Bài tập lịch sử lao động Việt Nam - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Đầu tiên trách nhiệm của bản thân đối với tổ quốc với nhà nước và xã hội. Không quáto tát nhưng mỗi chúng ta cần làm tốt những điều sau : Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lửa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Những câu thơ sâu sắc trên của Nguyễn Đình Thi đã phần nào giúp ta hiểu hơn về
một mảnh đất, một đất nước tươi đẹp, thân yêu biết bao nhiêu truyền thống vẻ vang
mà rất đỗi bình dị mang tên Việt Nam.
Mỗi người trong chúng ta đều có một quê hương, một đất nước để yêu thương, gắn
bó. Nơi mà ta chôn rau cắt rốn, gắn bó ruột thịt ngay từ khi ra đời và mãi về sau dẫu
có đi xa bao giờ cũng nhớ về. Với tôi tôi được sinh ra và lớn lên ở một đất nước rất
thân thương mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc và tôi luôn tự hào coi đây là chốn
thiêng liêng trong trái tim này.
Trong tôi Việt Nam là gì ? Đây quả là một câu hỏi khó để trả lời. Với tôi Việt Nam
không chỉ là một đất nước nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực
Đông Nam Á với diện tích 331,698 km mà là nơi gắn bó sâu sắc 2 của 54 dân tộc anh
em đã tạo nên nền văn hóa đa dạng.
Tôi yêu nơi đây, yêu đất nước quê hương Việt Nam thân với truyền thống lịch sử
nghìn năm đánh giặc ngoại xâm của con người Việt Nam. Yêu làm sao những cánh
đồng lúa trải dài bất tận, những dòng sông êm đềm chảy quanh năm. Yêu làm sao luỹ
tre già, những cây đa ,mái đình đầu làng với những trò chơi dân gian vui nhộn. Không
chỉ yêu mà trong tôi còn cháy rực lên ngọn lửa tự hào quê hương, dân tộc và con
người nơi đây . Đất nước Việt Nam tươi đẹp không chỉ được biết đến bằng những
danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa được UNESCO công nhận mà còn được biết đến
với những truyền thống quý báu của dân tộc của con người qua bao thăng trầm lịch sử của đất nước.
Đất nước Việt Nam bình dị lắm, thân thuộc lắm nhưng đôi khi lại rất đỗi hùng vĩ và
tráng lệ nhất là đối với những người con luôn đi xa. Như những chú chim non dù có
ham ăn trái chín ở xa thì cũng giật mình nhớ gốc cây đa lại về. Gia đình Việt Nam là
vậy lúc nào cũng hướng tới quê hương, hướng về cội nguồn. Đất Nước hình chữ S này
đẹp là vậy, thân thương là vậy, 63 tỉnh thành cùng với 54 dân tộc anh em gắn bó chặt
chẽ với nhau mỗi dân tộc mỗi vùng miền lại mang những nét văn hóa đặc trưng riêng
đã quy tụ lại, kết hợp với nhau tạo nên một nền văn hóa dân tộc Việt Nam hết sức đa
dạng, phong phú với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.
Khắp nơi trên đất nước ta mọi miền đều có những danh lam, thắng cảnh có núi cao,
biển rộng, sông dài. Ở đây có sông Hồng “ đỏ nặng phù sa”, có sông Mã “ bờm ngựa
phi thác trắng”, có những dòng sông xanh thẳm cho quê hương thêm nhiều nước ngọt
, nhiều phù sa, tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa.
Việt Nam, cái tên thân thương này đã thấm sâu vào trong máu thịt hòa vào máu xương
của mỗi con người. Vì vậy sự sống của mỗi cá nhân không phải riêng biệt bất kỳ ai mà
là cả sự sống của cả đất nước. Con người Việt Nam và những truyền thống vẻ vang
của họ như những bông hoa xinh đẹp tô điểm cho bức tranh hình chữ S thêm phần thu
hút. Biết ơn, tự hào biết bao nhiêu những truyền thống quý báu này. Đầu tiên ta phải
nhắc đến truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần độc lập tự cường, bất khuất và ý
chí dân tộc cao cả. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đất nước biết bao nhiêu thế hệ đã
qua đã hi sinh và chiến đấu dũng cảm. Hàng triệu con người đã đóng góp quên mình
trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
của dân tộc ta là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của cả tập thể, cả dân tộc
không hề phân biệt già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà. Từ thời chiến đến thời bình lịch
sử đất nước lúc nào cũng sáng ngời những tấm gương bất khuất yêu nước có thể kể
đến như Bà Trưng, Bà Triệu, Võ Thị Sáu, Võ Nguyên Giáp,…Đây là một sức mạnh,
một nguồn động lực to lớn giúp cả nước ta vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử
thách đánh bại kẻ thù xâm lược và bảo vệ đất được chủ quyền lãnh thổ không để mất
cho dù một tấc đất. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tình yêu nước được thể hiện rõ
nét và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bên cạnh truyền thống yêu nước thì con người Việt Nam còn có một tình yêu thương
gắn bó với nhau, sống tình nghĩa và đoàn kết một lòng tiến về phía trước. Con người
Việt Nam ta luôn đề cao đạo lý “ thương người như thể thương thân”, đùm bọc giúp
đỡ lẫn nhau. Người Việt ta luôn trọng tình nghĩa, tình yêu thương trong quan hệ tình
làng nghĩa xóm, yêu thương ấm áp trong mỗi gia đình và đề cao tình hữu nghị với
quốc tế. Truyền thống đoàn kết, một lòng tương thân tương ái đã trở thành một truyền
thống quý báu giúp cho dân tộc ta vượt qua biết bao biến cố trong hơn bốn nghìn năm
dựng nước và giữ nước dù có phải đương đầu với những khó khăn, thử thách lớn đến
nào đi chăng nữa thì dân tộc Việt Nam đều tất thắng lập nên những kỳ tích vẻ vang.
Lòng yêu thương, sống tình nghĩa, đoàn kết là một truyền thống nhân nghĩa không bị
mai một mà ngày càng được củng cố nhiều hơn nữa đặc biệt từ khi có Đảng thì sức
mạnh vĩ đại đó đã trở thành một triết lý sâu sắc
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.”
Hơn hết trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang hoành hành và diễn biến hết sức phức
tạp thì phẩm chất truyền thống quý báu này lại càng được thể hiện và phát huy rõ ràng hơn bao giờ hết.
Truyền thống vẻ vang của người Việt Nam còn được thể hiện qua tinh thần chịu
thương chịu khó, cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất .Chịu thương chịu
khó là đức tính của người lao động Việt Nam chân chính và đây cũng là yếu tố quan
trọng giúp thúc đẩy kinh tế đất nước.Nngười Việt Nam cần cù siêng năng luôn đi kèm
với tiết kiệm và luôn nhắc nhở nhau ý chí “ kiến tha lâu đầy tổ”. Việt Nam là một
nước nông nghiệp điều kiện thời tiết khá thất thường đòi hỏi nhiều sức lao động nên
người nông dân Việt Nam đã sáng tạo, cần cù, giúp đỡ lẫn nhau để đảm bảo cho sự
sinh tồn của từng cá nhân, gia đình cũng như tăng gia sản xuất trong thời kỳ kháng
chiến khi kẻ thù xâm lăng. Lao động chăm chỉ, cần cù đã dần trở thành phẩm chất đạo
đức không thể thiếu đối với dân tộc Việt Nam, Cần cù, sáng tạo những đức tính tuyệt
vời này đã gắn chặt với nhau, hoà vào nhau để tạo nên động lực mạnh mẽ và cũng từ
đức tính đó đã tạo ra nhiều giá trị tinh thần to lớn khác, tạo nên những đặc trưng của
mảnh đất con người Việt Nam.
Ngoài những truyền thống trên dân tộc Việt Nam còn có nhiều truyền thống khác tạo
nên cốt cách của con người Việt Nam như anh dũng, thông minh, lạc quan yêu đời,
đức tính khiêm tốn, thủy chung, hiếu học,… Những đức tính tốt đẹp này không nằm
riêng rẽ tách nhau mà luôn liên quan đến nhau. Từ ngàn đời nay truyền thống ham
học, hiếu học đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc ta. Đâu đâu trên
mảnh đất Việt Nam cũng có những tấm gương lạc quan, yêu đời hướng về phía trước
và luôn đề cao tinh thần học hỏi cao cả như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, giáo sư Đặng
Thai Mai, Giáo sư Ngô Bảo Châu,… Những tấm gương này là một niềm tự hào cho
mảnh đất Việt. Tôi ngày càng cảm thấy tự hào về quê hương ,đất nước của tôi và yêu
tất cả những gì thuộc về đất nước chúng tôi.
Tuy đất nước đẹp đến vậy, nhiều người cống hiến hết mình cho đất nước như vậy
nhưng vẫn còn đâu đó một vài cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, ăn chơi đua
đòi thậm chí còn có những hành động trong trọng chống phá lại nhà nước. Những
trường hợp này cần phải được xử lý nghiêm khắc và lên án.
Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp công cuộc phòng chống dịch bệnh còn nhiều
khó khăn. Nhưng đâu đâu cũng có những tấm gương anh hùng chẳng màng hiểm
nguy mà đã cùng nhau gắn kết yêu thương thành một sợi chỉ tình yêu mang tên “tình
yêu nước, yêu đồng loại”. Mong sao dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát, đất nước thân
yêu của tôi sẽ thêm một lần nữa vực dậy và giành thắng lợi vẻ vang thì một ngày nào
đó sánh vai với những cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã căn dặn. Câu 2
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”
Đây là câu hát rất nổi tiếng trong bài hát Khát Vọng Tuổi Trẻ khiến cho thế hệ trẻ
thanh niên chúng ta phải suy nghĩ về vai trò và trách nhiệm của bản thân với gia đình,
với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày hôm nay. Câu hát trên cũng đã trở
thành một khẩu hiệu hành động truyền miệng của tuổi trẻ ngày nay.
Đất nước chúng ta đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều
dài lịch sử biết bao nhiêu lớp cha anh, biết bao nhiêu vị anh hùng đã cống hiến, hi sinh
xương máu để giữ nền độc lập chủ quyền dân tộc để cho thế hệ chúng ta được sống
trong hòa bình. Và đất nước chúng ta đã phải trải qua biết bao đau thương, biết bao
nhiêu mất mát và cùng biết bao chiến công hiển hách để tuổi trẻ ngày nay chúng ta
không còn sống với khói bom đạn, chết chóc của chiến tranh mà được sống dưới nền
hòa bình tự do, ấm áp dưới mái ấm gia đình. Vậy có bao giờ bạn dừng lại dù chỉ là
một phút tự hỏi bản thân xem mình đã làm được những gì cho bản thân, cho gia đình
và cho đất nước chưa ? Đã bao giờ bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân với gia đình
với dải đất hình chữ S này chưa?
Tuổi trẻ là niềm tự hào, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng đổi mới
đất nước và là cái lứa tuổi luôn sục sôi khát vọng. Đây là cái tuổi có nhiều sức sáng
tạo mãnh liệt, luôn cháy trong tim trong tim những nhiệt huyết và tuổi trẻ chính là
nòng cốt tương lai của đất nước, động lực thúc đẩy cho đất nước phát triển. Tuổi trẻ
đẹp như vậy nhiệt huyết như vậy thì ta nên làm gì định hướng như thế nào để không bị lạc lối lối ?
Để phát huy được tất cả những tiềm năng khả năng của bản thân đầu tiên tuổi trẻ
chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn được trách nhiệm của bản thân trong cái thời
đại này. Chúng ta đang sống ở một thời đại mới của thế kỷ 21, một thế kỷ của sự phát
triển không ngừng nơi mà chỉ có cái mạnh, cái mới và cái tân tiến mới tồn tại được. Vì
vậy hơn lúc nào hết đất nước luôn cần như thế hệ trẻ chúng ta như bây giờ. Đặc biệt
trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành.
Đầu tiên trách nhiệm của bản thân đối với tổ quốc với nhà nước và xã hội. Không quá
to tát nhưng mỗi chúng ta cần làm tốt những điều sau : Phát huy truyền thống dựng
nước và giữ nước của dân tộc, luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, giữ vững nền độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, gương mẫu chấp hành những chính sách pháp luật và
nội quy của nhà trường và tích cực tham gia tuyên truyền, vận động mọi người xung
quanh đều thực hiện tốt. Những thế hệ trước đã hiến dâng xương máu để cho chúng ta
sống cuộc sống yên bình ngày nay thì ta cần phải kế thừa truyền thống tốt đẹp đó.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta là mũi tên
đầu xông pha vào những nơi khó khăn, gian khổ. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa luôn yêu cầu những con người có tri thức, có trí tuệ vì vậy tuổi trẻ chúng ta cần ra
sức tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để đầu tiên báo hiếu cho cha mẹ như
điều 1 trong 3 nội dung đạo đức. Khi có kiến thức người ta mới vận dụng được chúng
vào công cuộc xây dựng nước nhà. Một đất nước có hưng thịnh hay không chính là
nhờ một phần lớn công sức học tập, bồi dưỡng kiến thức từ chính nhà trường cũng
như ngoài xã hội để cuối cùng áp dụng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Ngày xưa thì có những anh hùng trẻ tuổi tài cao như Võ Thị Sáu, Lý Tự
Trọng,… Ngày nay trong thời kỳ chống dịch bệnh với tinh thần một lòng chống dịch
ta có thể biết đến anh Hoàng Tuấn Anh đã sáng tạo ra “cây ATM gạo” cứu trợ người
nghèo và còn rất nhiều bạn trẻ đã trở thành công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế. Suốt
những năm cấp ba ta đã ra sức học tập những kiến thức nền tảng để giúp cho những
năm tháng sau này. Bây giờ cả một kho tàng tri thức tự nhiên và xã hội nếu không tích
cực học tập thì ta sẽ lạc hậu, tụt về phía sau. Học tập không chỉ để báo hiếu cha mẹ
góp phần xây dựng đất nước vững mạnh, phồn vinh mà còn là con đường tốt để ta
thêm một bước mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng.
Không chỉ dừng lại ở việc học mà ở điều 3 nội dung đạo đức có nói đó chính là không
ích kỷ và biết quan tâm đến tập thể, biết yêu thương giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với
nhau tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta cần sống với lòng tự hào, sự
biết ơn với những thế hệ đi trước nhờ có họ mà ta sống trong nền hòa bình hôm nay
đơn giản bằng những điều hết sức nhỏ nhặt như kính trọng yêu thương cha mẹ, ông bà
tôn trọng các thành viên khác trong gia đình. Rèn luyện lối sống có văn hóa, văn
minh,…Đất nước Việt Nam ta có truyền thống quý báu “thương người như thể thương
thân” đó là nhân nghĩa mà chúng ta cần duy trì và phát huy. Luôn cảm thông và sẵn
sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn và đặc biệt cần tránh xa các tệ
nạn xã hội, các thói quen xấu làm ảnh hưởng tới bản thân gia đình và xã hội, làm thêm
gánh nặng cho đất nước.
Không ai trong chúng ta hoàn mỹ, hoàn hảo cả đặc biệt tuổi trẻ ai cũng có những
điểm mạnh, điểm yếu nhưng điều quan trọng là ta phải xác định rõ được tư tưởng để
đề ra mục tiêu, lý tưởng sống đúng đắn để hoàn thiện bản thân đóng góp và cống hiến cho gia đình, xã hội.
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay tuổi trẻ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức
nhưng tuổi trẻ ta đừng chùn bước mà hãy cố gắng vượt qua, hướng về phía trước và
luôn ghi nhớ 3 nội dung đạo đức trong lòng để phát huy tốt nhất khả năng , trí lực và
trí tài của bản thân đặc biệt thời kỳ chống dịch như chống giặc hiện nay. Hãy ra sức
hết mình cống hiến cho xã hội, cho đất nước để mỗi chúng ta trở thành những bông
hoa thơm thảo nở rộ cho đời và sẽ không phải hối tiếc bất cứ điều gì khi sau này nhìn
lại quãng thời gian nhiệt huyết của tuổi trẻ đã qua.