Bài Tập Lớn Kinh Tế Chính Trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU

Bài Tập Lớn Kinh Tế Chính Trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44879730
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN
Đề bài
:
Phân tích nhưng ưu thế và những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường? Hãy liên hệ với thực tiễn của Việt Nam từ
khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đến nay? Theo bạn Nhà
nước ta phải làm gì để khắc phục những khuyết tật đó?
Họ và tên
: Vũ Việt Hưng
Mã sinh viên:
11212486
Lớp học phần :
Quản Trị Marketing 63D
Hà Nội, Năm 2021
lOMoARcPSD| 44879730
Mục Lục
I, Phần mở đầu ...................................................................................... 2
II, Nội Dung ........................................................................................... 3
1.Ưu thế của nền kinh tế thị trường .................................................. 3
2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường .......................................... 4
3. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ................................................ 4
4. Ví dụ điển hình cho khuyết tật nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam ..................................................................................................... 6
Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng .......................................... 7
Đối với hoạt động xuất khẩu ............................................................ 7
Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp) .. 7
Đối với hoạt động của TTCK ........................................................... 8
Đối với thị trường BĐS .................................................................... 8
Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm .............................. 9
III , Nhà nước ta phải làm gì để khắc phục những khuyết
tật............ 9
IV, Kết luận...........................................................................................10
I, Phần mở đu
Những vấn đề khuyết tật của nền kinh tế thị trường đã và đang luôn là những vẫn
đề quan trọng cần phải thảo luận và đưa ra giải pháp để khắc phục một cách triệt
để. Lí do em chn đề bài này chính là vì để bày tỏ quan điểm cá nhân về những
vấn đề vì chúng có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là
một trong những vấn đề cần phải khắc phục để có thể phát triển nền kinh tế Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung. Từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của toàn thể nhân loại trong tương lai.
Đề tài: “Phân tích những ưu thế, khuyết tật của kinh tế thị trường và các giải pháp
để khắc phục những khuyết tật đó? Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế thị trường
Việt Nam?” là một đề tài rất phức tạp và dо kiến thức củа еm còn còn có hạn và
vốn hiểu biết hạn hẹр nên еm có thể mắc những sаi sót trоng bài tiểu luận nàу , еm
mоng cô có thể thông cảm và góр ý chо еm.
lOMoARcPSD| 44879730
II, Nội Dung
1.Ưu thế của nền kinh tế thị trường
*Ưu thế
- Thúc đẩy sản xuất và gắn sản xuất với tiêu dùng – thực hiện mục tiêu của sản
xuất. Do đó ngời sản xuất tìm mọi cách rút ngắn chu k sản xuất, thực hiện tại
sản xuất mở rộng, áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học – công nghệ,
quay nhanh tiền vốn, đạt tới lợi nhuận tối đa
- Thúc đẩy và đòi hỏi các nhà sản xuất năng động, thích nghi với các điều kiện
biến động của thị trường. Thay đổi mẫu mã sản xuất, tìm mặt hàng mới và thị
trường tiêu th, mở rộng quan hệ trong kinh doanh
- Thúc đẩy sự tiến b của khoa hc – công nghệ đa nhánh vào sản xuất, kích thích
tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất và nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của khách hàng và của
trị trường
- Thúc đẩy quá trình tăng trưởng dồi dào sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy và
kích thích sản xuất hàng hóa phát triển, đề cao trách nhiềm của nhà kinh doanh
với khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
- Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất là
hai con đường để mở rộng quy mô sản xuất. Một mặt, các đơn vị chủ thể sản xuất
kinh doanh phải làm ăn giỏi, có hiệu quả cao cho phép tích tụ. Mặt khác, do quá
trình cạnh tranh làm cho sản xuất được tập trung vào các đơn vị kinh tế có chỗ
đứng trên thị trường, đồng thời loại bỏ những đơn vị làm ăn kém hiệu quả
*Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
- Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh
tế
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thôngqua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị
trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động
sản, thị trường khoa học công nghệ…
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường,
vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, động lực trực tiếp của
các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác, nhà
nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế, thực hiện khắc
phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực , đảm bảo
sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế
lOMoARcPSD| 44879730
- Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.
Các đặc trưng mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tùy
theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia,
ngoài những đặc trưng chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc gia có thể có đặc
trưng riêng, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trường khác nhau.
2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng. Sự vận
động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo được những cân đối, do
đó, luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Khủng hoảng có thể diễn ra cc bộ,
có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể.Khủng hoảng có thể xảy ra đối với mọi loại
hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường. Sự khó khăn đối với các nền kinh
tế thị trường thể hiện ở ch, các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra
khủng hoảng. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những rủi ro tiềm
ẩn này.
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.Do
phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận ti đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với các nguồn
lực tài nguyên, suy thoái môi trường. Cũng vì động cơ lợi nhuận, các chủ thể sản
xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm
giàu thậm chí phi pháp, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí
cả đạo đức xã hội. Đây là những mặt trái mang tính khuyết tật của bản thân nền
kinh tế thị trường. Cũng vì mc tiêu lợi nhuận, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh
doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế nhưng có
lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Tự nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được các khuyết tật này.
- Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu
sắc trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường , hiện tượng phân hóa xã hội về thu
nhập ,về cơ hội là tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục
được khía cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân
bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt dộng tham gia thị trường, cộng với tác
dộng của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu.
3. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhận thức được rõ những hạn chế của mô hình hóa tập trung cộng thêm cả với tinh
thần đổi mới lối tư duy trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã quyết đnh mô hình kinh tế thị trường làm mô hình ch đạo trong việc xây
dựng và phát triển đất nước. Mô hình này là kết quả tất yếu của nền văn minh nhân
loại đã đạt đến và là sự lựa chọn bắt buộc mà mọi dân tộc đều phải chọn để phát
triển hơn trong tương lai. Vấn đề đặt ra là, Việt Nam phải xây dựng và thực thi
lOMoARcPSD| 44879730
hình kinh tế thị trường kiểu để phù hợp với đặc điểm phát triển của đất nước, mà
về thực chất, đã có sự lựa chọn con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội? Ở
Việt Nam, mới chỉ đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một thời kỳ
quá độ đang hướng đến mục tiêu xã hội xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa
là, cần một quá trình phấn đấu và phát triển lâu dài, Việt Nam mới có thể xây dựng
được mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Để phù hợp và
tương thích với hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lựa chọn xây dựng mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Mô hình này được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và thực hiện xây dựng
từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay và tên gọi này chính thức được dùng từ
Đại hội IX của Đảng (năm 2001). Đối với Việt Nam, mô hình này có ý nghĩa quyết
định đến tương lai đất nước và vậy, tại Đại hội XI, Đảng ta coi đây là một trong
ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, nhằm đổi mới mô
hình tăng trưởng và chủ động hội nhập quốc tế.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật
của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế;... thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất;
các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù
hợp với cơ chế thị trường”
Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hi chủ nghĩa ở Việt Nam tuân thủ
nghiêm ngặt các quy luật của kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế được tự do
cạnh tranh. Nếu nói rằng, trong nền kinh tế thị trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam không có tự do là xuyên tạc trắng trợn.
Chúng ta đều biết, thị trường có những “khuyết tật” và cơ chế thị trường có thể b
thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề phát triển, như khủng hoảng, đói
nghèo, công bằng xã hội, môi trường,... Để khắc phục những hạn chế đó và tránh
khỏi thất bại thị trường, Nhà nước phải tham gia quản lý, điều tiết sự vận hành nền
kinh tế. Nhà nước tham gia vào các quá trình hoạt động của kinh tế thị trường vừa
với tư cách là bộ máy quản lý xã hội, vừa là một yếu tố nội tại của cơ chế vận hành
kinh tế. Với các tư cách đó, Nhà nước thực hiện ba chức năng: Thứ nhất, quản lý,
định hướng và hỗ trợ phát triển; thứ hai, phân phi lại thu nhập quốc dân; thứ ba,
bảo vệ môi trường. Để thực hiện ba chức năng đó, nhà nước phải giải quyết các
nhiệm vụ, như cung cấp khuôn khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và
phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường; kiến tạo và bảo đảm môi trường vĩ mô
ổn định, có tính khuyến khích kinh doanh; cung cấp kết cấu hạ tầng (gồm hạ tầng
“cứng” - giao thông vận tải, cung cấp điện, nước,... và hạ tầng “mềm” - dch vụ
lOMoARcPSD| 44879730
thông tin, bưu chính - viễn thông; tài chính,...), cũng như các dịch vụ và hàng hóa
công cộng (chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo, bảo vệ môi trường,...); hỗ trợ
nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu để tham gia thị trường bình đẳng.
Đồng thời, với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò điều
tiết của Nhà nước, cần coi trọng vai trò của các thành phần kinh tế khác. Các thành
phần này gắn bó hữu cơ với nhau trong một thể thống nhất, không tách rời kinh tế
nhà nước ở tất cả các giai đoạn phát triển và đều là những thực thể ca nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi chủ thể kinh tế với nguồn gốc sở hữu
khác nhau đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh trong
khuôn khổ pháp luật; quyền bình đẳng về cơ hội phát triển và lợi ích chính đáng
được pháp luật bảo vệ. Quả thực, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, chứ không phải
như luận điểm sai trái cho rằng, trong nền kinh tế thị trường thì không cần kinh tế
nhà nước hay kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn
hợp, bao gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong
một thể thống nhất, trong đó, chế độ công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc. Không thể có nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu trong nó, chế độ
công hữu không đóng vai trò nền tảng. Đây là một cấu trúc đặc thù của nền kinh tế
thị trường theo nghĩa: Thứ nhất, không loại trừ các quan hệ sở hữu tư nhân và sở
hữu tư bản ch nghĩa, thừa nhận tính chất “hỗn hợp” sở hữu như bất cứ nền kinh tế
thị trường nào; thứ hai, khu vực kinh tế nhà nước chứ không phải bất cứ lực lượng
kinh tế nào khác đóng vai t chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển của toàn bộ nền kinh
tế.
4. Ví dụ điển hình cho khuyết tt nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Việt Nam năm 2008 chính là kết quả của nổ
“bong bóng kinh tế” tại thời điểm đó. Kinh tế thế giới cuối năm 2008 và đầu năm
2009 tiếp tục suy giảm mạnh, các nước công nghiệp phát triển đang rơi vào giai
đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 70 năm qua. Đối với Việt Nam, mặc dù hệ
thống tài chính vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,
thu hút vốn đầu tư, kiều hồi… đã bị tác động tương đối rõ. Kinh tế Việt Nam hiện
nay chịu tác động ch yếu thông qua 02 kênh: Xuất khẩu giảm cả về lượng lẫn giá
do kinh tế thế giới suy thoái; nhu cầu giảm sút và đầu tư nước ngoài sụt giảm. GDP
quý I/2009 chỉ tăng 3,1% mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ từ năm 2000 đến nay.
Dự báo đến 2009 tăng trưởng GDP chỉ ở khoảng 4,8% đến 5,6%. “Cơn địa chấn”
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến kinh tế Việt Nam qua một số mặt
sau đây:
lOMoARcPSD| 44879730
Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng.
Mặc dù chưa chu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vì hệ
thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của hội nhập; nhưng
trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của
nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ; nợ
xấu tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng
trong một vài năm.
Đối với hoạt đng xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị
trường Mỹ đang trên đà “trượt dốc”, mặt khác cạnh tranh trong xuất khẩu vào thị
trường Mỹ khốc liệt hơn do một số nhà xuất khẩu giảm giá hàng xuất khẩu để tiêu
thụ lượng hàng hoá xuất khẩu bị tồn đọng. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt
Nam hiện nay, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu vào thị trường Mỹ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu chung ca Việt Nam trong năm 2008, năm 2009 và cả năm 2010 (nếu nền
kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi).
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn tu thuộc vào tính chất của từng mặt hàng. Bên
cạnh đó khủng hoảng tài chính Mỹ cũng tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế
khác trên thế giới, đặc biệt là EU và Nhật Bản –hai thị trường xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam. Do tác động của khủng hoảng, người dân tại các thị trường này
cũng phải cắt giảm chi tiêu, theo đó nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu
của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm. Quý IV/2008, kim ngạch xuất nhập khẩu vào 2
thị truờng này tháng sau đều giảm so với tháng trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu
quý I/2009 có xu hướng tăng nhẹ. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 chỉ
tăng 3-5%.
Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp).
Với tình hình khủng hoảng như hiện nay chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị
trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam bị giảm
sút là khôgn tránh khỏi. Thêm vào đó, với hầu hết các dự án đầu tư nói chung và
FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tng số vốn đầu tư,
nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay
vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân được. Với các dự án FDI đang
triển khai có thể bị chững lại do các nhà đầu tư phải cân đi lại khả năng nguồn
vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này. Các dự án FDI mới
được cấp phép sẽ gặp khó khăn nếu nhà đầu tư bị tổn thương lớn từ khủng hoảng.
Nếu như năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 t USD vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (vốn đăng ký), giải ngân 12 tỷ USD, thì năm 2009 tình hình thu hút FDI đã
trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước
ngoài đã xin rút lui… Trong 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD.
lOMoARcPSD| 44879730
Đối với lượng kiều hối vào Việt nam, mặcdù năm 2008 lượng kiều hối đạt 8 tỷ
USD tăng 60% so với năm 2007, nhưng với đà suy thoái kinh tế thế giới như hiện
nay, lượng kiều hối năm 2009 giảm sút sẽ là điều chắc chắn.
Đối với hoạt đng của TTCK
Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế giới,
theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn trong
việc huy động vốn, hoặc có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi
các thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn. Việc họ cơ cấu lại danh mục đầu tư ở
Việt Nam là điều có thể thấy trước.
Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài bán hết chứng khoán, rút hết vốn đầu tư ra
khỏi TTCK Việt Nam thì Việt Nam vẫn đủ dự trữ ngoại tệ để “bơm ra” ổn định thị
trường. Cán cân thương mại Việt Nam năm 2008 dự báo thâm hụt 18 tỷ USD
(khoảng 30%GDP) năm 2009 dự báo thâm hụt thương mại sẽ dao động trong
khoảng 12 tỷ -15 t USD hay 12-15% GDP, giảm 20% so với năm 2008.
Mặt khác cũng cần thấy rằng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến một số lĩnh vực
của Việt Nam như: xuất khẩu, nợ vay ngắn hạn của các ngân hàng, hoạt động ca
các tổ chức tài chính, tín dụng… Do đó các doanh nghiệp đang niêm yết trên
TTCK sẽ không tránh khỏi tác động xấu, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, theo
đó giá cổ phiếu có thể sụt giảm.
Đối với thị trường BĐS
Cuối năm 2007 tình trạng đầu cơ BĐS đã đẩy giá BĐS ở Việt Nam lên quá cao so
với giá trị thực. Thị trường đã lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao. Bước sang năm 2008
và năm 2009 nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng băng, giá
BĐS đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn,
không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ
làm lãi suất ngân hàng tăng cao, nhất là vào cuối năm 2008.
Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm
cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình thế bất lợi. Gần đây,
FDI đổ vào Việt Nam tăng nhanh trong đó gần 50% đầu tư vào BĐS. Ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính sẽ là bất lợi cho việc giải ngân vốn FDI ở Việt Nam đặc
biệt là FDI trong lĩnh vực BĐS.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ mà gốc rễ là từ khủng hoảng địa ốc hiện nay tuy
không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS ở Việt Nam nhưng nó sẽ ảnh
hưởng gián tiếp qua các tác động đến thị trường tài chính tiền tệ, TTCK và các yếu
tố tâm lý của người dân. Tuy nhiên, việc cho vay BĐS của các ngân hàng ở Việt
Nam là khác xa so với ở Mỹ vì vậy khó xảy ra một cuc khủng hoảng trên th
lOMoARcPSD| 44879730
trường BĐS Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì cho
vay BĐS chiếm khoảng 9,5% tổng số dư nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Mặc dù vậy việc tác động gián tiếp đến thị trường BĐS Việt Nam như đã nói ở trên
là có thể, Việt Nam đã lường trước tình hình này và Chính phủ đã có những giải
pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng xấu.
Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm
Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế giới đang
suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải thiện nhưng
nói chung vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất
kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng.
Năm 2008 các ngân hàng tăng lãi suất để phục v mục tiêu thắt chặt tiền tệ, kiềm
chế lạm phát, các doanh nghiệp rất khó khăn khi phải vay ngân hàng với lãi suất
cao.
Bước sang năm 2009 với chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất ngân hàng đã giảm
đáng kể, Chính phủ lại có chủ trương bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp đối với
những khoản vay ngắn hạn, điều đó phần nào đã giúp doanh nghiệp khôi phục sản
xuất kinh doanh giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn
lớn hiện nay đối với doanh nghiệp lại là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chừng nào
kinh tế thế giới chưa phục hồi thì thị trường tiêu thụ (XK) vẫn còn khó khăn.
Trong lúc đó thị trường nội địa sức cầu đang hạn chế vì sức mua chưa tương xứng.
Các hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ giảm, cho
đến nay ngành du lịch đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhưng tình hình
chung là chưa sáng sủa.
III. Phân tích vai trò của nhà nước trong việc hạn chế, khắc phục những
khuyết tật của nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.
Ở tất cả các nước có nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết đều có sự can
thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tuy với mức độ khác nhau, để sửa chữa những
"thất bại của thị trường". Kinh tế th trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất khác nhau, vì thế, bên cạnh
những điểm giống nhau vềphương pháp quản lý, có sự khác nhau về mục tiêu
xã hội của quản lý.
Nhà nước Việt Nam muốn quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có kết quả trước hết cũng phải dựa trên yêu cầu khách quan của các quy luật
của kinh tế thị trường. Do đó phương pháp quản lý của Nhà nước ta về nhiều
phương diện cũng có những nét giống như phương pháp quản lý của nhà nước ở
các nước tư bản: thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế để h có quyền t
chủ trong sản xuất, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi; xây dựng hệ thống th
lOMoARcPSD| 44879730
trường có tính cạnh tranh, giá cả chủ yếu do thị trường quyết định; xây dựng cơ
chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm hướng dẫn, giám sát hoạt động của các ch
thể kinh tế, hạn chế những khuyết tật của thị trường; xây dựng hệ thống pháp luật
nhằm tạo ra khuôn khổ cho hoạt động kinh tế; tôn trọng và thực hiện các thông lệ
quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, sự quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự quản lý kinh tế
của nhà nước tư sản có sự khác nhau cơ bản. Sự quản lý của nhà nước tư sản đối
với nền kinh tế thị trường nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho các tổ chức độc
quyền. Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quản lý
nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh; bảo đảm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Nhà nước ta phải làm gì để khắc phục những khuyết tật đó:
Một là, nhà nước tạo môi trường pháp lý thun lợi và đảm bảo ổn định chính
trị, xã hội cho sự phát triển kinh tế.
- Nhà nước bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hi và thiết lập khuôn
khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế, vì ổn đnh chính tr,
xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Nhà nước còn phải tạo ra hành
lang luật pháp cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản về
quyền sở hữu tài sản và hoạt động thị trường, đặt ra những quy định chi tiết cho
hoạt động của các doanh nghiệp. Khuôn khổ luật pháp mà Nhà nước thiết lập
tác động sâu sắctới các hành vi của các chủ thể kinh tế, điều chỉnh hành vi kinh tế
của họ
Hai là, nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn đnh cho pt triển kinh tế
- Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các
hoạt động kinh tế để bảo đảm cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định. Nhà
nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số
lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Nền
kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động bởi các cuộc khủng hoảng kinh
tế và lạm phát, Nhà nước phải sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để
ổn địnhmôi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Ba là, nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và lành mạnh.
- Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp
vì lợi ích hẹp hòi của mình có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm
môi trường sống của con người. Vì vậy, Nhà nước phải thực hiện những biện pháp
nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
lOMoARcPSD| 44879730
Sự xuất hiện độc quyền cũng làm giảm tính hiệu quả của hoạt động thị trường,
vậy Nhà nước có nhiệm vụ rất cơ bản là bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền để
nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thị trường
Bốn là, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xãhội,
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực ca cơ chế th trường,
thực hiện công bằng xã hội. Sự tác động của cơ chế thị trường có thể đưa lại hiệu
quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội cố gắng
vươn tới, không tự động đưa đến sự phân phối thu nhập công bằng. Nhà nước thực
hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh
tếgắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này
thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường
được ổn đinh, nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của
sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị
trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng
cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng
thời kích thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hóa dưới hình thức thương
mại.
IV, Kết luận
Có thể khẳng định, lý luận và thực tiễn nền kinh tế th trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Để có thể đảm bảo công cuộc phát triển đất nước Việt Nam nói
riêng và toàn thế giới nói chung thì việc đi theo con đường nền kinh tế thị trường
chủ nghĩa xã hội là con đường bắt buộc nhằm hướng đến lợi ích của toàn bộ xã hội.
Việt Nam của chúng ta đã và đang đi theo đúng con đường để có thể vươn lên trở
thành một đất nước phát triển với mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng và văn minh”.
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44879730
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN Đề bài
: Phân tích nhưng ưu thế và những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường? Hãy liên hệ với thực tiễn của Việt Nam từ
khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đến nay? Theo bạn Nhà
nước ta phải làm gì để khắc phục những khuyết tật đó?
Họ và tên : Vũ Việt Hưng
Mã sinh viên: 11212486
Lớp học phần : Quản Trị Marketing 63D Hà Nội, Năm 2021 lOMoAR cPSD| 44879730 Mục Lục
I, Phần mở đầu ...................................................................................... 2
II, Nội Dung ........................................................................................... 3
1.Ưu thế của nền kinh tế thị trường .................................................. 3
2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường .......................................... 4
3. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ................................................ 4
4. Ví dụ điển hình cho khuyết tật nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam ..................................................................................................... 6
Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng .......................................... 7
Đối với hoạt động xuất khẩu ............................................................ 7
Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp) .. 7
Đối với hoạt động của TTCK ........................................................... 8
Đối với thị trường BĐS .................................................................... 8
Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm .............................. 9
III , Nhà nước ta phải làm gì để khắc phục những khuyết tật............ 9
IV, Kết luận...........................................................................................10 I, Phần mở đầu
Những vấn đề khuyết tật của nền kinh tế thị trường đã và đang luôn là những vẫn
đề quan trọng cần phải thảo luận và đưa ra giải pháp để khắc phục một cách triệt
để. Lí do em chọn đề bài này chính là vì để bày tỏ quan điểm cá nhân về những
vấn đề vì chúng có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là
một trong những vấn đề cần phải khắc phục để có thể phát triển nền kinh tế Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung. Từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của toàn thể nhân loại trong tương lai.
Đề tài: “Phân tích những ưu thế, khuyết tật của kinh tế thị trường và các giải pháp
để khắc phục những khuyết tật đó? Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam?” là một đề tài rất phức tạp và dо kiến thức củа еm còn còn có hạn và
vốn hiểu biết hạn hẹр nên еm có thể mắc những sаi sót trоng bài tiểu luận nàу , еm
mоng cô có thể thông cảm và góр ý chо еm. lOMoAR cPSD| 44879730 II, Nội Dung
1.Ưu thế của nền kinh tế thị trường
*Ưu thế
- Thúc đẩy sản xuất và gắn sản xuất với tiêu dùng – thực hiện mục tiêu của sản
xuất. Do đó ngời sản xuất tìm mọi cách rút ngắn chu kỳ sản xuất, thực hiện tại
sản xuất mở rộng, áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học – công nghệ,
quay nhanh tiền vốn, đạt tới lợi nhuận tối đa
- Thúc đẩy và đòi hỏi các nhà sản xuất năng động, thích nghi với các điều kiện
biến động của thị trường. Thay đổi mẫu mã sản xuất, tìm mặt hàng mới và thị
trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ trong kinh doanh
- Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học – công nghệ đa nhánh vào sản xuất, kích thích
tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất và nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của khách hàng và của trị trường
- Thúc đẩy quá trình tăng trưởng dồi dào sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy và
kích thích sản xuất hàng hóa phát triển, đề cao trách nhiềm của nhà kinh doanh
với khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
- Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất là
hai con đường để mở rộng quy mô sản xuất. Một mặt, các đơn vị chủ thể sản xuất
kinh doanh phải làm ăn giỏi, có hiệu quả cao cho phép tích tụ. Mặt khác, do quá
trình cạnh tranh làm cho sản xuất được tập trung vào các đơn vị kinh tế có chỗ
đứng trên thị trường, đồng thời loại bỏ những đơn vị làm ăn kém hiệu quả
*Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
- Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thôngqua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị
trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động
sản, thị trường khoa học công nghệ…
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường,
vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, động lực trực tiếp của
các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác, nhà
nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế, thực hiện khắc
phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực , đảm bảo
sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế lOMoAR cPSD| 44879730
- Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.
Các đặc trưng mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tùy
theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia,
ngoài những đặc trưng chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc gia có thể có đặc
trưng riêng, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị trường khác nhau.
2. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường -
Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng. Sự vận
động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo được những cân đối, do
đó, luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ,
có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể.Khủng hoảng có thể xảy ra đối với mọi loại
hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường. Sự khó khăn đối với các nền kinh
tế thị trường thể hiện ở chỗ, các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra
khủng hoảng. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này. -
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.Do
phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với các nguồn
lực tài nguyên, suy thoái môi trường. Cũng vì động cơ lợi nhuận, các chủ thể sản
xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm
giàu thậm chí phi pháp, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí
cả đạo đức xã hội. Đây là những mặt trái mang tính khuyết tật của bản thân nền
kinh tế thị trường. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh
doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế nhưng có
lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Tự nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được các khuyết tật này. -
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu
sắc trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường , hiện tượng phân hóa xã hội về thu
nhập ,về cơ hội là tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục
được khía cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân
bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt dộng tham gia thị trường, cộng với tác
dộng của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu.
3. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhận thức được rõ những hạn chế của mô hình hóa tập trung cộng thêm cả với tinh
thần đổi mới lối tư duy trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã quyết định mô hình kinh tế thị trường làm mô hình chủ đạo trong việc xây
dựng và phát triển đất nước. Mô hình này là kết quả tất yếu của nền văn minh nhân
loại đã đạt đến và là sự lựa chọn bắt buộc mà mọi dân tộc đều phải chọn để phát
triển hơn trong tương lai. Vấn đề đặt ra là, Việt Nam phải xây dựng và thực thi lOMoAR cPSD| 44879730
hình kinh tế thị trường kiểu gì để phù hợp với đặc điểm phát triển của đất nước, mà
về thực chất, đã có sự lựa chọn con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội? Ở
Việt Nam, mới chỉ đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một thời kỳ
quá độ đang hướng đến mục tiêu xã hội xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa
là, cần một quá trình phấn đấu và phát triển lâu dài, Việt Nam mới có thể xây dựng
được mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Để phù hợp và
tương thích với hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lựa chọn xây dựng mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Mô hình này được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và thực hiện xây dựng
từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay và tên gọi này chính thức được dùng từ
Đại hội IX của Đảng (năm 2001). Đối với Việt Nam, mô hình này có ý nghĩa quyết
định đến tương lai đất nước và vì vậy, tại Đại hội XI, Đảng ta coi đây là một trong
ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, nhằm đổi mới mô
hình tăng trưởng và chủ động hội nhập quốc tế.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật
của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế;... thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất;
các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù
hợp với cơ chế thị trường”
Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tuân thủ
nghiêm ngặt các quy luật của kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế được tự do
cạnh tranh. Nếu nói rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam không có tự do là xuyên tạc trắng trợn.
Chúng ta đều biết, thị trường có những “khuyết tật” và cơ chế thị trường có thể bị
thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề phát triển, như khủng hoảng, đói
nghèo, công bằng xã hội, môi trường,... Để khắc phục những hạn chế đó và tránh
khỏi thất bại thị trường, Nhà nước phải tham gia quản lý, điều tiết sự vận hành nền
kinh tế. Nhà nước tham gia vào các quá trình hoạt động của kinh tế thị trường vừa
với tư cách là bộ máy quản lý xã hội, vừa là một yếu tố nội tại của cơ chế vận hành
kinh tế. Với các tư cách đó, Nhà nước thực hiện ba chức năng: Thứ nhất, quản lý,
định hướng và hỗ trợ phát triển; thứ hai, phân phối lại thu nhập quốc dân; thứ ba,
bảo vệ môi trường. Để thực hiện ba chức năng đó, nhà nước phải giải quyết các
nhiệm vụ, như cung cấp khuôn khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và
phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường; kiến tạo và bảo đảm môi trường vĩ mô
ổn định, có tính khuyến khích kinh doanh; cung cấp kết cấu hạ tầng (gồm hạ tầng
“cứng” - giao thông vận tải, cung cấp điện, nước,... và hạ tầng “mềm” - dịch vụ lOMoAR cPSD| 44879730
thông tin, bưu chính - viễn thông; tài chính,...), cũng như các dịch vụ và hàng hóa
công cộng (chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo, bảo vệ môi trường,...); hỗ trợ
nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu để tham gia thị trường bình đẳng.
Đồng thời, với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò điều
tiết của Nhà nước, cần coi trọng vai trò của các thành phần kinh tế khác. Các thành
phần này gắn bó hữu cơ với nhau trong một thể thống nhất, không tách rời kinh tế
nhà nước ở tất cả các giai đoạn phát triển và đều là những thực thể của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi chủ thể kinh tế với nguồn gốc sở hữu
khác nhau đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh trong
khuôn khổ pháp luật; quyền bình đẳng về cơ hội phát triển và lợi ích chính đáng
được pháp luật bảo vệ. Quả thực, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, chứ không phải
như luận điểm sai trái cho rằng, trong nền kinh tế thị trường thì không cần kinh tế
nhà nước hay kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn
hợp, bao gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong
một thể thống nhất, trong đó, chế độ công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc. Không thể có nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu trong nó, chế độ
công hữu không đóng vai trò nền tảng. Đây là một cấu trúc đặc thù của nền kinh tế
thị trường theo nghĩa: Thứ nhất, không loại trừ các quan hệ sở hữu tư nhân và sở
hữu tư bản chủ nghĩa, thừa nhận tính chất “hỗn hợp” sở hữu như bất cứ nền kinh tế
thị trường nào; thứ hai, khu vực kinh tế nhà nước chứ không phải bất cứ lực lượng
kinh tế nào khác đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
4. Ví dụ điển hình cho khuyết tật nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Việt Nam năm 2008 chính là kết quả của cú nổ
“bong bóng kinh tế” tại thời điểm đó. Kinh tế thế giới cuối năm 2008 và đầu năm
2009 tiếp tục suy giảm mạnh, các nước công nghiệp phát triển đang rơi vào giai
đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 70 năm qua. Đối với Việt Nam, mặc dù hệ
thống tài chính vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,
thu hút vốn đầu tư, kiều hồi… đã bị tác động tương đối rõ. Kinh tế Việt Nam hiện
nay chịu tác động chủ yếu thông qua 02 kênh: Xuất khẩu giảm cả về lượng lẫn giá
do kinh tế thế giới suy thoái; nhu cầu giảm sút và đầu tư nước ngoài sụt giảm. GDP
quý I/2009 chỉ tăng 3,1% mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ từ năm 2000 đến nay.
Dự báo đến 2009 tăng trưởng GDP chỉ ở khoảng 4,8% đến 5,6%. “Cơn địa chấn”
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến kinh tế Việt Nam qua một số mặt sau đây: lOMoAR cPSD| 44879730
Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng.
Mặc dù chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vì hệ
thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của hội nhập; nhưng
trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của
nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ; nợ
xấu tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng trong một vài năm.
Đối với hoạt động xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị
trường Mỹ đang trên đà “trượt dốc”, mặt khác cạnh tranh trong xuất khẩu vào thị
trường Mỹ khốc liệt hơn do một số nhà xuất khẩu giảm giá hàng xuất khẩu để tiêu
thụ lượng hàng hoá xuất khẩu bị tồn đọng. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt
Nam hiện nay, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu vào thị trường Mỹ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu chung của Việt Nam trong năm 2008, năm 2009 và cả năm 2010 (nếu nền
kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi).
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn tuỳ thuộc vào tính chất của từng mặt hàng. Bên
cạnh đó khủng hoảng tài chính Mỹ cũng tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế
khác trên thế giới, đặc biệt là EU và Nhật Bản –hai thị trường xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam. Do tác động của khủng hoảng, người dân tại các thị trường này
cũng phải cắt giảm chi tiêu, theo đó nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu
của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm. Quý IV/2008, kim ngạch xuất nhập khẩu vào 2
thị truờng này tháng sau đều giảm so với tháng trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu
quý I/2009 có xu hướng tăng nhẹ. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 chỉ tăng 3-5%.
Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp).
Với tình hình khủng hoảng như hiện nay chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị
trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam bị giảm
sút là khôgn tránh khỏi. Thêm vào đó, với hầu hết các dự án đầu tư nói chung và
FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư,
nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay
vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân được. Với các dự án FDI đang
triển khai có thể bị chững lại do các nhà đầu tư phải cân đối lại khả năng nguồn
vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng này. Các dự án FDI mới
được cấp phép sẽ gặp khó khăn nếu nhà đầu tư bị tổn thương lớn từ khủng hoảng.
Nếu như năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (vốn đăng ký), giải ngân 12 tỷ USD, thì năm 2009 tình hình thu hút FDI đã
trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước
ngoài đã xin rút lui… Trong 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD. lOMoAR cPSD| 44879730
Đối với lượng kiều hối vào Việt nam, mặcdù năm 2008 lượng kiều hối đạt 8 tỷ
USD tăng 60% so với năm 2007, nhưng với đà suy thoái kinh tế thế giới như hiện
nay, lượng kiều hối năm 2009 giảm sút sẽ là điều chắc chắn.
Đối với hoạt động của TTCK
Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế giới,
theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn trong
việc huy động vốn, hoặc có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi
các thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn. Việc họ cơ cấu lại danh mục đầu tư ở
Việt Nam là điều có thể thấy trước.
Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài bán hết chứng khoán, rút hết vốn đầu tư ra
khỏi TTCK Việt Nam thì Việt Nam vẫn đủ dự trữ ngoại tệ để “bơm ra” ổn định thị
trường. Cán cân thương mại Việt Nam năm 2008 dự báo thâm hụt 18 tỷ USD
(khoảng 30%GDP) năm 2009 dự báo thâm hụt thương mại sẽ dao động trong
khoảng 12 tỷ -15 tỷ USD hay 12-15% GDP, giảm 20% so với năm 2008.
Mặt khác cũng cần thấy rằng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến một số lĩnh vực
của Việt Nam như: xuất khẩu, nợ vay ngắn hạn của các ngân hàng, hoạt động của
các tổ chức tài chính, tín dụng… Do đó các doanh nghiệp đang niêm yết trên
TTCK sẽ không tránh khỏi tác động xấu, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, theo
đó giá cổ phiếu có thể sụt giảm.
Đối với thị trường BĐS
Cuối năm 2007 tình trạng đầu cơ BĐS đã đẩy giá BĐS ở Việt Nam lên quá cao so
với giá trị thực. Thị trường đã lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao. Bước sang năm 2008
và năm 2009 nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng băng, giá
BĐS đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn,
không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ
làm lãi suất ngân hàng tăng cao, nhất là vào cuối năm 2008.
Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm
cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình thế bất lợi. Gần đây,
FDI đổ vào Việt Nam tăng nhanh trong đó gần 50% đầu tư vào BĐS. Ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính sẽ là bất lợi cho việc giải ngân vốn FDI ở Việt Nam đặc
biệt là FDI trong lĩnh vực BĐS.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ mà gốc rễ là từ khủng hoảng địa ốc hiện nay tuy
không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS ở Việt Nam nhưng nó sẽ ảnh
hưởng gián tiếp qua các tác động đến thị trường tài chính tiền tệ, TTCK và các yếu
tố tâm lý của người dân. Tuy nhiên, việc cho vay BĐS của các ngân hàng ở Việt
Nam là khác xa so với ở Mỹ vì vậy khó xảy ra một cuộc khủng hoảng trên thị lOMoAR cPSD| 44879730
trường BĐS Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì cho
vay BĐS chiếm khoảng 9,5% tổng số dư nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Mặc dù vậy việc tác động gián tiếp đến thị trường BĐS Việt Nam như đã nói ở trên
là có thể, Việt Nam đã lường trước tình hình này và Chính phủ đã có những giải
pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng xấu.
Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm
Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế giới đang
suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải thiện nhưng
nói chung vẫn còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất
kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng.
Năm 2008 các ngân hàng tăng lãi suất để phục vụ mục tiêu thắt chặt tiền tệ, kiềm
chế lạm phát, các doanh nghiệp rất khó khăn khi phải vay ngân hàng với lãi suất cao.
Bước sang năm 2009 với chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất ngân hàng đã giảm
đáng kể, Chính phủ lại có chủ trương bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp đối với
những khoản vay ngắn hạn, điều đó phần nào đã giúp doanh nghiệp khôi phục sản
xuất kinh doanh giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn
lớn hiện nay đối với doanh nghiệp lại là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chừng nào
kinh tế thế giới chưa phục hồi thì thị trường tiêu thụ (XK) vẫn còn khó khăn.
Trong lúc đó thị trường nội địa sức cầu đang hạn chế vì sức mua chưa tương xứng.
Các hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ giảm, cho
đến nay ngành du lịch đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhưng tình hình chung là chưa sáng sủa.
III. Phân tích vai trò của nhà nước trong việc hạn chế, khắc phục những
khuyết tật của nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.
Ở tất cả các nước có nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết đều có sự can
thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tuy với mức độ khác nhau, để sửa chữa những
"thất bại của thị trường". Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất khác nhau, vì thế, bên cạnh
những điểm giống nhau vềphương pháp quản lý, có sự khác nhau về mục tiêu xã hội của quản lý.
Nhà nước Việt Nam muốn quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có kết quả trước hết cũng phải dựa trên yêu cầu khách quan của các quy luật
của kinh tế thị trường. Do đó phương pháp quản lý của Nhà nước ta về nhiều
phương diện cũng có những nét giống như phương pháp quản lý của nhà nước ở
các nước tư bản: thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế để họ có quyền tự
chủ trong sản xuất, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi; xây dựng hệ thống thị lOMoAR cPSD| 44879730
trường có tính cạnh tranh, giá cả chủ yếu do thị trường quyết định; xây dựng cơ
chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm hướng dẫn, giám sát hoạt động của các chủ
thể kinh tế, hạn chế những khuyết tật của thị trường; xây dựng hệ thống pháp luật
nhằm tạo ra khuôn khổ cho hoạt động kinh tế; tôn trọng và thực hiện các thông lệ
quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, sự quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự quản lý kinh tế
của nhà nước tư sản có sự khác nhau cơ bản. Sự quản lý của nhà nước tư sản đối
với nền kinh tế thị trường nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho các tổ chức độc
quyền. Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quản lý
nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh; bảo đảm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Nhà nước ta phải làm gì để khắc phục những khuyết tật đó:
Một là, nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo ổn định chính
trị, xã hội cho sự phát triển kinh tế. -
Nhà nước bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn
khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế, vì ổn định chính trị,
xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Nhà nước còn phải tạo ra hành
lang luật pháp cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản về
quyền sở hữu tài sản và hoạt động thị trường, đặt ra những quy định chi tiết cho
hoạt động của các doanh nghiệp. Khuôn khổ luật pháp mà Nhà nước thiết lập có
tác động sâu sắctới các hành vi của các chủ thể kinh tế, điều chỉnh hành vi kinh tế của họ
Hai là, nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế -
Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các
hoạt động kinh tế để bảo đảm cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định. Nhà
nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số
lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Nền
kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động bởi các cuộc khủng hoảng kinh
tế và lạm phát, Nhà nước phải sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để
ổn địnhmôi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Ba là, nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và lành mạnh. -
Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp
vì lợi ích hẹp hòi của mình có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm
môi trường sống của con người. Vì vậy, Nhà nước phải thực hiện những biện pháp
nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. lOMoAR cPSD| 44879730
Sự xuất hiện độc quyền cũng làm giảm tính hiệu quả của hoạt động thị trường, vì
vậy Nhà nước có nhiệm vụ rất cơ bản là bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền để
nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thị trường
Bốn là, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xãhội,
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. -
Nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường,
thực hiện công bằng xã hội. Sự tác động của cơ chế thị trường có thể đưa lại hiệu
quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội cố gắng
vươn tới, không tự động đưa đến sự phân phối thu nhập công bằng. Nhà nước thực
hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh
tếgắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều này
thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường
được ổn đinh, nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của
sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị
trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng
cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng
thời kích thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hóa dưới hình thức thương mại. IV, Kết luận
Có thể khẳng định, lý luận và thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Để có thể đảm bảo công cuộc phát triển đất nước Việt Nam nói
riêng và toàn thế giới nói chung thì việc đi theo con đường nền kinh tế thị trường
chủ nghĩa xã hội là con đường bắt buộc nhằm hướng đến lợi ích của toàn bộ xã hội.
Việt Nam của chúng ta đã và đang đi theo đúng con đường để có thể vươn lên trở
thành một đất nước phát triển với mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.