-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn kết thúc học phần Nhập môn Việt ngữ học | Trường Đại học Phenikaa | Ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, được thể hiện bằng một luồng hơi. Trong đó hạt nhân là nguyên, bao quanh nó là bán nguyên âm hoặc phụ âm.- Mỗi âm tiết được phát âm bằng một đợt căng của bộ máy phát âm, phát ra một hơi, tạo thành một tiếng. Phát âm một âm tiết gồm 3 giai đoạn. Các đợt căng của các cơ nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi âm tiết và có thể hình dung bằng một chuỗi đường cong hình sin ( mỗi âm tiết ứng với một hình sin). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Nhập môn Việt ngữ học 3 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Bài tập lớn kết thúc học phần Nhập môn Việt ngữ học | Trường Đại học Phenikaa | Ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, được thể hiện bằng một luồng hơi. Trong đó hạt nhân là nguyên, bao quanh nó là bán nguyên âm hoặc phụ âm.- Mỗi âm tiết được phát âm bằng một đợt căng của bộ máy phát âm, phát ra một hơi, tạo thành một tiếng. Phát âm một âm tiết gồm 3 giai đoạn. Các đợt căng của các cơ nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi âm tiết và có thể hình dung bằng một chuỗi đường cong hình sin ( mỗi âm tiết ứng với một hình sin). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Nhập môn Việt ngữ học 3 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC _________________
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC ĐỀ SỐ 1 Sinh viên : Đỗ Hoàng Oanh Mã số sinh viên : 23014114 Khóa : K17 - NNTQ1 Ngành
: Ngôn ngữ Trung Quốc Giảng viên
: Lê Thị Hương Lan 1 HÀ NỘI – 2024 MỤC LỤC
CÂU 1: TRÌNH BÀY CẤU TRÚC TIẾT TIẾNG..........................................................3
CÂU 2: NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH CỦA NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP.
CHỨNG MINH TIẾNG VIỆT LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP
ĐIỂN HÌNH?......................................................................................................................5
CÂU 3: PHÂN TÍCH TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG
CỦA TIẾNG VIỆT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY. BẠN
HÃY NÊU LÊN NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI MÀ TIẾNG
VIỆT ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP..................................................................................................................................7 2
CÂU 1: TRÌNH BÀY CẤU TRÚC ÂM TIẾT CỦA TIẾNG VIỆT
1.1 Khái niệm âm tiết: -
Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, được thể hiện bằng mộtluồng
hơi. Trong đó hạt nhân là nguyên, bao quanh nó là bán nguyên âm hoặc phụ âm. - Mỗi âm
tiết được phát âm bằng một đợt căng của bộ máy phát âm, phát ra một hơi, tạo thành một
tiếng. Phát âm một âm tiết gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn tăng độ cao
Giai đoạn ở đỉnh điểm của độ căng
Giai đoạn giảm độ căng và kết thúc -
Các đợt căng của các cơ nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi âm tiết và có thể hìnhdung
bằng một chuỗi đường cong hình sin ( mỗi âm tiết ứng với một hình sin).
1.2 Phân loại âm tiết: -
Dựa vào cách kết thúc âm tiết, có thể chia âm tiết thành 2 loại:
Âm tiết mở: Âm tiết kết thúc bằng nguyên âm.
Ví dụ: ngoại lệ, ông ngoại, điện thoại, học bài...
Âm tiết khép: Âm tiết kết thúc bằng phụ âm.
Ví dụ: quê hương, đất nước, túi xách, cái quạt,...
1.3 Đặc điểm của âm tiết: -
Âm tiết tiếng Việt phần lớn có ý nghĩa. -
Âm tiếng Việt = hình vị = hình tiết -
Âm tiết tiếng Việt được phát âm đầy đủ và rõ ràng. -
Âm tiết tiếng Việt có hình thức cấu tạo xác định và ổn định, gồm 5 thành phần: Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu 3 Thanh điệu Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối -
Âm vị zero: đơn vị ngữ âm không được biểu hiện bằng âm thanhthực tế nhưng có
ý nghĩa âm vị học trong sự đối lập với các âm vị hiện diện bằng âm thanh trong cùng trục đối vị.
Thanh điệu: không (zero), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), sắc (´). nặng (·) Âm đầu Vần o a n Âm đệm Âm chính Âm chính
1.4 Cấu trúc âm tiết: -
Là mô hình cấu tạo khái quát của âm tiết. Phần lớn các ngôn ngữtrên thế giới có
cấu tạo âm tiết là tổ hợp nguyên âm và phụ âm.
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC ÂM TIẾT CỦA TIẾNG VIỆT
CÂU 2: NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH CỦA NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP.
CHỨNG MINH TIẾNG VIỆT LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP ĐIỂN HÌNH.
2.1 Đặc điểm của loại hình của ngôn ngữ đơn lập: 4 -
Là loại hình ngôn không có hình thái, loại hình ngôn ngữ không biến hình, loại
hìnhngôn ngữ phân tiết. Mỗi hình vị là một đơn vị cú pháp cách biệt tương đương với một
từ, có thể di chuyển được trong câu. -
Một số ngôn ngữ tiêu biểu như: tiếng Việt, tiếng Hán, Mường, Khơ - me, ngôn ngữĐông Nam Á,... -
Ở loại hình này, từ không có hiện tượng biến hình, nghĩa là khi tham gia cấu tạo
lờinói nhưng không đòi hỏi sự biến đổi hình thái.
+ Ví dụ: trong tiếng Việt: “tôi” trong câu “Tôi nhìn anh ấy.” cũng giống “tôi” trong
câu “Anh ấy nhìn tôi.”. “tôi” làm chủ ngữ ở câu (1) cũng như “tôi” làm bổ ngữ trong câu
(2). Nhưng điều này lại không có trong các ngôn ngữ loại hình khác, ví dụ trong tiếng Anh:
“I” là chủ ngữ nhưng khi làm tân ngữ thì nó là “me”. -
Ở loại hình đơn lập này, quan hệ ngữ pháp được diễn đạt bằng trật tự trước sau của
từhoặc bằng các hư từ.
+ Ví dụ: dùng hư từ để biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt như “đang học bài”
= “học bài rồi” hay dùng trật tự để biểu thị quan hệ của từ trong trường hợp “ cửa trước” - “trước cửa”. -
Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập có một đơn vị đặc biệt
đượcgọi là hình tiết, đây là một đơn vị có nghĩa, có vỏ ngữ âm thường trùng với âm tiết,
có thể dùng như một từ và cũng có thể được dùng như một hình vị.
+ Ví dụ: đơn vị ngữ âm của tiếng Việt là một âm tiết, vừa là một từ, vừa là một hình
vị trong từ “ăn nói”. -
Gần như không có hiện tượng cấu tạo từ trong các ngôn ngữ đơn lập và quan hệ
dạngthức của các từ tự do rời rạc (ví dụ: cha mẹ - mẹ cha, trước sau - sau trước, xóm làng
làng xóm,...). Vì vậy có người cho rằng các từ này không có từ loại (ví dụ: “đẽo cày”, “Nó
cày ngoài ruộng.”, “Ruộng cày rất thẳng.”) 5 -
Các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập có thể chia thành hai nhóm nhỏ là những
ngônngữ vừa không có biến hình vừa không có cấu tạo từ (từ chỉ có cân tố) chẳng hạn như
tiếng Hán cổ và những ngôn ngữ không biến hình nhưng có cấu tạo từ (có sử dụng cân tố
và phụ tố) chẳng hạn như tiếng In - đô - nê - xia. Tuy nhiên việc quy các ngôn ngữ vào
nhóm này bao gồm các ngôn ngữ ở Đông Nam Á, một vài ngôn ngữ ở châu Úc và châu Phi,...
2.2 Chứng minh tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ đơn lập điển hình: -
Trong các ngôn ngữ được xếp vào loại hình ngôn ngữ đơn lập, tiếng Việt được coi
làmột ngôn ngữ tiêu biểu. Ở ngôn ngữ này, những đặc trung được thể hiện rõ ràng và cụ thể. - Đặc điểm:
Từ không biến đổi hình thái: mỗi từ chỉ có một hình thức ngữ âm duy nhất, hình thức ngữ
âm của từ không biến đổi và hình thái của nó không thay đổi dù trong bất kỳ ngữ cảnh nào.
Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương tiện ngoài từ: trật
tự từ, hư từ, ngữ điệu.
Ví dụ: + Tôi là nông dân. - Nông dân là tôi. ( hai câu này khi thay đổi vị trí thì
không thay đổi về mặt ý nghĩa)
+ Trật tự từ: nhà nước - nước nhà, cổng trước - trước cổng,.. ( đảo vị trí các từ
làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp)
+ Hư từ: xem - đã xem/ đang xem/ sẽ xem (làm thay đổi ý nghĩa thời gian của hành động)
+ Ngữ điệu: là sự lên xuống giọng nói tác động lên toàn bộ câu nói. Chẳng hạn,
ta thường lên giọng khi hỏi và hạ giọng khi xin phép,.... Ví dụ:
Bạn Nam đã nghỉ học? (lên giọng cuối câu và muốn khẳng định lại vấn đề) 6
Em xin phép cô cho em ra ngoài nghe điện thoại ạ! (hạ giọng xuống khi xin phép giáo viên ra ngoài)
=> Nếu thay đổi trật tự từ trong câu và sử dụng thêm một số hư từ hay thay đổi giọng
điệu thì ý nghĩa sẽ thay đổi theo.
Tính phân tiết trong các ngôn ngữ đơn lập: các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của
từ vựng. Âm tiết được tách bạch rõ ràng và thường là đơn vị có ý nghĩa. Mỗi âm tiết (tiếng)
trùng với một hình vị ( đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa dùng cấu tạo nên các từ tiếng Việt). Tình
phân tiết còn biểu hiện ở chỗ cấu trúc âm tiết trong các ngôn ngữ này rất chặt chẽ và cố
định. Âm tiết nào cũng có thanh điệu và vần.
Không hoặc rất ít sử dụng phụ tố để tạo từ. Vì thế những từ có ý nghĩa sự vật (danh từ),
tính chất (tính từ), hoạt động (động từ) không phân biệt nhau về hình thức.
CÂU 3: PHÂN TÍCH TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG
SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN
NAY. BẠN HÃY NÊU LÊN NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI MÀ TIẾNG
VIỆT ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.
3.1 Tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay: -
Hiện nay, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng và
đángđược chú trọng. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta, ngoài những
công lao và sự hy sinh to lớn để bảo vệ đất nước thì không thể không kể đến quá trình bảo
vệ và gìn giữ văn hoá chữ viết. Từ xưa, chữ Quốc ngữ đã bắt đầu hình thành vào thế kỷ
XVII và ngày càng hoàn thiện cho đến nay. Nó đã trở thành ngôn ngữ chính thức của dân
tộc. Tuy nhiên vào những thập niên đầu thế kỷ XX, dưới những chính sách cai trị thâm độc
và tàn bạo của thực dân, phát xít và bọn phong kiến tay sai; chúng muốn “trói buộc” và
“giết chết văn hoá Việt Nam”, chúng thực hiện nhiều chính sách rất hà khắc như: thực hiện 7
chính sách “ngu dân”, đàn áp các nhà văn hoá, xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học,...
Những chính sách cai trị ấy khiến cho người dân Việt Nam ta không được đến trường học
tập, khiến họ không biết đọc, biết viết và chấp nhận số phận nô lệ bị đàn áp. Chính vì thế,
việc không biết chữ đã làm ảnh hướng lớn đến trình độ nhận thực, tinh thần làm chủ của
người dân ta, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động, truyền bá tư tưởng, học
thuyết cách mạng cũng như tập hợp, cổ vũ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. -
Việt Nam là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Trong quá trình phát triển để
códiện mạo được như ngày nay, dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, nhiều biến
đổi nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình. Tiếng Việt với tư cách là công cụ giao
tiếp, công cụ tư duy của dân tộc, nó đã gắn liền với quá trình lịch sử vẻ vang ấy. Vì thế nên,
việc chúng ta ngày nay phải luôn có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ. -
Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là cách ứng xử với tiếng nói của các
địaphương. Có thể nói rằng sự kì thị tiếng nói, giọn nói của các địa phương trở nên xa lạ
đối với tiếng Việt. Nhưng đồng thời tiếng Việt cũng đòi hỏi phải được sử dụng một cách
thống nhất trong sự đa dạng. Cái gì trong tiếng toàn dân chưa có, nó có thể làm giàu cho
mình bằng cách du nhập yếu tố địa phương. Mặt khác, tiếng Việt cũng đòi hỏi các tiếng
địa phương phải chuẩn hoá để có sự thống nhất trong toàn quốc. -
Vấn đề sử dụng từ vựng và cùng nói nó là việc sử dụng thuật ngữ khoa học, vấn đề
tênriêng nước ngoài. Ở vấn đề này, ta có thể nêu ra một yêu cầu là phải xây dựng một hệ
thuật ngữ cho tất cả các ngành khoa học sao cho chính xác và đơn giản, thuận tiện dể sử
dụng. Yêu cầu sử dụng vốn từ vay mượn nhưng chỉ vay mượn cái mình chưa có để tránh
sự lai căng, xa lạ với truyền thống dân tộc. -
Vấn đề ngữ pháp cũng quan trọng không kém. Câu văn của tiếng Việt đòi hỏi phải
uyểnchuyển đồng thời phải chính xác, không lai căng, phù hợp với đặc trưung của tiếng
Việt, của văn hoá dân tộc. Hiện nay, trên các báo chí chính trị, khoa học kĩ thuật, văn học
nghệ thuật, công văn hành chính pháp luật, tiếng Việt cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi sự nghiêm ngặt, chính xác về tư duy, mang đặc trưng của dân tộc. 8 -
Muốn thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt trước hết phải
cómột chính sách, một đường lối dân tộc đúng đắn. Tiếng nói là sản phẩm của một cộng
đồng dân tộc nên mỗi một thành viên trong cộng đồng phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo
vệ, xem nó như là một đặc trưng làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. -
Phát triển và làm giàu đẹp ngôn ngữ dân tộc cũng chính là việc gìn giữ, trao truyền
di sản văn hóa cho muôn đời sau. Những định hướng của Đảng về nhiệm vụ gìn giữ sự
trong sáng của tiếng Việt được đề cập trong Đề cương về văn hóa Việt Nam, đến nay sau
gần một thế kỷ vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc. Gìn giữ được sự trong sáng
của tiếng Việt trước những tác động của bối cảnh mới là một yếu tố quan trọng để chấn
hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện hiện nay.
3.2 Những thách thức và cơ hội mà tiếng Việt đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập:
* Về thách thức: -
Quá trình hội nhập và phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các nền văn hóa, trong đó có ngôn ngữ. Đây cũng là hiện tượng mang tính
phổ biến mà Việt Nam chúng ta cũng không phải và không thể là trường hợp ngoại lệ.
về văn hóa nói chung, nó cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực, đó là sự xô bồ,
lai căng, thậm chí chủ nhân văn hóa còn quay lưng lại với văn hóa truyền thống nếu chủ
thể tiếp nhận chưa có được sự chuẩn bị đầy đủ khả năng lựa chọn; về ngôn ngữ nói
riêng, những biểu hiện trong cách nói, cách viết “khác lạ” đã làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. -
Bất kì ngôn ngữ nào, trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu
hút nhiều yếu tố của các ngôn ngữ khác, do đó có nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với
các từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ
ngữ tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng. Tiếng Việt hiện đại còn ảnh hưởng 9
và tiếp nhận nhiều yếu tố của các ngôn ngữ các châu lục cũng như các dòng ngôn ngữ
khác, như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nhật... Nếu không nhìn nhận vấn đề
một cách biện chứng trên cơ sở thực tiễn lịch sử, văn hóa... thì rất khó xác định đâu là
từ bản ngữ, đâu là từ ngoại lai.
* Về cơ hội: -
Việc tiếng Việt trở thành một ngoại ngữ được đưa vào giảng dạy trong nhiều
trường đại học nổi tiếng thế giới và khu vực từ rất sớm. Sự hiện diện ngày càng nhiều
của bộ môn tiếng Việt trong các chương trình giảng dạy ở các nước hay việc tiếng Việt
trở thành ngôn ngữ chính thức tại các thành phố lớn của thế giới đã cho thấy sức sống,
tiềm lực to lớn của ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tiếng
Việt giữ gìn truyền thống, bản sắc cội nguồn dân tộc, đồng thời cũng là cửa ngõ mở ra
những cơ hội to lớn trong việc kết nối, tiếp cận tinh hoa văn hóa nhân loại. -
Sự phát triển không ngừng của tiếng Việt là minh chứng sống cho trí tuệ và tinh
thần của người Việt, sức lan tỏa của văn hóa Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Với vị
trí và vai trò ngày càng được khẳng định, tiếng Việt đã góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Thị Hương Lan. Trong quá
trình học tập và tìm hiểu môn Nhập môn Việt ngữ học, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của cô. Cô đã giúp em tích luỹ thêm nhiều kiến thức về môn học này để có
thể hoàn thành bài tiểu luận.
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em kính mong
nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! 10 Sinh viên Đỗ Hoàng Oanh 11