-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn học phầm tâm lí học | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập lớn học phầm tâm lí học của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 33 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tâm lí học (HN) 5 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Bài tập lớn học phầm tâm lí học | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập lớn học phầm tâm lí học của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 33 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lí học (HN) 5 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
*******
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC
Sinh viên : Đỗ Thùy Dương
Lớp : GDTH D2021 TA
Hà Nội, 12 – 2021
ĐIỂM | |||
Cán bộ chấm thi 1 Lê Minh | Cán bộ chấm thi 2 |
Mục lục
- NỘI DUNG 2
1
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
MỞ ĐẦU
Con người là thực thể sống tồn tại, hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ thấp nhất của nhận thức là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và tri giác; mức độ cao hơn là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau.
Sau quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, kết quả mà chúng xuất ra sẽ được ghi lại trong bộ não người với mức độ đậm nhạt khác nhau và khi cần thiết nó lại được xuất hiện. Sự ghi lại trong đầu và sự xuất hiện lại những dấu ấn ấy được gọi là trí nhớ.
Trong tâm lý của một con người bình thường, nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính và trí nhớ luôn đi liền với nhau, tác động lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau, không thể tách rời.
NỘI DUNG
NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Cảm giác
Khái niệm
Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Ví dụ: Khi chạm tay vào đá, ta thấy lạnh. Lúc này đá đang trực tiếp tác động vào xúc giác của ta, thuộc tính riêng lẻ của đá là lạnh.
2
Cảm giác là một quá trình tâm lý ( có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể). Cảm giác chỉ xuất hiện khi bị kích thích trực tiếp. Khi kích thích ngừng thì cảm giác đó cũng ngừng lại. Ví dụ khi ta ăn chanh cảm thấy chua, chỉ cần rửa sạch nước chanh trong miệng và không ăn nữa là không cảm thấy chua. Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ. Ví dụ: Trong câu chuyện “Thầy bói xem voi”, mỗi người chỉ nhận thức con voi thông qua một giác quan duy nhất là xúc giác.
Cảm giác của con người mang bản chất xã hội. Điều này được thể hiện ở 4 khía cạnh. Thứ nhất, đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ là những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng mà còn phản ánh những thuộc tính được con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động, giao tiếp. Thứ hai. cơ chế sinh lý của cảm giác người không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất (tính sinh học, gồm nghe, nhìn, cảm nhận,…) mà còn chịu sự chi phối của hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (hệ thống ngôn ngữ). Thứ ba, cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất và nó chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí khác ở con người; ví dụ khi chúng ta buồn bã thì cảm thấy ăn không ngon. Cuối cùng, cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động, giáo dục. Ví dụ: Thông qua hoạt động nghề nghiệp, trực giác của cảnh sát nhạy cảm hơn người bình thường, chỉ cần nghe một người nói là biết người đó nói thật hay nói dối.
Vai trò của cảm giác
Trong cuộc sống nói chung và trong các hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác có 4 vai trò quan trọng nhất.
Trước hết, cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể người và môi trường xung quanh.
Thứ hai, cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức
cao hơn. Vì chỉ khi có cảm giác về một sự vật, hiện tượng, chúng ta mới biết nó
3
đang tồn tại và nắm được những đặc tính bên ngoài của nó, từ đó bắt đầu hình thành quá trình tri giác, tư duy, tưởng tượng.
Thứ ba, cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bào trạng thái hoạt động ủa vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường.
Cuối cùng, cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người khuyết tật. Ví dụ những người khiếm thị dựa vào xúc giác để đọc chữ, phân biệt sự vật này với sự vật khác, con người này với con người khác.
Các quy luật của cảm giác
- Quy luật ngưỡng cảm giác
Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường đô ̣ kích thích phải đạt đến đô ̣nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức đô ̣ đó được gọi là ngưỡng cảm giác. Cảm giác có 2 ngưỡng: Ngưỡng cảm giác phía trên và ngưỡng cảm giác phía dưới.
Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây cảm giác. Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác. Ví dụ hầu hết mọi người có thể nghe được các tần số âm thanh trong khoảng từ 16 - 20.000Hz, ai có thể nghe được những âm thanh nhỏ hơn 16Hz thì được gọi là “tai thính”.
Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn gây được cảm giác. Ví dụ, ngưỡng phía trên của thị giác con người là những sóng ánh sáng có bước sóng là 760nm. Những người chỉ có thể nhìn thấy khi bước sóng cao thì mắt họ kém.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích nhưng kích thích phải có một tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số. Ví dụ như đối với thị giác là 1/100, thính giác là 1/10,…
4
Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sau biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy của cảm giác càng cao, ví dụ như người nghe được âm thanh càng nhỏ thì tai càng thính. Ngược lại, ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao. Những ngưỡng này khác nhau ở từng loại cảm giác và ở từng người.
- Quy luật thích ứng của cảm giác
Để phản ánh được tốt nhất và bảo vê ̣hê ̣thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi đô ̣nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường đô ̣ kích thích: khi cường đô ̣ kích thích tăng thì đô ̣nhạy cảm giảm và ngược lại, đô ̣nhạy cảm tăng khi cường đô ̣ kích thích giảm. Ví dụ, khi nghe thấy âm thanh quá to (cường độ kích thích tăng) thì tai chúng ta sẽ bị ù đi (độ nhạy cảm giảm). Nhờ có sự thích ứng này mà thính giác con người được bảo vệ.
Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luâṭ thích ứng. Tuy nhiên mức đô ̣khác nhau. Cảm giác thị giác, khứu giác có khả năng thích ứng cao. Cảm giác đau có khả năng thích ứng thấp. Tuy nhiên, khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do rèn luyện và tính chất nghề nghiệp. Ví dụ như những người làm việc ở Bắc Cực sẽ có khả năng chịu lạnh cao hơn người bình thường.
- Quy luâṭ tác đôṇ g l̀n nhau giữa các cảm giác
Các cảm giác không tồn tại đôc̣
lâp̣
mà luôn tác đông qua lại lẫn nhau. Do sự tác
đông qua lại như vâỵ , tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này lại làm tăng đô ̣nhạy cảm của giác quan kia. Ngược lại, tác đông mạnh lên giác quan này làm giảm đô ̣nhạy cảm của cơ quan phân tích khác.
Ví dụ khi vết thương lên da non, chúng ta hay gãi. Khi gãi, vết thương lại rách ra và chúng ta cảm thấy đau. Khi đó cảm giác đau sẽ làm ta quên đi cảm giác ngứa. Sự tác động có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại. Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời.
5
Có hai loại tương phản tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. Tương phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối tiếp nhau lên một cơ quan cảm giác, còn tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động cùng một lúc lên cơ quan cảm giác ( ví dụ khi một cô gái xinh đẹp mặc vào bộ đồ lộng lẫy, ta sẽ thấy cô gái đó càng xinh đẹp hơn).
Tri giác
Khái niệm
Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nó có sự phản ánh cao hơn so với cảm giác. Vì vậy, tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác:
Cảm giác | Tri giác | |
Giống nhau |
| |
Khác nhau | Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng. VD: Khi ta bị bịt mắt và đặt một vật trên tay, ta chỉ cảm thấy vật đó tròn, nhẵn | Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng. VD: Khi ta ăn một quả cam, dựa vào khứu giác, vị giác, thị giác, ta biết đó là một quả cam. |
Phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. | ||
Là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. |
Vai trò của tri giác
Trước hết, tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng thành. Thứ hai, tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng
6
hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xug quanh. Đặc biệt, hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là quan sát, đã làm cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật.
Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng,... Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp,…Phương pháp quan sát cho phép ta thu thập các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người, do đó có nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có những hạn chế sau: mất thời gian, tốn nhiều công sức,…
Các quy luật của tri giác
- Quy luật về tính đối tượng
Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác, mặt khác là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
Ví dụ khi hai cô gái cùng nhau bàn luận về một cái váy, cô gái A đưa ra nhận xét: “Cái váy này rất hợp với dáng của cậu, cậu nên mua nó”. Nhưng ngược lại, cô gái B lại nói: “Lần trước tớ đã mua chiếc váy này, nhưng vì không hợp nên phải trả lại đấy. Mặc nó vào tớ thấy tớ mập hơn.” Như vậy, cả A và B đều nói về một chiếc váy, cả hai đều nói được đặc điểm về chiếc váy đó nhưng mỗi người đều phản ánh nó bằng một cách riêng. Sự khác nhau này dựa vào thế giới quan và trải nghiệm riêng của mỗi người.
- Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tri giác của người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan, mà chỉ tách ra một số tác động trong vô vàn những tác động ấy để tri giác một đối tượng nào đó. Những sự vật nào càng được phân biệt với bối cảnh (được tách ra khỏi bối cảnh) thì càng được tri giác dễ dàng, đầy đủ hơn. Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể giao hoán cho nhau. Kinh nghiệm của chủ
7
thể về đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể sẽ dễ chọn đối tượng đó làm tri giác.
Ví dụ khi đi mua sắm, đàn ông thường chỉ chú ý đến thứ anh ta cần mua (sự lựa chọn của tri giác), tách nó ra khỏi vô vàn đồ vật khác, không bị những thứ không liên quan làm xao nhãng; vậy nên quá trình mua sắm của đàn ông thường nhanh hơn phụ nữ.
- Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác một sự vật, hiện tượng; bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình, con người có khả năng gọi tên và phân loại nó vào một nhóm nhất định. Ví dụ khi quen một chàng trai, một cô gái sẽ dựa trên cách ăn nói, hành động, cử chỉ của anh ta để “xếp” anh ta vào nhóm người tốt hay người xấu, đáng tin hay không đáng tin, nên yêu hay không nên yêu.
Tuy nhiên, ngay cả khi tri giác một sự vật, hiện tượng không quen biết, ta vẫn cố gắng ghi nhận trong đó một cái gì đó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết hoặc xếp nó vào một loại sự vật, hiện tượng đã biết, gần gũi nhất đối với nó.
Trên thực tế, biểu hiện của vấn đề này chính là câu: “Tôi tưởng là…” Tức là khi người ta không biết sự vật đó là gì, nhưng vẫn cố liên hệ nó với cái gần nhất để gọi tên. Ví dụ một người khi thấy một cái chai nhựa có đựng chất lỏng không màu bên trong, anh ta sẽ lập tức cho rằng đó là nước lọc. Nhưng chỉ khi mở ra, thậm chí phải uống vào; anh ta mới biết đó là rượu.
- Quy luật về tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
Ví dụ như khi ở trên núi cao vào ban đêm, chúng ta sẽ có cảm giác những ngôi sao ở trong tầm với. Nhưng ta vẫn luôn biết rằng đó chỉ là cảm giác, những ngôi sao vẫn còn ở rất xa và không thể vươn tay hái xuống được.
Ngoài ra, tính ổn định của tri giác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: do cấu trúc của sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian nhất định, do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm của con người về đối
8
tượng. ( sao trời vẫn luôn là những hành tinh to lớn cách xa Trái Đất và phần lớn mọi người vẫn luôn ý thức được điều này).
Quy luật về tính ổn định của tri giác giúp chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn diện về một sự vật, sự việc. Tuy nhiên đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện, độc đoán, trong suy nghĩ hành động của con người. Ví dụ như quan niệm trọng nam khinh nữ, ở nông thôn ngày nay vẫn có nhiều người giữ vững quan điểm này, cho rằng như vậy mới đúng vì từ xưa cha ông ta đã quan niệm như vậy, những người lớn trong gia đình cũng nói như vậy, và cuối cùng khi gặp người phụ nữ nào họ cũng đưa ra tiêu chí công dung ngôn hạnh để làm chuẩn mực.
Nếu không đáp ứng được những tiêu chí đó thì người phụ nữ ấy sẽ bị họ lên án.
- Quy luật tổng giác
Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí con người, vào đặc điểm nhân cách của họ.
Ví dụ: Khi tâm trạng ta không vui thì nhìn vào một khung cảnh nào đó, dù nó có đẹp đến đâu thì ta cũng thấy nó rất nhàm chán.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” – Nguyễn Du
- Ảo giác
Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch, tạo ra hình ảnh về đối tượng, hiện tượng không có thật. Những hiện tượng này tuy không nhiều, song nó có tính quy luật.
Ví dụ: Nhiều người khi đi trên sa mạc vắng vẻ hoang vu, bỗng nhiên thấy phía trước mặt xuất hiện một hồ nước trong veo, mặt hồ lung linh gợn sóng, hai bên hồ có cây cỏ tốt tươi, có người, nhà cửa… nhưng khi đi đến gần thì chẳng thấy gì cả. Đây là hiện tượng ảo giác, song hiện tượng ảo giác này vẫn có tính quy luật: Hơi nóng bốc lên đã tạo nên một tấm gương vô hình. Khi nhìn xuyên qua đó (hay lăng kính), bao giờ mắt bạn cũng có chiều hướng hơi chúc xuống, vì vây hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng đã xảy ra. Nó bẻ cong đường đi của mắt bạn và đẩy những hình ảnh cách xa hàng vạn dặm. Do vậy thứ bạn thấy có thể cách đó rất xa chứ không phải ngay trước mắt như bạn thấy. Điều này cũng
9
giống như khi nhìn xuống mặt hồ và thấy được phía bên kia hồ trong khi mặt hồ là mặt kính viễn vọng
Từ những vấn đề trên, ta có thể rút ra những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính (tri giác và cảm giác): Về nội dung phản ánh, nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những thuộc tính khách quan, cụ thể, bề ngoài của sự vật, những mối liên hệ về không gian và thời gian. Về phương thức phản ánh, nhận thức cảm tính chỉ phản ánh trực tiếp các giác quan chứ không phải là gián tiếp, sau đó khái quát nó bằng ngôn ngữ. Cuối cùng, sản phẩm của hoạt động nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới. Những đặc điểm này cho thấy nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức band dầu, sơ đẳng trong toàn bộ quá trình nhận thức của con người.
Về những quy luật, cảm giác và tri giác có nhiều quy luật quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, góp phần làm phong phú nguyên liệu cảm tính cho các hoạt động nhận thức cao hơn.
10
NHẬN THỨC LÍ TÍNH
Tư duy
Khái niệm chung về tư duy
Định nghĩa: Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Bản chất của tư duy: Tư duy của con người mang bản chất xã hội. Điều này được thể hiện ở 4 khía cạnh sau:
+ Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy được. Ví dụ như vào tháng 4 năm nay, Tiến sĩ Đào Minh Sô, Trưởng bộ môn chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thông tin đã lai tạo thành công giống lúa mới lấy tên Mắt rồng (SR20). Việc lai tạo này không phải tự ông nghĩ ra, tự ông có được, mà phải dựa trên gen lúa cổ truyền, dựa trên kinh nghiệm, nguyên lý, quy luật lai tạo,… của các nhà khoa học thế hệ trước.
+ Tư duy sử dụng vốn từ ngữ làm phương tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ các kết quả hoạt động nhận thức của loài người.
+ Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội. Ví dụ như trong đại dịch COVID, con người có nhu cầu tìm ra cách phòng bệnh tuyệt đối nên các nhà khoa học đã phải tư duy để nghiên cứu ra vacine phòng chống loại dịch này.
+ Tư duy mang tính tập thể. Ví dụ trong việc sản xuất điện thoại, người ta không chỉ cần những nhân viên liên quan đến lĩnh vực sản xuất máy tính mà còn cần sự kết hợp của rất nhiều người thuộc các ngành nghề lĩnh vực liên quan như phần mềm, vật lý học, tin học, điện tử, kĩ thuật đồ họa, lập trình…
Đặc điểm của tư duy:
+ Tính “có vấn đề” của tư duy: Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống có vấn đề (tình huống mới mà những phương pháp cũ không đủ sức giải quyết) và nhận thức được những mâu thuẫn tồn tại trong vấn đề, có nhu cầu giải quyết nó, phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề.
11
Ví dụ khi hỏi một đứa trẻ 4 tuổi: “5+5 bằng mấy?” thì các em sẽ phải tư duy vì chưa gặp câu hỏi này bao giờ, những kiến thức các em có chỉ là những con số đơn lẻ. Nhưng đối với một người trưởng thành thì không cần tư duy cũng có thể tìm ra câu trả lời.
+ Tính gián tiếp của tư duy: Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người dùng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức vào quá trình tư duy để hiểu được cái bản chất của sự vật, hiện tượng. Ví dụ như trong giờ kiểm tra Văn, giáo viên đọc đề bài cho học sinh chép. Trong đề bài có chứa yêu cầu học sinh cần phải hoàn thiện. Tức là học sinh đang dùng ngôn ngữ để tư duy.
Ngoài ra, tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ: Trong quá trình tư duy, con người sử dụng những công cụ, phương tiện để nhận thức được những đối tượng mà ta không thể trực tiếp tri giác chúng. Ví dụ như khi bị sốt, chúng ta đều biết cơ thể mình không ổn, nhưng không ổn đến mức nào thì cần phải đo nhiệt kế mới biết được.
+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
Trừu tượng là gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy. Ví dụ khi nói đến chiếc bàn ăn, ta sẽ gạt bỏ hết những thứ không cần thiết về nó như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng; chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết như: Có 4 chân, bên trên là một mặt phẳng, chuyên dùng để đặt đồ ăn lên trên.
Khái quát là hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất định. Ví dụ đối với phép tính 0 x (x) = 0, ta có thể áp dụng nó với mọi biến số “x” trong nhiều trường hợp khác nhau.
+ Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do nó gắn chặt với ngôn ngữ. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt của tư duy, ví dụ như khi Stephen Hawking muốn người khác biết về suy nghĩ của ông cho rằng các lỗ đen sẽ phát ra bức xạ thì ông phải nói ra, viết ra để
12
người khác biết về nó. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tiếp tục với ví dụ trên, nếu người nào không tìm hiểu về lĩnh vực vũ trụ học mà Stephen nghiên cứu, không có tư duy về nó thì đối với họ những điều ông nói không có ý nghĩa gì.
+ Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
Nhận thức cảm tính mang lại tư liệu cho quá trình tư duy. Ví dụ như khi nhìn thấy một loại quả lạ (cảm giác thị giác), chúng ta sẽ tự đặt ra những câu hỏi: “Quả này là quả gì? Nhìn nó giống cái gì? Mình đã từng gặp ở đâu chưa?” Vậy là từ cảm giác nhìn mà quá trình tư duy bắt đầu xuất hiện.
Tư duy làm khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, ý nghĩa. Ví dụ như đối với những bác sĩ đã công tác lâu năm, họ chỉ cần nhìn qua những biểu hiện của bệnh nhân là đã chẩn đoán được người đó bị bệnh gì.
Các giai đoạn của quá trình tư duy:
13
Nhận thức vấn đề
Xuất hiện các liên tưởng
Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết
Chính xác hóa
Khẳng định
Phủ định
Giải quyết vấn đề
Hành động tư duy mới
Phân tích – Tổng hợp
Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân tích đối tượng nhận thức thành những “bộ phận”, những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng dể nhận
thức đối tượng sâu sắc hơn. Ngược lại, tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp
14
nhất những “bộ phận”, thuộc tính, những thành phẫn đã được phân tách nhờ phân tích hành một chỉnh thể. Hai thao tác này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ khi phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, học sinh sẽ phải chỉ ra ngoại hình, ngôn ngữ, xuất thân, mối quan hệ của hắn với người làng Vũ Đại, diễn biến tâm lí nhân vật,… Sau khi phân tích, học sinh cần tổng hợp tất cả những thông tin mình tìm được để đưa ra đánh giá khái quát nhất về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa dưới xã hội cũ, là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến trước năm 1945.
So sánh
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức.
Ví dụ khi chọn quần áo, người ta phải so sánh chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,… giữa nhiều cái với nhau để biết được bộ nào đẹp bộ nào xấu, bộ nào chất lượng thấp, bộ nào chất lượng cao,…
Trừu tượng hóa và khái quát hóa
Trừu tượng hóa là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy. Ví dụ khi nói đến cái bát, người ta sẽ bỏ đi những thuộc tính như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và giữ lại những thuộc tính cơ bản nhất của nó để tư duy: Đồ dùng có dạng bán cầu để đựng cơm, canh Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ
chung nhất định. Ví dụ con người xếp sư tử, hổ, báo, mèo vào một họ là họ Mèo.
Lưu ý:
- Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Trên thực tế, các thao tác tư duy dan chéo nhau, không theo trình tự máy móc.
15
- Không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thao tác trên trong hành động tư duy.
Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau:
Theo lịch sử hình thành và phát triển của tư duy (chủng loại và cá thể)
Theo phương diện này, tư duy được chia làm 3 loại, chúng quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau:
- Tư duy trực quan – hành động (có ở cả người và động vật cao cấp, là loại tư duy có trước làm cơ sở cho tư duy trừu tượng): Đây là loại tư duy giải quyết được nhiệm vụ nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, các hành động diễn ra bằng thao tác tay chân cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, trực quan. Ví dụ trẻ em đếm ngón tay để tính toán.
- Tư duy trực quan – hình ảnh (chỉ có ở người, là loại tư duy có trước làm cơ sở cho tư duy trừu tượng): Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Ví dụ ông thầy tướng số chỉ dựa trên ngoại hình của mỗi người để đưa ra những dự đoán về cuộc đời của họ.
- Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Ví dụ khi viết một bài luận, sinh viên phải giải quyết vấn đề của đề tài dựa trên những kiến thức đã biết, thiết lập mối quan hệ logic giữa chúng để phân tích, lý luận và hoàn thành nhiệm vụ.
Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ (vấn đề)
Dưới góc độ này, tư duy của người trưởng thành có 3 loại:
- Tư duy thực hành: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. Ví dụ: Trẻ em đếm ngón tay để tính toán.
16
- Tư duy hình ảnh cụ thể: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên hình ảnh trực quan đã có. Ví dụ: khi một nhà kiến trúc sư nghĩ xem nên thiết kế cầu thang thế nào để phù hợp với tổng thể ngôi nhà.
- Tư duy lí luận: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những kiến thức lí luận. Ví dụ: Sự tư duy của cảnh sát khi phá án.
Trên thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người trưởng thành thường phải phối hợp nhiều loại tư duy, trong đó có một loại tư duy giữ vai trò chủ yếu. Ví dụ: Một người nông dân sử dụng tư duy thực hành là chính, nhưng trong quá trình lao động họ vẫn phải sử dụng tư duy hình ảnh và tư duy lí luận để biết mùa nào trồng cái gì, trồng ở đâu, nên sử dụng giống lúa nào,…
Theo mức độ sáng tạo của tư duy
Dưới góc độ này, tư duy của con người được chia thành 2 loại, chúng bổ sung cho nhau, giúp con người nhận thức đúng đắn và sâu sắc thế giới:
- Tư duy algorithm (có cả ở người và máy): Loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc logic có sẵn với một cấu trúc nhất định. Ví dụ như người thợ đóng gói bánh kẹo, họ sẽ đóng gói theo đúng một trình tự đã được đưa ra, lần lượt từ công đoạn này đến công đoạn khác.
- Tư duy heuristic: Loại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động linh hoạt, không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào cả và có liên quan đến khả năng trực giác và khả năng sáng tạo của con người. Ví dụ như một nhà văn khi viết tác phẩm mới, anh ta sẽ phải tư duy sáng tạo sao cho tình tiết trong tác phẩm của mình độc đáo, mới lạ, không lặp lại những cái đã có trước đây.
Tưởng tượng
Khái niệm chung về tưởng tượng
Định nghĩa tưởng tượng
17
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Bản chất của tưởng tượng
Về nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới – những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội. Cái mới ấy được hình dung tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Về phương thức phản ánh: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh,…
Về phương diện kết quả phản ánh: Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.
Đặc điểm của tưởng tượng
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề. Giá trị của tưởng tượng chính là ở việc tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính khái quát và cao hơn so với trí nhớ.
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.
Vai trò của tượng tượng
Tưởng tượng là cần thiết cho bất kì hoạt động nào của con người. Tưởng tượng cho phép con người hình dung ra được kết quả cuối cùng của lao động trước khi bắt đầu lao động và quá trình đi đến kết quả đó.
18
Ví dụ như khi làm bánh kem, cho dù chưa làm bao giờ nhưng ta vẫn có thể tưởng tượng ra trong nguyên liệu phải có sữa, trứng, bột; khi làm phải trộn các nguyên liệu lên rồi cho vào lò nướng; kết quả cho ra là bánh phồng, xốp, thơm, có màu vàng.
Tượng tượng là điều kiện của sáng tạo. Tưởng tượng cho phép con người vượt qua cái cũ, hình dung ra cái mới trong tương lai. Ví dụ ở thế kỉ XVIII, con người vì muốn bay như chim, tưởng tượng mình bay được trên trời mà đã sáng chế ra khinh khí cầu.
Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới. Nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, kích thích con người hành động để đạt được những thành quả lớn lao. Ví dụ khi tưởng tượng ra hình ảnh bản thân trong tương lai có nhà cao cửa rộng, không phải lo cơm ăn áo mặc, người ta sẽ càng cố gắng kiếm tiền hơn để đạt được những điều đó.
Tưởng tưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp thu và thể hiện tri thức mới, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách nói chung cho học sinh. Ví dụ ở Tiểu học, giáo viên cần hỏi học sinh: “Sau này các em muốn làm nghề gì?” để định hướng nhân cách cho các em, giúp các em biết nghề nào là nghề đem lại lợi ích cho xã hội, nghề nào là trái với luật pháp, không được phép làm.
Các loại tưởng tượng
Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
Tưởng tượng tích cực: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Trong tưởng tượng tích cực có bao gồm 2 loại: Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
+ Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng dựa trên những dữ liệu đã có. Ví dụ khi đọc một cuốn sách viết về nước Pháp, chúng ta sẽ tưởng tượng ra những cánh đồng hoa oải hương
19
màu tím, những đỉnh núi cao trắng tuyết phủ, những kiến trúc cổ như tu viện, lâu đài,… dù chúng ta chưa từng đến Pháp.
+ Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân, cũng như kinh nghiệm của xã hội. Ví dụ vào năm 1877, Thomas Edison đã tưởng tượng ra một thiết bị có thể ghi lại được âm thanh. Thiết bị này chưa từng có trong nhân loại và cũng chưa có ai ngoài ông nghĩ đến, và sau này Edison đã được cấp bằng sáng chế cho nó – thứ hiện nay chúng ta đều biết với cái tên “máy ghi âm”.
Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực hiện, tưởng tượng để thay thế cho hoạt động. Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định (mơ mộng) hoặc không có chủ định (ảo giác, hoang tưởng).
Ước mơ và lí tưởng
Đây đều là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người.
- Ước mơ: Là quá trình tạo ra hình ảnh mới, không hướng vào hoạt động thực tại. Ước mơ được chia thành 2 loại: ước mơ có lợi (thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (thoát ly thực tế, xa vời thực tế - mộng tưởng, hoài tưởng) có thể làm cá nhân chán nản, thất vọng.
Ví dụ khi một cô gái ước mơ có được người yêu như nhân vật trong truyện ngôn tình, cô ta sẽ đặt ra những tiêu chí rất cao để lựa chọn đối tượng hẹn hò. Nhưng trên thực tế thì không một chàng trai nào có thể đáp ứng được những điều kiện đó cả. Vì vậy nên cô ta càng ngày càng chán nản, cho rằng mình không xứng đáng để gặp được người tốt như trong truyện.
- Lí tưởng: Lí tưởng là một hình ảnh mẫu mực, chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của tương lai và mong muốn. Nó trở thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai.
20
Ví dụ như nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm từ sớm đã có lí tưởng bảo vệ Tổ quốc, trở thành người cứu chữa cho những thương binh. Trong trang đầu nhật ký của mình, chị đã viết: “…Đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, … để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người’. Với lý tưởng sống đã chọn, Đặng Thùy Trâm đã lao vào công việc với một nghị lực phi thường.
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
- Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay một phần của sự vật. Ví dụ như người khổng lồ, cáo chín đuôi, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- Nhấn mạnh một thuộc tính, một bộ phận của đối tượng. Ví dụ như đối với ma cà rồng – một sinh vật huyền huyễn được truyền tụng lâu đời trong dân gian - thường được tưởng tượng với đôi mắt đỏ quạch và cặp răng nanh dài, sắc nhọn.
- Chắp ghép (kết dính): Phương pháp ghép các bộ phận của những sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. Ví dụ trong Thần thoại Hy Lạp, người ta đã tưởng tượng ra quái vật Medusa có gương mặt người và mái tóc rắn.
- Liên hợp: Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật khác nhau. Tuy cũng kết dính các bộ phận của nhiều bộ phận khác nhau, song trong hình ảnh mới được tạo ra bằng cách này đã bị cải biên, sắp xếp trong những tương quan mới. Ví dụ xe đạp điện là kết quả của sự liên hợp xe máy với xe đạp.
- Điển hình hóa: Đây là cách tạo ra hình ảnh mới phức tạo nhất mà những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện của một giai cấp, một nhóm xã hội được biểu hiện trong hình ảnh
21
mới này. Ví dụ trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu là một sự tưởng tượng điển hình hóa, đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 với đời sống cơ cực, phải chịu nhiều áp bức bất công từ bọn địa chủ phong kiến và tay sai.
- Loại suy (tương tự): Đây là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực. Ví dụ vào năm 1941 - 1948, kỹ sư người Thụy Điển George de Mestral đã dựa vào cấu tạo “đầu móc” của các hạt quả gai bám vào quần áo và lông chó của mình để phát minh ra móc và dây buộc vòng, được đặt tên là Velcro.
Những điểm giống và khác nhau:
Tư duy | Tưởng tượng | ||
Giống nhau | Đều nảy sinh khi con người rơi vào hoàn cảnh “có vấn đề | ||
Phương thức phản ánh | Đều phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính khái quát qua lăng kính chủ quan của cá nhân. Trong quá trình phản ánh đều sử dụng ngôn ngữ, đều lấy cảm tính làm cơ sở, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lí | ||
Kết quả phản ánh | Cái mới, chưa hề có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội. Cái mới này được xây dựng dựa trên cơ sở những cái đã có. | ||
Khác nhau | Điều kiện xuất hiện | Thường xảy ra khi “tình huống có vấn đề” với những dữ kiện rõ ràng. | Thường xảy ra khi tình huống có vấn đề với những dữ kiện thiếu sáng tỏ. |
Chiến lược | Vạch ra những thuộc | Phản ánh cái mới |
22
tính bản chất, những mối | bằng cách xây dựng | ||
quan hệ có tính quy luật | những nên cơ sở | ||
của hàng loạt sự vật hiện | những biểu tượng đã | ||
tượng trên cơ sở những | có. | ||
khái niệm | |||
Kết quả | Những khái niệm, phán | Những biểu tượng, | |
đoán và suy lí về thế | hình ảnh về cái mới | ||
giới | mang tính sáng tạo |
Nằm trong nấc thang nhận thức lí tính, tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có vấn đề.
TRÍ NHỚ
Khái niệm trí nhớ
Kết quả của quá trình nhận thức, những xúc cảm, tình cảm của con người về một đối tượng nào đó, những hành động và kết quả của nó,… đều được ghi lại trong bộ não người với mức dộ đậm nhạt khác nhau và khi cần thiết nó lại được xuất hiện. Sự ghi lại trong đầu và sự xuất hiện để lại những dấu ấn đấy được gọi là trí nhớ.
Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt đông nào, không thể có ý thức bản ngã, do đó cũng không thể hình thành nhân cách.
23
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình thường, đồng thời là điều kiện để con người có và phát triển được những chức năng tâm lí bậc cao.
Đối với nhận thức, trí nhớ giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể hoạt động và phát triển trí tuệ của mình.
Trí nhớ là một quá trình rất phức tạp. Việc nghiên cứu trí nhớ nói chung và cơ sở sinh lí của trí nhớ nói riêng được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Cho đến nay chưa có một lí thuyết thống nhất về cơ chế của trí nhớ.
Trên bình diện tâm lí học cũng có nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ: Quan điểm của Thuyết liên tưởng, quan điểm của Tâm lí học Gestal, quan điểm của tâm lí học hiện đại.
Các loại trí nhớ
Trí nhớ gắn liền với hoạt động và toàn bộ cuộc sống của con người. Do vậy, trí nhớ của con người rất phong phú và đa dạng. Có nhiều căn cứ để phân loại trí nhớ:
Trí nhớ vận động
Trí nhớ vận động là trí nhớ về những quá trình vận động ít nhiều mang tính chất tổ hợp. Tốc độ hình thành nhanh và mức độ bền vững cao của những kĩ xảo lao động chân tay được xem là tiêu chố để đánh giá trí nhớ vận động tốt. Ví dụ khi một người được khen là “đan len khéo” thì tức là họ có trí nhớ vận động tốt, não bộ đã khắc sâu hoạt động đan len của họ nên các thao tác tay diễn ra rất trơn tru. Trí nhớ xúc cảm
Trí nhớ xúc cảm là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm diễn ra trong hoạt động trước đây. Sự tái mặt hay đỏ mặt khi nhớ đến một kỉ niệm cũ là do ánh hưởng của trí nhớ này.
24
Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ hình ảnh là trí nhớ về một ấn tượng của các sự vật, hiện tượng mà trước đây đã tác động vào các giác quan của con người. Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào các quá trình của trí nhớ mà trí nhớ hình ảnh được chia thành trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn,… Ví dụ khi nghe thấy một bài nhạc từng nghe, ta có thể ngâm nga theo giai điệu của nó. Lúc này trí nhớ nghe của ta đang hoạt động.
Vai trò của mỗi loại trí nhớ hình ảnh cũng rất khác nhau với mỗi người. Ví dụ như người thử rượu phải có trí nhớ mùi vị tốt, người làm nước hoa phải có trí nhớ mùi hương,…
Trí nhớ từ ngữ - logic
Trí nhớ từ ngữ - logic là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi ý nghĩ, tư tưởng của con người. Nó có cơ sở sinh lí là hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ), do vậy mà trí nhớ từ ngữ - logic là loại trí nhớ đặc trưng cho con người.
Ví dụ khi đọc một cuốn sách hay một dòng chữ, một bài thơ con người có thể có khả năng ghi nhớ chúng. Nếu ai có trí nhớ từ ngữ - logic tốt thì ngay cả khi không nhìn vào văn bản đó thì vẫn có thể nói ra trên giấy viết gì.
Trí nhớ không có chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một cái gì đó được thực hiện một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra từ trước.
Ví dụ khi bạn tình cờ nghe thấy người khác nói xấu bạn, bạn sẽ ghi nhớ lời nói ấy.
Trí nhớ có chủ định
Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ mà trong đó sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện đối tượng diễn ra theo mục đích đặt ra từ trước. Để ghi nhớ có chủ định đạt hiệu quả, người ta thường dùng những biện pháp có tính kỹ thuật.
25
Ví dụ khi muốn ghi nhớ từ vựng tiếng Anh, chúng ta phải áp dụng những phương pháp sau: chép thuộc, tạo hình ảnh liên tưởng, dùng sơ đồ tư duy,…
Trí nhớ ngắn hạn (trí nhớ tức thời) là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ (tạo vết), giữ gìn (củng cố vết) và tái hiện diễn ra ngắn ngủi, chốc lát. Lúc đó người ta thường nói: “Tôi còn đang nhìn thấy nó ngay trước mắt tôi”, “Nó còn đang vang lên trong tai tôi!”
Trí nhớ dài hạn
Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện thông tin được kéo dài sau nhiều lần lặp lại và do vậy, thông tin được giữ lại dài lâu trong trí nhớ. Ví dụ như khi học Toán, học sinh phải ghi nhớ những công thức thông qua việc làm các bài tập. Cuối cùng học sinh sẽ nhớ những công thức đó rất lâu.
Tất cả các loại trí nhớ trên đây đều có mối liên hệ, quan hệ qua lại với nhau, bởi các tiêu chuẩn phân loại trên đều liên quan đến các mặt khác nhau trong hoạt động của con ngời. Các mặt này không biểu hiện một cách riêng lẻ mà thành một thể thống nhất,
Mỗi quá trình này có một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập với nhau mà phụ thuộc vào nhau (ghi nhớ, giữ gìn tốt thì mới tới hiện tốt), thâm nhập vào nhau, chuyển hoá cho nhau (khi tái hiện đồng thời có tác dụng củng cố).
Quá trình ghi nhớ
Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ. Đó là quá trình tạo nên dấu vết (“ấn tượng”) của đối tượng trên vỏ não, đóng thời cũng là quá trình gắn
26
đối tượng đó với những kiến thức đã có. Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.
Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ, người ta chia ghi nhớ thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.
- Ghi nhớ không chủ định: là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên. Mức độ ghi nhớ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của nội dung tài liệu. Ví dụ khi nghe người khác kể một câu chuyện hấp dẫn, ta sẽ nhớ kĩ hơn một câu chuyện nhạt nhẽo, tầm thường cho dù ban đầu ta không có chủ đích ghi nhớ cả hai câu chuyện đó.
- Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ theo một mục đích đặt ra từ trước, đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ thuật, phương pháp nhất định để đạt được mục đích ghi nhớ. Ví dụ khi ôn thi, học sinh bắt buộc phải đặt mục tiêu là nhớ nội dung bài học và vận dụng nhiều cách thức để có kiến thức làm bài. Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích ghi nhớ. Trong ghi nhớ có chủ định, việc sử dụng phương pháp hợp lý là một điều kiện rất quan trọng để đạt hiệu quả cao.
Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa:
+ Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bên ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không còn thông hiểu nội dung tài liệu. Trong cuộc sống, ghi nhớ máy móc có lúc lại cần thiết, nhất là khi ghi nhớ tời liệu không có nội dung khái quát như số nhà, số điện thoại, ngày tháng năm sinh…
+ Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Ví dụ khi học Văn, có những học sinh không cần học thuộc những kiến thức ghi trong vở mà chỉ cần học thuộc những ý chính cũng có thể
27
viết ra một bài văn. Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức, nó đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sốc, bền vững. Loại ghi nhớ này tốn ít thời gian hơn ghi nhớ máy móc, nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.
Quá trình giữ gìn
Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Có hai hình thức giữ gìn: tiêu cực và tích cực.
Giữ gìn tiêu cực là loại giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản đơn tài liệu cần nhớ thông qua những mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệu nhớ đó. Ví dụ khi được thầy giáo hỏi “Buổi trước lớp mình đã học đến đâu rồi?”, nhiều học sinh phải mở vở ra mới có thể mường tượng lại hôm trước mình đã học được gì.
Giữ gìn tích cực là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong óc tài liệu đã ghi nhớ mà không cần phải tri giác tới liệu đó. Ví dụ sau khi đã học thuộc thơ, chúng ta không cần mở sách ra vẫn có thể đọc vanh vách bài thơ đó.
Quá trình tái hiện
Tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (“tự động”) hoặc rất khó khăn (phải nỗ lực nhiều). Tài liệu thường được tái hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.
- Nhận lại là nhận ra đối tượng trong điều kiện tri giác lại nó. Cơ sở của nhận lại chính là sự xuất hiện của cảm giác “quen thuộc” khi được tri giác lại đối tượng.
- Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác đối tượng. Đó là khả năng làm sống lại hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây. Nhớ lại không diễn ra tự nó, mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng, mang tính logic chặt chẽ và có chủ định
- Hồi tưởng là nhớ lại một cách có chủ định, đòi hỏi sự nổ lực cao của ý chí. Trong sự hồi tưởng, những ấn tượng trước đây không được tái hiện
28
một cách máy móc, mà thường được sắp xếp khác đi, gắn liền với những sự kiện mới.
Ví dụ khi ta gặp lại một người bạn cũ, việc đầu tiên ta có thể cảm nhận được chính là cảm giác quen thuộc, cảm thấy người này rất quen, chắc chắn đã gặp ở đâu đó trước đây rồi. Nếu nhớ lại không có chủ đích, ta sẽ lập tức nhớ ra mình đã gặp người đó ra sao, khoảng thời gian mình và người đó ở bên nhau như thế nào,… Nhưng nếu nhớ lại một cách có chủ định (hồi tưởng), tức là ta phải cố gắng để nhớ xem đó là ai, phải tự đặt ra những câu hỏi rằng đã gặp người đó ở đâu, từ lúc nào, gần đây có nhìn thấy không,… để có thể biết được họ là ai.
Sự quên
- Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đày vào thời điểm nhất định. Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lí, hữu ích, nó là yếu tố quan trọng để trí nhớ hoạt động có hiệu quả.
Quên cũng có nhiều mức độ: quên hoàn toàn (không nhớ lại, không nhận lại được), quên cục bộ (không nhớ lại, nhưng nhận lại dược). Nhưng ngay cả quên hoàn toàn cũng không có nghĩa là các dấu vết ghi nhớ đổ hoàn toàn mất đi, không đề lại dấu vết nào. Ngoài ra còn có hiện tượng quên tạm thời, nghĩa là trong thời gian dài không thể nào nhớ lại được, nhưng trong một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại được. Đó là hiện tượng sực nhớ.
- Nguyên nhân của sự quên: Do quá trình ghi nhớ, do các quy luật ức chế hoạt động thần kinh trong quá trình ghi nhớ và không gắn được vào hoạt động hằng ngày, không phù hợp với nhu cầu, hứng thú, sở thích cá nhân hoặc ít có ý nghĩa thực tiễn cá nhân. Giống như một người không có hứng thú với bóng đá, phải hi hữu lắm anh ta mới xem một trận bóng vì lời mời của bạn bè thì anh ta sẽ không thể nhớ được những gì liên quan đến bóng đá như luật chơi, tên cầu thủ, tên đội thi đấu,… Hiểu được nguyên nhân này, sinh viên cần có những biện pháp ghi nhớ gắn với hoạt động hằng ngày, tự tạo hứng thú với đơn vị kiến thức cần ghi nhớ như vẽ hình ảnh minh họa để có trí nhớ tốt hơn.
- Quy luật của sự quên:
29
+ Quên diễn ra treo trình tự: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể, chính yếu sau.
+ Quên diễn ra không đều: Theo nghiên cứu của Ebbinghaus, “đường quên lãng” sẽ diễn ra như sau:
Từ sơ đồ trên, ta có thể thấy ở giai đoạn đầu, sự quên sẽ diễn ra với tốc độ lớn, sau đó giảm dần.
- Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý nhất, phù hợp với tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ.
- Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, phải tạo ra hứng thú và sự say mê với tài liệu ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu và xác định một tâm thế ghi nhớ lâu dài với tài liệu đó.
- Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ.
30
- Ôn tập một cách tích cực, nghĩa là dựa vào sự nhớ lại là chính
- Ôn tập ngay, không để lâu sau khi đã ghi nhớ tài liệu
- Phải ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn một môn trong thời gian dài.
- Ôn tập phải có nghỉ ngơi, không nên ôn tập trung liên tục trong một thời gian dài.
- Thay đổi cách thức và phương pháp ôn tập.
- Ôn tập phải có nghỉ ngơi.
- Phải tin tưởng rằng mình có thể hồi tưởng được và đánh bại ý nghĩ sai lầm: mình đã “quên sạch”, “quên tiệt”.
- Phải kiên trì: lần thứ nhất thất bại, thì lại tiếp tục lần thứ hai, thứ ba, … Khi đã hồi tưởng sai thì lần tiếp theo không được xuất phát từ sai lầm lần trước, mà cần bắt đầu hồi tưởng lại từ đầu theo một cách mới.
- Đối chiếu, so sánh với các hồi ức khác có quan hệ trực tiếp với nội dung của hồi ức đang cần nhớ lại.
- Sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí tuệ.
- Có thể sử dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng một vấn đề gì đó.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính và trí nhớ luôn đi liền với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Nhờ mối quan hệ này mà con người có thể nhận thức được thế giới và nhận thức được chính bản thân. Chúng ta phải biết áp dụng linh hoạt mối quan hệ này trong thực tiễn để đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tiếp thu tri thức của nhân loại, đồng thời làm chủ tự nhiên, xã hội, phát triển và sáng tạo ra những thành tựu mới.
31