-
Thông tin
-
Quiz
Bài Tập Lớn: Electronic Learning - Các Hệ Thống Học Trực Tuyến Môn Năng Lực Số Ứng Dụng
Bài Tập Lớn: Electronic Learning - Các Hệ Thống Học Trực Tuyến Môn Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Bài Tập Lớn: Electronic Learning - Các Hệ Thống Học Trực Tuyến Môn Năng Lực Số Ứng Dụng
Bài Tập Lớn: Electronic Learning - Các Hệ Thống Học Trực Tuyến Môn Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: Electronic learning - Các hệ thống học trực tuyến NHÓM 3 – K26NHD HÀ NỘI – 12/2023
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: Electronic learning - các hệ thống học trực tuyến
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phan Tình Danh sách nhóm:
1. 26A4010532 Bùi Thị Xuân Mai (NT)
2. 26A4013156 Nguyễn Thu Hà
3. 26A4010534 Nguyễn Quỳnh Mai
4. 26A4010516 Nguyễn Thị Linh
5. 26A4010521 Nguyễn Thùy Linh HÀ NỘI – 12/2023 MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP STT Họ và tên Mã sinh viên Mức độ đóng góp Ký tên 1 Bùi Thị Xuân Mai 26A4010532 20% 2 Nguyễn Thu Hà 26A4013156 20% 3 Nguyễn Quỳnh Mai 26A4010534 20% 4 Nguyễn Thị Linh 26A4010516 20% 5 Nguyễn Thùy Linh 26A4010521 20%
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ Mức ST Người thực độ Nội dung Nhiệm vụ T hiện hoàn thành 1
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM - Tìm thông Nguyễn Quỳnh 100%
CHƯƠNG 3: MẶT TÍCH CỰC tin Mai
VÀ TIÊU CỰC CỦA HỌC - Làm Slide TRỰC TUYẾN - Thuyết trình 3.1. Mặt tích cực 2
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ - Tìm thông Nguyễn Thùy 100%
MỘT SỐ PHẦN MỀM HỌC tin Linh TRỰC TUYẾN - Làm Slide 2.1. Google Meet - Thuyết trình 3
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ - Tìm thông Nguyễn Thu 100%
MỘT SỐ PHẦN MỀM HỌC tin Hà TRỰC TUYẾN - Tổng hợp 2.2. Microsoft Teams file Word - Làm Slide - Thuyết trình 4
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ - Tìm thông Bùi Thị Xuân 100%
MỘT SỐ PHẦN MỀM HỌC tin Mai TRỰC TUYẾN - Làm Slide 2.3. Duolingo - Chỉnh sửa PowerPoint - Thuyết trình 5
CHƯƠNG 3: MẶT TÍCH CỰC - Tìm thông Nguyễn Thị 100%
VÀ TIÊU CỰC CỦA HỌC tin Linh TRỰC TUYẾN - Làm Slide 3.2. Mă X t tiêu cực - Thuyết trình CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN HIỆN NAY LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 3 chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
giảng viên Nguyễn Phan Tình. Trong quá trình học tập, tìm hiểu cũng như hoàn thành
bài tập lớn bộ môn Năng lực số ứng dụng, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn rất
tận tình, tâm huyết của cô. Năng lực số ứng dụng là một bộ môn thú vị, vô cùng bổ ích
song có tính thực tế cao, giúp ích rất nhiều cho chúng em trong học tập và đời sống.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu về bộ môn Năng lực số ứng dụng, cô đã
truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích giúp chúng em có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn
về thời đại số hiện nay. Nhóm chúng em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Electronic
learning - Các hệ thống học trực tuyến”. Chúng em đã họp nhóm online để bàn bạc
và phân chia nhiệm vụ, chọn lọc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Nhóm đã cố gắng hết sức để có thể hoàn thành bài tập lớn một cách chỉn chu nhất.
Tuy nhiên, trong quá trình làm và hoàn thiện bài tập lớn không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế hay nhiều chỗ còn chưa được chính xác. Vì thế, chúng em rất mong
nhận được sự góp ý của cô để bài làm của chúng em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô dồi dào sức khỏe, có thật nhiều niềm vui,
niềm hạnh phúc, ngày càng thành công trong sự nghiệp giảng dạy, luôn giữ được ngọn
lửa nhiệt huyết với nghề.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! Đại diện nhóm Ký ghi rõ họ tên Bùi Thị Xuân Mai LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành bài tập lớn, mỗi thành viên trong nhóm đều đã dựa vào nhiều
nguồn tư liệu để tìm hiểu như các bài viết trên Internet, các bài tiểu luận của anh chị
khóa trên kết hợp với kiến thức xã hội của bản thân. Chúng em xin cam đoan rằng:
“Những nội dung được trình bày trong bài tập lớn này là do bản thân mỗi cá nhân
chúng em thực hiện cùng sự hỗ trợ của giảng viên, tham khảo từ các nguồn tài liệu, tư
liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó.
Chúng em thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có ghi rõ nguồn gốc một cách
cụ thể, rõ ràng, đầy đủ và cẩn thận. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, chúng em
xin trách nhiệm hoàn toàn về nội dung bài tập lớn của mình”. Đại diện nhóm Ký ghi rõ họ tên Bùi Thị Xuân Mai MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM...............................................................................1
1.1. Học trực tuyến là gì?........................................................................................1
1.2. Phần mềm học trực tuyến là gì?......................................................................1
1.3. Các hình thức học trực tuyến..........................................................................1
1.3.1. Học online qua các phần mềm học trực tuyến trên đám mây.....................2
1.3.2. Học trực tuyến qua các khóa học online.....................................................2
1.3.3. Tự học từ giáo trình tài liệu, sách, ebook online.........................................2
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN........3
2.1. Google Meet...................................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm....................................................................................................3
2.1.2. Cách sử dụng...............................................................................................3
2.1.3. Ưu điểm khi sử dụng Google Meet..............................................................4
2.1.4. Nhược điểm của Google Meet.....................................................................4
2.2. Microsoft Teams...............................................................................................5
2.2.1. Khái niệm....................................................................................................5
2.2.2. Cấu trúc.......................................................................................................5
2.2.3. Tính năng....................................................................................................6
2.2.4. Ưu điểm của Microsoft Teams.....................................................................6
2.2.5. Nhược điểm của Microsoft Teams...............................................................7
2.3. Duolingo............................................................................................................8
2.3.1. Duolingo là gì?...........................................................................................8
2.3.2. Cách Duolingo hoạt động...........................................................................8
2.3.3. Ưu, nhược điểm của Duolingo....................................................................9
CHƯƠNG 3: MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA HỌC TRỰC TUYẾN.....11
3.1. Mặt tích cực....................................................................................................11
3.2. Mă xt tiêu cực....................................................................................................13
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VIỆC HỌC
TRỰC TUYẾN HIỆN NAY.....................................................................................15
4.1. Về phía trường học.........................................................................................15
4.2. Về phía giyng viên, giáo viên.........................................................................16
4.3. Về phía học viên.............................................................................................16
KẾT LUẬN................................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................19 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Google Meet
Hình 2: Microsoft Teams Hình 3: Duolingo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT E-learning
Electronic learning – phần mềm học trực tuyến eBook
Electronic book – sách điện tử LAN
Local Area Network - mạng máy tính nội bộ
Worldwide Interoperability for Microwave Access - WiMAX
sự tương tác mạng diện rộng bằng sóng vô tuyến
Wireless Fidelity - sử dụng sóng vô tuyến để truyền Wifi tín hiệu GG Google ID
Identification – nhận diện, nhận dạng
Learning management system - tập hợp các công cụ LMS
phần mềm vi tính được thiết kế chuyên biệt để quản
lý quá trình giảng dạy và học tập
International English Language Testing System - Hệ IELTS
thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế GV
Giáo viên (hoặc giảng viên) LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng hiện đại, đi kèm với đó là sự phát triển chóng mặt của ngành
Công nghệ thông tin. Thời đại 4.0 mở ra đòi hỏi con người phải tiếp cận những kiến
thức khoa học mới với khối lượng thông tin khổng lồ. Trong đó, việc sử dụng công
nghệ thông tin để thực hiện tất cả các nội dung, các thao tác của quá trình dạy và học
giúp giảng viên nâng cao khả năng sử dụng phương pháp mới, khơi gợi sự chủ động
tìm tòi, phát huy tính sáng tạo của học sinh, sinh viên. Do đó, việc học trực tuyến bắt
đầu nổ ra và trở thành xu hướng ở hầu hết mọi độ tuổi. Học trực tuyến là một vấn đề
khá mới mẻ trong xã hội hiện nay, đồng thời là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là thời điểm tình hình dịch COVID-19 diễn
ra căng thẳng, toàn xã hội phải cách ly, học sinh, sinh viên nói chung không thể đến
trường nhưng vẫn phải hoàn thành chương trình học đúng thời điểm để ra trường đúng
hạn, đáp ứng mục tiêu đặt ra. Bởi vậy, nhóm 3 đã chọn đề tài: “Electronic learning -
Các hệ thống học trực tuyến”. Đề tài tập trung nghiên cứu về ưu, nhược điểm của các
hệ thống học trực tuyến tiêu biểu như: Google Meet, Microsoft Teams và Duolingo.
Từ đó, nhóm đã đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm cải
thiện chất lượng của việc học trực tuyến nói riêng và của nền giáo dục Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Học trực tuyến là gì?
Học trực tuyến là một hình thức học tập khá phổ biến hiện nay xuất hiện dưới sự
phát triển của công nghệ thông tin. Trong đó, người học sử dụng thiết bị điện tử thông
qua mạng Internet kết nối với trường học, trung tâm, cơ sở đào tạo có hệ thống lưu trữ
sẵn các bài giảng điện tử. Từ đó sẽ tạo lập một môi trường ảo để phục vụ cho công
cuộc giảng dạy và học tập; nhờ vậy mà khi người học không thể tham gia trực tiếp các
lớp học ngoài thực tế thì sẽ không bị bỏ lỡ bài giảng và vẫn có thể tiếp thu được
những kiến thức bổ ích. Giảng viên và học viên có thể trao đổi tài liệu và thông tin bài
học, tương tác với nhau nhờ vào sự hỗ trợ của các hệ thống quản lý học tập. Thông
qua việc học trực tuyến, giảng viên vẫn có thể truyền tải âm thanh và các hình ảnh
minh hoạ, nội dung qua các băng thông rộng hoặc kết nối mạng LAN, WiMax, mạng Wifi,…
Như vậy người học có thể chủ động lựa chọn và sắp xếp các lớp học, thời gian
học tập một cách hợp lí và thuận tiện nhất.
1.2. Phần mềm học trực tuyến là gì?
Phần mềm học trực tuyến (hay còn gọi là E-learning) là các nền tảng cung cấp
tài liệu học tập, là phương pháp học kết nối giữa người học và người dạy bằng các
thiết bị điện tử như laptop, điện thoại thông minh,... qua hệ thống Internet. Ngoài ra
người dùng có thể sử dụng phần mềm để học trực tuyến và tận dụng nhiều chức năng
khác như quản lý lớp học, xây dựng tài liệu, đăng ký khóa học, nhận các bài kiểm tra…
Thông qua việc sử dụng phần mềm E-learning, người học có thể tiếp thu kiến
thức một cách hiệu quả hơn, quá trình xử lý thông tin giáo dục của nhà trường và các
cơ quan cũng trở nên hiện đại và thuận tiện hơn. Hầu hết các hệ thống học trực tuyến
đã được lập trình một cách phù hợp cho các giao diện thiết bị công nghệ để tạo điều
kiện giúp cho người dùng có thể tận dụng công cụ này một cách chủ động, tích cực và hiệu quả hơn.
Nếu trước kia phần mềm dạy học trực tuyến còn rất xa lạ đối với người học và
người dạy thì hiện nay trong thời đại công nghệ số phát triển, số lượng người tham gia
phương pháp đào tạo này ngày càng đông và được kết hợp với phương pháp dạy học
truyền thống góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Một số phần mềm, hệ
thống học trực tuyến phổ biến hiện nay: GG Meet, Zoom, LMS,...
1.3. Các hình thức học trực tuyến
Hiện nay, dưới sự phát triển của thời đại công nghệ, các hình thức giảng dạy trực
tuyến trở nên rất đa dạng. Sau đây là 3 hình thức giảng dạy và học tập phổ biến hiện
nay thông qua các nền tảng E-learning: 1
1.3.1. Học online qua các phần mềm học trực tuyến trên đám mây
Đây chính là hình thức học tập đang dẫn đầu xu hướng dưới sự phát triển của
công nghệ điện toán đám mây. Nhờ đó, các lớp học online sẽ được tổ chức dưới sự hỗ
trợ của các phần mềm thiết lập trên đám mây. Ưu điểm vượt trội của hình thức này đó
chính là tính tương tác cao và đa dạng giữa giảng viên và học viên. Các phần mềm
học trực tuyến trên đám mây cung cấp một số tính năng giúp cho quá trình giảng dạy
và học tập trở nên hiệu quả, tiện lợi hơn; giúp cho người dạy và người học dễ dàng
trao đổi thông tin bài giảng như sử dụng các bảng viết, chia sẻ màn hình, giơ tay phát biểu,…
Không những thế, với mô hình lớp học online trên đám mây, người dạy có thể
soạn giáo án và giảng dạy ở bất kỳ đâu. Trong khi đó, học viên có thể học tập và làm
bài thi online như hình thức học truyền thống. Tại các lớp học trực tuyến, người học
có thể tiếp thu hay tương tác và trao đổi với người dạy trực tiếp bằng lời nói hoặc qua
các tin nhắn. Nhờ thế mà người dạy có thể điều chỉnh tốc độ giảng dạy và mức độ của
bài giảng để phù hợp với khả năng tiếp thu của người học giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.
1.3.2. Học trực tuyến qua các khóa học online
Các khóa học online được coi là hình thức phổ biến nhất của E-Learning. Tài
liệu, nội dung học tập được phân phối và xây dựng theo từng chủ đề, từng môn học,
từng lĩnh vực cụ thể giúp cho người học dễ dàng tìm được các tài nguyên cần sử dụng.
Không những thế, người học cũng sẽ được giảng viên cung cấp giáo trình, tài liệu,
slide bài giảng, video hướng dẫn,… để có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới một
cách nhanh chóng, dễ dàng và trực quan nhất. Các khóa học trên những website học
trực tuyến E-learning sẽ được phân chia thành các gói nhờ việc tổng hợp toàn bộ
những tài liệu, video và slide. Người học có thể thoải mái lựa chọn khóa học dựa trên
nhu cầu và sở thích cá nhân.
So với hình thức học qua tương tác trực tuyến, những video bài giảng ở đây đều
được chuẩn bị và quay dựng sẵn dựa theo nội dung chương trình học. Nhờ vậy mà khi
người học cảm thấy chưa hiểu rõ bài giảng thì có thể chủ động xem lại video và có thể
bỏ qua một đoạn nào đó nếu đã nắm chắc phần kiến thức đó của bài học.
1.3.3. Tự học từ giáo trình tài liệu, sách, ebook online
Hình thức học trực tuyến phổ biến thứ ba của E-Learning là việc tự học từ những
giáo trình, tài liệu bài giảng được bán hoặc chia sẻ trên các nền tảng online. Với một
số lĩnh vực cơ bản thì người học có thể tìm kiếm trực tiếp những thông tin được chia
sẻ miễn phí. Với những vấn đề mang tính chuyên sâu, học thuật thì người học có thể
tìm kiếm và chọn mua một số loại sách, tài liệu giáo trình đã được số hóa, có thể tải về
và đọc từ các nguồn trên mạng. Không chỉ vậy, hiện nay còn có khá nhiều website bán
giáo trình học online, ebook. Đó cũng có thể xem là một nguồn tài liệu có giá trị hữu
ích khác mà bạn có thể tham khảo. 2
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN 2.1. Google Meet Hình 1: Google Meet 2.1.1. Khái niệm
Google Meet là ứng dụng liên lạc bằng video trực tuyến miễn phí ra mắt vào
tháng 3/2017 do Google phát triển trên nền tảng website hoặc trên Google Meet app trên điện thoại. 2.1.2. Cách sử dụng
- Cách tham gia phòng học:
+ Đăng nhập Gmail trên máy tính, nhấn vào biểu tượng dấu chấm ở góc bên trái, sau đó chọn Meet.
+ Dán đường dẫn URL hoặc nhập mã lớp học, học online vào khung nhập mật mã
hoặc đường link nhấn tham gia.
+ Chọn kiểm tra micro và camera trước khi tham gia lớp học, họp online. Nhấn tham
gia ngay (hoặc yêu cầu tham gia).
+ Để thoát lớp học, họp online, nhấn vào biểu tượng điện thoại ở giữa biểu tượng micro và camera. - Cách tạo phòng học:
+ Mở ứng dụng Google Meet và đăng nhập tài khoản Gmail của mình vào ứng dụng,
sau đó nhấn cuộc họp mới.
+ Chọn bắt đầu cuộc họp tức thì.
+ Thêm thành viên vào lớp học, họp online. 3
+ Cài đặt cấu hình và các thông số cần thiết cho buổi họp online. - Cách chia sẻ màn hình:
+ Bật micro và camera: trong giao diện cuộc họp Google Meet, màn hình sẽ hiển thị
thông báo yêu cầu truy cập sử dụng micro và máy ảnh của bạn, nhấn cho phép là thành công.
+ Chia sẻ màn hình: trong giao diện cuộc họp, nhấn vào mục trình bày ngay sau đó
hiển thị 3 mục là chia sẻ toàn màn hình, một cửa sổ và một thẻ trên trình duyệt Chrome.
+ Chọn mục một cửa sổ, sau đó màn hình sẽ hiển thị các cửa sổ bạn đang sử dụng.
Tiếp theo, nhấn vào một cửa sổ để chia sẻ và nhấn vào chia sẻ.
+ Nếu muốn chia sẻ một thẻ trên trình duyệt Chrome, ở đây sẽ hiển thị các trang bạn
đang mở. Nhấn vào trang mà bạn muốn chia sẻ và sau đó nhấn vào chia sẻ.
+ Để tắt chia sẻ màn hình, trong màn hình chia sẻ nhấn vào phần dừng chia sẻ ở góc bên dưới màn hình.
2.1.3. Ưu điểm khi sử dụng Google Meet
- Cho phép tối đa 100 thành viên tham gia mỗi cuộc họp với người dùng G-Suit basic,
tối đa 150 người tham gia với G-Suit Business, tối đa 250 người tham gia với G-Suit Enterprise.
- Có thể tham gia và sử dụng trên nền tảng website hoặc ứng dụng trên điện thoại.
- Nội dung cuộc họp sẽ được bảo mật bằng mật khẩu dành cho người dùng G-Suit Enterprise.
- Tích hợp với Google Calender để lên lịch cho cuộc họp trực tuyến một cách dễ dàng.
- Có tính năng chia sẻ màn hình để trình bày tài liệu.
- Hỗ trợ ghi lại quá trình buổi họp và lưu trữ trên Google Drive.
- Có các tính năng hữu ích như: xoá thành vên đối với người tạo cuộc họp, chat trong cuộc họp.
- Người dùng có thể bật phụ đề chi tiết bằng tiếng Anh thông qua chức năng nhận
dạng giọng nói của người tham gia.
- Có khả năng xử lý hình ảnh chất lượng và âm thanh ổn định hơn Google Hangouts.
2.1.4. Nhược điểm của Google Meet
- Phải trả phí đối với phiên bản G-Suit Business và G-Suit Enterprise.
- Phụ thuộc vào kết nối Internet: Google Meet yêu cầu kết nối kết nối Internet để đảm
bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh. Do đó, nếu kết nối không ổn định, cuộc họp có thể
bị gián đoạn hoặc mất kết nối. 4
- Không có tính năng phân loại tiếng ồn: Google Meet không có tính năng phân loại
tiếng ồn, điều này có thể gây khó khăn cho người dùng khi có nhiều người tham gia
cuộc họp hoặc có nhiều tiếng ồn trong phòng.
- Đối với tài khoản cá nhân và cuộc gọi nhóm trên 2 người, thời gian cuộc họp có giới
hạn là 60 phút đối với người dùng miễn phí.
- Không thể sử dụng Google Meet nếu không đăng nhập tài khoản Google hoặc Gmail. 2.2. Microsoft Teams
Hình 2: Microsoft Teams 2.2.1. Khái niệm
Microsoft Teams (hay còn được gọi là Teams) là một nền tảng giao tiếp và hợp
tác trực tuyến do Microsoft phát triển và là một phần của Microsoft 365. Nó được ra
mắt vào tháng 3/2017 và đã nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng trong việc
tạo ra một môi trường làm việc từ xa, giao tiếp có hiệu quả và quản lý các dự án.
Microsoft Teams hướng tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần môi trường trao
đổi làm việc nhóm trực tuyến chuyên nghiệp với đủ các tính năng hữu ích. 2.2.2. Cấu trúc
Microsoft Teams gồm 3 thành phần chính:
- Nhóm (Team): Bao gồm tất cả các cá nhân muốn cộng tác làm việc như thành viên
trong cùng một bộ phận, cùng một tập thể, doanh nghiệp hay cùng thực hiện một dự án.
- Kênh (Channel): Là các cuộc hội thoại với những người khác nhau trong nhóm. Ở
đây có thể diễn ra các hoạt động như chat, video call, tổ chức các cuộc họp, chia sẻ
tệp,… và cộng tác với mọi người. 5
- Tab: Tab giúp người dùng điều hướng thông qua nội dung kênh. Hệ thống mặc định
có 3 tab: Trò chuyện (lưu trữ những tin nhắn với một người trong kênh), Tệp (lưu trữ
tất cả các tài liệu được chia sẻ với mọi người trong kênh), Wiki (trình soạn thảo văn
bản thông minh). Ngoài ra, người dùng có thể thêm các tab tùy chỉnh theo ý thích.
=> Microsoft Teams được thiết kế với vai trò là một collaboration tool – công cụ hỗ trợ cộng tác nhóm. 2.2.3. Tính năng
- Chức năng chat: Chức năng chat cơ bản thường thấy trong các ứng dụng cộng tác.
Không những thế, khi người dùng cần trao đổi trong một nhóm nhỏ hơn hay với cá
nhân nào đó, việc tạo nhóm chat riêng giúp cho giao tiếp trở nên dễ dàng hơn.
- Trò chuyện trong nhóm và kênh chung: Tất cả các thành viên trong nhóm có thể xem
và thêm vào các cuộc trò chuyện khác nhau trong kênh chung.
- Họp trực tuyến: Microsoft Teams cho phép tổ chức cuộc họp lên đến 500 người cùng
lúc miễn phí. Teams hiển thị màn hình tối đa 9 người, màn hình của những người khác
được ẩn đi nhưng họ vẫn có thể giao tiếp với nhau. Microsoft Teams tối ưu trải
nghiệm họp trực tuyến giống như một cuộc họp thực tế.
- Hỗ trợ người dùng nắm bắt thông tin cuộc họp: Microsoft Teams hỗ trợ ghi lại âm
thanh và video cuộc họp. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chia sẻ màn hình và tạo
ghi chú giúp người tham dự cuộc họp có thể nắm bắt và theo dõi thông tin. Đồng thời,
người dùng có thể xem lại nội dung các cuộc họp trước đó.
- Cộng tác trực tiếp: Tính năng chia sẻ trực tiếp ở Microsoft Teams cho phép người
tham gia đồng chỉnh sửa trong các cuộc họp của nhóm.
- Tổ chức hội thảo/hội nghị: Bất cứ ai cũng có thể tham gia cuộc hội thảo trên Teams
bằng cách quay số điện thoại trả phí hoặc miễn phí khi nhập ID hội thảo.
- Dữ liệu được lưu trữ trong SharePoint: Mỗi nhóm sử dụng Microsoft Teams sẽ có
một trang trong SharePoint Online. Trang này chứa một thư mục tài liệu mặc định. Tất
cả các tệp được chia sẻ trong cuộc hội thoại sẽ tự động lưu vào thư mục này. Các
quyền truy cập và bảo mật do trưởng nhóm tùy chỉnh.
- Tùy chọn thiết bị di động: Người dùng có thể chia sẻ video, ảnh hoặc màn hình từ
thiết bị di động của mình làm cho các công việc trở nên thuận tiện hơn.
2.2.4. Ưu điểm của Microsoft Teams
- Môi trường giao tiếp an toàn: Microsoft Teams là một nền tảng giao tiếp toàn diện
để trò chuyện riêng tư và trò chuyện nhóm cũng như các cuộc gọi hội nghị.
- Không mất phí khi sử dụng: Không tốn phí cho những người sử dụng Office 365 bản quyền.
- Dữ liệu được tập trung về một nơi duy nhất giúp tăng hiệu quả làm việc: Tất cả dữ
liệu đều được đồng bộ tức thời lên nền tảng đám mây của Microsoft. 6
- Theo dõi sát sao tiến độ học tập của học sinh, sinh viên: Giảng viên có thể sử dụng
tính năng Insights để quản lý lớp học và nắm bắt được tiến độ học tập của từng cá
nhân. Insights sử dụng dạng xem dữ liệu nhanh giúp giảng viên theo dõi hoạt động
của từng học viên, từ việc nộp bài tập đến việc tương tác trong các buổi học trực
tuyến. Ngoài ra, bảng điều khiển Insights giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch, cung
cấp trang tổng quan về tất cả các lớp học của hiệu quả hơn.
- Cộng tác với nhiều ứng dụng tích hợp: Microsoft Teams cho giáo dục giúp giảng
viên dễ dàng thiết lập các lớp học ảo, quản lý bài tập về nhà và cộng tác trong Word,
PowerPoint và Excel. Thêm vào đó, nó có thể tích hợp với LMS, lên lịch cuộc họp từ
Canvas, Blackboard và nhiều ứng dụng khác.
- Các công cụ được xếp chung vào cùng một vị trí để dễ dàng, thuận tiện trong quá
trình tìm kiếm lớp hoặc dữ liệu môn học.
- Khả năng bảo mật tiên tiến: Cung cấp khả năng mã hóa dữ liệu, tin nhắn và các tệp
tin khi được chia sẻ giữa người dùng. Các tài liệu được chia sẻ trên Teams cũng được
lưu trữ và mã hóa an toàn trên hệ thống đám mây.
2.2.5. Nhược điểm của Microsoft Teams
- Có nhiều tiện ích khác nhau gây nhầm lẫn và bất tiện cho người dùng.
- Số lượng kênh hạn chế: Microsoft Teams giới hạn số lượng kênh tối đa là 100 kênh mỗi nhóm.
- Cách sắp xếp các tệp chia sẻ còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải quy hoạch chặt chẽ ngay từ đầu.
- Cài đặt phân quyền bị hạn chế: Cài đặt phân quyền của Microsoft Teams tối giản về
mặt thời gian nhưng không tối ưu khi sử dụng lâu dài, thậm chí còn mang lại rủi ro tiềm ẩn.
- Không cung cấp quyền hạn nhà quản trị: Không thể chỉ định phân quyền cho các cấp thành viên.
- Tiêu thụ lượng lưu trữ dữ liệu không cần thiết: Làm cho dung lượng thiết bị đầy và
không còn chỗ trống để lưu trữ những dữ liệu khác. 2.3. Duolingo 7 Hình 3: Duolingo
2.3.1. Duolingo là gì?
Duolingo là một ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến tiện ích, cung cấp bài học
ngắn gọn, trò chơi ngôn ngữ và kiểm tra giúp người dung nâng cao kĩ năng ngôn ngữ
một cách linh hoạt và thú vị. Đặc biệt, nó được phổ biến vì tính miễn phí và sự tương
tác cao, giúp người học duy trì động lực trong quá trình học.
2.3.2. Cách Duolingo hoạt động
- Để bắt đầu hành trình học ngôn ngữ trên Duolingo, bạn cần tải ứng dụng trên điện
thoại di động và đăng kí tài khoản. Sau đó, người dùng nhập thông tin cá nhân và lựa
chọn ngôn ngữ muốn học. Xác nhận tài khoản qua email hoặc đăng nhập bằng Google
hoặc Facebook. Sau bước này, bạn có thể hoàn thiện hồ sơ cá nhân và bắt đầu ngôn
ngữ một cách linh hoạt, thú vị với các bài học tương tác và trò chơi ngôn ngữ.
- Duolingo hoạt động dựa trên mô hình học thông qua trải nghiệm tương tác. Quy trình này bao gồm:
+ Kiểm tra đầu vào: Người học bắt đầu bằng một bài kiểm tra ngắn để xác định trình
độ ngôn ngữ hiện tại của họ.
+ Bài học tương tác: Dựa trên kết quả kiểm tra, Duolingo tạo ra bài học tương tác
ngắn với các mức độ khó khác nhau. Bài học bao gồm việc nghe, đọc, nói và viết.
+ Hệ thống điểm: Người học kiếm điểm thông qua việc hoàn thành bài tập. Điểm số
giúp theo dõi tiến trình và tạo động lực.
+ Lặp lại và Refresher: Hệ thống theo dõi tiến trình và đề xuất các bài học lặp lại để củng cố kiến thức. 8
+ Thử thách và trò chơi: Các thử thách và trò chơi giúp giữ sự hứng thú và thách thức người học.
+ Cộng đồng: Duolingo kết nối người học với cộng đồng, nơi họ có thể thảo luận, hỏi
đáp và chia sẻ kinh nghiệm.
2.3.3. Ưu, nhược điểm của Duolingo * Ưu điểm:
- Dễ dàng truy cập: Duolingo là công cụ học ngôn ngữ linh hoạt, phù hợp cho mọi đối
tượng như người nội trợ, sinh viên hay người đi làm. Với giao diện tương tác, bạn có
thể học bất cứ khi nào, nơi nào, và theo tốc độ của riêng bạn. Không cần phải đăng ký
các lớp học cố định, Duolingo giúp bạn tiếp cận ngôn ngữ một cách thuận tiện và hiệu
quả. Điều duy nhất bạn cần là một điện thoại thông minh, kết nối Internet và một địa
chỉ email, điều mà hầu như mọi người đều có sẵn.
- Miễn phí: Nó hoàn toàn miễn phí và bạn có thể truy cập mọi thứ. Và điều đó khiến
nó trở thành nền tảng học tập giáo dục phổ biến nhất trên trái đất.
- Học nhiều ngôn ngữ cùng lúc: Bạn có muốn trở thành một người đa ngôn ngữ?
Duolingo có thể đóng một vai trò nhỏ nhưng quan trọng trong mục tiêu của bạn trong
tình huống đó. Một số ứng dụng khác hầu hết đều không cho phép học ngôn ngữ khác
trừ khi học xong ngôn ngữ đầu tiên. Ngược lại, Duolingo cho phép bạn học nhiều
ngôn ngữ cùng một lúc. Nhưng việc học ngôn ngữ đòi hỏi sự tập trung hoàn toàn. Tập
trung vào quá nhiều thứ sẽ khiến bạn bối rối và có thể không tập trung được vào bất
cứ điều gì. Vậy nên bạn có thể nỗ lực học ngôn ngữ thứ hai khi bạn đã đạt được trình
độ trung cấp ở ngôn ngữ mục tiêu đầu tiên.
- Chức năng nhắc deadline: Nhiều bạn biết đến Duolingo vì các meme về việc app
nhắc deadline học như giang hồ đòi nợ. Duolingo có khả năng spam bạn còn kinh
khủng hơn Facebook và Messenger, con chim xanh này có thể gây sức ép cho bạn về
thể chất và tinh thần nếu bạn không học tiếng Anh. Đối với những người chỉ học khi
có biện pháp mạnh thì đây là một tính năng hữu dụng. * Nhược điểm:
- Duolingo không giúp bạn nâng cao trình độ trên mức cơ bản: Duolingo giúp xây
dựng cơ bản, nhưng không cung cấp kiến thức sâu rộng như một khóa học ngôn ngữ
truyền thống có thể. Nếu bạn học hết 5 level của Duolingo và nhảy sang làm một bài
mock test IELTS thì khó có thể lên được trên 4.0. Ngược lại, một bạn đang ở trình độ
tiếng Anh khá tốt (IELTS>5.0) sẽ rất mau thấy chán khi học ứng dụng này. Nếu bạn
có bất kỳ mục tiêu dài hạn quan trọng nào như nghề nghiệp đòi hỏi ngôn ngữ, giáo
dục đại học ở nước ngoài,… hãy cân nhắc đăng ký vào một trường ngoại ngữ, tìm
giáo viên hoặc nhận trợ giúp từ các nguồn tài nguyên khác như sách, bài học âm thanh và video. 9
- Giới hạn trong việc giao tiếp thực tế: Học qua mạng có thể làm giảm khả năng giao
tiếp thực tế và tương tác với người nói bản xứ. Bạn sẽ không có được cái nhìn sâu sắc
thực tế về cách mọi người thực sự nói nó.
- Tính chất giải trí: Ngày nay, Duolingo đang tập trung nhiều hơn vào việc thêm các
nhân vật hoạt hình và hoạt ảnh. Có vẻ như họ đang nhắm đến giới trẻ nhiều hơn. Mặc
dù hấp dẫn, nhưng tính chất giải trí của Duolingo có thể làm cho việc học trở nên ít
nghiêm túc đối với một số người. 10
CHƯƠNG 3: MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA HỌC TRỰC TUYẾN 3.1. Mặt tích cực
Học trực tuyến có một số ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp học tập
truyền thống. E-learning kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa học viên và giảng viên của
hình thức học trên lớp với sự linh hoạt trong việc quản lý thời gian, khả năng tiếp thu
kiến bài giảng của học viên. Hỗ trợ học viên theo yêu cầu, cá nhân hóa việc học. Nội
dung học tập đã được phân chia một cách riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành nghề rõ
ràng. Điều này giúp tạo ra tính mềm dẻo cao hơn, giúp cho người học có thể lựa chọn
những khóa học phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Bên cạnh đó, nội dung các môn học được cập nhật một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Với trình độ phát triển hiện nay thì các chương trình đào tạo cần phải cập nhật
liên tục để phù hợp với các thông tin, kiến thức của từng giai đoạn phát triển. Với
phương thức giảng dạy truyền thống và các phương thức đào tạo khác, khi muốn thay
đổi nội dung bài học thì các tài liệu cần phải được sao chép và phân bố lại cho tất cả
các học viên. Nhưng riêng đối với E-learning, việc đó hoàn toàn đơn giản vì để cập
nhật nội dung môn học thì chỉ cần sao chép các tập tin được cập nhật sang một máy
chủ sau đó tất cả các học viên sẽ có được phiên bản mới nhất trong lần truy cập lần
sau. Hiệu quả tiếp thu bài học của học viên được nâng lên vượt bậc vì học viên có thể
học với những giảng viên tốt nhất, tài liệu mới nhất,...
- Tính tiện lợi cho giáo viên và học sinh:
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc học trực tuyến đó chính là là
sự tiện lợi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh. Thay vì đến cơ sở giáo dục thì học
sinh hoàn toàn có thể thực hiện việc học ngay tại nhà. Thời gian giảng dạy và học tập
có thể điều chỉnh một cách linh hoạt theo lịch của người dạy và người học. Đặc biệt,
phụ huynh không mất thời gian cho việc đi lại, đưa đón con cái nhiều lần và có thể
quản lý con cái hiệu quả hơn.
Mọi hoạt động giảng dạy đều có thể diễn ra trực tuyến thông qua các thiết bị
điện tử thông minh được kết nối Internet, người dạy và người học có thể tương tác với
nhau một cách dễ dàng dù là ở bất cứ đâu. Không những thế, hình thức học này còn
giải quyết triệt để tình trạng học sinh quá đông tránh việc người ngồi trước cản trợ
người ngồi sau không thể nhìn rõ bài giảng ảnh hưởng đến khả năng học tập và tiếp thu của học sinh.
- Học viên chủ động hơn trong suốt quá trình học tập:
Với phương pháp học truyền thống thì bắt buộc các bạn phải có lịch học và thời
gian biểu cố định, điều này đôi khi gây nên sự bất tiện đặc biệt là đối với những người
vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập. Vì vậy mà việc lựa chọn học trực tuyến là
một trọng những sự lựa chọn lý tưởng bởi nó giúp cho học viên linh hoạt hơn. Điều 11
này phần nào giải quyết được khó khăn của những bạn vừa học vừa làm hay những
bạn sinh viên đi làm thêm theo ca.
Hơn nữa, thông qua mạng Internet quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều khi người học có thể tham gia vào quá trình đào tạo mọi nơi, mọi lúc, tranh thủ
những khoảng thời gian rảnh để học tập. Ngoài ra, học viên cũng có thể chủ động tiếp
cận mọi tài liệu, giáo trình học tập trong chương trình, củng cố kiến thức và tăng khả năng tư duy.
- Xây dựng không gian học tập thoải mái:
Không gian học tập luôn thuận tiện, miễn phí và thoải mái cho tất cả người học.
Trước kia với quy trình học tập truyền thống bắt buộc bạn phải đến trường hay trung
tâm giáo dục khiến bạn cảm thấy nhàm chán thì bây giờ bạn có thể học ở nhà, ở quán
cà phê hoặc bất cứ nơi nào bạn cảm thấy dễ tiếp thu nhất. Một không gian học tập lý
tưởng sẽ giúp người học có tinh thần thoải mái, làm cho tâm trạng tốt hơn, từ đó
người học sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung bài giảng và nâng cao hiệu quả học tập của bản thân.
- Linh hoạt thời gian, địa điểm dạy và học:
Một ưu điểm khác của việc học trực tuyến là nó sẽ làm tăng tính linh hoạt trong
quá trình dạy và học, cho phép sinh viên tham gia các lớp học từ bất kỳ địa điểm nào
họ chọn. Không những thế, việc giáo dục trực tuyến cũng cho phép các trường học
tiếp cận với mạng lưới sinh viên rộng khắp thay vì bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Ngoài ra, các bài giảng trực tuyến có thể được ghi lại, lưu trữ để có thể xem lại và chia
sẻ để tham khảo trong tương lai. Điều này giúp cho sinh viên khi chưa nắm rõ kiến
thức có thể xem lại bài giảng bất cứ lúc nào cần.Vì vậy, học trực tuyến mang lại cho
sinh viên khả năng tiếp cận về thời gian và địa điểm học tập.
- Điều chỉnh tiến độ để phù hợp với trình độ và phong cách học tập khác nhau của học viên:
Mỗi học viên đều sẽ có một mức độ tập trung khác nhau, một hành trình học tập
khác nhau và một phong cách học tập khác nhau. Chính điều này sẽ gây ra khá nhiều
ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của người học bởi sự không đồng đều và không thống
nhất về mặt tiến độ. Mặt khác, với việc học trực tuyến thì học viên có thể điều chỉnh
tốc độ phù hợp với khả năng của mình đồng thời nền tảng này còn có chức năng ghi
lại bài giảng hỗ trợ người học có thể xem lại sau giờ học và vẫn đảm bảo đúng tiến
trình học tập. Hệ thống học tập trực tuyến, với nhiều tùy chọn và tài nguyên, có thể
được cá nhân hóa theo nhiều cách. Đó là cách tốt nhất để tạo ra một môi trường học
tập hoàn hảo phù hợp với nhu cầu của từng học sinh.
- Lưu trữ tài liệu học dễ dàng:
Một ưu điểm khác của E-learning là khả năng lưu trữ tài liệu, giáo trình và bài
giảng với khối lượng lớn. Việc có quá nhiều sách vở đôi khi sẽ gây ra một số bất tiện
nhất định cho bạn. Tuy nhiên với việc học trực tuyến thì bạn không cần mang quá
nhiều sách vở bởi tất cả tài liệu học tập được gói gọn và lưu trữ một cách khoa học 12
trong chiếc máy tính và bạn có thể truy cập, tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng
và dễ dàng bất cứ khi nào bạn cần. Bên cạnh đó, không gian lớp học cũng trở nên gọn
gàng hơn với ít sách hơn.
Không những thế, các bài giảng trực tuyến có thể được ghi lại và người học có
thể dễ dàng xem lại khi cần. Điều này cho phép học sinh tránh việc tập trung ghi chép
quá nhiều mà có thể bỏ lỡ một số kiến thức.
- Tiết kiệm chi phí tối đa:
So với phương pháp học trực tiếp thì phần mềm dạy học trực tuyến sẽ giúp cho
mọi người tiết kiệm được nhiều chi phí. Hầu như các khóa học trực tuyến sẽ có mức
học phí phải chăng hơn so với lựa chọn học trực tiếp. Không những giảm học phí mà
còn có thể tiết kiệm được các chi phí khác như xăng xe, đi lại, ăn ở của học viên.
Người học chỉ cần có một thiết bị công nghệ có khả năng kết nối Internet mạnh là đã
có thể học tập thoải mái tại nhà mà vẫn có thể thảo luận cùng các bạn khác và tương
tác với người dạy. Đây cũng là một trong những lợi ích của việc học trực tuyến mà
nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến. 3.2. Mặt tiêu cực
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên, học trực tuyến còn có một số hạn chế
cần phải khắc phục như:
- Đối với nội dung học tập:
Trong nhiều trường hợp, không thể đưa ra các nội dung quá trừu tượng, quá
phức tạp, đặc biệt là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà nền tảng học
trực tuyến không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả. Viê X c học trực tuyến cũng
không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kĩ
năng, đặc biệt là kĩ năng thực hành. - Đối với học viên:
Do đã quen với phương pháp học truyền thống nên học viên sẽ gặp một số khó
khăn về cách học tập và giảng dạy này. Ngoài ra, họ còn gặp trở ngại trong việc tiếp
cận các công nghệ mới. Người học cũng cần phải biết tự lập kế hoạch phù hợp với bản
thân, tự định hướng trong học tập, phương pháp tiếp cận các nguồn lực, thực hiện tốt
kế hoạch học tập đã đề ra. Học viên có những rào cản nhất định khi học hỏi trao đổi
thông tin với bạn bè, giáo viên và cần phải cố gắng nỗ lực hết mình khi tham gia học
trực tuyến để có kết quả học tập tốt do việc môi trường học tập phân tán. Vì đào tạo từ
xa là môi trường học tập phân tán nên mối liên hệ gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa
giảng viên và học viên, học viên với học viên bị hạn chế cũng làm ảnh hưởng tiêu cực
đến kết quả học tập của học viên. Do đó, học viên cần phải tập trung, cố gắng nỗ lực
hết mình khi tham gia học trực tuyến để đạt được kết quả như mong đợi. Mặt khác, do
học trực tuyến được tổ chức cho đông đảo học viên tham gia, có thể thuộc nhiều vùng
quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi học viên có thể gặp khó khăn về các vấn đề
yếu tố kinh tế, tâm lí, văn hóa. 13
Học trực tuyến không phù hợp với các thành phần học viên lớn tuổi, không
thành thạo các thiết bị điện tử hiện đại (điện thoại thông minh, laptop, máy vi tính,…)
và học viên nhỏ tuổi chưa có khả năng làm việc độc lập, cũng như ý thức tự giác chưa cao. - Đối với GV:
GV phải mất nhiều thời gian và công sức để soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy,
tham khảo cho phù hợp với phương pháp học tập trực tuyến. Một số GV không quen
với việc sử dụng các nền tảng học trực tuyến nên làm tăng khối lượng công việc cũng
như áp lực cho chính mình.
- Đối với việc đào tạo nói chung:
Cần phải xem xét công nghệ hiện thời có đáp ứng được các mục đích đào tạo
hay không và chi phí đầu tư cho công nghệ đó có hợp lí không. Ngoài ra, khả năng
tương tác giữa các hệ thống phần cứng và phần mềm cũng cần được xem xét. Nhiều
nguồn lực đầu tư cho viê X
c học trực tuyến không hề nhỏ. Bên cạnh đó, sự thay đổi
nhanh chóng về công nghệ cũng là bài toán nan giải cho các nhà đầu tư: công nghệ tốn
kém và mang tính rủi ro cao bởi công nghệ nhanh lạc hậu và thường thay đổi. Kinh
nghiệm cho thấy, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đã thất bại khi đầu tư cho học trực tuyến.
Hệ thống học trực tuyến cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan
tới việc rèn luyện và hình thành kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng thao tác và vận động. Môi
trường của học trực tuyến không kích thích được tính chủ động và sáng tạo của học
viên. Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng tương tác và truyền đạt với lòng
say mê nhiệt huyết của giáo viên đến học viên. Hạ tầng công nghệ thông tin (nền tảng
học trực tuyến, mạng Internet, băng thông, chi phí,…) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến độ và chất lượng học tập. Học trực tuyến đă X
t ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn
đề về sở hữu trí tuệ. Mô X
t nhược điểm quan trọng của hình thức học trực tuyến đó
chính là sự tương tác trực tiếp của giảng viên với học viên. Mă X c dù một số trang web,
khóa học trực tuyến có cung cấp khả năng liên lạc trực tiếp giữa giáo viên và học viên
thông qua các phần mềm trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh
động bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống.
Có thể thấy, học trực tuyến có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học
truyền thống và tạo ra được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương pháp dạy học
mang tính tương tác cá nhân hóa cho người học. Tuy vậy, học trực tuyến cũng còn
nhiều hạn chế cần khắc phục khi sử dụng. 14
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN HIỆN NAY
Trong thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã tác đô X
ng mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo
dục khi phải phải chuyển đổi hoàn toàn từ hình thức đào tạo trực tiếp sang trực tuyến.
Điều này được xem là biện pháp khẩn cấp và hiê X
u quả để giải quyết những khó khăn
cho ngành giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp . Rõ
ràng, trong tương lai, khi việc giảng dạy học trực tuyến được công nhận, điều này có
nghĩa là chúng ta sẽ phải đối mă X
t nhiều thách thức và cần có những kế hoạch dài hạn để đảm bảo hiê X
u quả và chất lượng giảng dạy. Vì vâ X
y, việc xác định những khó khăn
và rào cản của học sinh trong quá trình học trực tuyến được xem là rất quan trọng để
có thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và nâng cao chất lượng giảng dạy trực
tuyến trong tương lai. Vì vâ X y, dưới đây là mô X
t số giải pháp giúp nâng cao hiê X u quả đối với viê X c học trực tuyến.
4.1. Về phía trưSng học
- Dạy học trực tuyến thường được chia làm 2 phần: học theo thời gian thực và học
không theo thời gian thực, trong đó học không theo thời gian thực là phần chủ yếu của
học trực tuyến. Quản lý hoạt động dạy học trong giai đoạn này như thế nào để đảm
bảo nội dung dạy học được thực hiện đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đảm bảo
hiệu quả, đảm bảo nội dung dạy học. Vì vậy, các trường học phải ban hành quy định
cụ thể về dạy học trực tuyến: Toàn bộ việc giảng dạy có được dạy trực tuyến không?
Học phí cho khóa học trực tuyến là bao nhiêu? Vấn đề bản quyền bài giảng,… Một
phần mềm dạy học trực tuyến an toàn, bảo mật cần phải được thống nhất và chuẩn hóa
đồng bộ để đảm bảo quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất. Cần tổ chức, đánh giá
chất lượng dạy học trực tuyến của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
- Chuẩn bị đầy đủ về hạ tầng công nghệ đáp ứng viê X
c dạy học trực tuyến gồm:kết nối
Internet, thiết bị học tâ X
p trực tuyến, hệ thống nền tảng phần mềm tích hợp tổng thể:
dạy học trực tuyến, tương tác giữa học sinh, cho phép học sinh trao đổi ý kiến của
mình thông qua mạng, có thể trao đổi thông qua hệ thống Messenger, giáo viên có thể
chấm bài trực tuyến, trả bài trực tuyến và kiểm soát việc học trực tuyến của học sinh.
Dạy học trực tuyến luôn luôn có bô X phâ X
n hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.
- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo kĩ năng dạy học trực tuyến cho đội ngũ giáo viên để họ
có thể sử dụng thành thạo nền tảng phần mềm mà nhà trường sử dụng trong dạy học
trực tuyến, để “dạy học trực tuyến trở thành nghề chứ không phải cứ đơn giản biết
công nghệ là dạy được”.
- Sử dụng hình thức dạy trực tuyến phù hợp với từng học phần, từng nội dung. Các mô
đun có thể chia nhỏ ra thành nhiều nội dung. Nếu nội dung nào phù hợp với viê X c dạy
học trực tuyến thì thực hiện dạy học trực tuyến để phát huy hiệu quả như: giảm áp lực
về cơ sở vật chất (không cần phải có bàn ghế, phòng học); tiết kiệm thời gian; giảm 15
chi phí; kiến thức được lan tỏa dễ dàng,… Tuy nhiên, nếu nội dung nào chưa phù hợp
thì vẫn sẽ được giảng dạy trực tiếp trên lớp hoă X
c kết hợp giữa hình thức trực tuyến và trực tiếp.
- Sử dụng hình thức dạy trực tuyến phù hợp với nhu cầu của học sinh. Mỗi học sinh là
một cá thể, phương pháp học tập, điều kiện học tập (thiết bị học trực tuyến, truy câ X p
Internet,…) rất khác nhau. Vì vậy, có những học phần dạy học trực tuyến là phù hợp
về nội dung giảng dạy nhưng lại không phù hợp với phương pháp học tập, điều kiện
học tập của một số học sinh nên bên cạnh những lớp học trực tuyến đối với học phần
này, nhà trường vẫn cần tổ chức lớp học trực tiếp nhằm đáp ứng các nhu cầu khác
nhau, kích thích tinh thần và sự hứng thú học tâ X
p của học sinh, từ đó nâng cao chất
lượng của nền giáo dục.
4.2. Về phía giTng viên, giáo viên
Giáo viên phải chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phương pháp sư
phạm dạy trực tuyến. Ngoài những kiến thức được thể hiê X n dưới nhiều phương
tiện,hình thức với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để việc giảng dạy đạt được hiệu
quả cao hơn thì còn một bộ phận những kiến thức mang tính trừu tượng, phức tạp, khó
diễn đạt. Vì vậy, ngoài việc thiết kế, tích hợp những minh họa cho bài giảng, giáo viên
cũng cần đổi mới trong phương pháp giảng dạy để viê X
c học trực tuyến đạt hiê X u quả cao nhất.
Ngoài ra, giáo viên cũng cần tăng cường mối liên hệ, trao đổi với học sinh, hỗ
trợ một phần nào đó cho học sinh trong viê X
c tiếp cận với các công nghệ mới và tăng
hiệu quả giảng dạy. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giáo viên cũng cần
có sự hợp tác của các giáo viên khác để đảm bảo hoạt động học tập bằng cách tăng tần
suất tương tác giữa giáo viên và học sinh trong giờ học.
4.3. Về phía học viên
Cần nâng cao ý thức học tập của học viên vì đối với hình thức học trực tuyến thì
tinh thần ham học hỏi, phát huy tính sáng tạo, luôn chủ động trong học tập, ý thức tự
giác, trách nhiệm trong học tập của mỗi cá nhân học viên là rất quan trọng, giúp các
em có thể vượt qua những cám dỗ khi đứng trước một thiết bị điện tử hiện đại, có kết nối Internet.
Phản hồi là yếu tố cần thiết trong học tập online, vì vậy, sinh viên luôn cần sẵn
sàng hợp tác, phát biểu trao đổi bài học với giảng viên, nâng cao ý thức trong học tập.
Khi chưa hiểu bài và cần sự giúp đỡ, học viên nên mạnh dạn trao đổi và nhờ sự hỗ trợ
từ quý thầy cô, bạn bè, hoặc từ các phòng, khoa, ban trong nhà trường.
Mỗi học viên cần tuân thủ theo các yêu cầu của giảng viên về bài tập, thảo luận,
làm việc nhóm. Bên cạnh đó, cần rèn luyện tư duy phản biện, sắp xếp thời gian hợp lý,
khi vắng buổi học, cần thể hiện trách nhiệm xin phép và xem lại các bài giảng trước
đó, hoặc có thể xem lại nội dung trên trang học trực tuyến. Đổi mới phương pháp học
tập bằng cách học viên chủ động thay đổi tốc độ học, khối lượng học cho phù hợp với 16
bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Nâng cao thêm kiến thức thông
qua những tài liệu của thư viện trực tuyến, các khoá học trực tuyến miễn phí trên
Internet, giúp học viên giảm chi phí học tập. 17 KẾT LUẬN
Bài tập lớn đã trình bày tổng quan về các hệ thống học trực tuyến, ưu, nhược
điểm của chúng và đi sâu tìm hiểu 3 phần mềm học trực tuyến: Google Meet, Microsoft Teams và Duolingo.
Việc học trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian đi lại, linh hoạt về
giờ giấc, có thể học ở bất cứ đâu, bất kì lúc nào. Các phần mềm học trực tuyến vô
cùng tiện lợi, hữu ích với nhiều tính năng giúp giờ học trở nên thú vị, tăng sự tương
tác giữa giảng viên với học viên. Hệ thống bài giảng, tài liệu ôn tập được lưu trữ giúp
sinh viên có thể xem lại dễ dàng…
Bên cạnh những lợi ích kể trên thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như lỗi hệ thống,
đường truyền kém,… ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Ngoài ra, giảng viên cũng
không thể quan sát được sinh viên có đang tập trung vào bài giảng hay không. Những
sinh viên có ý thức học tập chưa tốt rất có thể sẽ ngủ hoặc làm việc riêng trong giờ
học, điều đó khiến “lỗ hổng” kiến thức ngày một lớn. Hơn nữa, việc dán mắt vào màn
hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài sẽ làm cho mắt nhức, mỏi, thậm chí thị lực bị ảnh hưởng.
Việc học trực tuyến là xu thế về lâu về dài, vì thế cần thực hiện những giải pháp
cụ thể để khắc phục những hạn chế đó. Dù là giảng viên hay học sinh, sinh viên đều
cần trang bị cho mình kĩ năng sử dụng các phần mềm học trực tuyến để đáp ứng yêu
cầu mà nền giáo dục nước nhà đặt ra. Đặc biệt, sinh viên cần chăm chú nghe giảng,
nâng cao tinh thần tự giác học tập, thường xuyên trao đổi, tương tác với giảng viên để
giờ học trở nên hiệu quả. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Priyanka Gautam, Stephen Armstrong, Isabelle Clover, Muhammad Asad, CLYDE
ERICSON NOLASCO, James Thomes (không ngày tháng), Advantages And
Disadvantages Of Online Learning, eLearning Industry. Được truy cập từ elearningindustry.com:
https://elearningindustry.com/advantages-and-disadvantages-online-learning
2. Học trực tuyến là gì? Khái niệm, phân loại, ưu – nhược điểm (2022, May 27),
ViewSonic Library. Được truy cập từ www.viewsonic.com:
https://www.viewsonic.com/library/vi/giao-duc/hoc-truc-tuyen-la-gi/
3. Ngọc Xuân (2021), Google Meet: Cách cài đặt, sử dụng trên điện thoại, máy tính
đơn giản, chi tiết. Được truy cập từ www.dienmayxanh.com:
https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/amp/cach-cai-dat-google-meet-tren- may-tinh-va-dien-tho-1330935
4. Microsoft Teams for Education: Giải pháp học trực tuyến tuyệt vời (không ngày
tháng), VinSEP. Được truy cập từ vinsep.com:
https://vinsep.com/kien-thuc/microsoft-teams-for-education-giai-phap-hoc-truc-tuyen- tuyet-voi/
5. Microsoft Teams là gì? Cấu trúc, Tính năng, Lợi ích khi sử dụng (2022, August
24). Được truy cập từ microsoft.fptcloud.com:
https://microsoft.fptcloud.com/kien-thuc/microsoft-teams-nen-tang-tro-chuyen-truc- tuyen-tot-nhat/
6. Khánh Kim (2023), Microsoft Teams – Ưu và nhược điểm của phần mềm này là gì
bạn có biết?. Được truy cập từ teky.edu.vn:
https://teky.edu.vn/blog/microsoft-teams/
7. Review ứng dụng học tiếng anh Duolingo tất tần tật từ A-Z (không ngày tháng).
Được truy cập từ elsaspeak.vn:
https://elsaspeak.vn/review-duolingo-tu-a-z/
8. VIKASH GUPTA (2023 November 3), Duolingo Review — Can It Help You Speak
A Language?, Study French Spanish. Được truy cập từ www.studyfrenchspanish.com:
https://www.studyfrenchspanish.com/duolingo-review/
9. Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi (không ngày
tháng), MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN KHI HỌC TRỰC TUYẾNTRONG
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19. Được truy cập từ www.studocu.com: 19
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khanh-hoa/tai-chinh-ngan-
hang/bui-quang-dung-nguyen-thi-hoai-phuong-truong-thi-xuan-nhi-nhung-kho-khan-
rao-cua-sinh-vien-doi-voi-viec-hoc-truc-tuyen-trong-boi-canh-dich-benh-covid-19- pdf/27512394
10. Vương Tâm Lăng (2021, July 23), Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu
trường hợp sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Zunia. Được truy cập từ tailieu.vn:
https://tailieu.vn/doc/day-hoc-truc-tuyen-cho-sinh-vien-nghien-cuu-truong-hop-sinh-
vien-truong-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-2428842.html 20