Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt | Bài tiểu luận cuối kỳ học phần Nhập môn Việt ngữ học | Trường Đại học Phenikaa

Tiếng Việt – ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại. Là người Việt Nam, tôi tự hào khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.Thế nhưng thực tế tôi nhận ra một điều, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa đủ mọi kiểu. Người ta sử dụng chúng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận này, tôi đã chọn đề tài “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” để nói lên quan điểm của mình về tiếng Việt hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC
Giảng viên: TS Trần Văn Nam
Mã số sinh viên: 21012306
Mã học phần: N01 – K15
Năm học: 2022 – 2023
HÀ NỘI, 05/2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC
Giảng viên: TS Trần Văn Nam
Họ và tên sinh viên: Ninh Thị Thương
Mã số sinh viên: 21012306
Mã học phần: N01 – K15
Năm học: 2022 – 2023
HÀ NỘI, 05/2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 1
2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 1
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 1
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Ý nghĩa của tiểu luận ................................................................................... 2
6. Bố cục tiểu luận ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TIẾNG VIỆT VÀ THỰC TRẠNG CỦA TIẾNG VIỆT TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...................................................................................... 2
I. Tiếng Việt ....................................................................................................... 2
1. Khái niệm tiếng Việt .................................................................................. 2
2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành của tiếng Việt .................................... 3
II. Thực trạng tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay ....................................... 4
1. Các lỗi thường gặp ..................................................................................... 4
2. Thực trạng dạy tiếng Việt ở các cấp học ............................................... 6
CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ CỦA TIẾNG VIỆT ......... 7
TRONG GIAI ĐOẠN HIÊN NAY ....................................................................... 7
I. Khái quát ....................................................................................................... 7
II. Ngôn ngữ lai căng: Lợi và hại .................................................................... 8
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA
TIẾNG VIỆT......................................................................................................... 9
I. Vì sao cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ? ............................. 9
II. Một số giải pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ..................... 10
TỔNG KẾT .......................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 11
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân
cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp
riêng trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu thêm vốn tiếng Việt.
Trước sự phát triển của hội quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng
cần phải đổi mới hơn, đa dạng phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Là người Việt Nam, tôi tự hào khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.Thế nhưng
thực tế tôi nhận ra một điều, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa đủ mọi kiểu. Người
ta sử dụng chúng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa
và cách dùng chúng như thế nào.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận này,
tôi đã chọn đề tài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” để nói lên quan điểm
của mình về tiếng Việt hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Giúp bạn đọc hiểu hơn về tiếng Việt, nhận ra được tầm quan trọng của việc gìn
giữ tiếng việt, qua đó chung tay gìn giữ tiếng Việt giàu đẹp, trong sáng hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận về tiếng Việt và giữ gìn trong sáng tiếng Việt trong
giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng Việt trong đời sống
hiện nay. Đề xuất một số giải pháp để gìn giữ trong sáng tiếng Việt
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tiếng Việt nay và vấn đề giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này thực trạng sử dụng tiếng Việt trong cuộc
sống và những văn bản của các nhà nghiên cứu xã hội trong lĩnh vực này
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này,tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tức tìm
hiểu các sách, báo, tạp chí …, các website có liên quan để tổng hợp nội dung cần
thiết, chủ yếu thu thập tài liệu từ thông tin đại chúng hoặc từ đời sống thực tiễn.
Ngoài ra, trong quá trình làm đề tài, các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng
minh, so sánh, đối chiếu, phê bình đều được sử dụng triệt để.
5. Ý nghĩa của tiểu luận
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo vệ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị
con người Việt Nam nhằm định hướng, dẫn dắt, đánh giá điều chỉnh hành vi
của con người toàn hội hướng tới chân, thiện, mỹ. thế, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài
gồm có 3 chương:
Chương 1: Tiếng Việt và thực trạng của tiếng Việt hiện nay.
Chương 2: Hệ quả hiện tượng biến thể của tiếng Việt trong thời kỳ hiện nay.
Chương 3: Một số biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
CHƯƠNG 1: TIẾNG VIỆTTHỰC TRẠNG CỦA TIẾNG
VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Tiếng Việt
1. Khái niệm tiếng Việt
- Tiếng Việt hay Việt ngữ ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)
ngônngữ chính thức tại Việt Nam.
- Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.-
Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi chữ Quốc ngữ, ng các
dấu thanh để viết.
3
2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành của tiếng Việt
Đây là ngôn ngữ xuất hiện từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong
một xã hội có nền văn minh nông nghiệp.Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á. Đó là một
họ ngôn ngữ từ rất xưa, trên một ng rộng lớn nằm Đông Nam Á, vùng này,
thời cổ vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới.
2.1. Tiếng việt trong thời kì phong kiến
Trong một ngàn năm Bắc thuộc dưới các triều đại phong kiến Việt Nam cho
đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn nggiữ vai trò chính thống Việt Nam
tiếng Hán; tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt
hàng ngày. Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng bước phát triển tiếng
Việt để giành lại những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm giữ.
2.2. Tiếng Việt trong thời kì thuộc Pháp
Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp
vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế
của tiếng Việt ngày càng được đề cao. Đây là thời thay thế dần chữ Hán và chữ
Nôm bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
2.3. Tiếng Việt từ cách mạng tháng Tám đến nay
Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9 năm
1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình trong một nước Việt
Nam độc lập, tự do. Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh
vực hoạt động của nhà nước của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại. Tiếng Việt
được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ thấp tới cao.
Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp
xây dựng đất nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa.
4
II. Thực trạng tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay
1. Các lỗi thường gặp
Thực trạng sử dụng tiếng Việt còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng đây,
chúng tôi chỉ xin tập trung vào khía cạnh dễ nhận biết nhất, đó những lỗi lộ
thiên về chính tả, ngữ phápcách dùng từ Hán Việt của người Việt.
Trước hết, hãy nhìn vào tình hình sử dụng tiếng Việt trong một số phạm vi:
* Trong nhà trường
Trường học được coi môi trường tưởng nơi ngôn ngữ được sử dụng đúng tiêu
chuẩn về các phương diện chính tả, ngữ pháp, mạch lạc, phong cách,… Về phía
giáo viên, không thể phủ nhận thực tế rằng khả năng sử dụng tiếng Việt tốt nhất
vẫn hẹp phạm vi trong những nhân liên quan đến các bộ n hội.
Không ít thầy cô giáocác phân môn khác tự thừa nhận họ cũng gặp khá nhiều
khó khăn về ngôn từ khi giảng dạy hoặc khi viết các loại giấy tờ, đơn thư trong
công việc. Về phía học sinh, sinh viên, cũng có thể phân thành hai nhóm kĩ năng
trên. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm ở đối tượng này là việc lạm dụng tiếng lóng, viết
tắt chêm xen quá nhiều tiếng Anh. Chẳng hạn, wen(quen); wên (quên); iu
(yêu); lun (luôn) v.v.
* Trong gia đình
Giao tiếp thường nhật giữa các thành viên trong gia đình nhân tố ảnh hưởng
lớn nhất đến cách diễn đạt, thói quen ngôn ngữ của từng nhân. Tuy nhiên, do
tính chất thân mật của loại giao tiếp chủ yếu dùng từ, cụm t(ít khi dùng câu,
đoạn) Nếu các bậc làm cha làm mẹ dùng từ không đúng nghĩa, không đúng sắc
thái, hoặc đơn giản chỉ là phát âm sai thì con cháu sẽ tiếp thu chính những sai sót
đó.
5
* Trong các cơ quan hành chính
Các quan hành chính nhà nước thường ngày cũng xử một số lượng lớn các
văn bản với nhiều nội dung mục đích khác nhau. Cơ quan càng nhỏ, đơn vị càng
bé, càng mang tính địa phương thì sai sót càng nhiều hầu như không ai để ý
hoặc bắt bẻ tính chất cục bộ, ít mở rộng hầu như không ảnh hưởng đến
lợi ích của nhân, tổ chức nào. Tuy nhiên, hai quan truyền thông lại thường
xuyên phạm phải điều tối kị đối với nghề nghiệp của mình, đó các trang báo
các bài phóng sự trên truyền hình. Các lỗi thường gặp nhất tổng hợp được từ
báo chí là: lạm dụng viết tắt và viết tắt tùy tiện gây khó hiểu cho người đọc, thiếu
nhất quán trong cách ghi tên riêng nước ngoài hoặc các từ vay mượn, dùng từ
thiếu chính xác (nhất các từ Hán Việt). Về phía truyền hình, lại quá nhiều
sai sót, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khán thính giả.
* Ngoài xã hội
Sai sót dễ dàng nhận thấy nhất lỗi các biển quảng cáo của các sở kinh
doanh nhân lỗi chính tả (nhầm lẫn dấu hỏi, dấu ngã, âm cuối) Chẳng hạn:
“Nghĩ trọ”, “Ốt hút”, “Gữi xe”, “Sữa chữa xe máy”,… Thậm chí biển báo, biển
hiệu của nhà nước cũng sai: tên đường “Nguyễn Trải”, “đoạn đường thường sảy
ra tai nạn”,… Đây là lỗi dễ bị phát hiện và dễ gây phản cảm.
Lỗi thứ hai khó phát hiện hơn là lỗi ngữ pháp. Chẳng hạn: “Xay bột trẻ em”
(Xay bột cho trẻ em), “Cửa hàng thịt tươi sống Phụ Nữ”, “Cửa hàng chất đốt
Thanh Niên”,… Cái cảm giác phản cảm của người dân thể cũng không quá
quan trọng không làm giảm hiệu suất kinh doanh của các cửa hàng nhưng
chúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chính tả của các bạn học sinh.
Loại lỗi thứ ba chỉ xuất hiện một số tấm biển “song ngữ” với nhiều lỗi sai
phần tiếng Anh: sai chính tả (welcom/wellcom welcome, crap crab,…) Xét
trên bình diện văn hóa, ấn tượng của khách du lịch đối với tiếng Việt sẽ giảm sút
6
rất nhiều khi chứng kiến nhan nhãn những “tấm biển lỗi” như thế trên khắp chiều
dài đất nước Việt Nam, từ thành phố lớn đến các vùng quê hẻo lánh.
2. Thực trạng dạy tiếng Việt ở các cấp học
* Tiểu học
Lớp 1: đã học các qui tắc chính tả c/k, g/gh, ng/ngh. Lớp 2: học qui tắc viết hoa
tên riêng chữ đầu câu, phân biệt l/n, n/ng, t/c, d/r, hỏi/ngã,… Lớp 3: học qui
tắc viết tên riêng nước ngoài. Nhưng thực tế các nhà báo (trình độ tối thiểu
cử nhân vẫn viết tên riêng nước ngoài tùy tiện, thiếu thống nhất). Viết đơn theo
mẫu. Từ lớp 4 đã bắt đầu học về từ Hán Việt. Lớp 5: tập viết đơn, báo cáo thống
kê, biên bản. Về ngữ pháp, Tiểu học, học sinh đã được dạy về các kiểu câu, các
loại dấu câu.
* Trung học
Lớp 6, 7, 8, 9 tiếp tục học từ Hán Việt, sửa lỗi dùng từ lỗi ngữ pháp. Điểm
đáng chú ý phần rèn luyện cách tạo lập đơn thông dụng, nghĩa từ 13 tuổi,
chúng ta hiển nhiên phải viết thành thạo các loại đơn đơn giản. Vậy mà viết đơn
vẫn công việc khá khó khăn với rất nhiều người. Theo yêu cầu về chuẩn kiến
thức, ng, học sinh tối thiểu phải nhớ được nghĩa của 50 x 4 = 200 yếu tố Hán
Việt thông dụng xuất hiện trong Sgk Tiếng Việt 6,7,8,9.
* Trung học phổ thông (THPT)
THPT, học sinh không còn học các kiến thức cơ bản về tiếng Việt nữa, ngoài 2
tiết ít ỏi về loại hình tiếng Việt. Đáng chú ý cuối các Sgk từ lớp 6 đến 12 đều
phần hthống giải thích nghĩa các từ Hán Việt trong sách. Đây thể coi
một nỗ lực đáng ghi nhận của các chuyên gia ngôn ngữ các nhà làm sách.
Tuy nhiên, phải đến 90% học sinh không để ý đến phần này, khiến cho việc làm
công phu và chứa đựng nhiều tham vọng của người biên soạn sách đã thất bại.
7
* Đại học
Khoa Văn, Khoa Ngôn ngữ các Tờng cao đẳng, đại học là cái nôi đào tạo giáo
viên dạy tiếng Việt thực tế thời lượng chương trình dành cho các môn ngôn
ngữ không ít. Chương trình của Khoa Ngôn ngữ thì nặng các môn chuyên
ngành hơn, nên sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn sâu hơn. Các
khoa giáo dục mầm non, tiểu học cũng các n tiếng Việt mặc không
chuyên sâu lắm.
CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ CỦA TIẾNG
VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN HIÊN NAY
I. Khái quát
Thực tế, hệ lụy của việc sử dụng ngôn ngữ như thế không chỉ ảnh hưởng trước
mắt mà còn lâu dài từ cá nhân người dùng tới cả cộng đồng. Sính ngoại, lai căng
chính một trong những biểu hiện của lối sống phù phiếm, thiếu chiều sâu văn
hóa, lâu dần có thể dẫn tới dấu hiệu của tâm lý tự ti, giảm niềm tin vào những giá
trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nếu lạm dụng ngôn ngữ tự chế thành thói quen
giao tiếp, thậm chí sử dụng trong bài làm văn, các văn bản hành chính thì hết sức
nguy hại. Nếu các tự lập dị lệch chuẩn ngôn ngữ kia xuất hiện tràn lan sẽ
gây nhiễu loạn thông tin, tạo nên mớ hỗn độn, khó hiểu đối với người tiếp nhận.
Ngược lại, khi một lời thoại, một văn bản được viết đúng chính tả, nói đúng quy
chuẩn ngôn ngữ, trong sáng biểu cảm thì sẽ dễ hiểu giúp truyền tải thông
điệp một cách thuận lợi, giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu nhanh, tránh
được tình trạng hiểu lầm, hiểu sai không đáng có. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả giao tiếp cũng như nh ảnh của bản thân người đó. Bởi theo nhà triết
học người Đức L.Pheurbach: “Bản chất của con người chỉ bộc lộ trong giao tiếp”.
Ngôn ngữ giao tiếp kém sẽ tạo nên ấn tượng không tốt và là rào cản của sự thành
công trong cuộc sống của mỗi người. Sự sáng tạo thái quá sẽ thành tùy tiện, nếu
8
ngôn từ “độc lạ” bị lạm dụng sẽ trở thành hiện tượng lệch chuẩn, ảnh hưởng đến
văn minh giao tiếp, làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu tình trạng y không
kịp thời chấn chỉnh thì một bộ phận người Việt ít dùng tiếng mẹ đẻ sẽ làm tiếng
Việt nghèo nàn về vốn từ, rối rắm về ngữ pháp và bị đảo lộn về chuẩn mực, quy
tắc. Nguy hại hơn, tạo kẽ hở cho các ngôn ngữ khác ưu thế lấn át tiếng Việt.
Ngôn ngmẹ đẻ di sản văn hóa quý giá của mỗi cộng đồng dân tộc. sản
phẩm của một nền văn hóa trọng tình, ngôn từ tiếng Việt rất giàu tính biểu cảm,
phong phú và trong sáng, hay về ý, đẹp về hình. Trong hành trình thăng trầm của
lịch sử dân tộc, tiếng Việt đã được các thế hệ cha ông nối tiếp nhau sáng tạo, giữ
gìn, trao truyền và đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển văn hóa
dân tộc cũng như sự tồn vong của quốc gia. Chính vậy, việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt chính bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiệm vụ này đặt
ra cấp thiết hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà giáo dục, nhà trường gia
đình cần quan tâm sát sao, sự phối hợp chặt chẽ trong việc định hướng thẩm
mỹ cho con trẻ.
II. Ngôn ngữ lai căng: Lợi và hại.
Hẳn mọi người đã không còn xa lạ với những thuật ngữ của giới trẻ hiện nay như
nhận mai rồil, thông tin này lấy trên internet…đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày,
tần số xuất hiện song ngữ Anh Việt này càng cao, điển hình như: thay nói “tạm
biệt” sẽ là “Bye bye” hay lời xin lỗi đơn giản chỉ “Sorry nha”, Cách sử dụng
ngôn ngữ “nửa nạc nửa mỡ” như vậy ngày càng phổ biến do sự tiện lợi, ngắn gọn
cũng như bởi sự mới mẻ dễ hiểu. Cũng một số từ tiếng Anh diễn tả nghĩa
đa dạng hơn với từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hoặc một số từ tiếng Việt không
có. thxem đây một sự phá ch trong ngôn ngữ trước đây chưa từng
xảy ra, và cũng chỉ tồn tại phần lớn ở giới trẻ hiện nay. Về khía cạnh này, không
thể phủ định sự tiện lợi của tiếng Anh chính chuyển tải nghĩa muốn nói một
cách ngắn gọn và hiệu quả.
9
Tuy nhiên, sẽ quá thiên vị dễ dãi khi xem nhẹ những tác động tiêu cực của việc
lạm dụng tiếng Anh trong tán gẫu hàng ngày của giới trẻ. Hội nhập thì ngoại ngữ,
đặc biệt tiếng Anh, một đòi hỏi tất yếu. Song việc lạm dụng ngoại ngữ, sử
dụng ngoại ngữ không đúng lúc, đúng chỗ đã và đang làm mất đi tính thuần khiết
vốn có của Tiếng Việt… Có quá lời không khi cho rằng đó là dấu hiệu báo trước
một sự thất bại trong việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Đừng lạm dụng
nó, nếu không “lai căng” sẽ trở thành lực cản m gián đoạn quá trình giao tiếp
của bạn, thậm chí khiến người khác khó chịu, đánh mất những mối quan hệ tốt
đẹp. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hơn một
lần nói về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
Nhưng ... ngôn ngữ “lai căng” đã phá vỡ sự trong sáng đó.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN SỰ TRONG
SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I. Vì sao cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ?
Tiếng Việt vẫn thắp trên môi chúng ta mỗi ngày, là thước đo tâm hồn người Việt, là dòng chảy
bất tận trong những tác phẩm văn chương, trong bao lời ca tiếng hát lời ăn tiếng nói hằng
ngày.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để sự giàu đẹp phong phú của , làm cho
nó ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội là một vấn đề có lịch sử
lâu đời và được đặt ra thường xuyên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Tiếng nói là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng
quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ n , quý trọng nó, làm cho phổ biến
ngày càng rộng khắp”.
10
II. Một số giải pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Một giải pháp bản để tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng đi
vào chuẩn mực chính trước khi chờ đợi sự ra đời của Luật ngôn ngữ tiếng Việt,
cần một bộ qui chuẩn tiếng Việt bao gồm các qui tắc thống nhất về chính tả,
từ vựng, ngữ pháp, cách phiên âm các từ nước ngoài... Đây là công cụ hữu ích để
người làm báo dựa vào, cũng như giúp chính độc giả kiểm tra tính chính xác của
ngôn ngtrong báo chí. Tiến Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội trong bài tham luận “Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt nhìn từ khía cạnh pháp lý” đã nhấn mạnh rằng: "Đề
xuất xây dựng bộ qui chuẩn chính thức về bảng chữ cái tiếng Việt, qui tắc chính
tả còn thiếu hoặc chưa thống nhất về phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp bao gồm
cả qui tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp để đảm bảo chuẩn về ngôn ngữ. Và trong
hành trình giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học cần tích
cực tham gia nghiên cứu định hướng cách sử dụng ngôn ngữ cho công chúng và
người làm báo thhiện được chuẩn mực của tiếng Việt trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Nhiều giải pháp cụ thể được các đại biểu đóng góp trong hội thảo như cần có các
chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên;
cần những chế chính sách đủ mạnh để khuyến khích người làm báo có sáng
tạo về ngôn ngữ; cũng như có nhắc nhở, xử phạt đối với người coi nhẹ, người vi
phạm hoặc người làm hỏng tiếng Việt.
Riêng đối với phương tiện phát thanh và truyền hình, do tính chất đặc thù phải sử
dụng giọng i, việc giữ n tính trong sáng của tiếng Việt càng cần phải được
chú trọng. Đề cập đến sự khác biệt trong giọng nói vùng miền trên phương tiện
phát thanh truyền hình trung ương, giáo sư, tiến Nguyễn Văn Lợi đã khẳng
định cần bảo lưu những đặc điểm địa phương, dụ giọng Sài Gòn thường nhật
hay phương ngữ Nam Bộ nhưng cũng đồng thời chấp nhận sự biến đổi và hướng
đến cách phát âm chuẩn mực, hướng đến ngôn ngữ toàn dân theo giọng Nội
11
"Việc sử dụng các giọng địa phương trước hết, giọng Sài Gòn, Huế hay Đà Nẵng
trên sóng phát thanh, truyền hình Trung ương thể cần thiết. Tuy nhiên
các giọng địa phương cần được chuẩn hóa theo hướng bảo lưu những đặc điểm
của giọng địa phương nhưng thứ hai cần thay đổi một số đặc điểm để phù hợp
với ngôn ngữ toàn dân.
thể nói, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ nên nguyện
vọng, khuyến nghị, cần phải đi vào cuộc sống, tiến tới được luật hóa. Đặc biệt,
trong bối cảnh hiện nay, truyền thông qua cách biểu đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt
đã có trách nhiệm góp phần định hướng việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Hàng loạt giải pháp được đưa ra trong Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” chính những tiền đề, s
nghiên cứu tích cực cho việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc một cách hiệu quả và
hệ thống.
TỔNG KẾT
Tiếng Việt phải trải qua trình đấu tranh phát triển, trường tồn bền bỉ để trở thành ngôn ngữ
thống đất nước ta. Ngôn ngữ như một văn kiện lịch sử quan trọng, đối ngoại, giao lưu văn hóa,
giao tiếp hàng ngày,… Tuy nhiên hiện nay, phận giới trẻ chúng ta chưa ý thức tầm quan trọng
tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí lạm dụng tiếng nước ngoài, viết văn sai lỗi tả,
dùng từ, ngữ pháp hay lai căng ngôn ngữ giao tiếp. Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta
mở rộng cánh cửa để giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại
ngữ điều cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt, phải không ngừng trau dồi, học
hỏi, làm giàu có chuẩn xác vốn tiếng Việt. Việc Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việttrách nhiệm
nghĩa vụ người dân Việt Nam. Là một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi hiểu rất
rõ tầm quan trọng của tiếng việt và việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó nâng cao ý
thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bởi vì giữ gìn trong sáng cho tiếng Việt cũng chính là
giữ gìn bản sắc văn hoá cho dân tộc ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://123docz.net/document/5198853-tieu-luan-su-trong-sang-cua-
tiengviet.htm
12
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/tieng-viet-
coso/tvcs-bai-luan-tvcs/29404005 https://ladigi.vn/tieu-luan-giu-gin-su-trong-
sang-cua-tieng-viet
https://lazi.vn/edu/exercise/486335/giai-phap-giu-gin-tieng-noi-cua-dan-tocneu-
5-giai-phap http://nhavanhanoi.vn/trong-nuoc/giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-
viet-472.html
https://ct.qdnd.vn/van-hoa-xa-hoi/lech-chuan-ngon-ngu-va-nhung-he-luy-
528333
| 1/16

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC
Giảng viên: TS Trần Văn Nam
Họ và tên sinh viên: Ninh Thị Thương Mã số sinh viên: 21012306 Mã học phần: N01 – K15 Năm học: 2022 – 2023 HÀ NỘI, 05/2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC
Giảng viên: TS Trần Văn Nam
Họ và tên sinh viên: Ninh Thị Thương Mã số sinh viên: 21012306 Mã học phần: N01 – K15 Năm học: 2022 – 2023 HÀ NỘI, 05/2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 1

2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 1
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 1
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Ý nghĩa của tiểu luận ................................................................................... 2
6. Bố cục tiểu luận ............................................................................................ 2

CHƯƠNG 1: TIẾNG VIỆT VÀ THỰC TRẠNG CỦA TIẾNG VIỆT TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...................................................................................... 2
I. Tiếng Việt ....................................................................................................... 2
1. Khái niệm tiếng Việt .................................................................................. 2
2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành của tiếng Việt .................................... 3
II. Thực trạng tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay ....................................... 4
1. Các lỗi thường gặp ..................................................................................... 4
2. Thực trạng dạy tiếng Việt ở các cấp học ............................................... 6
CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ CỦA TIẾNG VIỆT ......... 7
TRONG GIAI ĐOẠN HIÊN NAY ....................................................................... 7

I. Khái quát ....................................................................................................... 7
II. Ngôn ngữ lai căng: Lợi và hại .................................................................... 8
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA
TIẾNG VIỆT......................................................................................................... 9
I. Vì sao cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ? ............................. 9
II. Một số giải pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ..................... 10
TỔNG KẾT .......................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 11
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt – ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân
cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp
riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt.
Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng
cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Là người Việt Nam, tôi tự hào khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.Thế nhưng
thực tế tôi nhận ra một điều, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa đủ mọi kiểu. Người
ta sử dụng chúng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì
và cách dùng chúng như thế nào.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận này,
tôi đã chọn đề tài “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” để nói lên quan điểm
của mình về tiếng Việt hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Giúp bạn đọc hiểu hơn về tiếng Việt, nhận ra được tầm quan trọng của việc gìn
giữ tiếng việt, qua đó chung tay gìn giữ tiếng Việt giàu đẹp, trong sáng hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận về tiếng Việt và giữ gìn trong sáng tiếng Việt trong
giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tiếng Việt trong đời sống
hiện nay. Đề xuất một số giải pháp để gìn giữ trong sáng tiếng Việt
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tiếng Việt nay và vấn đề giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là thực trạng sử dụng tiếng Việt trong cuộc
sống và những văn bản của các nhà nghiên cứu xã hội trong lĩnh vực này 1
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này,tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tức là tìm
hiểu các sách, báo, tạp chí …, các website có liên quan để tổng hợp nội dung cần
thiết, chủ yếu thu thập tài liệu từ thông tin đại chúng hoặc từ đời sống thực tiễn.
Ngoài ra, trong quá trình làm đề tài, các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng
minh, so sánh, đối chiếu, phê bình đều được sử dụng triệt để.
5. Ý nghĩa của tiểu luận
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo vệ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị
con người Việt Nam nhằm định hướng, dẫn dắt, đánh giá và điều chỉnh hành vi
của con người và toàn xã hội hướng tới chân, thiện, mỹ. Và vì thế, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tiếng Việt và thực trạng của tiếng Việt hiện nay.
Chương 2: Hệ quả hiện tượng biến thể của tiếng Việt trong thời kỳ hiện nay.
Chương 3: Một số biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
CHƯƠNG 1: TIẾNG VIỆT VÀ THỰC TRẠNG CỦA TIẾNG
VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. Tiếng Việt
1. Khái niệm tiếng Việt -
Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là
ngônngữ chính thức tại Việt Nam. -
Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.-
Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết. 2
2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành của tiếng Việt
Đây là ngôn ngữ xuất hiện từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong
một xã hội có nền văn minh nông nghiệp.Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á. Đó là một
họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn nằm ở Đông Nam Á, vùng này,
thời cổ vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới.
2.1. Tiếng việt trong thời kì phong kiến
Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt Nam cho
đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống ở Việt Nam là
tiếng Hán; tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt
hàng ngày. Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng bước phát triển tiếng
Việt để giành lại những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm giữ.
2.2. Tiếng Việt trong thời kì thuộc Pháp
Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp
vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế
của tiếng Việt ngày càng được đề cao. Đây là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ
Nôm bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
2.3. Tiếng Việt từ cách mạng tháng Tám đến nay
Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9 năm
1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình trong một nước Việt
Nam độc lập, tự do. Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh
vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại. Tiếng Việt
được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ thấp tới cao.
Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp
xây dựng đất nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa. 3 II.
Thực trạng tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay
1. Các lỗi thường gặp
Thực trạng sử dụng tiếng Việt còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng ở đây,
chúng tôi chỉ xin tập trung vào khía cạnh dễ nhận biết nhất, đó là những lỗi lộ
thiên về chính tả, ngữ phápcách dùng từ Hán Việt của người Việt.
Trước hết, hãy nhìn vào tình hình sử dụng tiếng Việt trong một số phạm vi: * Trong nhà trường
Trường học được coi là môi trường lí tưởng nơi ngôn ngữ được sử dụng đúng tiêu
chuẩn về các phương diện chính tả, ngữ pháp, mạch lạc, phong cách,… Về phía
giáo viên, không thể phủ nhận thực tế rằng khả năng sử dụng tiếng Việt tốt nhất
vẫn bó hẹp phạm vi trong những cá nhân có liên quan đến các bộ môn xã hội.
Không ít thầy cô giáo ở các phân môn khác tự thừa nhận họ cũng gặp khá nhiều
khó khăn về ngôn từ khi giảng dạy hoặc khi viết các loại giấy tờ, đơn thư trong
công việc. Về phía học sinh, sinh viên, cũng có thể phân thành hai nhóm kĩ năng
trên. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm ở đối tượng này là việc lạm dụng tiếng lóng, viết
tắt và chêm xen quá nhiều tiếng Anh. Chẳng hạn, wen(quen); wên (quên); iu
(yêu); lun (luôn) v.v. * Trong gia đình
Giao tiếp thường nhật giữa các thành viên trong gia đình là nhân tố ảnh hưởng
lớn nhất đến cách diễn đạt, thói quen ngôn ngữ của từng cá nhân. Tuy nhiên, do
tính chất thân mật của loại giao tiếp chủ yếu dùng từ, cụm từ (ít khi dùng câu,
đoạn) Nếu các bậc làm cha làm mẹ dùng từ không đúng nghĩa, không đúng sắc
thái, hoặc đơn giản chỉ là phát âm sai thì con cháu sẽ tiếp thu chính những sai sót đó. 4
* Trong các cơ quan hành chính
Các cơ quan hành chính nhà nước thường ngày cũng xử lí một số lượng lớn các
văn bản với nhiều nội dung mục đích khác nhau. Cơ quan càng nhỏ, đơn vị càng
bé, càng mang tính địa phương thì sai sót càng nhiều mà hầu như không ai để ý
hoặc bắt bẻ vì tính chất cục bộ, ít mở rộng và hầu như không ảnh hưởng gì đến
lợi ích của cá nhân, tổ chức nào. Tuy nhiên, có hai cơ quan truyền thông lại thường
xuyên phạm phải điều tối kị đối với nghề nghiệp của mình, đó là các trang báo
và các bài phóng sự trên truyền hình. Các lỗi thường gặp nhất tổng hợp được từ
báo chí là: lạm dụng viết tắt và viết tắt tùy tiện gây khó hiểu cho người đọc, thiếu
nhất quán trong cách ghi tên riêng nước ngoài hoặc các từ vay mượn, dùng từ
thiếu chính xác (nhất là các từ Hán Việt). Về phía truyền hình, lại có quá nhiều
sai sót, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khán thính giả. * Ngoài xã hội
Sai sót dễ dàng nhận thấy nhất là lỗi ở các biển quảng cáo của các cơ sở kinh
doanh tư nhân là lỗi chính tả (nhầm lẫn dấu hỏi, dấu ngã, âm cuối) Chẳng hạn:
“Nghĩ trọ”, “Ốt hút”, “Gữi xe”, “Sữa chữa xe máy”,… Thậm chí là biển báo, biển
hiệu của nhà nước cũng sai: tên đường “Nguyễn Trải”, “đoạn đường thường sảy
ra tai nạn”,… Đây là lỗi dễ bị phát hiện và dễ gây phản cảm.
Lỗi thứ hai khó phát hiện hơn là lỗi ngữ pháp. Chẳng hạn: “Xay bột trẻ em”
(Xay bột cho trẻ em), “Cửa hàng thịt tươi sống Phụ Nữ”, “Cửa hàng chất đốt
Thanh Niên”,… Cái cảm giác phản cảm của người dân có thể cũng không quá
quan trọng vì nó không làm giảm hiệu suất kinh doanh của các cửa hàng nhưng
chúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chính tả của các bạn học sinh.
Loại lỗi thứ ba chỉ xuất hiện ở một số tấm biển “song ngữ” với nhiều lỗi sai ở
phần tiếng Anh: sai chính tả (welcom/wellcom – welcome, crap – crab,…) Xét
trên bình diện văn hóa, ấn tượng của khách du lịch đối với tiếng Việt sẽ giảm sút 5
rất nhiều khi chứng kiến nhan nhãn những “tấm biển lỗi” như thế trên khắp chiều
dài đất nước Việt Nam, từ thành phố lớn đến các vùng quê hẻo lánh.
2. Thực trạng dạy tiếng Việt ở các cấp học * Tiểu học
Lớp 1: đã học các qui tắc chính tả c/k, g/gh, ng/ngh. Lớp 2: học qui tắc viết hoa
tên riêng và chữ đầu câu, phân biệt l/n, n/ng, t/c, d/r, hỏi/ngã,… Lớp 3: học qui
tắc viết tên riêng nước ngoài. Nhưng thực tế là các nhà báo (trình độ tối thiểu là
cử nhân vẫn viết tên riêng nước ngoài tùy tiện, thiếu thống nhất). Viết đơn theo
mẫu. Từ lớp 4 đã bắt đầu học về từ Hán Việt. Lớp 5: tập viết đơn, báo cáo thống
kê, biên bản. Về ngữ pháp, ở Tiểu học, học sinh đã được dạy về các kiểu câu, các loại dấu câu. * Trung học
Lớp 6, 7, 8, 9 tiếp tục học từ Hán Việt, sửa lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. Điểm
đáng chú ý là phần rèn luyện cách tạo lập đơn thông dụng, nghĩa là từ 13 tuổi,
chúng ta hiển nhiên phải viết thành thạo các loại đơn đơn giản. Vậy mà viết đơn
vẫn là công việc khá khó khăn với rất nhiều người. Theo yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kĩ năng, học sinh tối thiểu phải nhớ được nghĩa của 50 x 4 = 200 yếu tố Hán
Việt thông dụng xuất hiện trong Sgk Tiếng Việt 6,7,8,9.
* Trung học phổ thông (THPT)
Ở THPT, học sinh không còn học các kiến thức cơ bản về tiếng Việt nữa, ngoài 2
tiết ít ỏi về loại hình tiếng Việt. Đáng chú ý là cuối các Sgk từ lớp 6 đến 12 đều
có phần hệ thống và giải thích nghĩa các từ Hán Việt trong sách. Đây có thể coi
là một nỗ lực đáng ghi nhận của các chuyên gia ngôn ngữ và các nhà làm sách.
Tuy nhiên, phải đến 90% học sinh không để ý đến phần này, khiến cho việc làm
công phu và chứa đựng nhiều tham vọng của người biên soạn sách đã thất bại. 6 * Đại học
Khoa Văn, Khoa Ngôn ngữ các Trường cao đẳng, đại học là cái nôi đào tạo giáo
viên dạy tiếng Việt và thực tế thời lượng chương trình dành cho các môn ngôn
ngữ là không ít. Chương trình của Khoa Ngôn ngữ thì nặng các môn chuyên
ngành hơn, nên sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn sâu hơn. Các
khoa giáo dục mầm non, tiểu học cũng có các môn tiếng Việt mặc dù không chuyên sâu lắm.
CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ CỦA TIẾNG
VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN HIÊN NAY I. Khái quát
Thực tế, hệ lụy của việc sử dụng ngôn ngữ như thế không chỉ ảnh hưởng trước
mắt mà còn lâu dài từ cá nhân người dùng tới cả cộng đồng. Sính ngoại, lai căng
chính là một trong những biểu hiện của lối sống phù phiếm, thiếu chiều sâu văn
hóa, lâu dần có thể dẫn tới dấu hiệu của tâm lý tự ti, giảm niềm tin vào những giá
trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nếu lạm dụng ngôn ngữ tự chế thành thói quen
giao tiếp, thậm chí sử dụng trong bài làm văn, các văn bản hành chính thì hết sức
nguy hại. Nếu các ký tự lập dị và lệch chuẩn ngôn ngữ kia xuất hiện tràn lan sẽ
gây nhiễu loạn thông tin, tạo nên mớ hỗn độn, khó hiểu đối với người tiếp nhận.
Ngược lại, khi một lời thoại, một văn bản được viết đúng chính tả, nói đúng quy
chuẩn ngôn ngữ, trong sáng và biểu cảm thì sẽ dễ hiểu và giúp truyền tải thông
điệp một cách thuận lợi, giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu nhanh, tránh
được tình trạng hiểu lầm, hiểu sai không đáng có. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả giao tiếp cũng như hình ảnh của bản thân người đó. Bởi theo nhà triết
học người Đức L.Pheurbach: “Bản chất của con người chỉ bộc lộ trong giao tiếp”.
Ngôn ngữ giao tiếp kém sẽ tạo nên ấn tượng không tốt và là rào cản của sự thành
công trong cuộc sống của mỗi người. Sự sáng tạo thái quá sẽ thành tùy tiện, nếu 7
ngôn từ “độc lạ” bị lạm dụng sẽ trở thành hiện tượng lệch chuẩn, ảnh hưởng đến
văn minh giao tiếp, làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu tình trạng này không
kịp thời chấn chỉnh thì một bộ phận người Việt ít dùng tiếng mẹ đẻ sẽ làm tiếng
Việt nghèo nàn về vốn từ, rối rắm về ngữ pháp và bị đảo lộn về chuẩn mực, quy
tắc. Nguy hại hơn, nó tạo kẽ hở cho các ngôn ngữ khác có ưu thế lấn át tiếng Việt.
Ngôn ngữ mẹ đẻ là di sản văn hóa quý giá của mỗi cộng đồng dân tộc. Là sản
phẩm của một nền văn hóa trọng tình, ngôn từ tiếng Việt rất giàu tính biểu cảm,
phong phú và trong sáng, hay về ý, đẹp về hình. Trong hành trình thăng trầm của
lịch sử dân tộc, tiếng Việt đã được các thế hệ cha ông nối tiếp nhau sáng tạo, giữ
gìn, trao truyền và đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển văn hóa
dân tộc cũng như sự tồn vong của quốc gia. Chính vì vậy, việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt chính là bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiệm vụ này đặt
ra cấp thiết hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà giáo dục, nhà trường và gia
đình cần quan tâm sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ trong việc định hướng thẩm mỹ cho con trẻ. II.
Ngôn ngữ lai căng: Lợi và hại.
Hẳn mọi người đã không còn xa lạ với những thuật ngữ của giới trẻ hiện nay như
nhận mai rồil, thông tin này lấy trên internet…đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày,
tần số xuất hiện song ngữ Anh Việt này càng cao, điển hình như: thay vì nói “tạm
biệt” sẽ là “Bye bye” hay lời xin lỗi đơn giản chỉ là “Sorry nha”, … Cách sử dụng
ngôn ngữ “nửa nạc nửa mỡ” như vậy ngày càng phổ biến do sự tiện lợi, ngắn gọn
cũng như bởi sự mới mẻ và dễ hiểu. Cũng có một số từ tiếng Anh diễn tả nghĩa
đa dạng hơn với từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hoặc có một số từ tiếng Việt không
có. Có thể xem đây là một sự phá cách trong ngôn ngữ mà trước đây chưa từng
xảy ra, và cũng chỉ tồn tại phần lớn ở giới trẻ hiện nay. Về khía cạnh này, không
thể phủ định sự tiện lợi của tiếng Anh chính là chuyển tải nghĩa muốn nói một
cách ngắn gọn và hiệu quả. 8
Tuy nhiên, sẽ quá thiên vị và dễ dãi khi xem nhẹ những tác động tiêu cực của việc
lạm dụng tiếng Anh trong tán gẫu hàng ngày của giới trẻ. Hội nhập thì ngoại ngữ,
đặc biệt là tiếng Anh, là một đòi hỏi tất yếu. Song việc lạm dụng ngoại ngữ, sử
dụng ngoại ngữ không đúng lúc, đúng chỗ đã và đang làm mất đi tính thuần khiết
vốn có của Tiếng Việt… Có quá lời không khi cho rằng đó là dấu hiệu báo trước
một sự thất bại trong việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Đừng lạm dụng
nó, nếu không “lai căng” sẽ trở thành lực cản làm gián đoạn quá trình giao tiếp
của bạn, thậm chí khiến người khác khó chịu, đánh mất những mối quan hệ tốt
đẹp. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hơn một
lần nói về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
Nhưng ... ngôn ngữ “lai căng” đã phá vỡ sự trong sáng đó.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN SỰ TRONG
SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT I.
Vì sao cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ?
Tiếng Việt vẫn thắp trên môi chúng ta mỗi ngày, là thước đo tâm hồn người Việt, là dòng chảy
bất tận trong những tác phẩm văn chương, trong bao lời ca tiếng hát và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để sự giàu đẹp phong phú của nó, làm cho
nó ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội là một vấn đề có lịch sử
lâu đời và được đặt ra thường xuyên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Tiếng nói là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng
quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. 9 II.
Một số giải pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Một giải pháp cơ bản để tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng đi
vào chuẩn mực chính là trước khi chờ đợi sự ra đời của Luật ngôn ngữ tiếng Việt,
cần có một bộ qui chuẩn tiếng Việt bao gồm các qui tắc thống nhất về chính tả,
từ vựng, ngữ pháp, cách phiên âm các từ nước ngoài... Đây là công cụ hữu ích để
người làm báo dựa vào, cũng như giúp chính độc giả kiểm tra tính chính xác của
ngôn ngữ trong báo chí. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong bài tham luận “Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt nhìn từ khía cạnh pháp lý” đã nhấn mạnh rằng: "Đề
xuất xây dựng bộ qui chuẩn chính thức về bảng chữ cái tiếng Việt, qui tắc chính
tả còn thiếu hoặc chưa thống nhất về phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp bao gồm
cả qui tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp để đảm bảo chuẩn về ngôn ngữ. Và trong
hành trình giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học cần tích
cực tham gia nghiên cứu định hướng cách sử dụng ngôn ngữ cho công chúng và
người làm báo thể hiện được chuẩn mực của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiều giải pháp cụ thể được các đại biểu đóng góp trong hội thảo như cần có các
chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên;
cần có những cơ chế chính sách đủ mạnh để khuyến khích người làm báo có sáng
tạo về ngôn ngữ; cũng như có nhắc nhở, xử phạt đối với người coi nhẹ, người vi
phạm hoặc người làm hỏng tiếng Việt.
Riêng đối với phương tiện phát thanh và truyền hình, do tính chất đặc thù phải sử
dụng giọng nói, việc giữ gìn tính trong sáng của tiếng Việt càng cần phải được
chú trọng. Đề cập đến sự khác biệt trong giọng nói vùng miền trên phương tiện
phát thanh truyền hình trung ương, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi đã khẳng
định cần bảo lưu những đặc điểm địa phương, ví dụ giọng Sài Gòn thường nhật
hay phương ngữ Nam Bộ nhưng cũng đồng thời chấp nhận sự biến đổi và hướng
đến cách phát âm chuẩn mực, hướng đến ngôn ngữ toàn dân theo giọng Hà Nội 10
"Việc sử dụng các giọng địa phương trước hết, giọng Sài Gòn, Huế hay Đà Nẵng
trên sóng phát thanh, truyền hình Trung ương là có thể và cần thiết. Tuy nhiên
các giọng địa phương cần được chuẩn hóa theo hướng bảo lưu những đặc điểm
của giọng địa phương nhưng thứ hai cần thay đổi một số đặc điểm để phù hợp với ngôn ngữ toàn dân.
Có thể nói, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ nên là nguyện
vọng, khuyến nghị, mà cần phải đi vào cuộc sống, tiến tới được luật hóa. Đặc biệt,
trong bối cảnh hiện nay, truyền thông qua cách biểu đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt
đã có trách nhiệm góp phần định hướng việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Hàng loạt giải pháp được đưa ra trong Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” chính là những tiền đề, cơ sở
nghiên cứu tích cực cho việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc một cách hiệu quả và hệ thống. TỔNG KẾT
Tiếng Việt phải trải qua trình đấu tranh phát triển, trường tồn bền bỉ để trở thành ngôn ngữ
thống đất nước ta. Ngôn ngữ như một văn kiện lịch sử quan trọng, đối ngoại, giao lưu văn hóa,
giao tiếp hàng ngày,… Tuy nhiên hiện nay, phận giới trẻ chúng ta chưa ý thức tầm quan trọng
tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí lạm dụng tiếng nước ngoài, viết văn sai lỗi tả,
dùng từ, ngữ pháp hay lai căng ngôn ngữ giao tiếp. Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta
mở rộng cánh cửa để giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại
ngữ là điều cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt, phải không ngừng trau dồi, học
hỏi, làm giàu có chuẩn xác vốn tiếng Việt. Việc Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt là trách nhiệm
nghĩa vụ người dân Việt Nam. Là một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi hiểu rất
rõ tầm quan trọng của tiếng việt và việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó nâng cao ý
thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bởi vì giữ gìn trong sáng cho tiếng Việt cũng chính là
giữ gìn bản sắc văn hoá cho dân tộc ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://123docz.net/document/5198853-tieu-luan-su-trong-sang-cua- tiengviet.htm 11
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/tieng-viet-
coso/tvcs-bai-luan-tvcs/29404005 https://ladigi.vn/tieu-luan-giu-gin-su-trong- sang-cua-tieng-viet
https://lazi.vn/edu/exercise/486335/giai-phap-giu-gin-tieng-noi-cua-dan-tocneu-
5-giai-phap http://nhavanhanoi.vn/trong-nuoc/giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng- viet-472.html
https://ct.qdnd.vn/van-hoa-xa-hoi/lech-chuan-ngon-ngu-va-nhung-he-luy- 528333 12