Bài tập lớn kinh tế Chính trị Mac-Lenin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập lớn kinh tế Chính trị Mac-Lenin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN: Kinh tế chính trị Mác-Lênin
ĐỀ BÀI: Trình bày nội dung và những tác động của quy luật cạnh tranh trong
nền kinh tế thị trường. Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế thị trường nước ta.
Họ tên: Nguyễn Hồng Hạnh
Lớp: POHE3 Truyền thông Marketing 64
Mã sinh viên: 11222152 Hà Nội, 2023 lOMoAR cPSD| 44820939 PHẦN MỞ ĐẦU
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan
hệ ganh đua giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trong nền kinh tế
thị trường, cạnh tranh mang là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế, hoạt động
sản xuất kinh doanh, có vai trò tích cực với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc
gia. Từ khi đổi mới nền kinh tế Việt Nam cũng đã áp dụng quy luật này và một số
thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển
hơn, kinh tế phát triển ổn định…Vì vậy, theo em, cạnh tranh là một chủ đề rất quan
trọng và thực tế; việc nghiên cứu và tìm hiểu về các vấn đề và sự tác động của cạnh
tranh sẽ giúp bản thân em có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn về cách vận hành của
nền kinh tế. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm thực tiễn cho việc đóng góp vào
nền kinh tế nước nhà trong tương lai. Và đó là lý do em chọn nghiên cứu đề tài “Trình
bày nội dung và những tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường. Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế thị trường nước ta.” lOMoAR cPSD| 44820939 PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận 1.1. Khái niệm
1.1.1. Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được
thông qua thị trường chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự
túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh
tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị
trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Kinh tế thị trường là sản
phẩm của văn minh nhân loại.
1.1.2. Quy luật cạnh tranh trong kinh tế thị trường
Nếu Kinh tế thị trường được ví như một sân chơi, thì các chủ thể kinh tế được coi
những người tham gia chơi. Mỗi chủ thể kinh tế phải tự trả lời câu hỏi: sản xuấtcái
gì? Sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Và tất nhiên, do sự khác biệt về lợi
ích, để đạt được lợi nhuận tối đa thì cạnh tranh trên thị trường là tất yếu khách quan.
Hay nói cách khác, các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình của “Quy luật cạnh tranh”.
Quy luật cạnh tranh được diễn giải như sau: “Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế
điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong
sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị
trường, các chủ thế sản xuất kinhdoanh, bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp nhân cạnh tranh.”
Như vậy, cạnh tranh trong kinh tế thị trường là tất yếu. Cạnh tranh là sự ganh đua
giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ đểthực
hiện tốt nhất lợi ích của mình. Ví dụ như: cạnh tranh giữa công ty Pepsi và Cocacola,
hay như cạnh tranh giữacác thương lái để thu mua nông sản …
1.2. Phân loại cạnh tranh
1.2.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành 3 lOMoAR cPSD| 44820939
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế trong cùng một
ngành hàng hóa. Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh
nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.
Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ,
hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa,
làm cho hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hang hóa đó.
Kết quả của cạnh tranh nội bộ là hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa.
Cùng với một loại hàng hóa được sản xuất ra trong cá doanh nghiệp sản xuất khác
nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị người lao động…) khác nhau, cho
nên hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng
hóa được trao đổi theo giá trị thị trường chấp nhận.
Theo C.Mác: “Một mặt phải coi giá trị thị trường là trung bình của những hàng hóa
được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị
trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện trung
bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này.”
1.2.2. Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau.
Cạnh tranh giữa các ngành, vì vậy, cũng trở thành phương thức để thực hiện lợi ích
của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường.
Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các
ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình. Mục đích củ cạnh tranh giữa
các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực
của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân,
và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Việc hình thành nên giá thị trường 4 lOMoAR cPSD| 44820939
của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi
hoặc không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng
suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản
sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng trung bình như nhau.
1.3. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có
mặt hạn chế. Nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội khi cạnh tranh lành mạnh.
Còn những mặt tiêu cực, những hạn chế của cạnh tranh rất dễ dàng có thể nhận ra
đến từ cạnh tranh không lành mạnh.
1.3.1. Các tác động tích cực
Cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: Trong một thị trường
luôn có rất nhiều doanh nghiệp và các ngành kinh doanh thì việc một doanh nghiệp
có nhiều đối thủ là không tránh khỏi. Khi đó, để có thể cạnh tranh thì chất lượng sản
phẩm phải cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhưng chi phí sản xuất phải hợp lí để
có thể vẫn sinh ra lợi nhuận, hay nói cách khác, lực lượng sản xuất phải mang lại
“lợi thế cạnh tranh”. Đây là mặt thứ nhất của cạnh tranh, khi cả nền kinh tế phát
triển, mọi đối thủ kinh doanh đều có “lợi thế cạnh tranh”, thậm chí còn có lợi thế
hơn doanh nghiệp thì phải nâng cấp doanh nghiệp mình, nâng cao năng lực cạnh
tranh: nâng cao tay nghề người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, vận
dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật… Cứ như vậy, khi các doanh nghiệp cạnh
tranh, chất lượng của lực lượng sản xuất nói chung sẽ ngày một cải thiện và phát triển.
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường: Cạnh tranh là
một quy luật của nền kinh tế thị trường, ở đó, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế
đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Kinh tế thị trường càng phát triển thì
cạnh tranh càng quyết liệt, thường xuyên hơn. Cạnh tranh lại là động lực thúc đẩy
sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Vì cạnh tranh không chỉ thúc
đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ
nguồn lực mà còn thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội nhằm tối ưu hóa lợi
nhuận của mỗi chủ thể kinh tế. Có thể thấy, cạnh tranh và nền kinh tế thị trường luôn
tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực: 5 lOMoAR cPSD| 44820939
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc
cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả. Nguồn lực được
phân bổ tối ưu khi giá cả trả cho hàng hóa và dịch vụ trên tất cả các thị trường phản
ánh chính xác chi phí kinh tế thấp nhất để cung ứng chúng. Các nhà sản xuất sẽ phải
điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực sao cho phân bổ nguồn lực là tối ưu.
Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội: Trong nền
kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận tối đa. Muốn có
được lợi thế cạnh tranh, người sản xuất phải làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp
hơn, chi phí sản xuất rẻ hơn… để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng. Khi
các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau, hoặc chất lượng của hàng hóa sẽ tăng lên hoặc
giá thành của hàng hóa sẽ giảm đi, hoặc cả hai điều đó sẽ xảy ra mà nhu cầu của
khách hàng vẫn được thỏa mãn. Vậy là, càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng cao
hơn, cạnh tranh đem đến cho khách hàng giá trọ tối ưu đối với đồng tiền mồ hôi công sức họ làm ra. 1.3.2. Các tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực đến từ cạnh tranh lành mạnh thì những khuyết tật,
tác động của cạnh tranh không lành mạnh: chạy theo lợi nhuận đơn thuần, tìm mọi
cách để kiếm lợi nhuận, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật,
vi phạm những đạo đức kinh doanh, coi nhẹ vấn đề y tế, môi trường, xã hội… đang
là những thực trạng nhức nhối của toàn xã hội.
Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh:
Khi các chủ thể thực hiện mọi cách để cạnh tranh sẽ rất dễ sử dụng các biện pháp
cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí là không lành mạnh, các thủ đoạn xấu để tăng
lợi nhuận: buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
… Đây là những hành vi xấu, làm môi trường kinh doanh sẽ ngày càng đi xuống về
mặt chất lượng và làm giá trị đạo đức bị xói mòn. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn
cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ.
Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội: Để giành ưu thế
trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ nguồn lực để giành ưu thế cạnh tranh
mà không phát huy được vai trò của nguồn lực trong sản xuất kinh doanh cũng là một
hình thức của cạnh tranh không lành mạnh. Khi đó, nguồn lực không được phân bổ 6 lOMoAR cPSD| 44820939
hợp lí: nơi cần thì không đủ, nơi có thì không thể phát huy tối ưu vai trò của nguồn
lực mình có. Không chỉ thế, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường ngày
một nghiêm trọng. Về lâu về dài, đây sẽ không chỉ là vấn đề lãng phí nguồn lực xã
hội mà là hủy hoại môi trường sống, nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ba là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội: Khi cạnh tranh không
lành mạnh ngày một mạnh mẽ, phân hóa giàu nghèo, lãng phí nguồn lực xã hội và
các vấn đề xã hội khác sẽ ngày một nhiều, nghiêm trọng. Thay vì nếu sử dụng hiệu
quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hôi lựa chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu. Cho nên, khi các
chủ thể sử dụng các biện pháp cạnh trnah thiếu lành mạnh việc gây tổn hại đến phúc
lợi xã hội là không tránh khỏi.
1.4. Biểu hiện và tác động của cạnh tranh trong trạng thái độc quyền 1.4.1. Độc quyền
Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duynhất
một người bán và sản xuất ra sản phẩm đó cho người mua mà không có bất kỳsự lựa
chọn nào khác giữa người bán và người mua.Đây là một trong những dạng của thất
bại thị trường,là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.Mặc dù
trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp nào đáp ứng hoàn hảo hai tiêu
chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng
những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự khônghiệu quả của lợi ích xã
hội.Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu chí: mức độ độc quyền,nguyên nhân
của độc quyền, cấu trúc của độc quyền.
1.4.2. Biểu hiện của cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
- Nhiều người mua và người bán
- Sự khác biệt của sản phẩm
- Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp
- Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn
- Lợi nhuận bình thường trong dài hạn 7 lOMoAR cPSD| 44820939
- Thông tin không hoàn hảo
1.4.3. Tác động của độc quyền
a. Tác động tiêu cực
Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở
mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì sản xuất ở
mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong thị trường.
Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơimà giá bán sản phẩm phụ thuộc vào số
lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng chiếm đoạt quyền
giá bán sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chiếm đoạt quyền giảm sản lượng. Vì thế lợi
nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm
doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền lớn hơn giá bán sản
phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm
được có thể đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác,
nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu q uả
khilợi ích biên bằng doanh thu biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét
trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở
mức sản lượng mà doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sản xuất thì lợi ích biên lớn hơn
chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp chiếm
đoạt quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường
cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng tăng lên trừ đi tổng chi
phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là
tổn thất do chiếm đoạt quyền.
Như vậy, tác hại của độc quyền là:
- Giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn cạnh tranh hoàn hảo.
- Khả năng chi phí cao hơn do không có cạnh tranh.
- Bất công bằng trong phân chia thu nhập.a. Tác động tích cực
- Tiết kiệm chi phí nhờ quy mô sản xuất lớn.
- Khả năng chi phí thấp hơn nhờ có nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn.
- Khả năng tạo phát minh và sản phẩm mới.
- Lợi nhuận độc quyền là mong muốn lớn nhất đổi với các nhà sản xuất. Vì vậy
cácnhà độc quyền luôn tìm mọi cách để duy trì vị trí độc quyền. Khác với trong
thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sự tồn tại của lợi nhuận độc quyền không cho phép 8 lOMoAR cPSD| 44820939
các hãng khác tham gia vào ngành. Nhà độc quyền luôn cố gắng ngăn chặn các
nhà sản xuất mới xâm nhập vào thị trường.
II. Liên hệ thực tiễn nền kinh tế thị trường Việt Nam
2.1. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
2.1.1. Tác động tích cực -
Cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: Những tựu
khoahọc và công nghệ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển tư liệu sản xuất,
nhất là trong lĩnh vực công nghiệpvà nông nghiệp. Để đạt được bước tiến đó, không
thể không kể đến xu thế toàn cầu hóa, sự hội nhập quốc tế, và quy luật cạnh tranh
của nền kinh tế thị trường.Việt Nam đã xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp có
dây chuyền, máy móc hiện đại; trong lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng máy móc để
tăng năng suất laođộng, thay thế dần sức lao động của con người… Cải tiến kỹ thuật,
đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị
cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất thấp hơngiá
trị xã hội của hàng hóa đó. Không chỉ vậy, sự tăng lên của đội ngũ nhân lực có trình
độ chuyên môn đã bước đầuđáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất
hiện đại trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc cải
tạo nền sản xuất theo hướng hiện đại. Người nông dân Việt giờ đây đã sử dụng máy
cày thaytrâu, dùng máy tuốt lúa liên hợp để thay cho cả một quá trình lao động vất
vả,dùng nhà kính với những phương pháp và hạt giống mới để tăng năng suất
câytrồng, kết quả là quý IV năm 2020, ngành nông nghiệp tăng 2,55% đóng góp 0,29
điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế trong tình
hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. -
Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực: ở Việt
Nam,việc phân bổ nguồn lực không chỉ do cơ chế thị trường điều tiết mà còn do định
hướng của Nhà nước và những chính sách nhằm ổn định, khắc phục những hạnchế
của thị trường. Nhờ vào cạnh tranh, những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đã
được bộc lộ rõ, giúp cho Nhà nước có những định hướng đúng đắn cho nền kinh tế
nước nhà. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội: cạnh tranh khiến
các nhãn hàng Việt Nam tích cực thay đổi phương thức marketing, thậm chí là chất
lượng, mẫu mã sản phẩm để phù hợp thị hiếu, nhu cầu khách hàng mà vẫn giữ được
giá trị riêng của mình. Hiện nay, các trang thương mại điện tử đang dần chiếm ưu
thế, hầu như các thương hiệu đều có kênh riêng và có những chính sách giảm giá 9 lOMoAR cPSD| 44820939
hay ưu đãi dành cho khách hàng. Đồ ăn, đồ gia dụng, mỹ phẩm, …chỉ với vài thao
tác là khách hàng có thể được giao tận nhà. Không chỉ thế, càng ngày việc tham khảo
trải nghiệm của khách hàng càng được chú trọng, thái độ phục vụ của nhân viên cũng
trở thành một tiêu chí cạnh tranh của các doanh nghiệp.Cạnh tranh thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế thị trường: sau hơn 30 năm chuyển mình sang nền kinh tế thị
trường định hướng chủ nghĩa xã hội, nền kinhtế Việt Nam đã có những bước nhảy
vọt, là một trong những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có những
mặt hàng có thể cạnh tranh và xuất khẩu sang nước ngoài.
2.1.2. Tác động tiêu cực
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, tính đến hết năm 2018 đã có khoảng
400 hồ sơ khiếu nại về các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và con số này đang
có chiều hướng gia tăng. Những hành vi ấy vô cùng ảnh hưởng đến niềm tin của
khách hàng, cũng như an ninh thương mại, lãng phí nguồn lực xã hội rồi gây ra tổn
hại phúc lợi xã hội. Ta có thể lấy một vài ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh đã những năm gần đây ở Việt Nam: -
Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh: năm 2020,
lựclượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý trên 66.000 vi phạm buôn lậu, hàng
giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và con số này sẽ còn tăngthêm và
diễn biến phức tạp vào năm 2021 -
Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội: Formosa Hà Tĩnh
đãbị phạt bồi thường thiệt hại 500 triệu USD và được gọi là công ty gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua khi làm ô nhiễm
môi trường biển khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miềnTrung từ Hà Tĩnh
đến Thừa Thiên – Huế -
Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội: trong giai đoạn
20162019, thu nhập bình quân đầu người của nhóm có thu nhập thấp nhất là 791.000
đồng, tăng bình quân 5,7% trong khi nhóm cao nhất là 7.800.000 đồng tăng 6,8%,
điều này cho thấy sự phân hóa giàu nghèo ngày một tăng, phúc lợi xã hội sẽ phải chi
trả nhiều hơn cho người nghèo, người thất nghiệp hay cả những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. 10 lOMoAR cPSD| 44820939
2.1.3. Chính sách cạnh tranh và chống độc quyền
Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, không thể thiếu vai trò của nhà nước
trong việc điều tiết mà vẫn luôn phải tôn trọng các quy luật chung vốn đã tồn tại của
nền kinh tế thị trường song song với không làm ảnh hưởng tới quyền tự do kinh
doanh của các chủ thể kinh tế. Để làm được điều đó, nhà nước sử dụng chính sách
cạnh tranh, bao gồm: - Chính sách thương mại quốc tế - Chính sách công nghiệp
- Chính sách cổ phần hóa - Chính sách lao động
- Cải cách điều tiết kinh tế ngành
- Chính sách về quyền sở hữu trí tuệ
- Luật cạnh tranh 2018: Đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong chínhsách
cạnh tranh, chủ yếu điều chỉnh kiểm soát 4 loại hành vi gây hạn chế cạnh tranh: sáp
nhập, mua lại doanh nghiệp gây hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm
dụng vị trí độc quyền; thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. PHẦN KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường. Canh tranh cũng
có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và nó được đánh dấu bằng
sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra thất nghiệp, tạo gánh nặng cho
xã hội. Tuy nhiên xát trong một quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã
hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau sẽ làm nguồn lực của xã hội được phân
bố và sử dụng có hiệu quả hơn. Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là
một con dao hai lưỡi, nó có là động lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tùy
thuộc vào sự vận dụng quy luật này ở mỗi nước. Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi
thất bại nếu không biết vận dụng quy luật cạnh tranh. Là nước áp dụng quy luật cạnh
tranh muộn nên Việt Nam sẽ có được nhiều kinh nghiệm của những nước đi trước, từ
đó chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ chứng minh rằng: Việt Nam chính là mảnh đất màu
mỡ cho cạnh tranh phát huy hết ưu điểm của nó. 11 lOMoAR cPSD| 44820939
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các khái niệm và kiến thức cơ bản đều được lấy từ giáo trình học phần Kinh tế
chính trị Mác – Lê-nin (dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị) do
Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 2019.
2. Luật Minh Khuê: Vai trò, ý nghĩa cạnh tranh là gì? Chính sách nhà nước cạnh tranh.
3. “Phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam”, tạp chí mặt trận số ra ngày 12/01/2018.
4. Tổng cục thống kê: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.
5. Tạp chí cộng sản: “Hoàn thiện thể chế về thu hút, phân bổ và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước”.
6. Wikipedia: Kinh tế Việt Nam.
7. Tạp chí cộng sản: Giá trị văn minh – một đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12