ một loài cụ thể.
Câu 5. Vẽ chu trình sinh trưởng và phát triển của gà, chó. Nêu điểm giống nhau và
điểm khác nhau của các chu trình này.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I. Trắc nghiệm đáp án nhiều lựa chọn 1C 2A 3A 4C 5B 6D 7C 8B 9C 10D 11A 12C
Câu 2. - Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật
bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…
- Vật chất di truyền từ bố mẹ, hormone,… là những nhân tố môi trường bên trong ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật. Câu 3
- Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh mô phân sinh bên.
- Mô phân sinh đỉnh thân làm tăng chiều dài của thân, cành.
- Mô phân sinh đỉnh rễ làm tăng chiều dài của rễ.
- Mô phân sinh lóng giúp keo dài chiều dài của lóng thân ở cây Một lá mầm.
Câu 5. Mô phân sinh lóng nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng
chiều dài của lóng. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.
Câu 6. Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và
hình thành chức năng mới ở các giai đoạn → Kết quả của quá trình phát triển ở thực
vật có hoa là hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 7. Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là trứng → sâu → nhộng → bướm.
Ở loài sâu bướm, con non nở ra từ trứng (sâu) có đặc điểm hình thái, sinh lí khác hăn
với cơ thể trưởng thành (bướm).
Câu 9. Cây ngô là cây Một lá mầm → Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là mô phân sinh bên.
Câu 12. Nhiều loài chim có tập tính ấp trứng. Việc ấp trứng có tác dụng tạo nhiệt độ
thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển làm tăng tỉ lệ trứng nở.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai Câu 1.
a. Đúng. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do
tăng số lượng và kích thước của tế bào.
b. Đúng. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi (con non
nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành).
c. Sai. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển qua biến thái, trong đó cào cào thuộc kiểu
phát triển qua biến thái không hoàn toàn còn muỗi thuộc kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn.
d. Đúng. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi
(diễn ra trong trứng đã thụ tinh hoặc trong cơ thể mẹ) và giai đoạn hậu phôi (diễn ra
sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra). Câu 2.
a. Sai. Tốc độ sinh trưởng và phát triển thay đổi theo từng giai đoạn, nhanh nhất ở giai
đoạn con non và chậm dần khi trưởng thành.
b. Đúng. Mỗi loài động vật có vòng đời riêng, có thể phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp.
c. Sai. Cả sinh trưởng và phát triển đều diễn ra liên tục trong suốt đời sống động vật.
d. Đúng. Sinh trưởng (tăng kích thước, khối lượng) chủ yếu diễn ra sau khi phôi hình
thành, còn phát triển bao gồm cả biến đổi cấu trúc và chức năng, diễn ra liên tục. Câu 3. a, b, c, d đúng
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 2
Ở thực vật Hai lá mầm có hai loại mô phân sinh là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. Câu 2. Trả lời: 4
Các y đúng là: a, c, d, g. Câu 3. Trả lời: 2134 Phần IV. Tự luận
Câu 1. Vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể
sinh trưởng và phát triển bình thường vì: Vào những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp,
thân nhiệt của gia súc cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể của
chúng mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể. Do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn
hơn để vừa cung cấp năng lượng và vật chất cho hoạt động sinh trưởng và phát triển
vừa cung cấp năng lượng làm ấm cơ thể. Câu 2.
Tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số trong hình là (1) Mô phân sinh đỉnh (2) Mô phân sinh bên (3) Mô phân sinh đỉnh
Câu 3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương: hạt → hạt
nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo hạt
Câu 4. Sâu đục thân lúa Vòng đời:
Trứng → sâu non → nhộng → bướm trưởng thành.
Sâu non sau khi nở sẽ chui vào thân lúa, đục phá và gây hiện tượng “bông trắng”
(lúa không trổ bông hoặc không có hạt).
Biện pháp phòng và diệt trừ hiệu quả:
Gieo trồng đúng thời vụ để tránh trùng đợt sâu phát sinh mạnh.
Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, diệt nhộng sâu còn lại sau vụ trước.
Thả ong ky sinh Trichogramma vào thời điểm sâu còn ở giai đoạn trứng.
Phun thuốc sinh học hoặc thuốc hóa học chọn lọc đúng lúc sâu mới nở, tránh khi đã chui vào thân cây. Câu 5
Điểm giống nhau và điểm khác nhau của các chu trình này: So Vòng đời cua vit Vòng đời của chó sánh
Giông - Đều có sự tăng trưởng về kích thước, khối lượng của các con vật. nhau
- Đều có sự phát sinh hình thái, cơ quan. Khác
- Con non được sinh ra từ trứng đã - Con non được sinh ra từ cơ nhau thụ tinh. thể mẹ.
- Giai đoạn hậu phôi có sự sinh - Giai đoạn hậu phôi có sự sinh
trưởng và phát triển không qua biến trưởng và phát triển không qua thái. biến thái.