Bài tập kết thúc học phần học phần Luật hiến pháp

Bài tập kết thúc học phần học phần Luật hiến pháp của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

lOMoARcPSD|17327 243
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn:
LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
----------*----------
Họ và tên : …
Lớp: …
MSSV : …
Hà Nội - 2022
lOMoARcPSD|17327 243
Đề bài:
Thomas Jefferson (vào năm 1789) đã i rằng: “Trong các vấn đề về quyền lực,
đừng nói thêm về lòng tin vào đức tính tốt của con người, phải trói anh ta
lại bằng sợi dây Hiến pháp để anh ta không còn làm được điều ác”.
Bằng kiến thức môn học Luật Hiến pháp Việt Nam, em hãy bình luận về câu nói
trên và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Bài làm
Thomas Jefferson được coi là mt trong những Kiến quốc phụ (The Founding
Fathers) của Hợp chúng quốc Hoa K, và cũng là một trong những tác giả chính
tham gia soạn lập bản Tuyên ngôn độc lập 1776 nổi tiếng của nước Mỹ
1
. Bản thân
ông cũng là một chính khách, chính trị gia, nhà ngoại giao, luật sư và nhà triết học
lỗi lạc. Nhiều tư tưng, quan điểm về quyền lực, chính trị, nhà nưc, pháp luật…
của ông đến nay vẫn còn nhiều giá trị tham khảo.
a hè năm 1787, trong quá trình tranh luận với các chính khách khác về vn
đề quyn lực và kiểm soát quyền lực nhà nước để đưa vào Hiến pháp Mỹ, Thomas
Jefferson có đưa ra mt câu nói rất nổi tiếng: “trong các vn đề về quyền lực, đng
i thêm gì về lòng tin vào đức tính tốt của con người, mà phải trói anh ta lại bằng
sợi dây Hiến pháp để anh ta không còn làm được điều ác
2
. Đây cũng là một câu
i kinh điển được tranh luận khá nhiu trong lĩnh vực nghiên cứu về chính trị,
kiểm soát quyền lực cũng như lập pháp tại các môi trường học thuật trên thế giới.
Khái quát qua ý truyn tải ca Jefferson qua câu nói này là nhằm nhấn mạnh rằng,
quyền lực là một thứ rất dễ bị lạm dụng, để kiểm soát điều này thì không thể ch
mong vào sự tự giác (“lòng tin o đức tính tốt”), mà phải “trói” buộc (ràng buộc)
chủ thể được trao quyn lực bằng Hiến pháp, và chỉ có Hiến pháp là phương tiện
tốt nhất. Như vậy, Hiến pháp là một công cụ quan trọng để kiểm soát quyn lực
nhà nước, và thực tế cũng chứng minh, Hiến pháp tại nhiều quốc gia trên thế giới
đều chứa đựng trong đó những quy định về việc trao quyền và kiểm soát quyền lực
1
Theo Bernstein, The Founding Fathers Reconsidered, Ấn phẩm hợp tác nghiên cứu Đại học New York và Oxfordrd
năm 2009
2
Joseph j. Ellis, Thomas Jefferson, American Sphinx, Knopf Doubleday Publishing Group, 1997
lOMoARcPSD|17327 243
của nhà nước. Tại Việt Nam, vào khoảng thời gian tc tháng 11/2013 – thời điểm
trước khi bản Hiến pháp mới được ban hành, câu nói này của Jefferson ng được
nhắc lại khá nhiều khi các chuyên gia tranh luận về vấn đề xây dựng nhà nước, trao
quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước của Việt Nam đđưa vào bản Hiến pháp
mới
3
.
Bài tiểu luận sau đây sẽ đi sâu vào phân tích ý nghĩa câu nói của Jefferson, và
ứng dụng nó vào phân tích đánh giá tình hình Việt Nam hiện nay.
Đầu tiên, để hiểu hết được ý nghĩa câu nói này của Jefferson, chúng ta cần xem
xét vkhía cạnh lịch sử của . Đi lùi lại hơn 200 năm vtrước, vào khoảng tháng
05/1787, thời điểm 12 bang nm họp để bàn bạc về việc soạn thảo một bản Hiến
pháp chung trong đó xây dựng một cnh quyền trung ương mi với nhiều thực
quyền hơn thay cho bản Điều khoản Hợp bang lúc bấy giờ. Tại thời điểm đó, mỗi
bang có thể được coi như “một quốc gia” – họ đã có hiến pháp riêng và chính
quyền riêng. Các bang trước đó đã thảo ra một bản thỏa thuận ngắn nhằm liên kết
họ lại thành một quc gia – Điều khoản Hợp bang. Tuy nhiên văn kiện nàyng
buộc pháp lý rất lỏng lẻo và tính thực quyền thấp, điều y đã khiến cho “nhà nước
liên bangbị nhiều xáo trộn, xung đột và không thể khai thác hết tiềm năng của
mình. Nhận ra điều đó, chính khách các bang đã nhóm họp lại đxem xét vấn đ
xây dựng một Hiến pháp mới với chính quyền mi
4
.
Tuy nhiên việc tìm cách thống nhất các bang tự trị này là không hề dễ dàng bởi
ban đầu, hội nghị lập hiến định sẽ phân chia đều quyn lực cho mi bang theo diện
tích hoặc dân số. Tuy nhiên việc này gây lên khá nhiều tranh cãi bởi mỗi bang có
điều kiện tự nhn (diện tích, dân số, lợi thế kinh tế…) là khác nhau. Các “bang
nhỏ” lo sợ sẽ mất tiếng nói và bị đán áp bởi các “bang lớn” với diện tích và dân s
lớn hơn. Còn nếu phân chia quyền lực nhà nước một cách cơ học theo bình quân số
bang, thì các bang lớn lại lo sợ quyền lực ca mình bị san sẻ bớt cho các bang nhỏ
hơn.
3
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Kiểm soát quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, ngày 18/02/2011
4
Maier & Pauline, The People Debate the Constitution, New York 2010
lOMoARcPSD|17327 243
Tạm chưa bàn đến việc tìm giải pháp hài a cho vấn đề này, chúng ta chỉ tiếp
cận nó dựa trên khía cạnh phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước. Jefferson
khi đó đã nhận ra nguyên nhân khiến các bang còn chưa thống nhất về phương án
tổ chức chính quyền mới thực ra bn chất là do chưa thống nhất về việc phân chia
quyền lực giữa các bang; xa hơn đó ông còn lo sợ nếu quyền lực không được phân
chia hợp lý và có sự kiểm soát hiệu quả, thì việc lạm dụng quyền lực là tất yếu sẽ
xảy ra
4
. Ông cho rằng nên t chức chính quyền theo hướng phân quyền và đối
trọng: các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp được trao quyền theo chức năng
(phân quyền) và có thể phủ quyết (đối trọng) lẫn nhau; và điều này cần đưa vào
bản Hiến pháp mới.
Bản thân Jefferson vừa là một luật sư, nhưng sâu trong ông cũng chịu nh hưởng
của Kito giáo (bởi ngày bé ông có theo học một người thầy là tu sĩ gốc Scotland và
đây ng là người khá ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông về niềm tin vào Chúa hay
tư tưởng thần hc). Khi đọc chương 11 của Kinh Tân Ước có nhắc đến sự cám dỗ
quyền lực của quỷ Satan đối với Chúa Giê-su, theo ông, quyền lực là vấn đề tranh
giành muôn thuở của con người. Con người có thdễ dàng vượt qua sự cám dỗ của
tiền tài, sắc dục, nhưng rất k để vượt qua sự cám dỗ ca quyền lực
5
. Quyền lực
luôn đi liền với khả năng có thể bị lạm dụng và nó xảy ra tại bất kỳ mt thiết chế
nào. Do đó khi nhắc đến các vấn đề vquyền lực, thì có lẽ không cần nhắc đến
lòng tin vào đức tính tốt của con ngườinữa vì điều đó gần như là vô ích. Cần
phải có biện pháp nào đó mạnh hơn để kiểm soát (“trói”) chủ thể được trao quyn
lực lại để ngăn “anh ta” lạm dụng nó và “làm điều ác”. Và theo ông, Hiến pháp là
phương án (“sợi dây trói”) tối ưu nhất.
Hiến pháp là đạo luật có tính pháp lý cao nhất, quy định các vấn đề cơ bản nhất
và quan trọng nhất của mỗi quốc gia, gồm thể chế chính trị, cách thức tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, các chính sách đối nội, đối ngoại, địa vị pháp lý
của con người và công dân
6
. Chính bi là đạo luật có tính pháp lý cao nhất và quy
định ch thức tchức hoạt động của bộ máy nnước (ở khía cạnh khác đây
4
Dumas Malon, Jefferson, the Virginian, Boston 1948
5
Đoàn Thị Thanh Mai, Nhân sư Mỹ, NXB Thế giới 2018
6
GS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp 2018
lOMoARcPSD|17327 243
chính là việc phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước), nên các chủ thể được
trao quyền lực nhưng cũng đồng thời b kiểm soát việc thực thi các chức năng
nhiệm vụ theo quyền hạn được trao, tránh tối đa tình trạng lạm quyềnthể xảy ra.
Vậy tại sao lại là Hiến pháp mà không phải một bộ luật hay bộ nguyên tắc nào
khác? Nếu chỉ vì lý do đây là b luật có tính pháp lý cao nhất thì chưa đủ, mà lý do
chính là xuất phát từ bản chất của Hiến pháp: trong nhà nước chủ nô hay nhà nước
phong kiến, do bản chất của hai nhà nước này là duy trì sự bất công và tàn bo,
mọi quyn lực đều tập trung trong tay mt (hoặc một vài) tầng lớp để bóc lột các
tầng lớp còn lại khác, nên hiến pháp không thể ra đời trong hai kiểu nhà nước này
hiến pháp chỉ xuất hiện trong xã hội mà nhà nưc và mọi chủ thể khác là bình
đẳng về mặt pháp lý
7
. Bởi Hiến pháp là hướng đến bảo vệ li ích của đa số so với
thiểu số, đồng thời hướng đến một xã hội phát triển, nơi con người được giải
phóng hoàn toàn và tạo mi điều kiện tốt nhất để phát triển, nên song song với đó,
quyền lực nhà nước về điều hành xã hội cũng không còn tính “độc tài” nữa, mà
đã chuyển sang tính dân chủ ph thông” sâu sắc. Chính lẽ đó nên Hiến pháp là
“sợi dâytrói buộc hiệu quả nhất đối với các chủ thể được giao p quyền lực
trong thực thi chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước ca mình
8
.
Như vậy, qua nghiên cứu bối cảnh lịch sử cũng như quan điểm tư tưởng của
Jefferson, ta hiểu rõ hơn câu nói của ông: quyền lực là vấn đề rất “cám dỗ” và dễ bị
lạm dụng, không thể chỉ tin vào lòng tốt hay tính tự giác của chủ thể được trao
quyền phải dùng Hiến pháp làm “sợi dây” “trói buộc” “anh ta” khỏi làm nhng
“điều ác”. Hiến pháp với bản chất là văn bản quy định những quyền và nghĩa v
căn bản nhất, tính chất các điều luật cũng ôn a và tiên tiến nhất, hướng tới giải
phóng con người, xóa bỏ bất công xã hội; sẽ là công c tốt nhất để kiểm soát quyền
lực nhà nước trên thực tế, tránh việc quyền lực tập trung trong tay thiểu số để đàn
áp và kìm hãm sự phát triển chung của đa số.
7
GS.TS. Phan Trung Lý, Mt số vn đề cơ bản ca hiến pháp các nước trên thế giới, NXB Chính trị quốc
gia 2012
8
Tuấn Tú, Tiểu luận tốt nghiệp môn Hiến pháp so sánh trong chương trình đào tạo thạc sỹ luật (LLM) của đại học
Yale, Hoa Kỳ
lOMoARcPSD|17327 243
Do câu nói trên của Jefferson chủ yếu liên quan tới vấn đề phân chia và kiểm
soát quyn lực nhà nước bằng Hiến pháp, nên khi liên hệ với thực tiễn Việt Nam
hiện nay, dưới góc nhìn của môn học Luật Hiến pháp Việt Nam, ta chủ yếu sẽ phân
tích dưới góc độ: sử dụng Hiến pháp vào xây dựng nhà nước và tchức pn
quyền, kiểm soát quyn lực của Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ, quyền lực được phân chia theo thuyết “tam quyền phân lập” và
“đối trọngcác cơ quan lập pháp, hành pháp, pháp có thể phủ quyết lẫn nhau
do đây là quốc gia theo mô hình tư bn chủ nghĩa và đa đảng phái chính trị
9
; còn
tại Việt Nam, nơi theo mô hình xã hội chủ nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền,
quyền lực được quy định là tập trung thống nhất (và thuộc về ngưi dân), Quốc hội
là cơ quan cao nhất, giữ quyền lập pháp. Quốc hội bu ra các thành viên ch chốt
của Chính phủ (nhánh nh pháp) và Tòa án tối cao (nhánh tư pp), Chính phủ và
Tòa án tối cao nói chung và người đứng đầu hai cơ quan này nói riêng phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội (và người dân). Do toàn bộ quyền lực tập trung hết vào
một cơ quan (là Quốc hội) nên vấn đề vkiểm soát quyn lực ở Việt Nam hiện nay
đúng là đáng phải lưu tâm và bàn luận.
Khoảng thời gian trước tháng 11/2013 giai đoạn lấy ý kiến toàn dân và các
chuyên gia trong soạn thảo và xây dựng một bản Hiến pháp mới, câu nói của
Jefferson được viện dẫn khi xảy ra tranh luận về hai vn đề: (i) y dựng cơ chế
bảo hiến ở Việt Nam; và (ii) xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam.
Trong vấn đề về xây dựng cơ chế bảo hiến ở Việt Nam, nhiều chuyên gia cho
rằng đã đến lúc cần tổ chức bảo vệ Hiến pháp tại Việt Nam. Khi nghiên cứu mô
hình tổ chức phù hợp áp dụng cho Việt Nam thì về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí
không chp nhận cơ chế bảo vệ hiến pháp phi tập trung như mô hình của Hoa Kỳ
do không tương thích với truyền thống chính trị – pháp lý tại Việt Nam. Thay vào
đó nhiều ý kiến đồng tình với phương án thành lập cơ quan bảo hiến riêng theo mô
9
Nguyễn Thanh Thủy, Lôgích Chính trị Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, 2007
lOMoARcPSD|17327 243
hình tập trung. Tuy nhiên sau đó xét trong bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ là chưa
đủ điều kiện sẵn sàng, nên vấn đề này đã kng được đưa vào Hiến pháp 2013.
Thay vào đó, việc “bảo hiến” sẽ được thực hiện theo kiểu “tiền kiểm” tức các đạo
luật hay điều ước quốc tế mà Quốc hội đã phê chuẩn sẽ được thm tra tính hợp
hiến ngay trước khi được thông qua.
Còn trong vấn đề về xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thì nhìn
chung, trung tâm của sự kiểm soát được đặt vào Chính phủ, cụ thể là sự kiểm soát
của Quốc hội đối với Chính phủ. Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 vẫn tiếp tục duy trì
một chế định vốn đã được ghi nhận trong Hiến pháp trước đó (Hiến pháp 1992), đó
là trao cho Chủ tịch nước quyền "phủ quyết hạn chế" đối với cơ quan lập pháp.
Theo đó, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đệ trình một pháp lệnh nào
đón Chủ tịch nước công bố, nếu không đồng ý, Chủ tịch nước quyền đề ngh
UBTVQH xem xét lại pháp lệnh đó trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được
UBTVQH thông qua. Trong trường hợp pháp lệnh đó tiếp tục được UBTVQH biểu
quyết thông qua mà Chủ tịch nước vn không đồng ý, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc
hội quyết định tại kỳ họp gần nhất (Khoản 1, Điều 88, Hiến pháp 2013). Tuy nhiên,
quyền này của Chtịch nước không được áp dụng đối với c luật của Quc hi.
Do đó, đây có thể coi là quyền “ph quyết hạn chế” ca Chủ tịch nước đối với
quyền lập pháp. Chủ tịch nước chỉ có thể trì hoãn một pháp lệnh, chứ không thể
hủy bỏ văn bản này.
Kết luận, quyền lực nhà nước là ý chí chung ca xã hội nhưng lại được giao cho
một số ít người với những khả năng hữu hạn khi thực thi. Đã là con người, ai cũng
có thể mắc sai lầm, bởi thế, những người nắm giữ quyền lực nhà nước cũng có thể
mắc sai lầm trong quá trình thực thi nó. Tuy nhiên, do tính chất ca quyền lực n
nước, nếu để xảy ra sai lầm này, cộng đồng, xã hội sẽ là đối tượng phải gánh chịu
nhng hậu quả. Do vậy, để giảm thiểu những sai lầm đáng tiếc đó, quyền lực nhà
nước cần được phân chia và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, tránh bị lạm dụng gây
phương hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội.
lOMoARcPSD|17327 243
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Giáo trình:
1. GS.TS. Phan Trung Lý, Một số vấn đề cơ bản ca hiến pháp các nước trên thế
giới, NXB Chính trị quốc gia 2012
2. GS.TS. Thái Vĩnh Thng, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp
2018
* Sách:
1. Đoàn Thị Thanh Mai, Nhân sư M, NXB Thế giới 2018
2. Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, NXB Thế giới
2003
3. Nguyễn Thanh Thủy, Lôgích Chính trị Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, 2007 * Tài
liệu tiếng nước ngoài:
1. Bernstein, The Founding Fathers Reconsidered, New York and Oxford: Oxford
University Press, 2009
2. Dumas Malon, Jefferson, the Virginian, Boston 1948
3. Joseph j. Ellis, Thomas Jefferson, American Sphinx, Knopf Doubleday
Publishing Group, 1997
4. Maier & Pauline, The People Debate the Constitution, New York 2010 * Tạp
chí, bài báo, i nghiên cứu:
1. GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Kiểm soát quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay, Tạp
chí
Cộng sản, ngày 28/02/2011
2. Tuấn Tú, Tiểu luận tốt nghiệp môn Hiến pháp so sánh trong chương trình đào
tạo thạc sỹ luật (LLM) ca đại học Yale, Hoa Kỳ *n bản pháp luật:
1. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày
28/11/2013
| 1/8

Preview text:

lOMoARc PSD|17327243 BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM ----------*---------- Đề số 02 Họ và tên : … Lớp: … MSSV : … Hà Nội - 2022 lOMoARc PSD|17327243 Đề bài:
Thomas Jefferson (vào năm 1789) đã nói rằng: “Trong các vấn đề về quyền lực,
đừng nói thêm gì về lòng tin vào đức tính tốt của con người, mà phải trói anh ta
lại bằng sợi dây Hiến pháp để anh ta không còn làm được điều ác”.
Bằng kiến thức môn học Luật Hiến pháp Việt Nam, em hãy bình luận về câu nói
trên và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay. Bài làm
Thomas Jefferson được coi là một trong những Kiến quốc phụ (The Founding
Fathers) của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, và cũng là một trong những tác giả chính
tham gia soạn lập bản Tuyên ngôn độc lập 1776 nổi tiếng của nước Mỹ1. Bản thân
ông cũng là một chính khách, chính trị gia, nhà ngoại giao, luật sư và nhà triết học
lỗi lạc. Nhiều tư tưởng, quan điểm về quyền lực, chính trị, nhà nước, pháp luật…
của ông đến nay vẫn còn nhiều giá trị tham khảo.
Mùa hè năm 1787, trong quá trình tranh luận với các chính khách khác về vấn
đề quyền lực và kiểm soát quyền lực nhà nước để đưa vào Hiến pháp Mỹ, Thomas
Jefferson có đưa ra một câu nói rất nổi tiếng: “trong các vấn đề về quyền lực, đừng
nói thêm gì về lòng tin vào đức tính tốt của con người, mà phải trói anh ta lại bằng
sợi dây Hiến pháp để anh ta không còn làm được điều ác”2. Đây cũng là một câu
nói kinh điển được tranh luận khá nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu về chính trị,
kiểm soát quyền lực cũng như lập pháp tại các môi trường học thuật trên thế giới.
Khái quát qua ý truyền tải của Jefferson qua câu nói này là nhằm nhấn mạnh rằng,
quyền lực là một thứ rất dễ bị lạm dụng, để kiểm soát điều này thì không thể chờ
mong vào sự tự giác (“lòng tin vào đức tính tốt”), mà phải “trói” buộc (ràng buộc)
chủ thể được trao quyền lực bằng Hiến pháp, và chỉ có Hiến pháp là phương tiện
tốt nhất. Như vậy, Hiến pháp là một công cụ quan trọng để kiểm soát quyền lực
nhà nước, và thực tế cũng chứng minh, Hiến pháp tại nhiều quốc gia trên thế giới
đều chứa đựng trong đó những quy định về việc trao quyền và kiểm soát quyền lực
1 Theo Bernstein, The Founding Fathers Reconsidered, Ấn phẩm hợp tác nghiên cứu Đại học New York và Oxfordrd năm 2009
2 Joseph j. Ellis, Thomas Jefferson, American Sphinx, Knopf Doubleday Publishing Group, 1997 lOMoARc PSD|17327243
của nhà nước. Tại Việt Nam, vào khoảng thời gian trước tháng 11/2013 – thời điểm
trước khi bản Hiến pháp mới được ban hành, câu nói này của Jefferson cũng được
nhắc lại khá nhiều khi các chuyên gia tranh luận về vấn đề xây dựng nhà nước, trao
quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước của Việt Nam để đưa vào bản Hiến pháp mới3.
Bài tiểu luận sau đây sẽ đi sâu vào phân tích ý nghĩa câu nói của Jefferson, và
ứng dụng nó vào phân tích đánh giá tình hình Việt Nam hiện nay.
Đầu tiên, để hiểu hết được ý nghĩa câu nói này của Jefferson, chúng ta cần xem
xét về khía cạnh lịch sử của nó. Đi lùi lại hơn 200 năm về trước, vào khoảng tháng
05/1787, thời điểm 12 bang nhóm họp để bàn bạc về việc soạn thảo một bản Hiến
pháp chung trong đó xây dựng một chính quyền trung ương mới với nhiều thực
quyền hơn thay cho bản Điều khoản Hợp bang lúc bấy giờ. Tại thời điểm đó, mỗi
bang có thể được coi như “một quốc gia” – họ đã có hiến pháp riêng và chính
quyền riêng. Các bang trước đó đã thảo ra một bản thỏa thuận ngắn nhằm liên kết
họ lại thành một quốc gia – Điều khoản Hợp bang. Tuy nhiên văn kiện này có ràng
buộc pháp lý rất lỏng lẻo và tính thực quyền thấp, điều này đã khiến cho “nhà nước
liên bang” bị nhiều xáo trộn, xung đột và không thể khai thác hết tiềm năng của
mình. Nhận ra điều đó, chính khách các bang đã nhóm họp lại để xem xét vấn đề
xây dựng một Hiến pháp mới với chính quyền mới4.
Tuy nhiên việc tìm cách thống nhất các bang tự trị này là không hề dễ dàng bởi
ban đầu, hội nghị lập hiến định sẽ phân chia đều quyền lực cho mỗi bang theo diện
tích hoặc dân số. Tuy nhiên việc này gây lên khá nhiều tranh cãi bởi mỗi bang có
điều kiện tự nhiên (diện tích, dân số, lợi thế kinh tế…) là khác nhau. Các “bang
nhỏ” lo sợ sẽ mất tiếng nói và bị đán áp bởi các “bang lớn” với diện tích và dân số
lớn hơn. Còn nếu phân chia quyền lực nhà nước một cách cơ học theo bình quân số
bang, thì các bang lớn lại lo sợ quyền lực của mình bị san sẻ bớt cho các bang nhỏ hơn.
3 GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Kiểm soát quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, ngày 18/02/2011
4 Maier & Pauline, The People Debate the Constitution, New York 2010 lOMoARc PSD|17327243
Tạm chưa bàn đến việc tìm giải pháp hài hòa cho vấn đề này, chúng ta chỉ tiếp
cận nó dựa trên khía cạnh phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước. Jefferson
khi đó đã nhận ra nguyên nhân khiến các bang còn chưa thống nhất về phương án
tổ chức chính quyền mới thực ra bản chất là do chưa thống nhất về việc phân chia
quyền lực giữa các bang; xa hơn đó ông còn lo sợ nếu quyền lực không được phân
chia hợp lý và có sự kiểm soát hiệu quả, thì việc lạm dụng quyền lực là tất yếu sẽ
xảy ra4. Ông cho rằng nên tổ chức chính quyền theo hướng phân quyềnđối
trọng: các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp được trao quyền theo chức năng
(phân quyền) và có thể phủ quyết (đối trọng) lẫn nhau; và điều này cần đưa vào bản Hiến pháp mới.
Bản thân Jefferson vừa là một luật sư, nhưng sâu trong ông cũng chịu ảnh hưởng
của Kito giáo (bởi ngày bé ông có theo học một người thầy là tu sĩ gốc Scotland và
đây cũng là người khá ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông về niềm tin vào Chúa hay
tư tưởng thần học). Khi đọc chương 11 của Kinh Tân Ước có nhắc đến sự cám dỗ
quyền lực của quỷ Satan đối với Chúa Giê-su, theo ông, quyền lực là vấn đề tranh
giành muôn thuở của con người. Con người có thể dễ dàng vượt qua sự cám dỗ của
tiền tài, sắc dục, nhưng rất khó để vượt qua sự cám dỗ của quyền lực5. Quyền lực
luôn đi liền với khả năng có thể bị lạm dụng và nó xảy ra tại bất kỳ một thiết chế
nào. Do đó khi nhắc đến các vấn đề về quyền lực, thì có lẽ không cần nhắc đến
lòng tin vào đức tính tốt của con người” nữa vì điều đó gần như là vô ích. Cần
phải có biện pháp nào đó mạnh hơn để kiểm soát (“trói”) chủ thể được trao quyền
lực lại để ngăn “anh ta” lạm dụng nó và “làm điều ác”. Và theo ông, Hiến pháp là
phương án (“sợi dây trói”) tối ưu nhất.
Hiến pháp là đạo luật có tính pháp lý cao nhất, quy định các vấn đề cơ bản nhất
và quan trọng nhất của mỗi quốc gia, gồm thể chế chính trị, cách thức tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, các chính sách đối nội, đối ngoại, địa vị pháp lý
của con người và công dân6. Chính bởi là đạo luật có tính pháp lý cao nhất và quy
định cách thức tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước (ở khía cạnh khác đây
4 Dumas Malon, Jefferson, the Virginian, Boston 1948
5 Đoàn Thị Thanh Mai, Nhân sư Mỹ, NXB Thế giới 2018
6 GS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp 2018 lOMoARc PSD|17327243
chính là việc phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước), nên các chủ thể được
trao quyền lực nhưng cũng đồng thời bị kiểm soát việc thực thi các chức năng
nhiệm vụ theo quyền hạn được trao, tránh tối đa tình trạng lạm quyền có thể xảy ra.
Vậy tại sao lại là Hiến pháp mà không phải một bộ luật hay bộ nguyên tắc nào
khác? Nếu chỉ vì lý do đây là bộ luật có tính pháp lý cao nhất thì chưa đủ, mà lý do
chính là xuất phát từ bản chất của Hiến pháp: trong nhà nước chủ nô hay nhà nước
phong kiến, do bản chất của hai nhà nước này là duy trì sự bất công và tàn bạo,
mọi quyền lực đều tập trung trong tay một (hoặc một vài) tầng lớp để bóc lột các
tầng lớp còn lại khác, nên hiến pháp không thể ra đời trong hai kiểu nhà nước này
– hiến pháp chỉ xuất hiện trong xã hội mà nhà nước và mọi chủ thể khác là bình
đẳng về mặt pháp lý7. Bởi Hiến pháp là hướng đến bảo vệ lợi ích của đa số so với
thiểu số, đồng thời hướng đến một xã hội phát triển, nơi con người được giải
phóng hoàn toàn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển, nên song song với đó,
quyền lực nhà nước về điều hành xã hội cũng không còn tính “độc tài” nữa, mà nó
đã chuyển sang tính “dân chủ phổ thông” sâu sắc. Chính lẽ đó nên Hiến pháp là
“sợi dây” trói buộc hiệu quả nhất đối với các chủ thể được giao phó quyền lực
trong thực thi chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình8.
Như vậy, qua nghiên cứu bối cảnh lịch sử cũng như quan điểm tư tưởng của
Jefferson, ta hiểu rõ hơn câu nói của ông: quyền lực là vấn đề rất “cám dỗ” và dễ bị
lạm dụng, không thể chỉ tin vào lòng tốt hay tính tự giác của chủ thể được trao
quyền mà phải dùng Hiến pháp làm “sợi dây” “trói buộc” “anh ta” khỏi làm những
“điều ác”. Hiến pháp với bản chất là văn bản quy định những quyền và nghĩa vụ
căn bản nhất, tính chất các điều luật cũng ôn hòa và tiên tiến nhất, hướng tới giải
phóng con người, xóa bỏ bất công xã hội; sẽ là công cụ tốt nhất để kiểm soát quyền
lực nhà nước trên thực tế, tránh việc quyền lực tập trung trong tay thiểu số để đàn
áp và kìm hãm sự phát triển chung của đa số.
7 GS.TS. Phan Trung Lý, Một số vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia 2012
8 Tuấn Tú, Tiểu luận tốt nghiệp môn Hiến pháp so sánh trong chương trình đào tạo thạc sỹ luật (LLM) của đại học Yale, Hoa Kỳ lOMoARc PSD|17327243
Do câu nói trên của Jefferson chủ yếu liên quan tới vấn đề phân chia và kiểm
soát quyền lực nhà nước bằng Hiến pháp, nên khi liên hệ với thực tiễn Việt Nam
hiện nay, dưới góc nhìn của môn học Luật Hiến pháp Việt Nam, ta chủ yếu sẽ phân
tích dưới góc độ: sử dụng Hiến pháp vào xây dựng nhà nước và tổ chức phân
quyền, kiểm soát quyền lực của Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ, quyền lực được phân chia theo thuyết “tam quyền phân lập” và
“đối trọng” – các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có thể phủ quyết lẫn nhau
do đây là quốc gia theo mô hình tư bản chủ nghĩa và đa đảng phái chính trị9; còn
tại Việt Nam, nơi theo mô hình xã hội chủ nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền,
quyền lực được quy định là tập trung thống nhất (và thuộc về người dân), Quốc hội
là cơ quan cao nhất, giữ quyền lập pháp. Quốc hội bầu ra các thành viên chủ chốt
của Chính phủ (nhánh hành pháp) và Tòa án tối cao (nhánh tư pháp), Chính phủ và
Tòa án tối cao nói chung và người đứng đầu hai cơ quan này nói riêng phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội (và người dân). Do toàn bộ quyền lực tập trung hết vào
một cơ quan (là Quốc hội) nên vấn đề về kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay
đúng là đáng phải lưu tâm và bàn luận.
Khoảng thời gian trước tháng 11/2013 – giai đoạn lấy ý kiến toàn dân và các
chuyên gia trong soạn thảo và xây dựng một bản Hiến pháp mới, câu nói của
Jefferson được viện dẫn khi xảy ra tranh luận về hai vấn đề: (i) xây dựng cơ chế
bảo hiến ở Việt Nam; và (ii) xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Trong vấn đề về xây dựng cơ chế bảo hiến ở Việt Nam, nhiều chuyên gia cho
rằng đã đến lúc cần tổ chức bảo vệ Hiến pháp tại Việt Nam. Khi nghiên cứu mô
hình tổ chức phù hợp áp dụng cho Việt Nam thì về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí
không chấp nhận cơ chế bảo vệ hiến pháp phi tập trung như mô hình của Hoa Kỳ
do không tương thích với truyền thống chính trị – pháp lý tại Việt Nam. Thay vào
đó nhiều ý kiến đồng tình với phương án thành lập cơ quan bảo hiến riêng theo mô
9 Nguyễn Thanh Thủy, Lôgích Chính trị Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, 2007 lOMoARc PSD|17327243
hình tập trung. Tuy nhiên sau đó xét trong bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ là chưa
đủ điều kiện sẵn sàng, nên vấn đề này đã không được đưa vào Hiến pháp 2013.
Thay vào đó, việc “bảo hiến” sẽ được thực hiện theo kiểu “tiền kiểm” – tức các đạo
luật hay điều ước quốc tế mà Quốc hội đã phê chuẩn sẽ được thẩm tra tính hợp
hiến ngay trước khi được thông qua.
Còn trong vấn đề về xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thì nhìn
chung, trung tâm của sự kiểm soát được đặt vào Chính phủ, cụ thể là sự kiểm soát
của Quốc hội đối với Chính phủ. Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 vẫn tiếp tục duy trì
một chế định vốn đã được ghi nhận trong Hiến pháp trước đó (Hiến pháp 1992), đó
là trao cho Chủ tịch nước quyền "phủ quyết hạn chế" đối với cơ quan lập pháp.
Theo đó, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đệ trình một pháp lệnh nào
đó lên Chủ tịch nước công bố, nếu không đồng ý, Chủ tịch nước có quyền đề nghị
UBTVQH xem xét lại pháp lệnh đó trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được
UBTVQH thông qua. Trong trường hợp pháp lệnh đó tiếp tục được UBTVQH biểu
quyết thông qua mà Chủ tịch nước vẫn không đồng ý, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc
hội quyết định tại kỳ họp gần nhất (Khoản 1, Điều 88, Hiến pháp 2013). Tuy nhiên,
quyền này của Chủ tịch nước không được áp dụng đối với các luật của Quốc hội.
Do đó, đây có thể coi là quyền “phủ quyết hạn chế” của Chủ tịch nước đối với
quyền lập pháp. Chủ tịch nước chỉ có thể trì hoãn một pháp lệnh, chứ không thể hủy bỏ văn bản này.
Kết luận, quyền lực nhà nước là ý chí chung của xã hội nhưng lại được giao cho
một số ít người với những khả năng hữu hạn khi thực thi. Đã là con người, ai cũng
có thể mắc sai lầm, bởi thế, những người nắm giữ quyền lực nhà nước cũng có thể
mắc sai lầm trong quá trình thực thi nó. Tuy nhiên, do tính chất của quyền lực nhà
nước, nếu để xảy ra sai lầm này, cộng đồng, xã hội sẽ là đối tượng phải gánh chịu
những hậu quả. Do vậy, để giảm thiểu những sai lầm đáng tiếc đó, quyền lực nhà
nước cần được phân chia và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, tránh bị lạm dụng gây
phương hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội. lOMoARc PSD|17327243
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Giáo trình:
1. GS.TS. Phan Trung Lý, Một số vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế
giới, NXB Chính trị quốc gia 2012
2. GS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp 2018 * Sách:
1. Đoàn Thị Thanh Mai, Nhân sư Mỹ, NXB Thế giới 2018
2. Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, NXB Thế giới 2003
3. Nguyễn Thanh Thủy, Lôgích Chính trị Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, 2007 * Tài
liệu tiếng nước ngoài:
1. Bernstein, The Founding Fathers Reconsidered, New York and Oxford: Oxford University Press, 2009
2. Dumas Malon, Jefferson, the Virginian, Boston 1948
3. Joseph j. Ellis, Thomas Jefferson, American Sphinx, Knopf Doubleday Publishing Group, 1997
4. Maier & Pauline, The People Debate the Constitution, New York 2010 * Tạp
chí, bài báo, bài nghiên cứu:
1. GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Kiểm soát quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay, Tạp chí
Cộng sản, ngày 28/02/2011
2. Tuấn Tú, Tiểu luận tốt nghiệp môn Hiến pháp so sánh trong chương trình đào
tạo thạc sỹ luật (LLM) của đại học Yale, Hoa Kỳ * Văn bản pháp luật:
1. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28/11/2013