Bài tập lớn - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập lớn - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN lOMoAR cPSD| 44879730
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động? Hãy nêu ngắn
gọn một số hiểu biết của em về thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay? Họ tên: Phạm Trà My Mã sinh viên: 11219197 Lớp: Kế Toán TT Hà Nội, 2022 MỤC LỤC Phần Nội dung Trang Mục lục 1 Phần mở đầu 3 Phần nội dung 4
1. Quan niệm về hàng hóa sức lao động của Chủ nghĩa Mác-Lênin và
thị trường sức lao động 1.1
Khái niệm sức lao động 1 lOMoAR cPSD| 44879730 1.2
Điều kiện để sức lao động 1.3
Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động 1.4
Khái niệm thị trường sức lao động 5
2. Thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt 6 Nam hiện nay 2.1
Tình hình thị trường lao động ở Việt Nam 2.2
Thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt 7 Nam
2.2.1 Thực trạng cung lao động
2.2.2 Thực trạng cầu lao động 9
2.2.3 Thị trường xuất khẩu lao động 12 Kết luận 14
Danh mục tài liệu tham khảo 15
PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam trong những năm gần
đây có xu hướng hội nhập kinh tế với thế giới, trong
đó kinh tế tri thức luôn phát triển mạnh mẽ với
nguồn lực lớn lao là nhân lực. Con người là nguồn
lao động quý giá và to lớn của quốc gia, là một 2 lOMoAR cPSD| 44879730
trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế. Sự thịnh vượng của một quốc gia
ngày nay được xây dựng trên nền tảng văn minh,
trí tuệ của con người. Chính vì vậy việc phát triển
thị trường hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý là
một nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam
nói riêng và với thế giới nói chung. Tuy nhiên, công
cuộc đào tạo, phát triển những chính sách đãi ngộ
người lao động trên thế giới vẫn còn gặp nhiều bất
cập. Do đó, việc đề ra những chính sách và giải
pháp nhằm bình ổn thị trường đặc biệt này luôn có
ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Lý luận về loại hàng hoá đặc biệt – sức lao động, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã có
những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề vững
chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định
và phát triển thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này cùng những vấn đề liên quan đến nó.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng à Nhà nước trong bối cảnh đổi mới kinh tế,
vấn đề thị trường hàng hoá sức lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà còn mang
ý nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên
bức thiết hơn bao giờ hết.
Trước yêu cầu thực tế đã đặt ra như vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Trình bày
lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động? Hãy nêu ngắn gọn một số hiểu biết
của em về thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay?” 3 lOMoAR cPSD| 44879730 PHẦN NỘI DUNG 1.
Quan niệm về hàng hóa sức lao động của Chủ nghĩa Mác-Lênin và
thịtrường sức lao động:
1.1. Khái niệm sức lao động:
Sức lao động theo quan điểm của triết học Mác là toàn bộ năng lực thể chất, trí tuệ
và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó.
Hay nói cách khác, khả năng sức lao động của con người trong quá trình sản xuất,
kinh doanh hay lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Sức lao động là khả
năng lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong quá trình làm việc.
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu
sinh hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để sống.
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến thành tư bản.
Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải
phát triển tới một mức độ nhất định.
1.3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá
trị và giá trị sử dụng.
• Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. 4 lOMoAR cPSD| 44879730
Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần
thiết (ví dụ như: lương thực, thực phẩm, quần áo, điện, nước, tiền đi lại, tiền
thuê nhà, tiền thuốc men…) để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy
trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.
Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao
hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của
từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào
điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.
• Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng
(sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa,
một dịch vụ nào đó. Ví dụ như: lao động xây nhà, lao động gặt lúa, lao động
văn phòng, làm phần mềm…
Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.
Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung
của tư bản đã trình bày ở trên.
1.4. Khái niệm thị trường sức lao động
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những
người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.
Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị
trường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình
trao đổi trên thị trường lao động là việc làm được trả công. Thị trường lao động biểu
hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người sử 5 lOMoAR cPSD| 44879730
dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao
đổi và mức thù lao tương ứng.
Về cơ bản thị trường lao động cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh, quy luật độc quyền… 2.
Thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam hiệnnay:
2.1. Tình hình thị trường lao động ở Việt Nam:
Từ năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã chính thức công nhận sức lao động là một loại
hàng hoá, cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là điều vô cùng cần thiết..
Đảng ta cũng nhấn mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là vấn đề trọng tâm của Đảng và hàng hóa sức lao động là điều kiện tiên quyết
để phát triển kinh tế công nghiệp, kinh tế thị trường.
Trong thời gian qua việc phát triển thị trường lao động nước ta đã thu được những
thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh
tế – xã hội. Với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, yêu
cầu phát triển đồng bộ các loại thị trường khác nhau đã góp phần phân bổ hợp lý,
nhanh chóng, có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế tạo điều kiện cho hàng
hoá sức lao động và thị trường lao động. Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam đang
chuyển từ sản xuất hàng hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá Xã hội chủ nghĩa, trong
đó có vận dụng những thành tựu của sản xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa. Yếu tố cơ
bản để phân biệt sản xuất hàng hoá TBCN với sản xuất hàng hoá theo định hướng
XHCN là khả năng phát huy vai trò tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của
hàng hoá sức lao động. Đây là vấn đề then chốt trong việc vận dụng lý luận hàng
hoá sức lao động của C.Mác để có thể xây dựng một quan hệ lao động trong nền 6 lOMoAR cPSD| 44879730
kinh tế thị trường định hướng XHCN tốt đẹp hơn quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường TBCN.
2.2. Thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam:
2.2.1. Thực trạng cung lao động:
Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem vào
quá trình tái sản xuất xã hội. Cung lao động được xem xét dưới hai góc độ là số
lượng và chất lượng lao động.
Thứ nhất, về số lượng lao động
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý IV năm 2021 là 50,7 triệu người, tăng
khoảng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm
trước. So với quý trước, lực lượng lao đông ở cả hai khu vực nông thôn và ̣ thành thị
đều tăng khoảng 0,8 triệu người và lực lượng lao đông nữ tăng nhiều hơṇ so với lực
lượng lao động nam (0,9 triệu người so với 0,8 triệu người). So với cùng kỳ năm
trước, lực lượng lao đông giảm mạnh ở khu vực nông thôn (giảm gần 2,2̣ triêu người)
và giảm chủ yếu ở nam giới (giảm khoảng 0,8 triệ u người).̣
Lực lượng lao động các quý, năm 2020 và 2021
Đơn vị tính: Triệu người 7 lOMoAR cPSD| 44879730
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2021 là 67,7%, tăng 2,1 điểm phần
trăm so với quý trước và giảm 2,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của nữ là 61,6%, thấp hơn 12,7 điểm phần trăm so với
nam (74,3%). Tỷ lê tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,3%, trong ̣
khi đó tỷ lê này ở nông thôn là 69,3%. Xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng ̣
lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi,
trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị:
32,7%; nông thôn: 46,6%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 34,5%; nông thôn:
45,2%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao
động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị;
đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia
ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý IV năm 2021 là 26,1%, không
thay đổi so với quý trước và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. 8 lOMoAR cPSD| 44879730
Trong tổng số 24,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động
(ngoài lực lượng lao động) của quý IV năm 2021, có 13,2 triệu người trong độ tuổi
lao động, tâp trung nhiều nhất ở nhóm 15-19 tuổi (gần 5,5 triệu người).̣
Thứ hai, về chất lượng lao động
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực
quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Số người
có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu lao động (chiếm 20,87%) qua đào
tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại
học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực lượng lao động. Trong 10 năm qua, tỷ
lệ lao động qua đào tạo tăng mạnh nhưng vẫn còn 76,9% người tham gia lực lượng
lao động chưa được đào tạo chuyên môn.
Theo số liệu thống kê về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, ở khu vực nông thôn,
trung du và miền núi có khoảng 95% số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động
chủ yếu ở các tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung. Đây được xem là lực lượng
lao động “4 không”: không nghề – không ngoại ngữ – không tác phong công nghiệp – không có kinh tế.
Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp do nước ta là một nước nông
nghiệp nên phần lớn người lao động còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền
nhà nước tiểu nông. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng
làm việc theo nhóm, không có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy
sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
2.2.2. Thực trạng cầu lao động:
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một
ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể
hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động. 9 lOMoAR cPSD| 44879730
Trong thời gian vừa qua do khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của Covid – 19, cầu
về lao động đã giảm, nguồn cung tăng chậm, không đủ đáp ứng cầu và do nhiều nhà
quản lý từ chối tuyển dụng người lao động không có tay nghề hoặc tay nghề kém
dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp đang dần tăng lên, điều này tạo nên một gánh nặng rất lớn cho xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý IV năm 2021 là gần 1,5 triệu người, giảm
381,1 nghìn người so với quý trước và tăng 635,9 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý IV năm 2021 là 3,37%,
giảm 1,09 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,55 điểm phần trăm so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 4,06% và 2,95%). Đây là quý thứ
3 liên tiếp thị trường lao động chứng kiến tình trạng tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực
thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Tình trạng này trái ngược với xu hướng thị
trường lao động trong những năm trước đại dịch Covid-19.
Chính sách tiền công, tiền lương tối thiểu đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay: 10 lOMoAR cPSD| 44879730
Trên thị trường lao động giá cả hàng hóa sức lao động được thể hiện dưới dạng tiền
lương/tiền công. Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo tái
sản xuất sức lao động, đảm bảo duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động cùng gia đình họ. Tiền lương cũng được quyết định bởi những
quy luật giá cả của tất cả các hàng hoá khác, bởi quan hệ cung – cầu. Sự phân phối
tiền lương công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của
người lao động đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, tiền lương và thu nhập
phải thể hiện được sự công bằng trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu suất
công tác của mỗi người.
Ở nước ta, cải cách trong chính sách tiền lương năm 1993 đã đem lại những thay đổi
bước đầu trong hệ thống trả công lao động, tạo nên sự hài hòa giữa người lao động
với người sử dụng lao động. Chính sách cải cách tiền lương quy định về mức lương
tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ phụ cấp tiền lương, thu
nhập, trong đó xác định mức tiền công, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác
định giá cả sức lao động. Hệ thống thang bảng lương cũng đã dần dần được điều
chỉnh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước đã ban hành hệ thống thang
bảng lương, bảng lương (Nghị định 26/CP ngày 13/5/1993) để các doanh nghiệp nhà
nước áp dụng thống nhất, và trở thành thang giá trị chung cho việc tính lương như một yếu tố đầu vào.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài,
tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật
doanh nghiệp, nhà nước đã thể chế hóa chính sách tiền lương bằng cách ban hành
mức lương tối thiểu, còn các nội dung khác của chính sách tiền lương chỉ mang tính
hướng dẫn để các doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức đó quyết định trên cơ sở quan
hệ cung cầu lao động trên thị trường và điều kiện của từng bên tham gia thị trường. 11 lOMoAR cPSD| 44879730
Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị trường,
cụ thể: Ngày 10/11/2012, Quốc Hội đã thông qua Nghị Quyết quy định về mức lương
tối thiểu chung. Kể từ ngày 01/07/2013, mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh
tăng từ 1,050,000 đồng/tháng lên 1,150,000 đồng/ tháng, tức tăng thêm 100,000
đồng/ tháng so với hiện nay. Như vậy, đồng thời mức lương tối đa (mức trần) tham
gia Bảo hiểm Xã Hội – Y tế – Thất nghiệp sẽ tăng lên 23,000,000 đồng từ tháng
01/07/2013 thay vì là 21,000,000 đồng như hiện nay.Theo đó, từ tháng 07/2013,
người lao động đang có mức lương tham gia bảo hiểm (lương hợp đồng lao động)
cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung sẽ phải đóng thêm 190,000 đồng/tháng
(9.5%) và người sử dụng cũng phải đóng thêm tương ứng cho nhân viên này 420,000
đồng/tháng/nhân viên (21%) vào quỹ BHXH-YT-TN.
Như vậy, cho thấy giá cả của sức lao động trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn
còn chưa thỏa đáng. Mức lương trung bình của người lao động còn thấp so với mức
thu nhập trung bình của lao động xã hội, chưa đảm bảo đầy đủ điều kiện để người
lao động phát huy hết khả năng của mình.
2.2.3. Thị trường xuất khẩu lao động:
Những năm gần đây, nhờ mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu lao
động của Việt Nam đang ngày càng sôi động hơn. Hiện nay, nhiều thị trường bắt đầu
mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Song song đó, các công ty cung
ứng nhân lực cũng đang phỏng vấn, đào tạo và làm hồ sơ xuất cảnh cho các lao động
có nhu cầu. Tuy nhiên, tâm lý e ngại dịch bệnh vẫn còn hiện hữu dẫn đến tình trạng cầu nhiều hơn cung.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, trong tổng số 45.058 người lao động (NLĐ)
ra nước ngoài làm việc năm 2021, có đến 39.041 người chọn sang Nhật Bản và Đài
Loan (Trung Quốc). Cụ thể, có 19.531 NLĐ Việt Nam chọn sang Đài Loan làm việc
và 19.510 người chọn Nhật Bản. Các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động 12 lOMoAR cPSD| 44879730
(XKLĐ) dự đoán năm nay, 2 thị trường chủ lực này sẽ tiếp tục thu hút NLĐ Việt
Nam đến làm việc. Tuy nhiên, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19 bùng
phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2022, dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến chính sách tiếp nhận của các nước.
Vì vậy, chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của năm 2022 là đưa được 90.000 lao động đi làm việc nước ngoài. KẾT LUẬN
Có thể nói thị trường lao động khá mới mẻ đối với Việt Nam bởi lẽ việc hình thành
thị trường lao động còn khá nhỏ lẻ ở những khu công nghiệp hoặc ở những thành
phố lớn. Việt Nam đã gia nhập vào WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn 13 lOMoAR cPSD| 44879730
đối với Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, trong thị trường thế giới đầy
khắc nghiệt, các nhà kinh tế Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể nhằm nâng
cao sức cạnh trạnh của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Do vây, cần áp
dụng triệt để lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác vào thực tế Việt Nam
một cách có hiệu quả để mang lại nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề, phẩm
chất tốt để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong thời đại mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB, Chính trị quốc gia, năm2004.
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB,Chính trị quốc gia, năm 2013. 14 lOMoAR cPSD| 44879730
3. An Như Hải, “ Hỏi – đáp môn kinh tế chính trị Mác- Lênin”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
4. PGS.TS Trần Văn Phòng – PGS.TS An Như Hải – PGS.TS Đỗ Thị Thạch “
Hỏi đáp môn những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin”, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 15