Bài tập Hình sự môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài tập Hình sự môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật Việt Nam đại cương
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tình huống 1
Bà A có một vườn sầu riêng rộng 3000m2 nhưng không làm hàng rào. Tối
20/12/2006 C và D rủ nhau vào vườn bà A tâm sự, C bị sầu riêng rơi trúng đầu gây
thương tật với tỷ lệ 30%. Bà A có được xem là vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Bà A đã vi phạm pháp luật vì: Việc làm của bà A là tội “Vô ý gây thương tích”.
- Chủ thể: A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, chịu trách
nhiệm về hành vi vô ý gây thương tích của mình.
- Khách thể: Việc làm vô ý gây thương tích, xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của
người khác, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe của con người. - Mặc khách quan:
+ Hành vi khách quan: Bà A không làm hàng rào cho vườn sầu riêng, vô ý gây tổn hại sức khỏe cho C .
+ Hậu quả: Gây thương tích thân thể cho C 30%.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Việc làm
không làm rào vườn sầu riêng là nguyên nhân gây ra tổn hại 30% sức khỏe của C. - Mặt chủ quan:
+ Bà A có thể mắc lỗi “vô ý do cẩu thả”: Bà A không nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm của việc không làm rào chắn vườn sầu riêng, việc làm đó gây tổn hại sức khỏe
cho C và bà A không mong muốn gây ra tổn hại sức khỏe cho C.
+ Bà A có thể mắc lỗi “vô ý do quá tự tin”: Bà A nhận thức được mình đang có hành
vi gây nguy hiểm cho xã hội khi không làm rào, nhận thấy khả năng gây ra tổn hại
sức khỏe do sầu riêng rơi thấp nên việc không làm hàng rào cho vườn sầu riêng dẫn đến C thương tật 30%. Tình huống 2
H, 45 tuổi, bị bệnh tâm thần, rất thích ăn khoai nướng. Trưa 12/11/2005, H đã
đốt nhà hàng xóm để nướng khoai.
Không vi phạm pháp luật.
Vì VPPL là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật,
chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng
thời điều khiển được hành vi của mình.
Trong TH này anh H được xác nhận là mắc bệnh tâm thần, tức là anh H bị mất năng
lực hành vi nên khi anh H thực hiện đốt nhà hàng xóm thì hành vi đó chỉ được xem
là trái pháp luật chứ không phải VPPL. Tình huống 3
Anh H (42 tuổi, ở xã N, huyện P, tỉnh BN) có vợ là chị B (37 tuổi). Do nghi ngờ
vợ mình ngoại tình nên giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Tối
24/4/2022, H nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị B vừa mở cửa vào thì H chồm dậy dùng
dao lê đâm vào ngực của vợ. Nạn nhân kêu cứu và được hàng xóm kịp thời đến can
ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo bệnh án, chị B bị tràn dịch màng phổi phải,
tỷ lệ thương tật 21%.
Có v iphạm pháp luật xảy ra. Anh H phạm tội “Cố ý gây thương tích”:
- Chủ thể: H (42 tuổi) là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự,
chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.
- Khách thể: Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, thân
thể của người khác, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe của con người. - Mặc khách quan:
+ Hành vi khách quan: là hành vi cố ý dùng dao lê đâm vào ngực chị B gây thương tích cho chị B.
+ Hậu quả: Làm chị B bị tràn dịch màng phổi phải, tỷ lệ thương tật 21%.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi
dùng dao lê đâm vào ngực B là nguyên nhân gây ra tổn hại 21% sức khỏe cho chị B.
+ Công cụ phạm tội: Cây deo lê là công cụ phạm tội và là “hung khí nguy hiểm”.
- Mặt chủ quan :H mắc lỗi cố ý trực tiếp. Vì H nhận thức rõ tính chất của hành vi
dùng dao đâm người là nguy hiểm. Hành vi đó có thể gây ra tổn hại sức khỏe cho B
thậm chí là tử vong và H mong muốn gây ra tổn hại sức khỏe cho B. Thông qua việc
H nằm đợi sẵn chị B trong nhà. Tình huống 4
Tối 27/4/2022, A (26 tuổi, quê ở Đồng Nai) điều khiển xe ben đi từ đường Nguyễn
Thị Định (Q.2) hướng ra xa lộ Hà Nội, khi qua khỏi cầu Giồng Ông Tố, A cho xe lấn
tri, vượt lên trên xe ô tô đang chạy phía trước không may đụng trực diện vào xe gắn
máy do anh B điều khiển đi chiều ngược lại. Hậu quả anh B chết ngay tại chỗ, xe của
A và B hư hỏng nặng.
Có vi phạm pháp luật xảy ra. A mắc lỗi vô ý làm chết người do vi phạm luật giao thông đường bộ.
- Chủ thể: A (26 tuổi) điều khiển xe ben tham gia giao thông đường bộ, đủ 18t trở
lên có đủ năng lực trách nhiệm hành vi dân sự, chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
- Khách thể: Hành vi vô ý điều khiển xe vi phạm luật giao thông đường bộ đe dọa
đến tính mạng, thân thể, lợi ích của người khác, xâm phạm đến quyền bất khả xâm
phạm về thân thể và sức khỏe của con người. - Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: là hành vi vô ý điều khiển xe ben lấn làng đường đụng anh B gây tai nạn cho anh B.
+ Hậu quả: làm anh B chết ngay tại chỗ, xe A và B hư hỏng nặng.
+ Mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi vi phạm luật
giao thông đường bộ, lấn làng của anh A là nguyên nhân gây ra tai nạn cho anh B
làm anh B chết ngay tại chỗ, đồng thời xe A và B hư hỏng nặng. - Mặt chủ quan:
+ Anh A có thể mắc lỗi “vô ý do quá tự tin”: Anh A nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhận thức được hậu quả nếu xảy
ra nhưng vì quá tự tin vào tay lái của mình (khả năng lái xe của mình), nghĩ rằng hậu
quả đó sẽ không thể xảy ra nên đã đụng anh B gây ra hậu quả nghiêm trọng.
+ Anh A có thể mắc lỗi “vô ý do cẩu thả”: Anh A không nhận thức được tính chất
nguy hiểm của hành vi điều khiển xe lấn làng vi phạm luật giao thông đường bộ,
không nhận thức được hành vi đó có thể g y
â nguy hiểm cho người tham gia giao
thông và anh A không mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Anh A có thể mắc lỗi “cố ý gián tiếp”: có thể anh A nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm của hành vi điều khiển xe lấn làng vi phạm luật giao thông đường bộ là nguy
hiểm, hành vi đó có thể gây tai nạn cho người tham gia giao thông, và anh A không
mong muốn hậu quả đó xảy ra, nhưng vì lý do nào đó anh A vẫn lái, chấp nhận hậu quả đó xảy ra.