Bài tập lớn cuối môn - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Trải qua thời kì tranh đấu mãnh liệt, giành giật sự sống dân tộc trước bàn tay thôn tínhcủa các nước đế, ĐCSVN ra đời với mục tiêu tối cao là lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam đánhđánh đuổi bè lũ thực dân đế quốc cùng sự tàn bạo bóc lột của chúng ra khỏi bờ cõi quốc gia vàxây dựng đất nước độc lập, đi lên định hướng XHCN. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÀI TẬP LỚN
1. Chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử.
Trải qua thời kì tranh đấu mãnh liệt, giành giật sự sống dân tộc trước bàn tay thôn tính
của các nước đế, ĐCSVN ra đời với mục tiêu tối cao là lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam đánh
đánh đuổi bè lũ thực dân đế quốc cùng sự tàn bạo bóc lột của chúng ra khỏi bờ cõi quốc gia và
xây dựng đất nước độc lập, đi lên định hướng XHCN, giúp đồng bào ấm no hạnh phúc. Vai trò
lãnh đạo của Đảng ngày càng được bạn bè quốc tế công nhận, được nhân dân tin tưởng là ngọn
hải đăng soi sáng đường đi cho nhân dân lao động và cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử hào hùng nhất, oanh liệt
nhất và vẻ vang nhất. Kể từ khi có Đảng, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ đứng lên làm chủ
đất nước từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà; tiếp đó là thành công của công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt
Nam đã và đang khẳng định được uy tín ngày càng vững chắc trên trường quốc tế.
Hoàn cảnh lịch sử thế giới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước TBCN tự sản sinh ra những mâu thuẫn ngày
càng gay gắt giữa các tầng lớp trong nước và giữa các nước tư bản với nhau do tranh giành thuộc
địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng. Những mâu thuẫn này là ngọn nguồn của tính
tất yếu của cách mạng vô sản, là nguyên nhân của sự biến chuyển cách mạng thế giới đến cách
mạng XHCN. Đặc biệt là ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bè lũ các nước CNĐQ khiến cho
mâu thuẫn giữa các thuộc địa với các nước đế quốc thực dân ngày càng gay gắt và dần dần tạo
nên một vấn đề mang tính thời đại.
Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác- Lênin đã xây dựng nên học thuyết lý luận cách mạng
không ngừng, với nội dung cơ bản: Giai cấp công nhân, sau khi đã trưởng thành về trình độ giác
ngộ, trình độ tổ chức, có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản trên
cơ sở liên minh với giai cấp nông dân đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến. Dưới
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
trở thành lực lượng chủ yếu đánh đổ chế độ chuyên chế phong kiến, thành lập nhà nước chuyên
chính cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng
sản. Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo, tập trung sức mạnh của
phong trào ở tất cả các quốc gia, dân tộc. Tháng 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, với
khẩu hiệu "Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại" đã đánh dấu một giai đoạn mới
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. "Lần đầu tiên trong lịch sử, quốc tế Cộng sản đã
chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang
rên xiết dưới ách thống trị thực dân".
Yêu cầu lãnh đạo phong trào đấu tranh trong nước
Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do
đường lối cách mạng còn yếu kém. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có Đảng của giai cấp tiên
tiến nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Từ 1919 -1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính
trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê
nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị. Thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên để thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Những năm 1928 – 1929, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam,
làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp
thiết đặt ra là phải có đảng của gia cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Vịêt Nam lần lượt
xuất hiện 3 tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn). Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng
không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam.
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận
thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt tình
trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị
hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930. Hội nghị đã quyết
định hợp nhất 3 tổ chức Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua các văn kiện:
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Vì
vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3-2 hàng năm làm
ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy
nhất, theo một đường lối chính trị đúng đắn đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và
hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng
Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một
mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn
vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và
quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của cách mạng Việt
Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt
thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ
đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên
phong là Đảng cộng sản.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có
Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương
hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được
ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về
đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường
và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo
cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và
hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là
điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 86 năm qua.
Với chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới,
ĐCSVN đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam
cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin và Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng Sản
trong Cách mạng vô sản và Cách mạng Việt Nam
Lenin là người sáng lập và dẫn dắt Đảng Bônsêvích Nga tiến đến sự thắng lợi vang dội và
hào hùng của Cách mạng Tháng Mười, tạo một sự cổ vũ to lớn đối với giai cấp công nhân trên
toàn thế giới. Sự kế thừa và đóng góp phát triển chủ nghĩa Mác của Lênin thể hiện qua các luận điểm chính sau:
- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin nhấn mạnh rằng, Đảng luôn luôn giữ
vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị chuyên chính của giai cấp vô sản. Thiếu đi vai trò thiêng
liêng và cao quý ấy của Đảng, cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân lao động nói
riêng và của giai cấp vô sản nói chung chắc chắn sẽ không thể thành công.
- Về vấn đề thành lập nhà nước XHCN, Lênin khẳng định rằng, bộ máy nhà nước phải do
giai cấp vô sản đứng đầu và trực tiếp điều hành là tiên quyết để xây dựng CNXH.
- Ba là, khi tiến hành xây dựng chế độ mới, xã hội chủ nghĩa, phải tập hợp toàn bộ lực
lượng quần chúng nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác -Lê-nin là “cẩm nang thần kỳ” nhưng Người
chưa từng quá lạm dụng nó mà thậm chí còn luôn luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng một
cách sáng tạo cái "cẩm nang thần kỳ" đó. Trong cuộc phỏng vấn với báo Nhân đạo (L'Humanite')
vào ngày 15-7-1969, Người khẳng định: "Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng
những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam
ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết.
Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng - mà
không chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin - chúng tôi giành được những thắng lợi
đó trước hết nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác -Lênin". Đứng trước thực
tiễn phát triển đất nước, trong bối cảnh thế giới đang biến động sâu sắc và mãnh liệt, điều Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định vẫn bao hàm những ý nghĩa cực kì quan trọng và thiết thực.
Năm 1858, Pháp nổ tiếng súng đầu tiên khởi đầu cho công cuộc xâm lược đất nước Việt
Nam. Sau khi tạm thời đẩy lùi các phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực dân Pháp dần thiết
lập ách thống trị của chúng tại đất nước ta. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này
đều bị bè lũ thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến chèn ép, bóc lột, đã tạo ra mâu thuẫn gay
gắt nhất thời điểm bấy giờ, đó là mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
Bất bình trước sự bóc lột nặng nề của thực dân Pháp, những phong trào đấu tranh nhằm giành lại
độc lập dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra hết sức mãnh liệt. Những phong
trào tiêu biểu trong thời kì này là:
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896): Ngày 13-7-1885 vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần
Vương, phong trào bắt đàu phát triển và lan tỏa mạnh mẽ ra nhiều địa phương.
Ngày 1/1/1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp và tay sai bắt nhưng phong trào vẫn còn dư âm cho đến năm 1896.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884).
+ Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra, lợi dụng cơ hội này các
cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn tuy nhiên đều đã thất
bại hoàn toàn dưới tay thực dân Pháp
+ Phong trào Đông Du (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu
+ Phong trào Duy Tân (1906) do Phan Châu Trinh đứng đầu
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ những giai cấp và hệ tư tưởng cũ không đủ
khả năng để lãnh đạo nhân dân đến với sự thành công hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở
Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc cả về đường lối
thực hiện cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng. Sự thất bại của các phong trào giải phóng
dân tộc, đánh đuổi thực dân ra khỏi đất nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ để
hoàn thành nhiệm vụ dân tộc, chúng ta cần đi theo một con đường khác, một con đường mới phù
hợp hơn với hoàn cảnh đất nước và hoàn cảnh thế giới lúc bấy giờ. Ngoài ra, cần phải có một
giai cấp với đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực
để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc.
2. Quá trình phát triển của ba yếu tố dẫn đến sự cấu thành của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sự thai nghén, kết hợp của ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác
– Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Khi nói đến sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu
tố chung là chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc đến
yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Trong tác phẩm “Thường thức chính trị” được viết
1953, Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác
– Lênin“. Sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối
Cách mạng sâu sắc về vấn đề lãnh đạo từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, cũng như tìm được
một kim chỉ nam cho sự nghiệp giải phóng đất nước ở nước ta, đồng thời chứng tỏ tầng lớp công
nhân lao động ở Việt Nam đã “đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Ngay chính tại giây phút ấy, giai cấp
công nhân đã có một bộ máy đầu não của giai cấp và dân tộc với đủ khả năng để lãnh đạo, đánh
dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản. Sự ra đời
Đảng Cộng Sản Việt Nam khiến cho cách mạng Việt Nam thật sự góp phần vào bộ máy hoạt
động một cách linh hoạt và khăng khít của cách mạng thế giới. Tính từ giây phút này, cách mạng
Việt Nam thật sự chiếm được sự ủng hộ của các tổ chức cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng
góp to lớn vì mục đích chung của cách mạng thế giới.
2. Phân tích nội dung quá trình chuyển hướng chiến lược của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỷ
nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ
thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình. Đảng ta từ một Đảng hoạt động
bí mật trở thành đảng cầm quyền. Nước ta từ nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước độc
lập dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Có được thành quả như vậy, trước tiên là do có sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong đó, sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược cách mạng của Đảng được coi là nhân tố tiên quyết. Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới: Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Chính
phủ phản động Pháp đã thi hành chính sách phát xít, giải tán Đảng Cộng sản Pháp và đảng cộng
sản ở các nước thuộc địa, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ. Ở Viễn Đông, Nhật Bản đẩy mạnh
xâm lược Trung Quốc và xúc tiến cuộc chiến tranh trên mặt trận Thái Bình Dương, chiếm đóng các nước Đông Nam Á.
Tình hình Đông Dương và Việt Nam: Chính quyền thuộc địa thi hành chính sách phản
động, phát xít hóa bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng nhân dân ba nước Việt
Nam - Lào - Campuchia, chĩa mũi nhọn về phía Đảng Cộng sản. Chúng thực hiện chính kinh tế
thời chiến, ban bố lệnh tổng động viên, ra sức bắt người, cướp của để cung cấp cho chiến tranh.
Tháng 9/1940, quân đội Nhật Bản từ Trung Quốc tiến vào Lạng Sơn xâm lược Việt Nam, thực
dân Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Thực dân Pháp và phát xít Nhật cấu kết với
nhau áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. Nhân dân ta lâm vào cảnh “một cổ đôi tròng”, đời
sống hết sức khó khăn, điêu đứng.
Sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước.
Từ đây, Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng
Trước sự chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng liên tiếp mở các cuộc hội nghị nhằm hoạch định chủ trương và nhiệm vụ cách mạng.
Những quan điểm, chủ trương mới của Đảng được thể hiện tập trung tại hai hội nghị: Hội nghị
lần thứ sáu BCHTW (11/1939), Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941). Qua hai hội nghị, Đảng
đã xác định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược các mạng như sau:
Một là, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Tại Hội nghị lần thứ sáu BCHTW (11/1939) họp ở Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định),
Đảng ta khẳng định, cách mạng Đông Dương là tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chống đế quốc
và cách mạng rộng đất. Tới Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng),
Đảng chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách
mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông
Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”[1]. Hội nghị nhất trí
giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc và nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông
Dương lúc này là Phát xít Nhật – Pháp và các lực lượng phản cách mạng, tay sai của chúng ở Đông Dương.
Việc Đảng tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất không đồng nghĩa với việc Đảng từ
bỏ cách mạng ruộng đất, mà vẫn thực hiện đồng thời. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, nhiệm vụ giải
phóng được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách nhất. Đây là bước phát triển tư duy lý luận
của Đảng so với thời kỳ trước. Sự chuyển hướng nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng là nội dung quan
trọng nhất trong chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thời kỳ 1939-1945. Xét
về thực chất, chủ trương này của Đảng nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân
tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ trên lập trường giai cấp công nhân.
Hai là, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng trong từng nước.
Trước khi diễn ra Hội nghị lần thứ sáu BCHTW (11/1939), vấn đề thành lập, xây dựng
phát triển lực lượng cách mạng luôn được Đảng coi trọng. Theo đó, Đảng từng bước lãnh đạo,
chỉ đạo xúc tiến thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương - mặt trận chung cho cả 3 dân tộc Việt
Nam - Lào - Campuchia. Tuy nhiên, từ khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, Đảng đã phân
tích kỹ lưỡng tình hình Đông Dương và cho rằng: Tuy dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng
trên bán đảo Đông Dương, song mỗi dân tộc lại có những đặc điểm, yêu cầu riêng trong tập hợp
lực lượng cách mạng. Đặc biệt, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi về nước, Người đã trực tiếp
chủ trì Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941). Dưới sự lãnh đạo của Người, BCHTW Đảng đã
vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về “quyền dân tộc tự quyết”, chủ trương thành lập một
mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở mỗi nước Đông Dương. Mục đích là làm cho nhân dân mỗi
nước phát huy cao độ lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc
mình, đồng thời cùng gắn bó với các dân tộc bạn ở Đông Dương chống kẻ thù chung.
Theo chủ trương đó, tháng 5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt
trận Việt Minh) chính thức thành lập ở Việt Nam. Chủ trương này của Đảng vừa tạo điều kiện để
các lực lượng cách mạng trong từng nước tận dụng những thế mạnh trong xây dựng, phát huy kịp
thời sức mạnh toàn dân tộc, đồng thời khắc phục những biểu hiện thiếu tính chủ động, ỷ lại.
Đảng cũng chỉ rõ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở mỗi nước không có nghĩa
tách biệt giữa các mặt trận, mà các mặt trận phải liên minh chặt chẽ với nhau, dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương. Phải tích cực xây dựng, phát triển Mặt trận
dân tộc thống nhất mỗi nước trở thành tổ chức tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, trên nền
tảng lấy liên minh công - nông làm nòng cốt.
Ba là, đặt công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang làm nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Đông Dương
Trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân ta tập trung đấu tranh
chính trị đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Tuy nhiên, trước bối cảnh lịch sử là tình hình thế giới
và trong nước có sự chuyển biến hết sức mau lẹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tại Hội
nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941), Đảng ta chỉ ra rằng: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết
liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang”[2]. Hội nghị đã phân tích kỹ những điều kiện khách
quan và chủ quan thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa, dự đoán sự phát triển mau lẹ của tình hình,
đồng thời nhấn mạnh không được ỷ lại vào những điều kiện bên ngoài.
Thực hiện những chủ trương được xác định từ Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941), ta
đã gấp rút chuẩn bị các điều kiện lực lượng tiến tới thành lập đội quân vũ trang đầu tiên của cách
mạng Việt Nam (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân) ra đời ngày 22/12/1944.
Bốn là, chuyển hướng trong công tác xây dựng Đảng.
Tại Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941), Đảng ta đã nhận định về công tác xây dựng
Đảng: đội ngũ cán bộ chỉ đạo, cán bộ chuyên môn, đảng viên còn thiếu nhiều, xuất thân trong
thành phần vô sản trong Đảng còn ít; hệ thống tổ chức của Đảng tuy đã phát triển nhưng chưa
vững chắc, hoạt động thiếu tính thống nhất, bí mật, trong khi chính quyền đế quốc phát xít và tay
sai tìm mọi cách tìm diệt cán bộ, đảng viên, phá tan tổ chức của Đảng. Nếu không kịp thời chỉ
đạo chuyển hướng công tác xây dựng Đảng theo đòi hỏi của tình hình, thì chẳng những sức
mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng bị ngưng trệ, mà phong trào cách mạng khó có thể phát triển
giành thắng lợi. Vì vậy, việc đào tạo cán bộ trở thành nhiệm vụ cấp bách, không thể chậm trễ,
phải chú ý đến đào tạo cán bộ xuất thân từ thành phần vô sản đưa vào Đảng, phải lấy vận động
công nhân làm công việc đầu tiên trong công tác tổ chức quần chúng.
Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng thời kỳ 1939-1945
xuất phát từ đòi hỏi khách quan của thực tiễn cách mạng Đông Dương đặt ra. Đó là chủ trương
đúng đắn, khoa học của Đảng trong giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược và chỉ đạo chiến lược
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Từ đó làm nên thành công vang dội của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đã 76 năm trôi qua (1945-2021), song thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 vẫn mãi là bản anh hùng ca bất hủ, là thực tiễn sinh động chứng minh tư
duy chính trị sắc sảo, nghệ thuật lãnh đạo xuất sắc của một Đảng mácxit chân chính mới 15 tuổi.
Đó cũng là một trong những bằng chứng thực tiễn đập tan luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò
to lớn của Đảng đối với cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Những kinh nghiệm từ
thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tiếp tục được Đảng ta kế thừa, vận
dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng trong giai đoạn mới./