        
      
           
                

       
        
       
     
            
             
                
      
                 
     
             
              
                 
 
            
           
    
   
   
              
       
       
                  
       
       
                
               
                
                
    
              
                 
  
            
               
         
               
              
                 
                
            
            
            
           
     
        
             
         
           
       
                   
 
 


                
 
               

          
             
  
         
 


              
  
               
   
             
               
           
      
       
             
       
      
              
       
         
          
          
           
          
                  
 
Trả lời: ...............
                 
    
Trả lời: ...............
                
 
  
    
   
     
Trả lời: ...............
                  
                   
                  
                
                  
                    
                  
                 
            
Trả lời: .............
   
              môi trường, thực vật,
thể, tiếp nhận, động vật, tồn tại, phản ứng, thích nghi
                    
                
                   
                
                
          
   
 
      
        
        
         
        
                
                 
                 
          
   
       
    
       
         
        
  
                   
             
     
        












                 
                  
                 
      

                  
                
  
                
                 
  
       
 
              
                  
    
              
              
 
                
            
                  

               
        
    
      
     
    
     
   
 
           
        
 
   
 
      

        
 
        
 
         
 
        
 
 
                  
                 
            
                
           
           
             
 
   
    
       
        
     
    
        
       
        
       
         
      
        
  
       
        

 
 
  

    

 
        
    
   
 
      
   
 
       
   


Preview text:

PHIẾU BÀI TẬP ÔN HÈ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
NỘI DUNG 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án có nhiều lựa chọn
Câu 1. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?
A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
B. Hoa lộc vừng rụng khi có gió thổi mạnh.
C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
D. Cây nắp ấm bắt mồi.
Câu 2. Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là
A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. hình thức phản ứng đa dạng.
C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Câu 3. Cảm ứng ở sinh vật là
A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên
trong và bên ngoài cơ thể.
B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
Câu 4. Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?
A. Tính hướng đất dương của rễ, hướng sáng dương của thân.
B. Tính hướng tiếp xúc. C. Tính hướng hoá.
D. Tính hướng nước
Câu 5. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
A. tính hướng tiếp xúc.
B. tính hướng sáng. C. tính hướng hoá.
D. tính hướng nước.
Câu 6. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì? A. Các nhận biết. B. Các kích thích. C. Các cảm ứng. D. Các phản ứng.
Câu 7. Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là
A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.
Câu 8. Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại sau, biện pháp nào ứng dụng tập tính động vật
A. Bắt côn trùng bằng tay
B. Làm bẫy đèn bẫy côn trùng
C. Làm vệ sinh đồng ruộng
D. Sử dụng thuốc để diệt côn trùng gây hại
Câu 9. Tập tính bẩm sinh là những tập tính
A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Gà trống gáy vào mỗi sớm.
B. Sáo học nói tiếng người.
C. Khỉ con học cách leo trèo.
D. Khỉ tập đi xe đạp
Câu 11. Thói quen nào sau đây là thói quen không tốt A. Đọc sách
B. Ăn uống đúng giờ C. Thức khuya
D. Làm việc có kế hoạch
Câu 12. Chim công xòe đuôi trước con cái là loại tập tính gì?
A. Tập tính kiếm ăn.
B. Tập tính sinh sản.
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
D. Tập tính bầy đàn.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1.
Xác định tính đúng sai của các phát biểu sau khu nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật? Phát biểu Đúng Sai
a) Cảm ứng là khả năng của sinh vật phản ứng lại với các kích thích từ môi trường.
b) Mọi phản ứng của sinh vật với môi trường đều là cảm ứng có điều kiện.
c) Tính hướng sáng là một dạng cảm ứng ở thực vật.
d) Rễ cây mọc theo chiều ánh sáng chiếu vào là biểu hiện của tính hướng sáng dương.
Câu 2. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai
a) Các tập tính của động vật hoàn toàn không thay đổi khi môi trường sống thay đổi.
b) Tập tính có thể giúp động vật thích nghi với điều kiện sống và tăng khả năng sinh tồn.
c) Tất cả các loài động vật đều có khả năng học tập như nhau.
d) Tập tính học được là tập tính động vật không trả lời khi kích thích
lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1.
Cho các tập tính dưới đây
(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.
(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.
(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.
(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.
(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.
(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.
(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.
(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.
(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.
Cho biết những tập tính nào là tập tính bẩm sinh
(Thí sinh trả lời câu hỏi bằng cách viết số thứ tự của các tập tính ví dụ: 23456, 57639, . .)
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 2. Phản ứng “ngọn cây hướng về phía ánh sáng” là phản ứng của thực vật với
nguồn gốc kích thích là?
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 3. Trong các nguyên nhân sau đây, những nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật? 1) thức ăn 2) hoạt động sinh sản 3) hướng nước chảy
4) thời tiết không thuận lợi
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 4. Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan
làm thí nghiệm như sau: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt
vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với
ngọn cây đậu; ở hộp B có một cửa sổ ở thành hộp phía trên. Dùng hai cốc đựng đất,
trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày. Sau một tuần, khi
các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp
hộp và đặt cả hai hộp ngoài ánh sáng. Sau hai ngày, Lan quan sát thấy tại hộp A ngọn
cây vươn lên vị trí cửa sổ tầm ngang. Tại hộp B ngọn cây hướng lên thành hộp phía
trên. Thí nghiệm này mô tả hình thức cảm ứng nào ở thực vật?
Trả lời: . . . . . . .
Phần IV. Tự luận
Câu 1.
Hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ
thể, tiếp nhận, động vật, tồn tại, phản ứng, thích nghi
.
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) . . kích thích và (2) . . lại các kích thích từ (3) . .
bên trong và bên ngoài (4) . ., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5) . . với điều kiện
sống. Cảm ứng ở (6) . . thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém
đa dạng; cảm ứng ở (7) . . thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Câu 2. Hoàn thành thông tin trong bảng theo mẫu sau:
Hiện tương cảm ưng Kich thich
Rễ cây mọc dài về phía có nước.
Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng.
Thân cây trầu không bám vào thân cây cau.
Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.
Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen.
Câu 3. Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?
Câu 4. Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để
có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện
tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào.
Hiện tương cảm ưng
Ứng dung cua con người
Tính hướng sáng của côn trùng gây hại Tính hướng sáng của cá
Chim di cư về phương nam tránh rét
Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó
Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu
Câu 5. Hãy nêu ba ví dụ về tập tính ở động vật. Hãy cho biết những tập tính đó hình
thành khi nào và nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đó đối với động vật.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I. Trắc nghiệm đáp án nhiều lựa chọn 1B 2A 3A 4A 5C 6B 7C 8B 9B 10A 11C 12B
Câu 1. “Hoa lộc vừng rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là phản ứng của cây
trước tác nhân kích thích của môi trường để giúp cây tồn tại và phát triển mà là tác
động của môi trường làm tổn hại đến cây → “Hoa lộc vừng rụng khi có gió thổi mạnh”
không phải là cảm ứng ở thực vật. Câu 4
Quan sát hình ảnh ta thấy, dù đặt cây ở tư thế nào thì rễ cây vẫn hướng về phía dưới và
ngọn cây luôn hướng lên phía trên → Rễ có tính hướng đất dương còn chồi cây có tính hướng sáng dương.
Câu 5. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa
dương còn hiện tượng cây phát triển tránh xa nguồn chất hóa học có hại gọi là tính hướng hóa âm.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai Câu 1.
a) Đúng – Đây là định nghĩa chính xác về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.
b) Sai – Không phải mọi phản ứng đều là cảm ứng có điều kiện, vì có cả cảm ưng
không điều kiện
(bẩm sinh).
c) Đúng – Tính hướng sáng là cảm ứng khi cây phản ứng với ánh sáng.
d) Sai Rễ cây thường mọc tránh ánh sáng (hướng sáng âm), không phải dương. Câu 2.
a) Sai – Một số tập tính có thể thay đổi để thích nghi khi môi trường sống thay đổi.
b) Đúng – Tập tính giúp động vật sinh tồn và thich nghi tốt hơn.
c) Sai – Khả năng học tập khác nhau giữa các loài, ví dụ: động vật bậc cao học tốt hơn.
d) Đúng – Đây là mô tả tập tinh quen nhờn, một loại tập tinh học đươc.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 235
Còn lại là tập tính học được
Câu 2. Trả lời: Hướng sáng Câu 3. Trả lời: 124
Câu 4. Trả lời: Hướng sáng Phần IV. Tự luận
Câu 1. (1) tiếp nhận (2) phản ứng (3) môi trường (4) cơ thể (5) thích nghi (6) thực vật (7) động vật. Câu 2.
Hiện tương cảm ưng Kich thich
Rễ cây mọc dài về phía có nước. Nước
Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng. Anh sáng
Thân cây trầu không bám vào thân cây cau. Trụ bám
Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi. Con người
Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen. Âm thanh Câu 3.
Chim và cá di cư
để tìm nơi có điều kiện sống thuận lơi hơn, như khí hậu ấm áp
hơn, nguồn thức ăn dồi dào hoặc nơi sinh sản an toàn. Việc di cư giúp chúng tăng khả
năng sống sót và sinh sản
trong môi trường thay đổi theo mùa.
Khi di cư, chim và cá định hướng nhờ các cơ chế cảm ưng đặc biệt, bao gồm:
 Cảm nhận từ trường Trái Đất (giống như la bàn sinh học),
 Nhận biết vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao,
 Ghi nhớ địa hình, dòng nước và mùi vị môi trường (đặc biệt ở cá), Câu 4.
Hiện tương cảm ưng
Ứng dung cua con người
Tính hướng sáng của côn trùng gây hại
Dùng bẫy đèn sáng để thu hút và tiêu
diệt côn trùng vào ban đêm Tính hướng sáng của cá
Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt
Chim di cư về phương nam tránh rét
Dự báo thời tiết, khi hậu nhờ theo dõi
đường bay, thời điểm di cư của chim
Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó
Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc
Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh Xây dựng nhà yến với điều kiện ánh sáng rất yếu
sáng yếu, yên tĩnh để thu hút chim đến làm tổ Câu 5. Vi du Loại tập tinh Ý nghĩa Chim hót vào mùa sinh
Thu hút bạn tình, đánh dấu lãnh thổ, giao Bẩm sinh sản tiếp giữa các cá thể Tinh tinh bắt cá Học được
Giúp tinh tinh tìm kiếm thức ăn Chuồn chuồn bay thấp Bẩm sinh
Giúp chuồn chuồn tìm được nơi trú ẩn kịp khi trời sắp mưa thời.