Bài tập lớn KTCT Nền kinh tế thị trường| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường luôn có sức ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và
phát triển của mỗi quốc gia. Các vấn đề nhà nước và thị trường luôn là mối
quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, do đó việc tìm tòi mô
hình quản lý kinh tế thích hợp, hoạt động hiệu quả hơn luôn là vấn đề mà
nhà nước Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới quan tâm.
Việc tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một yếu tố cơ bản và tất yếu của quá trình đổi mới quản lý kinh tế.
Trong những năm vừa qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng
và nhà nước, Việt Nam đã thoát khỏi những khủng hoảng ban đầu của thời
kì bao cấp, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân cũng dần
được cải thiện một cách đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Cho đến ngày hôm nay, sau 37 năm thực thực hiện đổi mới, Việt Nam đã
gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn
tại các mặt hạn chế nhất định của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, em
đã lựa chọn đề tài “Phân tích những ưu thế và những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường. Liên hệ với thực tiễn của Việt Nam, các giải pháp khắc
phục những khuyết tật của nhà nước” để làm đề tài cho bài tiểu luận kinh tế
chính trị Mác-Lênin của mình. Nội dung
I) Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.
Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi
đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
1) Ưu thế của nền kinh tế thị trường
, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo Một là các chủ thể kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có cơ hội để tìm ra động lực
cho sự sáng tạo của mình. Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị
trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động
của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua
đó, thúc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế
hoạt động năng động, hiệu quả. Nền kinh tế thị trường chấp nhận những ý tưởng
sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lý. Nền kinh tế thị
trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo sự phát triển của xã hội.
Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ
thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể được phát huy,
đều có thể trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội. Thông qua vai trò gắn kết của
thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so
với nền kinh tế tự cấp tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hóa để phát huy tiềm
năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng miền trong quốc gia, của từng quốc
gia trong quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới.
Ba là, nền kinh tế thị trường tạo luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối
đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, các thành viên của xã hội luôn có thể tìm thấy
cơ hội tối đa để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nền kinh tế thị trường với sự tác
động của các quy luật thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu
sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu
tiêu dùng về các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người
tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu cũng như đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng
hóa, dịch vụ. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở thành phương thức để
thúc đẩy văn minh, tiến bộ xã hội.
2) Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Bên cạnh những ưu thế, kinh tế thị trường cũng những khuyết tật vốn có.
Những khuyết tật chủ yếu của kinh tế thị trường bao gồm:
, trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng. Một là
Sự vận động của cơ chế thị trường không phải khi nào cũng tạo được những
cân đối, do đó, luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Khủng hoảng có thể
diễn ra cục bộ, có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể xảy ra
đối với mọi loại hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường. Sự khó khăn đối
với các nền kinh tế thị trường thể hiện ở chỗ, các quốc gia rất khó dự báo chính
xác thời điểm xây ra khủng hoàng. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục
được những rủi ro tiềm ẩn này.
Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn
đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường. Cũng vì động cơ lợi nhuận,
các thủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy
theo mục tiêu làm giàu thậm chi phi pháp, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức
kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội. Đây là những mặt trái mang tính khuyết
tật của bản thân nền kinh tế thị trường. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể
hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế
nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn dài. Tự nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được các khuyết tật này.
Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ
hội là tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía
cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích
theo mức độ và loại hình hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của
cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu. Đây là khuyết tật của nền
kinh tế thị trường cần phải có sự bổ sung và điều tiết bởi vai trò của nhà nước.
Do những khuyết tật của kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại
một nền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để
sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường. Khi đó, nền kinh tế được gọi là
kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp.
II) Thực tiễn Việt Nam sau khi đổi sang nền kinh tế thị trường.
Trước khi đề cập tới đất nước ta sau khi đổi sang nền kinh tế thị trường, hãy
nhìn lại Việt Nam trước những năm 1986 - thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, bao cấp, đất nước kém phát triển. Đó là thời kì nền kinh tế vận động
dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu
nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng
các quy luật thị trường. Cơ chế này thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học
– công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích
tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nó hạn chế sự phát
triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất
lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực
trong xã hội như tham ô, lãng phí. Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành
chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân, không tính theo hiệu quả lao
động của mỗi người. Tất cả đó đã dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến
cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về chất lượng của nhiều mặt hàng.
1) Những thành tựu Việt Nam đã đạt được.
Sau 37 năm thực hiện công cuộc đổi mới (từ đại hội VI năm 1986), đất nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn
diện. Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai
đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ
đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm;
các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt
mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch
bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước
tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng
lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng
268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ
rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm
2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm. Không chỉ vậy, môi trường đầu tư liên tục được
cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Tính
riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt
2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ
USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn
FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng
điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát triển các
khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng
thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến
công nghiệp... Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ.
Đi cùng với sự tăng trưởng vượt bậc trong kinh tế, đất nước ta còn gắn kết hài
hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn
bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế,
chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm;
từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi
người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. An sinh xã hội cơ
bản được đảm bảo; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng
bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống
bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính
sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn
về văn hóa, y tế và giáo dục. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Việt
Nam đã tăng thêm ngân sách và huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách
xã hội; đồng thời hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Trên thị trường, hàng hóa đa dạng, thỏa mãn được nhu cầu người tiêu dùng,
nhiều hàng phân phối. Chủng loại hàng hóa, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng
và phong phú phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng, thỏa mãn
tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ. Có vô vàn những sự lựa chọn cho người
tiêu dùng- dieuf mà trước đây thời kì bao cấp không thể đáp ứng được.
2) Những mặt hạn chế
Tuy nhiên, bất kì quá trình phát triển nào cũng có những khuyết tật, những mặt
hạn chế. Do bản chất bằng mọi cách tìm kiếm lợi nhuận tối đa, do những mâu
thuẫn vốn có trong xã hội tư bản không thể điều hòa được cho nên nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa không thể loại bỏ được sự bất công, sự bất bình đẳng xã
hội và sự phân cực giàu nghèo đang ngày càng sâu sắc hơn trong xã hội. Trong
giai đoạn 2010-2020, thu nhập của tất cả các nhóm dân cư đều tăng, khoảng cách
về thu nhập giữa nhóm 1 (người nghèo nhất) và nhóm 5 (người giàu nhất) tăng
từ 9,2 lần năm 2010 tăng lên 10,2 lần năm 2019; (tăng từ 3 triệu đồng lên 9.1 triệu đồng).
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Điều đó thể
hiện rất rõ trong thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Thiên nhiên nước bị phá
hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong
việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm sản xuất ra hàng
hóa thỏa mãn như cầu tiêu dùng. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ
chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%).
Diện tích đất trồng trọt đang bị sói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay.
Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình
sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Theo thống kê của
Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội
có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi
trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều
lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công
nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Bên cạnh đó, vấn đề khai thác
mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy
hoại môi trường sinh thái.
Cơ chế thị trường kích thích cái “tôi” một cách thái quá và là tác nhân làm mất
cân đối, thậm chí méo mó sự phát triển nhân cách, suy đồi đạo đức. Nhiều người
cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay mà
còn nói đến lý tưởng, niềm tin thì thật xa vời và thiếu thực tế. Từ đó, họ chuyển
sang lối sống thực dụng một cách triệt để, để bộc lộ những khía cạnh thấp hèn, vụ
lợi, thậm chí là tàn nhẫn mà không hay. Trong nhiều năm trở lại đây, dư luận đã
nhiều lần lên án những hiện tượng kinh doanh vi phạm đạo đức, chạy theo lợi
nhuận, bỏ qua lợi ích cộng đồng. Ở nước ta, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều
vụ việc gây bức xúc trong dư luận như: Vụ Công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị
Vải, vụ Formusa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển miền Trung... và hàng loạt các vụ liên
quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm khác cho thấy, trách nhiệm của các bộ, ngành
vẫn còn lỏng lẻo, các quy pháp pháp luật vẫn chưa điều chỉnh kịp thời với cuộc sống.
3) Những giải pháp từ phía nhà nước
Để khắc phục những mâu thuẫn, đồng thời, hạn chế những tác động tiêu cực của
cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa cần thiết phải có sự can thiệp hiệu quả của nhà nước để định hướng phát
triển đúng hướng vì con người. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế
và tổ chức thi hành pháp luật, các điều luật: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, răn đe
những cá nhân suy đồi đạo đức, làm lũng đoạt nền kinh tế thị trường. Đẩy mạnh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Có khung pháp luật và hướng dẫn về
việc các doanh nghiệp, cá nhân phải có báo cáo về kiểm toán xã hội và báo cáo xã
hội để cộng đồng biết và giám sát. Đề ra những chính sách, luật lệ nhằm bảo vệ
thiên nhiên, môi trường, tránh khai và sử dụng thiếu hợp lí dẫn tới cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên. Phát triển đồng bộ, ổn định, bền vững các loại thị trường, nhất
là thị trường vốn, tiền tệ, lao động, khoa học công nghệ, bất động sản... Tập trung
hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý thị trường tài chính, chứng khoán phát
triển lành mạnh, ổn định, an toàn tăng cường công khai, minh bạch, kỷ cương, kỷ
luật đối với thị trường tài chính, dịch vụ tài chính; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công. Bên
cạnh đó, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo
nhằm tiếp tục phát huy những ưu thế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.