Bài tập lớn kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập lớn kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHỦ ĐỀ : LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM NHÓM 3
Lớp học phần : Kinh tế chính trị Mác- Lênin_ 24
Sinh viên thực hiện: 1. Vương Nguyễn Hạ Vy 11235682 2. Nguyễn Thị Huyền Trang 11233330 3. Phạm Minh Hiếu 11235880 4. Lương Thị Thu 11235143 5. Lê Hà Anh 11235167 6. Nguyễn Lan 11235894 7. Hồ Đức Hùng 11235886 8. Nguyễn Việt Vũ 11235320 9. Vũ Nguyễn Hoàng Anh 11235848 10. Long Bảo Nhi 11236755
11. Nguyễn Thị Huyền Trang 11235669 12. Đỗ Thị Hảo 11234334 lOMoAR cPSD| 44820939 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 0
NỘI DUNG BÀI ..................................................................................................................................... 1
I. LỢI ÍCH KINH TẾ ........................................................................................................................ 1
1. Khái niệm chung ........................................................................................................................ 1
2. Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế ................................................................................. 2
3. Đặc trưng của lợi ích kinh tế ..................................................................................................... 3
4. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội ............................................... 4
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế .............................................................................. 8
II. QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ ................................................................................................... 8
1. Khái niệm .................................................................................................................................... 8
2. Biểu hiện ..................................................................................................................................... 8
3. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế ............................................. 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế ............................................................... 9
5. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường .................................... 10
III. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ LỢI
ÍCH13 ................................................................................................................................................ 13
1. Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định ............................................................................. 13
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật: .............................................................................................. 13
3. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp: ............................................................................................. 14
4. Đảm bảo an sinh xã hội: .......................................................................................................... 14
5. Hợp tác quốc tế: ....................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 15 PHẦN MỞ ĐẦU
Theo nhịp phát triển của xã hội cùng những chính sách do Đảng và Nhà nước đặt
ra để hướng tới nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó thúc đẩy nền kinh tế nước nhà
có bước tiến vượt bậc trong giai đoạn những năm đầu của thế XXI. Sau công cuộc đổi
mới cải cách năm 1986, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động dưới cơ chế thị trường, sự quản
lý của Nhà nước với định hướng xã hội chủ nghĩa. Và trong quá trình đổi mới, cải cách
ấy một vấn đề rối ren được đặt ra với hầu hết các nước đang phát triển, trong đó bao
gồm cả Việt Nam là tình trạng cơ sở hạ tầng kém, người lao động thiếu kinh nghiệm và
trình độ, chất lượng lao động chưa cao. Vì thế, cùng một lúc chúng ta phải bắt tay vào
giải quyết nhiều vấn đề cấp bách thì mới đáp ứng kịp thời với yêu cầu đặt ra. 0 lOMoAR cPSD| 44820939
Khi đó, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước là tìm ra những điểm mấu chốt để giải
quyết tình trạng trước mắt đồng thời có những biện pháp khắc phục lâu dài nhằm giữ
vững tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn quốc. Và một trong những vấn đề quan trọng
được Nhà nước nhận thấy và đề cao trong Đại hội Đảng toàn quốc là thứ VII chính là lợi ích kinh tế.
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
trong điều kiện đó nhiều loại hình Doanh nghiệp, nhiều loại hình kinh tế cùng tồn tại,
cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại trong cơ chế mới với sự cạnh
tranh khốc liệt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh nói chung, thì lợi ích kinh tế của các doanh
nghiệp nói riêng và lợi ích của toàn xã hội nói chung luôn được quan tâm hàng đầu.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đa thành phần, khi sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp, tập đoàn được đẩy lên cao trào thì lợi ích kinh tế thông qua hoạt động sản
xuất, trao đổi mua bán được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, việc thu lại lợi ích kinh tế cao
góp phần tạo động lực gia tăng sản xuất, mua bán, đầu tư của các chủ thể tư bản, nâng
cao sự sáng tạo của các cá nhân trong xã hội, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh
tế trong cả nước. Tuy nhiên giữa các mối quan hệ lợi ích kinh tế luôn tồn tại hai mặt
thống nhất và mâu thuẫn với nhau, hình thành do bởi cách thức thu lợi khác nhau của
những nhà tư bản khác nhau. Và nhà nước cũng mang vai trò quan trọng nhằm điều tiết
để đảm bảo sự hài hòa, hạn chế mâu thuẫn và xử lý những xung đột trong các mối quan hệ lợi ích kinh tế. NỘI DUNG BÀI
I. LỢI ÍCH KINH TẾ 1. Khái niệm chung 1.1. Lợi ích
Trong cuộc sống ngày nay, để có động lực thúc đẩy các hoạt động được diễn ra con
người cần có động cơ để thực hiện. Động cơ được hình thành dựa trên lợi ích mà con
người thu được thông qua hoạt động trên. Chính vì thế mức lợi ích các nhà tư bản thu
về càng lớn, họ càng có động lực đẩy mạnh sản xuất, gia tăng trao đổi mua bán.
Vậy, lợi ích là gì? Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu
cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội tương ứng với trình độ
phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó. 1 lOMoAR cPSD| 44820939
Theo C.Mác thì phạm trù lợi ích, ích lợi, có lợi được sử dụng như là cùng nghĩa và
có thể thay thế nhau. Lợi ích không phải là cái gì trừu tượng và có tính chất chủ quan,
mà cơ sở của lợi ích là nhu cầu khách quan của con người.
V.I.Lênin cũng cho rằng: Lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác được xác định
một cách khách quan theo vai trò mà họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất,theo những
hoàn cảnh và đIều kiện sống của họ.
Lợi ích được chia làm hai bộ phận bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Tùy
vào từng trường hợp nhất định mà con người có thể nhận được các mức lợi ích khác
nhau. Song, thông thường, lợi ích vật chất nắm thành phần quyết định các động lực của
con người trong mọi hoạt động. Việc thu lại càng nhiều lợi ích giúp con người có đủ tài
nguyên, nguồn lực, năng lượng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển.
1.2. Lợi ích kinh tế
Tương tự, trong nền kinh tế, khi nhà tư bản thu được một lợi ích tương thích với số
vốn bỏ ra, họ sẽ có động lực tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng
hàng hóa đầu ra thị trường, từ đó gia tăng số lượng trao đổi mua bán hàng hóa.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện hoạt động kinh tế
của con người. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong
những điều kiện tồn tại xã hội của con người. Hay nói cách khác, lợi ích kinh tế là mối
quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế.
2. Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
2.1. Bản chất của lợi ích kinh tế
Bản chất của lợi ích kinh tế là mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ
thể trong nền sản xuất xã hội. Tức là các nhà tư bản xác lập một mối quan hệ kinh tế vì
những lợi ích mà họ đạt được thông qua mối quan hệ đó.
Một ví dụ điển hình cho bản chất của lợi ích kinh tế trong việc hình thành nhiều
mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội phải kể đến hình thức Cổ đông
trong tập đoàn. Các cổ đông sẽ bỏ ra một số vốn nhất định tương ứng với số vốn đó là
số cổ phần họ nắm trong tay. Và phần lợi nhuận tập đoàn đó thu lại trong năm sẽ được
chia về cho các cổ đông theo tỷ lệ phần trăm cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ. Như vậy
giữa các cổ đông và ông chủ tập đoàn đã hình thành nên một mối quan hệ kinh tế dựa
trên cơ sở về lợi ích kinh tế.
Để nói về bản chất của lợi ích kinh tế, Ph. Ăngghen có viết: “Những quan hệ kinh
tế của một xã hội luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng 2 lOMoAR cPSD| 44820939
phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.” Để hình dung rõ nét về câu nói trên,
ta có thể nhắc đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới cải cách
năm 1986. Nếu trước cải cách nước ta sẽ có mối quan hệ kinh tế điển hình giữa người
nông dân và nhà nước, phản ánh chế độ xã hội đa cấp, thì sau cải cách, các mối quan hệ
trên được mở rộng, những chủ thể kinh tế, người sản xuất sẽ tự do xác lập các mối quan
hệ khác nhau dựa trên phần lợi ích mà họ thu được, qua đó ta thấy được một sự đổi mới
trong phong cách quản lý và phát triển của đất nước.
2.2. Biểu hiện của lợi ích kinh tế
Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là các lợi ích tương ứng như
lợi ích của chủ doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập. Về lâu
dài, đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là lợi ích quyết định. Trong nền
kinh tế thị trường ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động ở đó có quan hệ lợi
ích và lợi ích kinh tế.
3. Đặc trưng của lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế bao hàm những đặc trưng cơ bản sau:
Lợi ích kinh tế mang tính khách quan: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật
chất của con người cũng ngày càng cao, mà mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất phụ thuộc
vào các yếu tố như số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, … Do đó, để có lợi ích
kinh tế đòi hỏi phải xuất phát từ các yếu tố khách quan.
Lợi ích kinh tế là kết quả của quan hệ phân phối: Quá trình phân phối thu nhập
tùy thuộc vào các yếu tố như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, cơ chế thị trường. Nếu mức thu nhập được phân phối hợp lý thì lợi ích kinh tế sẽ
trở thành động lực để phát triển, ngược lại nếu mức thu nhập phân phối không hợp lý
thì lợi ích kinh tế sẽ trở thành rào cản cho quá trình phát triển.
Lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội: Để đạt được lợi ích kinh tế của mình, các chủ thể
phải tương tác, hình thành các mối quan hệ hợp tác. Một mối quan hệ công bằng, hợp
lý, đồng thuận sẽ thúc đẩy nhanh hơn chủ thể đạt được lợi ích kinh tế mong muốn.
Lợi ích kinh tế mang tính lịch sử: Tính lịch sử của lợi ích kinh tế thể hiện qua việc
nó luôn vận động và biến đổi theo thời gian, gắn với sự vận động của nhu cầu con người.
Tính lịch sử đòi hỏi việc giải quyết các vấn đề phải luôn đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể
và biến đổi không ngừng.
Chính những đặc trưng cơ bản này chi phối và quyết định phương tiện, công cụ,
động lực của nền kinh tế và con đường đạt tới mục tiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, 3 lOMoAR cPSD| 44820939
nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa
học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở cửa và hội nhập nhằm thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn để trong khoảng thời gian
không dài có thể khắc phục tình trạng lạc hậu, đưa Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
4. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội
Lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống. Chính
những lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với cộng đồng của mình và tạo ra những kích
thích, thôi thúc, khát vọng và sự say mê trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cho người
lao động. Lợi ích kinh tế được nhận thức và thực hiện đúng thì nó sẽ là động lực kinh tế
thúc đẩy con người hành động. Do đó, lợi ích kinh tế thể hiện như là một trong những
động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội nói chung, phát triển sản xuất kinh doanh nói
riêng. Ph.Ăngghen cho rằng, lợi ích kinh tế là những động cơ đã lay chuyển những quần
chúng đông đảo. Và khi chúng biến thành sự kích thích hoạt động của con người: "thì
chúng lấy động đời sống nhân dân".
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cũng phong phú.
Mặc dù vậy, điểm chung của hết thảy các hoạt động đó là hướng tới lợi ích. Xét theo
nghĩa như vậy, có thể khái quát vai trò của lợi ích kinh tế trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội.
Về khía cạnh xã hội, con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa
mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật
chất của mình.Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu
cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức
và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải
hành động để nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng
xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội,
vừa là biểu hiện của sự phát triển. "Nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no,
hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì".
Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích
chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự liên hệ với các chủ
thể khác trong xã hội. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất trước hết
phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có được. Mà tất cả
các nhân tố đó lại là sản phẩm của nền kinh tế và phụ thuộc vào quy mô và trình độ phát
triển của nó. Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng 4 lOMoAR cPSD| 44820939
góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao động
phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động; chủ doanh
nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu,
thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã,
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những điều đó
đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng
cao đời sống của người dân.
Một số ví dụ về các khía cạnh cụ thể:
Khía cạnh cá nhân và hộ gia đình: Lợi ích kinh tế giúp cá nhân và hộ gia đình đạt
được mục tiêu cá nhân và gia đình của họ, bao gồm tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và cải
thiện chất lượng cuộc sống. Cung cấp thu nhập và công việc cho người lao động, giúp
họ đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, áo quần, nhà ở, giáo dục, y tế và các nhu cầu khác.
Khía cạnh doanh nghiệp và sản xuất: Lợi ích kinh tế giúp doanh nghiệp tăng cường
sản xuất, cạnh tranh, và tối ưu hóa lợi nhuận. Tạo điều kiện cho sự đầu tư, phát triển
kinh doanh, và sáng tạo mới.
Khía cạnh xã hội và cộng đồng: Lợi ích kinh tế góp phần vào sự phát triển và ổn định
của xã hội và cộng đồng bằng cách tạo ra thu nhập, việc làm và cơ hội phát triển. Hỗ trợ
các hoạt động xã hội, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng công cộng khác.
Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Mọi vận động của lịch sử đều xoay quanh vấn đề lợi ích và được ưu tiên là lợi ích
kinh tế. Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong
quan hệ sản xuất xã hội nên để thực hiện lợi ích mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh
với nhau thực hiện quyền làm chủ với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các
cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - động lực quan trọng của xã hội tiến bộ.
Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và thực hiện lợi
ích chính trị, lợi ích xã hội, văn hóa của các chủ thể xã hội. Lợi ích kinh tế mang tính
khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội. Theo C.Mác: "Cội
nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức mà là các quan hệ của đời
sống vật chất, tức là lợi ích kinh tế của con người".
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc lợi ích vì dân. Đổi mới
phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân
dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của 5 lOMoAR cPSD| 44820939
nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Được trích từ “Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”.
Điều cần lưu ý là, chỉ khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì
lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi những lợi
ích kinh tế không chính đáng, không hợp lý, không hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích kinh tế, nhất
là lợi ích cá nhân, không được chú ý đúng mức. Hiện nay, trong điều kiện cơ chế thị
trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: coi lợi ích kinh tế là động lực của các
hoạt động kinh tế; phải tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo
động lực cho sự phát triển đất nước ta trong những năm vừa qua.
Ví dụ về các khía cạnh cụ thể:
Khía cạnh khoa học kĩ thuật:
Thúc đẩy sự cải tiến công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và đời sống: Trong xã hội
hiện đại ngày nay, công nghệ đóng vai trò lớn trong việc phát triển của một doanh
nghiệp. Nếu muốn tiến xa thì doanh nghiệp buộc phải cải tiến và áp dụng các công nghệ
vào quá trình làm việc. Do vậy, lợi ích kinh tế có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chú
trọng vào phát triển khoa học kỹ thuật.
Khía cạnh lợi ích văn hóa:
Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa: Kinh tế phát triển tạo ra nguồn lực và sự
quan tâm cho việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Các chương trình và dự án văn
hóa có thể được tài trợ và thúc đẩy nhờ vào nguồn lực kinh tế.
Thúc đẩy nghệ thuật và văn hóa sáng tạo: Sự phát triển kinh tế cung cấp nguồn tài
chính cho các hoạt động nghệ thuật và văn hóa sáng tạo. Các nghệ sĩ, nhà văn, nhà điêu
khắc và nhà sản xuất phim có thể có cơ hội phát triển và sáng tạo nhờ vào hỗ trợ tài chính.
Giáo dục và nâng cao nhận thức văn hóa: Kinh tế phát triển cung cấp nguồn lực cho
việc phát triển hệ thống giáo dục và giáo dục văn hóa. Điều này giúp nâng cao nhận thức
và hiểu biết về văn hóa, lịch sử và truyền thống của một dân tộc.
Tạo ra cơ hội giao lưu văn hóa: Khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ phát triển kinh
tế, nó có thể thu hút sự quan tâm từ các quốc gia khác và tạo ra cơ hội giao lưu văn hóa. 6 lOMoAR cPSD| 44820939
Điều này có thể góp phần vào việc tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng giữa các nền văn hóa khác nhau.
Khía cạnh lợi ích xã hội:
Giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển cá nhân và chuyển
đổi xã hội. Lợi ích kinh tế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nếu xã
hội càng phát triển thì số lượng các doanh nghiệp hoạt động càng lớn. Điều này tạo ra
nhiều việc làm cho xã hội.
Giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội: Một nền kinh tế phát triển có khả năng giảm
bớt nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Việc tăng thu nhập cho mọi người cũng tạo ra cơ
hội tiếp cận vào các dịch vụ cơ bản như giáo dục và y tế, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hỗ trợ xã hội và hoạt động cộng đồng: Kinh tế phát triển cung cấp nguồn lực cho
các tổ chức phi lợi nhuận và hoạt động cộng đồng, hỗ trợ các dự án xã hội như giáo dục,
y tế và phát triển nông thôn.
Tăng cường an ninh và ổn định xã hội: Phát triển kinh tế giảm căng thẳng và xung
đột xã hội, tạo sự ổn định và cơ hội cho mọi người, giảm khả năng tham gia vào hành vi phạm tội.
Khía cạnh lợi ích chính trị:
Tăng cường quyền lực của chính phủ: Kinh tế phát triển tăng cường khả năng và
quyền lực của chính phủ trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế. Chính phủ có thể
đưa ra các chính sách và biện pháp kinh tế một cách hiệu quả hơn để thúc đẩy phát triển và giảm bớt bất ổn.
Tạo ra nguồn tài chính cho chính phủ: Kinh tế phát triển tạo ra nguồn thuế lớn cho
chính phủ, từ đó tăng cường khả năng tài chính của họ để thực hiện các dự án và chính
sách phát triển, cũng như cung cấp dịch vụ cơ bản cho công dân.
Tăng cường uy tín quốc tế: Một nền kinh tế mạnh mẽ thường được coi là biểu tượng
của sức mạnh quốc gia và tạo ra sự tôn trọng từ cộng đồng quốc tế. Sự tăng cường về
khả năng quản lý kinh tế cũng làm tăng uy tín của một quốc gia trên thị trường quốc tế.
Kinh tế phát triển có thể tạo ra cơ sở cho việc hợp tác quốc tế, bao gồm cả hợp tác chính trị.
Giảm căng thẳng và xung đột quốc tế: Kinh tế phát triển có thể giảm bớt căng thẳng
và xung đột quốc tế bằng cách tạo ra cơ hội hợp tác và trao đổi kinh tế giữa các quốc
gia. Các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ thường tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn và xung đột. 7 lOMoAR cPSD| 44820939
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế
Ta luôn nhấn mạnh ở phần trên rằng dưới sự tác động của lợi ích kinh tế lượng hàng
hóa và chất lượng hàng hóa đầu ra sẽ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, muốn có được điều
trên đòi hỏi lực lượng sản xuất phải đáp ứng đủ các điều kiện về kỹ thuật và trình độ
nhân công. Hay nói cách khác, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố tiên
quyết ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nhà tư bản.
Ngoài những yếu tố chủ quan của người sản xuất, nhà nước còn đóng một vai trò
quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước luôn có các chính sách để điều tiết,
quản lý tốc độ phát triển của nền kinh tế, đồng thời phân phối thu nhập của mỗi chủ thể
trong nền kinh tế thị trường. Từ đó điều chỉnh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Do
vậy, các lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân sẽ chịu một phần ảnh hưởng do sự can thiệp từ phía Nhà nước.
Cuối cùng, trong quá trình Thế giới đang bước trên đà phát triển, các quốc gia có
xu hướng hợp tác cùng phát triển. Việc hội nhập cùng nền kinh tế toàn cầu trở thành
một nhân tố quan trọng chiếm một vị trí không thể xem thường trong nền kinh tế. Bởi
lẽ, bản chất của nền kinh tế thị trường là mở cửa, hội nhập. Song, luôn có hai mặt lợi
hại tồn tại song song, vì bên cạnh việc nhận được nguồn vốn tài trợ đến từ các doanh
nghiệp nước ngoài thì những người sản xuất trong nước vẫn phải đối mặt với sự cạnh
tranh đến từ các mặt hàng ngoại quốc. Điều đó có nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
tác động mạnh mẽ vào lợi ích kinh tế của từng cá thể nói riêng và cả nước nói chung.
II. QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ 1. Khái niệm
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa những chủ thể kinh
tế ( giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế,
giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc
gia với phần còn lại của thế giới ) nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối
liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định. 2. Biểu hiện
Quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú:
Theo chiều dọc. Ví dụ: quan hệ giữa một tổ chức kinh tế với một cá nhân trong tổ chức kinh tế đó.
Theo chiều ngang. Ví dụ: quan hệ giữa các chủ thể, các cộng đồng người, giữa các tổ
chức, các bộ phận khác nhau hợp thành nền kinh tế; Trong điều kiện hội nhập ngày nay, 8 lOMoAR cPSD| 44820939
quan hệ lợi ích kinh tế còn phải xét tới quan hệ giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới.
3. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
3.1. Sự thống nhất trong quan hệ kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành một
bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì
lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện.
Ví dụ: lao động là bộ phận cấu thành doanh nghiệp . Khi doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả thì lợi ích được đảm bảo thì người lao động đảm bảo được việc làm, thu
nhập, cuộc sống; Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế hành động vì mục
tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất nhau thì quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau.
Ví dụ: Để thực hiện lợi ích của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao
chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm... thì lợi ích của doanh nghiệp và lợi
ích xã hội thống nhất với nhau. Chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nền
kinh tế, đất nước càng phát triển.
3.2 Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì:Lợi ích cả cá nhân tổn hại lợi ích xã hội.
Ví dụ: Vì lợi ích của mình, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn
thuế... thì lợi ích cá nhân của doanh nghiệp mâu thuẫn với lợi ích của xã hội; Thu nhập
của chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống và ngược lại.
Ví dụ: Tiền lương của lao động bị bớt xén sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh
nghiệp. Khi xuất hiện mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể làm tổn hại đến
việc thực hiện lợi ích khác.
Khi mâu thuẫn kinh tế xảy ra, việc thực hiện các lợi ích khác sẽ bị cản trở, thậm
chí làm tổn hại đến các quan hệ lợi ích xã hội khác. Vì vậy, mâu thuẫn kinh tế là cội
nguồn cơ bản của các xung đột xã hội, việc điều hòa các lợi ích kinh tế chính là vấn đề
cần được quan tâm, trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định xã hội,
tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 9 lOMoAR cPSD| 44820939
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là phương thức và mức độ thỏa mãn các
nhu cầu vật chất của con người;
Lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà điều
đó lại phụ thuộc vào sự phát triển của LLSX. Trình độ phát triển của LLSX càng cao thì
việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt.
=> Phát triển LLSX trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia Thứ
hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí,
vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế
xã hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi,
mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu
hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, thông
qua nhiều loại công cụ, trong đó có các chính sách kinh tế - xã hội. Trong các chính
sách kinh tế - xã hội, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức
thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương
quan thu nhập thay đổi, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng
thay đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc
gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi
ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường
nội địa có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Thông qua mở
cửa hội nhập đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với các
nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường... Điều đó có nghĩa là hội nhập kinh
tế quốc tế sẽ tác động mạnh và nhiều chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.
5. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
5.1 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người có đủ thể lực, có khả năng lao động ,khi họ bán sức lao
động sẽ nhận được tiền lương tiền công và chịu sử quản lý , điều hành của người sử dụng lao động 10 lOMoAR cPSD| 44820939
Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là những người trả tiền
cho những người lao động
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động
thể hiện: néu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện
bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng
thời, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích
kinh tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương.
Vậy nên, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử lao động
đã thành lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi
người lao động. Trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Ví dụ thực tiễn
Trong hợp đồng lao động tại một công ty sản xuất Nguyễn Văn A là một kỹ sư
chuyên về điện tử. Anh ấy đã ký hợp đồng lao động với công ty ABC. Trong trường hợp
này thì anh A sẽ làm việc tại văn phòng nghiên cứu và phát triển công ty, được hưởng
lương có bản hàng tháng, thưởng theo hiệu suất công việc và các quyền lợi khác như
bảo hiểm...Về phía công ty ABC sẽ được sử dụng nhân sự là anh A đồng thời có quyền
kiểm tra hiệu suất làm việc của anh A và áp dụng các biện pháp kỷ luật nếu cần
5.2 Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau.
Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ
của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết
chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người
sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế thị trường, đội
ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên cần được tôn vinh,
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
Có thể kết luận rằng, quan hệ đó được biểu hiện ra thành lợi nhuận bình quân mà
họ nhận được, họ tham gia vào đội ngũ danh nhân để đảm bảo lợi ích của họ Ví dụ thực tiễn 11 lOMoAR cPSD| 44820939
Chủ công ty A đầu tư vốn vào công ty B để kinh doanh một mặt hàng lợi nhuận và
các điều kiện đầu tư được ghi trong hợp đồng, khi hai công ty đồng ý ký vào hợp đồng
thì hai bên phải có trách nhiệm những điều khoản trong hợp đồng
5.3. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động. Để thực hiện
lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao
động, mà còn phải quan hệ với nhau. Nêu có nhiều người bán sức lao động, người lao
động phải cạnh tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống,
một bộ phận người lao động bị sa thải.
Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sử
dụng lao động, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng.
Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trong giải quyết các mối quan
hệ là rất cần thiết nhưng phải dựa trên các quy định của pháp luật. Ví dụ thực tiễn
Công ty A đang có định hướng phát triển công ty trong ngành du lịch. Vì vậy, công ty
giao cho bộ phận marketing lên chiến lược cụ thể. Các thành viên trong phòng marketing
phải phối hợp với nhau để tạo ra được bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất cho công ty
5.4 Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.
Lợi ích cá nhân là lợi ích của một thành viên trong xã hội khi tham gia vào hoạt động kinh tế.
Lợi ích nhóm là lợi ích của các cá nhân của tổ chức hoạt động trong cùng ngành
cùng lĩnh vực có sự liên kết với nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng
Lợi ích xã hội là tổng các lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được thực hiện sẽ làm
phát triển nền kinh tế thực hiện được lợi ích kinh tế của xã hội
Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao động,
người sử dụng lao động là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích cá nhân
và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Nếu người lao động và người sử dụng lao động
làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của
mình , họ đã góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội.
Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường
thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình. Ví dụ thực tiễn 12 lOMoAR cPSD| 44820939
Một học sinh vì có kết quả học tập chưa tốt, song vì mong muốn cải thiện điểm
số của mình nên đã tham gia vào một cộng đồng học tập để. Kết quả, học sinh đó đã đạt
được điểm số như mong muốn do tích cực tham gia các buổi học nhóm, thường xuyên
trao đổi các vướng mắc với bạn bè. Lợi ích cá nhân chính là việc học sinh đó đã có kết
quả học tập như mong muốn.
Trong thời gian mùa vụ, những người nông dân ở thành phố B nhận thấy cây
trồng đang bị sâu bệnh phá hoại nên đã cùng mua chung một loại thuốc trừ sâu. Lợi ích
nhóm là việc cắt giảm chi phí vận chuyển và chi phí hàng hóa phát sinh.
Về lợi ích xã hội một chương trình ăn xin cung cấp thức ăn miễn phí cho cho người
vô gia cư. Lợi ích xã hội là giảm đói và cải thiện cuộc sống của họ
III. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và điều tiết nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm đảm bảo lợi ích chung của đất
nước và người dân. Vai trò cụ thể của Nhà nước thể hiện qua các khía cạnh sau:
1. Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Nhà nước cần ban hành và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô: các chính sách tài
khóa, tiền tệ, tỷ giá hối đoái... nhằm đảm bảo ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc
đẩy tăng trưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp và cá nhân. Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự xã hội: Môi trường an ninh, chính
trị, trật tự xã hội ổn định là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Nhà nước có
trách nhiệm đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự xã hội để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư
và doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động kinh
tế. Phát triển kết cấu hạ tầng: Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng như giao thông,
điện, nước, viễn thông... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Nhà nước ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm tạo môi trường
kinh doanh bình đẳng, minh bạch và cạnh tranh cho các doanh nghiệp và cá nhân. Bảo
vệ quyền sở hữu: Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể kinh tế, bao
gồm quyền sở hữu nhà nước, quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tập thể. Chống độc
quyền, cạnh tranh không lành mạnh: Nhà nước có các biện pháp chống độc quyền, cạnh
tranh không lành mạnh để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển
bền vững của nền kinh tế. 13 lOMoAR cPSD| 44820939
3. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp:
Nhà nước cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp như tư vấn pháp luật, đào
tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại...
Nhà nước áp dụng các chính sách ưu đãi thuế, phí cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa... Nhà
nước hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay thông qua hệ thống ngân hàng và các quỹ đầu tư.
4. Đảm bảo an sinh xã hội:
Hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp: Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ
trợ người nghèo, người có thu nhập thấp như trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp... Phát triển giáo dục, đào tạo: Nhà nước đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo vệ môi trường: Nhà nước có các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm
môi trường để đảm bảo sức khỏe cho người dân và phát triển bền vững. 5. Hợp tác quốc tế:
Mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế: Nhà nước mở rộng giao lưu, hợp tác kinh
tế quốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, hội nhập kinh
tế quốc tế. Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế: Nhà nước tham gia các tổ chức kinh tế
quốc tế như WTO, ASEAN... để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế. Nhìn
chung, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và điều tiết nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm đảm bảo lợi ích chung của đất
nước và người dân. Vai trò của Nhà nước thể hiện qua nhiều khía cạnh, bao gồm tạo lập
môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và hợp tác quốc tế. 14 lOMoAR cPSD| 44820939
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị) – tái bản năm 2023
2. Slide bài giảng chương V - Kinh tế chính trị Mác – Lênin
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 15