-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn - Kế toán tài chính doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập lớn - Kế toán tài chính doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Kế toán tài chính (UEB) 17 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Bài tập lớn - Kế toán tài chính doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập lớn - Kế toán tài chính doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kế toán tài chính (UEB) 17 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Khoa Tài chính – Ngân hàng ---- ----- BÀI TẬP LỚN
MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Nguyễn Thị Thanh Hải Th.S. Lương Trâm Anh
Sinh viên thực hiện : Dương Thị Hương Mã sinh viên : 20050454 Lớp : QH 2020 E TCNH CLC 3 Mã học phần : FIB 3015
Hà Nội, ngày 15, tháng 2, năm 2022 lOMoARcPSD|45316467 Mục lục
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................2
VẤN ĐỀ 1:........................................................................................................3
VẤN ĐỀ 2:........................................................................................................9
I. TỔNG QUA VỀ DOANH NGHIỆP.................................................................9
II. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỜI...............................................................10
1.Phân tích chỉ số ROA..................................................................................10
2. Phân tích chỉ số ROE.................................................................................11
3. Phân tích Dupont cho ROE........................................................................12
III. DỰ BÁO SỨC KHỎE TÀI CHÍNH............................................................14
1. Phân tích vĩ mô...........................................................................................14
2. Phân tích tình hình kinh doanh từng ngành của Gemadept:......................15
3. Dự báo sức khỏe tài chính.........................................................................18
4. Khuyến nghị cho nhà đầu tư......................................................................22 1 lOMoARcPSD|45316467 LỜI CẢM ƠN
Bài tập lớn được hoàn thành chủ yếu dựa trên kiến thức và nội dung qua việc
học tập bộ môn phân tích tài chính được giảng dạy bởi hai giảng viên là TS.
Nguyễn Thị Thanh Hải và ThS. Trâm Anh. Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến các giảng viên đã cố gắng và truyền đạt kiến thức trong suốt 15 tuần học tập này.
Thông qua khóa học này, em đã khám phá ra rất nhiều điều thú vị về ngành
tài chính và học được nhiều kỹ năng, kiến thức bổ ích. Em hi vọng có thể vận
dụng và phát huy những kiến thức, kỹ năng đã học trong học phần phân tích
tài chính vào các học phần và nghiệp vụ sau này.
Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn sự nhiệt tình của hai giảng viên đã
nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập. 2 lOMoARcPSD|45316467 VẤN ĐỀ 1:
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty M lo lắng về tình hình hoạt động của công
ty trong vài năm gần đây. Giám đốc tài chính của công ty cho rằng công ty
vẫn đang làm ăn có lãi, tuy nhiên chủ tịch cảnh báo rằng dường như công ty
đang chi tiêu quá nhiều tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty như sau
(đơn vị tính: triệu đồng) Công ty M
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2021
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận kế toán trước thuế 270.000
Điều chỉnh cho các khoản: Chi phí khấu hao TSCĐ 80.000
Lợi nhuận từ nhượng bán TSCĐ (180.000) Chi phí lãi vay 30.000
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước biến 170.000
động của vốn lưu động
Biến động tăng phải thu khách hàng (40.000)
Biến động tăng hàng tồn kho (60.000)
Biến động giảm phải trả người bán (40.000) Chi trả lãi vay (20.000)
Chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (60.000)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh (50.000)
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Thu tiền từ nhượng bán TSCĐ 240.000 Chi mua sắm TSCĐ mới (90.000)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư 150.000
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Chi trả cổ tức (70.000) Chi trả vốn vay (160.000)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính (230.000)
Tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (130.000) Yêu cầu: 3 lOMoARcPSD|45316467 1.
Chủ tịch hội đồng quản trị muốn bạn căn cứ vào báo cáo lưu
chuyển tiền tệ đánh giá về tình hình hiện tại cũng như triển vọng của
công ty trong tương lai. 200000 150000 150000 100000 50000 0 -50000 -50000 -100000 -130000 -150000 -200000 Dòng tiền từ Dòng tiền từ Dòng tiền từ hoạt Tổng hoạt động kinh hoạt động đầu tư động tài chính -250000
Hình 1. Tình hình lưu chuyển thuần năm tài chính 2021 của công ty M
(Đơn vị: triệu đồng)
Có thể thấy rằng, tổng dòng tiền ròng của công ty M năm 2021 là âm 130 tỷ
đồng, trong đó dòng tiền dương duy nhất của doanh nghiệp là dòng tiền từ
hoạt động đầu tư, còn lại là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và tài chính
đều âm. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với các nhà đầu tư vì dòng tiền từ
hoạt động cốt lõi của công ty là hoạt động kinh doanh đang hông hiệu quả và
dòng tiền từ hoạt động tài chính âm rất nhiều chứng tỏ công ty đang phải trả
nợ nhiều. Qua đây có thể khẳng định rằng công ty đang trong giao đoạn bão
hòa hoặc giai đoạn suy thoái. Phân tích cụ thể như sau:
Về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền Số tiền Tiền vào 170.000 Tiền ra (220.000) 4 lOMoARcPSD|45316467
Đối với lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh, thông thường giá trị
dương sẽ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty đang ở mức tốt, tuy nhiên,
để có đánh giá toàn diện và khách quan hơn, giá trị này vẫn cần phải được
cân nhắc theo tình trạng riêng biệt của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Tại công
ty M, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 50.000 triệu đồng
trong khi các khoản mục Lợi nhuận kế toán trước thuế và Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh trước biến động của vốn lưu động đều đạt giá trị dương, lần
lượt là 270.000 và 170.000 triệu đồng. Các khoản mục khác là Lợi nhuận từ
nhượng bán TSCĐ, Biến động hàng tồn kho, phải thu khách hàng, phải trả
người bán, Chi trả lãi vay và Thu nộp thuế TNDN đều có giá trị âm, trong đó,
biến động mạnh nhất là Lợi nhuận từ nhượng bán TSCĐ với âm 180.000 triệu đồng
Về dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền Số tiền Tiền vào 240.000 Tiền ra (90.000)
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư thể hiện rằng doanh nghiệp đang đầu
tư nhiều hơn hay thu về nhiều hơn. Trong trường hợp của công ty M, dòng
tiền thuần hoạt động đầu tư dương là do công ty đã nhượng bán một giá trị
lớn TSCĐ và nhận về 240.000 triệu đồng và chỉ chi cho mua sắm TSCĐ mới
một khoản 90.000 triệu đồng. Điều này thể hiện công ty đang không tập trung
vào hoạt động đầu tư, mà chỉ thu về là chính. Tuy nhiên, mức thu về có được
trong kỳ của công ty M là từ TSCĐ - khoản thu không tiếp tục sinh lời trong
tương lai. Bởi vậy, nếu không có thay đổi về chính sách mở rộng đầu tư,
dòng tiền đầu tư của công ty M có ít khả năng sinh trưởng ổn định trong tương lai. 5 lOMoARcPSD|45316467
Về dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền Số tiền Tiền vào 0 Tiền ra (230.000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty M âm và mức âm
xuất phát từ việc chi trả cổ tức và gốc các khoản vay của doanh nghiệp. Theo
đó, doanh nghiệp chi trả 70.000 triệu đồng cổ tức, 160.000 triệu đồng vốn vay
và hiện không tiến hành đi vay ở bất kỳ hình thức nào (phát hành chứng khoán, vay ngân hàng, ...).
Kết hợp phân tích dòng tiền thuần của ba hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài
chính của công ty M, có thể nhận định rằng, công ty M đang thanh lý số lượng
lớn TSCĐ (thể hiện tại Thu tiền từ nhượng bán TSCĐ dương 240.000 triệu
đồng) ở mức giá thấp hơn giá trị thực của tài sản (thể hiện tại Lợi nhuận từ
nhượng bán TSCĐ âm 180.000 triệu đồng) chủ yếu để chi trả cổ tức và vốn
vay (thể hiện ở Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 230.000 do
hai khoản mục Chi trả cổ tức và Chi trả vốn vay đều âm lần lượt 70.000 và 160.000 triệu đồng).
Đánh giá về triển vọng tương lai của công ty M: Triển vọng tương lai của
công ty M không thực sự khả quan bởi dòng tiền vào gần 50% đến từ việc
nhượng bán TSCĐ và dòng tiền vào chủ yếu chỉ để chi trả vốn vay và cổ tức.
Tuy nhiên, xét từ yếu tố vĩ mô năm 2021 với sức ảnh hưởng không nhỏ của
Covid-19, ít có doanh nghiệp nào thực sự thuận lợi trong giai đoạn này. Bởi
vậy, với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi hậu Covid-19, công ty M vẫn có khả
năng gia tăng doanh thu kinh doanh, từ đó tăng dòng tiền vào bởi hoạt động
kinh doanh, giúp công ty phát triển bền vững và ổn định. Mặc dù vậy, công ty
M cũng nên chú ý kiểm soát các khoản vay đến hạn, bởi trong năm tài chính
2021, công ty đã nhượng bán TSCĐ với giá trị thấp hơn giá trị thực của
chúng để chi trả cho vốn vay. Đó thực sự là điều đáng lo ngại. 2.
Hãy giải thích vì sao công ty có lợi nhuận nhưng lại đang gặp khó
khăn trong việc thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. 6 lOMoARcPSD|45316467
Mặc dù công ty vẫn có lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên vẫn
gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Điều này thể hiện
rõ ở việc công ty phải bán TSCĐ ở mức giá thấp hơn mức giá trị thực của
chúng, chấp nhận lỗ 180.000 triệu đồng để có dòng tiền chi trả cho gốc vay.
Đó cũng là lý do dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp âm. Bên cạnh đó, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh còn chưa đủ trang trải cho các chi phí hoạt
động kinh doanh liên quan dẫn đến dòng tiền kinh doanh âm, trong khi không
có dòng tiền vào nào dư tại các hoạt động đầu tư và tài chính khiến doanh
nghiệp không có đủ dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn trong tương lai. 3.
Chủ tịch hội đồng quản trị đang lên kế hoạch sơ bộ cho việc vay
vốn trong năm 2022 và yêu cầu bạn dựa trên cơ sở báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, hãy dự báo về số tiền cần vay trong năm 2022 (hãy đưa ra những
giả định cần thiết). Chủ tịch Hội đồng quản trị lưu ý rằng ông ta không
muốn số dư tiền thay đổi trong năm 2022.
Chủ tịch Hội đồng quản trị không muốn số dư tiền thay đổi trong năm 2022 có
nghĩa rằng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của năm 2022 cần duy trì giống với
năm 2021 và bằng âm 130.000 triệu đồng. Giả định:
- Tiền và tương đương tiền đầu kỳ năm 2021 = 500.000 triệu
=> Tiền và tương đương tiền cuối kỳ năm 2021 = 500.000 – 130.000 = 370.000 triệu
=> Tiền và tương đương tiền đầu kỳ năm 2022 = 370.000 triệu
- Giả sử lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm 2022 như sau: Công ty M
DỰ BÁO BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Dự báo cho năm tài chính kết
thúc ngày 31 tháng 12 năm 2022 (Đơn vị: triệu đồng)
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 7 lOMoARcPSD|45316467
Lợi nhuận kế toán trước thuế 350.000
Điều chỉnh cho các khoản: Chi phí khấu hao TSCĐ 80.000 Chi phí lãi vay 20.000
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước biến 170.000
động của vốn lưu động
Biến động tăng phải thu khách hàng (60.000)
Biến động tăng hàng tồn kho (120.000)
Biến động giảm phải trả người bán 20.000 Chi trả lãi vay (30.000)
Chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (60.000)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh 370.000
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Chi mua sắm TSCĐ mới (300.000)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư (300.000)
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Thu từ phát hành cổ phiếu 60.000 Thu từ đi vay 150.000 Chi trả cổ tức (70.000) Chi trả vốn vay (80.000)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 60.000
Tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (130.000)
Từ các giả định trên đây về những hoạt động trong công ty năm 2022 được
thể hiện trong dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong năm 2022, công ty M
cần vay thêm vốn nhằm đầu tư thêm vào TSCĐ giúp nâng cao năng suất sản
xuất và đem lại mức lợi nhuận kinh doanh lớn hơn so với năm trước. Như
vậy, công ty M cần vay tổng cộng 210.000 triệu VND trong năm 2022, bao
gồm phát hành cổ phiếu với tổng trị giá 60.000 triệu VND và đi vay ngân hàng
150.000 triệu với mức lãi suất của kỳ hạn vay từ 1 đến 5 năm 4.
Trong cuộc họp hội đồng quản trị, có người cho rằng vấn đề then
chốt mà công ty cần tập trung trong năm 2022 là cần tạo ra số tiền
dương cho cả 3 hoạt động kinh doanh đầu tư và tài chính bạn có đồng ý
với ý kiến này không? Vì sao? 8 lOMoARcPSD|45316467
Em không đồng ý với ý kiến trên. Tạo số tiền dương cho cả 3 hoạt động kinh
doanh là mục tiêu khó thực hiện cho công ty. Để xác định dòng tiền nào âm
hay dương cần phải xác định doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong chu
kỳ kinh doanh. Có thể thấy, doanh nghiệp M đang trong giai đoạn bão hòa
hoặc trong giai đoạn suy thoái. Do vậy,
Về dòng tiền từ hoạt động sản xuất – kinh doanh, dòng tiền cần dương, do
đây là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận chính của một doanh nghiệp, vì vậy
dòng tiền từ hoạt động sản xuất – kinh doanh là quan trọng nhất trong ba loại
dòng tiền. Doanh nghiệp đang trên đà suy thoái, mức sản xuất và tiêu thụ
đang chững lại nên việc để cố gắng giữ dòng tiền dương là điều cần thiết.
Về dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền có thể âm hoặc dương, hoạt
động đầu tư là các hoạt động gồm việc mua/bán các tài sản không phải bằng
tiền. Những tài sản này là khoản đầu tư mang lại giá trị cho tương lai. Nếu
Công ty M có mục tiêu phát triển một dòng sản phẩm mới vào năm sau thì
doanh nghiệp cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị nên dòng
tiền âm sẽ là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên, nếu Công ty M không có
hoạt động mới thì dòng tiền dương lại cần thiết do doanh nghiệp nên bán và
thanh lý các tài sản dư thừa để bù lỗ.
Về dòng tiền từ hoạt động tài chính, dòng tiền có thể âm hoặc dương. Dòng
tiền từ hoạt động tài chính của công ty M có liên quan đến việc chi trả cổ tức
và vốn vay. Trong năm 2021, công ty không có dòng tiền vào từ hoạt động tài
chính. Con số CFF âm có thể là công ty đang trả nợ, nhưng cũng có thể có
nghĩa là công ty đang gỡ nợ hoặc thực hiện chi trả cổ tức và mua lại cổ phiếu,
đây là một dấu hiệu mừng cho nhà đầu tư. VẤN ĐỀ 2:
Hãy phân tích khả năng sinh lời của một công ty niêm yết. Dựa vào kết quả
phân tích kết hợp với tình hình thực tế của công ty, cũng như tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội trong thời gian gần đây, hãy đưa ra dự báo về sức khoẻ tài
chính của công ty trong thời gian tới. 9 lOMoARcPSD|45316467
Hãy đưa ra các căn cứ có tính thuyết phục người cho vay và nhà đầu tư rót tiền vào công ty.
I. TỔNG QUA VỀ DOANH NGHIỆP
Công ty Cổ phần Gemadept tiền thân là một đơn vị trực thuộc Cục Hàng Hải
Việt Nam hoạt động từ năm 1991.
Công ty có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác cảng, logistics,
vận tải hàng hóa, quản lý đội tàu và các dịch vụ phụ trợ khác. Trong quá trình
phát triển, Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm, tạo dựng uy tín với các đối
tác, khách hàng và đã tạo dựng được một cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh phục
vụ cho việc phát triển trong tương lai.
Ngành nghề kinh doanh chính
Khai thác cảng: khai thác hệ thống cảng trải dọc từ Bắc chí Nam, tại các
thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm: cảng Nam Hải, cảng Nam Hải
Đình Vũ, Nam Hải ICD, cảng Dung Quất, cảng Phước Long, cảng Bình
Dương và cảng nước sâu Gemalink Cái Mép;
Logistics: Trung tâm phân phối; Vận tải Container chuyên tuyến; Vận tải hàng
siêu trường siêu trọng; Vận tải đa phương thức; Quản lý tàu và thuyền viên;
Đại lý giao nhận; Ga hàng hóa hàng không...
Trồng rừng: Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cây cao su và cây công nghiệp tại Campuchia;
Bất động sản: Xây dựng và khai thác các trung tâm thương mại, khách sạn, cao ốc văn
phòng ở các thành phố lớn tại Việt Nam và khu vực Đông Dương bao gồm dự án Khu
phức hợp Saigon Gem, dự án Khu phức hợp tại Viêng Chăn - Lào
II. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỜI
1.Phân tích chỉ số ROA
Biểu đồ 1. Chỉ số ROA của GMD và toàn ngành từ 2017 – 2021 10 D lOMoARcPSD|45316467
+ Giai đoạn 2018 - 2019: ROA tăng mạnh vào năm 2018 sau đó giảm vào năm 2019.
Trong năm 2018, lợi nhuận sau thuế của GMD tăng vọt tăng tới 389%, tổng
tài sản của GMD lại giảm 11.57%. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong năm 2018 giảm 32%, do từ tháng 02/2018 công ty không còn hợp
nhất doanh thu của GLH va GSH. Tuy nhiên sự tăng vọt của doanh thu từ
hoạt động tài chính tăng gấp gần 10 lần năm trước, trong khi chi phí tài chính
giảm tới 70%. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng vọt do sự tăng lên của
lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tăng gần 10 lần. Vì trong năm công ty có
chuyển nhượng 51% vốn góp tại công ty con là công ty cổ phần tiếp vận và
Cảng quốc tế Hoa Sen Gemadept và chuyển nhượng một phần vốn góp tại
các công ty thuộc nhóm hoạt động logistic.
Trong năm 2019, chỉ số ROA của CTCP Gemadept (GMD) giảm mạnh xuống
còn 7%, thấp hơn trung bình ngành 13%, được giải thích bởi sự giảm mạnh
của doanh thu còn 2,6 nghìn tỷ đồng và LNST giảm mạnh 72% YoY còn 515
tỷ đồng. LNST sau lợi ích CĐTS năm 2019 giảm mạnh chủ yếu do lãi tài
chính giảm khi năm 2018 là năm có mức cơ sở cao – thời điểm GMD ghi
nhận khoản lãi tài chính lớn từ thoái vốn một phần khỏi mảng logistics và vận tải biển.
+ Giai đoạn 2020 - 2021: ROA tăng nhẹ 11 lOMoARcPSD|45316467
ROA của năm 2020 tăng nhẹ đến từ việc lợi nhuận năm 2020 tăng: Các cảng
tại khu vực miền Nam gồm Cảng Phước Long và Cảng Bình Dương đã tận
dụng được cơ hội những tháng cuối năm, tích cực mở thêm các dịch vụ
chuỗi, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng … nên đã tăng được sản
lượng và đạt mức tăng trưởng tốt cả về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2021,
ROA tăng nhẹ do Gemadept ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là
2,168 tỷ , tăng 14.1% so với cùng kỳ năm trước và 575 tỷ, tăng 34.7%. Trong
đó, doanh thu mảng cảng đạt 1,884 tỷ (+20% yoy), doanh thu mảng logistics đạt 284 tỷ (-14.2% yoy).
2. Phân tích chỉ số ROE
Biểu đồ 2. Chỉ số ROA của GMD và toàn ngành từ 2017-2021
+ Giai đoạn 2017 – 2018: Chỉ số ROE năm 2018 tăng mạnh do lợi nhuận
của công ty tăng gấp đôi so với: Sau năm 2018 thì chỉ số này giảm mạnh và
duy trì ổn định nhưng có xu hướng giảm dần. Đặc biệt là năm 2020 giảm
xuống còn 5.6% lợi nhuận giảm mạnh so với các năm trước và đến năm 2021
mới dần hồi phục trở lại.
ROE năm 2018 biến động lớn so với giai đoạn 2016- 2021. Có thể thấy rõ
ROE của năm 2018 tăng vượt lên nguyên nhân là do: Lợi nhuận sau thuế của
DN tăng đến từ doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp 4 lần so với năm 2017. 12 lOMoARcPSD|45316467
Việc doanh thu từ hoạt động tài chính tăng là do Công ty chuyển nhượng toàn
bộ 51% vốn góp tại công ty con là CTCP Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen
Gemadept; chuyển nhượng 1 phần vốn góp tại các công ty thuộc nhóm hoạt động Logistic.
+ Giai đoạn 2019 -2021: do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID 19 nên ROE
của năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất trong cả giai đoạn 2016
2021.Lợi nhuận sau thuế của DN giảm phần lớn là doanh thu từ hoạt động tài
chính giảm, cụ thể là giảm lãi của các khoản thanh lý đầu tư là 25%.
3. Phân tích Dupont cho ROE
Bảng 1. Phân tích Dupont Chỉ số 2017 2018 2019 2020 2021 ROE 7.84% 27.13% 7.90% 5.64% 8.98% ROA 4.74% 17.37% 5.14% 3.72% 5.95% EM 1.592 1.529 1.541 1.491 1.523 ROS 15.00% 20.15% 20.59% 18.07% 21.61% Vòng 0.37 0.25 0.26 0.26 0.31 quay TTS Nợ/VCSH 0.59 0.53 0.54 0.49 0.52
Sơ đồ 1. Phân tích Dupont
Nhìn vào bảng phân tích trên cho chúng ta thấy được việc ROE của GMD
tăng đều từ 7.84% đến 8.98% và đạt kỷ lục vào năm 2018 tỷ lệ là 27.13% là
kết quả của việc ROA tăng mạnh từ 4.74% đến 5.95% 13 lOMoARcPSD|45316467
(riêng năm 2018 đạt 17.37%) cho số nhân vốn chủ sở hữu có giảm nhẹ.
Chỉ số ROA tăng mạnh được thể hiện qua sự tăng mạnh của ROS và biến
động ổn định của chỉ số vòng quanh tổng tài sản. Việc ROS tăng đều từ năm
2017 đến 2021 là nhờ sự tăng đều của lợi nhuận sau thuế và việc giảm của
doanh thu thuần từ 3983 đến 3206, tương đương với -19,50%. Lợi sau thuế
đặc biệt tăng mạnh từ 2017 – 2018 được giải thích nhờ doanh thu từ hoạt
động tài chính năm 2018 tăng gấp 4 lần so với năm 2017, còn từ giai đoạn
2018-2021, nhờ hệ thống logistic ngày một phát triển tại Việt Nam nên lợi
nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng đều bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.
Tổng tài sản quay vòng dao động quanh mức 0.30 lần trong 1 năm.Hệ số
nhân vốn chủ sở hữu giảm từ 1.59 xuống 1.52 được giải thích bởi tỉ số
nợ/VCSH giảm dần theo từng năm từ 2017 đến 2021. Để có nguồn vốn đầu
tư, từ lâu Gemadept chủ yếu huy động vay nợ từ các công ty con, công ty liên
kết, ngân hàng. Tổng dư nợ vay đến cuối năm 2017 là 2,676 tỷ đồng. Tài sản
bảo đảm là quyền sử dụng đất, máy móc, phương tiện vận tải, cổ phiếu ngân
hàng thuộc sở hữu của Gemadept… Đáng chú ý, công ty mẹ Gemadept hiện
có khoản vay nợ dài hạn tới 40 triệu USD (năm 2012) tại Quỹ Vietnam
Investmen Fund II để đầu tư các dự án: gồm cảng Nam Hải Đình Vũ (Hải
Phòng), dự án logistics, dự án trồng dừng và bất động sản tại Lào. Gemadept
cũng dùng tài sản là quyền sử dụng khu đất làm dự án Saigon Gem để đảm
bảo cho các khoản vay ngắn hạn và khoảng 40 triệu USD này.
Có thể thấy, giai đoạn trước năm 2017, Gemadept đang chịu áp lực nợ vay
rất lớn, phải cân đối nguồn tài chính trả nợ, vừa đảm bảo vốn kinh doanh, đầu
tư. Những khó khăn tài chính, lĩnh vực đầu tư bất động sản đặc thù, thị
trường diễn biến bất lợi… Đó là lý do bắt buộc khiến cho doanh nghiệp phải
cắt giảm lượng nợ và gia tăng việc huy động vốn. Tỉ lệ nợ/VCSH đang có xu
hướng giảm dần theo từng năm.
III. DỰ BÁO SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 1. Phân tích vĩ mô Thế giới 14 lOMoARcPSD|45316467
Theo Thống kê năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát
triển (UNCTAD), ước tính giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu tăng mạnh
22,4% trong năm nay so với năm 2020.
Theo Công ty cổ phần chứng khoán Agribank (Agriseco), bức tranh kinh tế vĩ
mô năm 2021 mặc dù khá ảm đạm do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 lần
thứ 4, nhưng vẫn có nhiều điểm sáng, đặc biệt sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
Một trong những điểm sáng là tăng trưởng về xuất khẩu. Bất chấp tình hình
dịch bệnh diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 vẫn tăng
trưởng gần 19% so với cùng kỳ 2020. Xuất khẩu đang tiếp tục được kỳ vọng
tăng trưởng tốt trong năm 2022 nhờ dịch bệnh đang được đẩy lùi và nhu cầu
quốc tế hồi phục mạnh mẽ. Trong nước
Thực tế, cổ phiếu ngành vận tải biển có liên quan chặt chẽ đến hoạt động
xuất, nhập khẩu. Trong khi đó, hoạt động xuất, nhập khẩu đang là một trong
những điểm sáng nhất của kinh tế Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính cả năm 2021, tổng trị giá xuất nhập
khẩu hàng hóa của cả nước đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm
trước, tương ứng tăng 123,23 tỷ USD.
Hai tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước của
Việt Nam đạt 108,52 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó,
xuất khẩu tăng 10,2%, nhập khẩu tăng 15,9%.
Nhóm cổ phiếu ngành vận tải biển thời gian gần đây liên tiếp tăng giá mạnh,
đặc biệt trong phiên 3/3, hàng loạt mã cổ phiếu nhóm ngành này tăng trần.
Theo đó, tính từ đầu tháng 3 đến hết phiên 7/3, cổ phiếu GMD của Công ty cổ
phần Gemadept tăng 12,2%, MVN của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tăng
37,23%, VOS của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam tăng 22,12%, HAH
của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An tăng 11,72%.
Thậm chí cổ phiếu VNA của Công ty cổ phần Vận tải Biển Vinaship tăng liên
tiếp 15 phiên (từ 11/2 – 3/3) với mức tăng 51,4%. Sau đó, VNA điều chỉnh
giảm nhẹ trở lại trong phiên 4/3 và 7/3. 15 lOMoARcPSD|45316467
Đà tăng của nhóm cổ phiếu cảng biển diễn ra trong bối cảnh giá dầu tăng cao
kỷ lục cho thấy giới đầu tư vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào ngành này. Các chuyên
gia phân tích cho rằng, doanh nghiệp cảng biển đang được hưởng lợi từ quá
trình phục hồi kinh tế và mở cửa giao thương trở lại của các quốc gia trên thế giới.
2. Phân tích tình hình kinh doanh từng ngành của Gemadept:
Đánh giá chung về 2 ngành sản xuất kinh doanh chính của Gemadept trong năm 2021:
Thứ nhất, về hoạt động của khối cảng: Hoạt động các Cảng Gemadept năm
2021, bị ảnh hưởng bởi tình hình chung bởi các yếu tố chính như các tuyến
vận tải thế giới, tắc nghẽn tại cảng khu Cát lái, sụt giảm hàng hóa xuất nhập
khẩu trong nước… Quý 2 và 3, sản lượng thông qua có sụt giảm ở một số
cảng, sang quý 4 bắt đầu có tăng trưởng trở lại giúp khối Cảng hoàn thành
chỉ tiêu cả năm. Cụm 4 Cảng của Gemadept tại Hải Phòng đã có sự bứt phá
mạnh về sản lượng trong các tháng cuối năm. Ba cảng phía Nam duy trì tốt
tốc độ tăng trưởng, đặc biệt cảng Gemalink đã có một năm hoạt động hiệu
quả. Cảng Dung quất phục vụ tàu hàng rời đạt sản lượng, doanh số vượt kế
hoạch. Khối Cảng đóng góp phần lớn nhất vào doanh thu, lợi nhuận của toàn Gemadept.
Cụ thể, hoạt động ngành khai thác cảng năm 2021 của GMD được phân tích theo 3 khu vực như sau:
+ Về khối cảng Gemadept tại miền Nam, Khối cảng Gemadept tại miền Nam
bao gồm 3 khối cảng lớn là khối cảng Phước Long, cảng Bình Dương và
cảng nước sâu Gemalink. Năm 2022, tình hình kinh tế, chính trị Thế giới dự
báo còn nhiều biến động tiêu cực và tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19. Đặc biệt là chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra đã giá các mặt hàng
năng lượng như dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng vọt
làm tăng chi phí vận hành của những doanh nghiệp khai thác và logistic như
Gemadept. Tuy vậy trong bối cảnh đó Khối Cảng Phước Long và Bình Dương
đặt mục tiêu khai thác sản lượng 880.000 Teu (tăng 6% so với thực hiện năm
2021), Doanh thu tăng 13% so thực hiện năm 2021 và Lợi nhuận dự 16 lOMoARcPSD|45316467
kiến tăng 35% so thực hiện năm 2021 (Theo báo cáo thường niên 2021).
Đối với cảng nước sâu Gemalink: Do có những triển vọng hồi phục mạnh mẽ
của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch, ước tính tăng trưởng ở mức tối thiểu
5,5% (theo WB) và 6,6% (theo IMF), đặc biệt là tác động đòn bẩy của các
FTA thế hệ mới, để đáp ứng nhu cầu tăng cao của các hãng tàu trên các
tuyến dài đi Bắc Mỹ và Châu u, Gemalink đang gấp rút chuẩn bị các bước
cuối cùng để có thể nhanh chóng khởi công giai đoạn 2, sẵn sàng đưa vào
khai thác từ cuối năm 2023, nhân đôi năng lực khai thác của Gemalink với
gần 3 triệu Teu. Ngoài ra ngày 29/3/2022 đã đánh dấu mốc 1 triệu Teu
Container qua cảng sau chỉ 1 năm khai thác đây là dấu mốc tốt về sự phát
triển của cảng này trong những quý sắp tới của năm 2022.
+ Về khối cảng phía Bắc, Cảng Nam Hải: Trong năm 2022 cảng Nam Hải tiếp
tục đặt mục tiêu Phát triển mạnh mẽ hoạt động BDD nhằm tăng thêm khách
hàng cũng như tăng thêm doanh thu cho cảng, đặc biệt là các dịch vụ làm gia
tăng sản lượng tàu qua hệ thống.
Cảng Nam Hải Đình Vũ: là cụm cảng có quy mô lớn nhất khu vực Đình Vũ và
có vị trí đắc địa nhất tại khu vực này. Với triển vọng tích cực của thị trường cả
nước nói chung và thị trường phía Bắc nói riêng, đồng thời sự gia tăng ủng
hộ của các hãng tàu đối tác và các dịch vụ mới ghé Cảng, Nam Đình Vũ đặt
mục tiêu lấp đầy công suất giai đoạn 1 ngay trong năm thứ hai triển khai tầm
nhìn 2021-2025. Đồng thời Cảng Nam Đình Vũ và đối tác cùng các nhà thầu
đã long trọng tổ chức lễ Khởi công Giai đoạn 2 cụm Cảng Nam Đình Vũ với
công suất nửa triệu Teu. Điều này đều là động lực giúp cảng có thể hoàn
thành được mực tiêu đề ra là tăng trưởng 20% vào năm 2022.
+ Về khối cảng miền Trung, Cảng Dung Quất: được coi là trọng điểm phát
triển kinh tế miền Trung. Bước sang năm 2022, Cảng Quốc tế Gemadept
Dung Quất quyết tâm tiếp tục nỗ lực khôi phục và phát triển hoạt động sản
xuất, kinh doanh trước mọi diễn biến, cũng như chinh phục những mốc phát
triển mới theo mô hình Port-Logistics. Tiếp tục duy trì và cải tiến liên tục các
trang thiết bị xếp dỡ ổn định và hiệu quả, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp 17