Bài tập lớn Kỹ năng mềm - Kĩ Năng Mềm | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bài tập lớn Kỹ năng mềm - Kĩ Năng Mềm | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022
Tên chủ đề bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm phong cách
giao tiếp, các đặc trưng của phong cách giao tiếp và các loại phong cách
giao tiếp. Trên cơ sở đó, hãy lấy ví dụ liên hệ thực tế về một cá nhân mà
anh (chị) biết và phân tích phong cách giao tiếp của cá nhân đó. Theo anh
(chị), việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp trong giao tiếp có ý nghĩa
như thế nào đối với công việc và cuộc sống của anh (chị).
Họ và tên học viên/ sinh viên : Vũ Minh Phương
Mã học viên/ sinh viên : 2011153733
Lớp : ĐH10LQ7
Tên học phần : Kỹ năng mềm
Giảng viên hướng dẫn : Trần Quốc Việt
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. PHONG CÁCH GIAO TIẾP..................................................3
1.1. Khái niệm phong cách giao tiếp..........................................................3
1.2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp...................................................3
1.2.1. Tính ổn định...................................................................................3
1.2.2. Tính chuẩn mực.............................................................................4
1.2.3. Tính linh hoạt của phong cách giao tiếp.......................................5
1.3. Các loại phong cách giao tiếp..............................................................5
1.3.1. Phong cách giao tiếp dân chủ........................................................5
1.3.2. Phong cách giao tiếp độc đoán......................................................6
1.3.3. Phong cách giao tiếp tự do.............................................................6
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN...........................................................7
2.1.Ví dụ thực tế liên hệ tới một cá nhân về phong cách giao tiếp..........7
2.1.1. Ví dụ thực tế...................................................................................7
2.1.2. Phân tích.........................................................................................8
2.2. Ý nghĩa của việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp trong giao
tiếp đối với công việc và cuộc sống của bản thân sinh viên.....................9
KẾT LUẬN....................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................12
1
MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, giao tiếp là một phần không thể thiếu để cho chúng ta
sống và phát triển. Đặc biệt mỗi chúng ta đều hình thành nét riêng trong lời
nói, cử chỉ, điệu bộ hành động, tạo nên phong cách giao tiếp rất riêng của mỗi
người. Ngày nay khi đời sống xã hội được nâng cao, văn minh và văn hóa thì
phong cách giao tiếp có ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, bản thân mỗi
chúng ta. Ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực là do mỗi người lựa chọn phong
cách giao tiếp như thế nào, kết hợp ra sao, có phù hợp với hoàn cảnh, có linh
hoạt sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, … trong mỗi hoàn cảnh cụ thể hay
không. Phong cách giao tiếp được mọi người vận dụng rất đa dạng, nhưng
chủ yếu được chia làm 3 loại phong cách: dân chủ, độc đoán và tự do. Sự kết
hợp linh hoạt và phù hợp các loại phong cách giao tiếp trong cuộc sống, công
việc và học tập của mội người đều vô cùng quan trọng. Vì vậy việc sử dụng
phong cách ngôn ngữ phù hợp có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi người, đặc
biệt là với bản thân sinh viên như em đang ngồi trên ghế giảng đường. Vì vậy
em chọn đề tài nghiên cứu “Phong cách ngôn ngữ” cho bài làm của mình.
Đây là một đề tài rất có ý nghĩa, sâu sắc, giúp cho chúng ta hiểu hơn về phong
cách giao tiếp và sử dụng phong cách giao tiếp sao cho phù hợp nhất có thể,
đem lại lợi ích và đạt được hiệu quả tốt nhất.
2
CHƯƠNG 1. PHONG CÁCH GIAO TIẾP
1.1. Khái niệm phong cách giao tiếp
Trong cuộc sống, ở mỗi con người hay nhóm người dần hình thành nên
những nét riêng trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động. Chúng tạo nên
phong cách giao tiếp của người đó hoặc nhóm người đó.
Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động
tác, các ứng xử tương đối ổn định của mỗi con người hoặc mỗi nhóm người
trong giao tiếp.
1.2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp
1.2.1. Tính ổn định
Tính ổn định của phong cách giao tiếp biểu hiện ở chỗ, phong cách
giao tiếp của mỗi con người, mỗi nhóm người là tương đối như nhau trong
những tình huống giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, một giáo viên có phong
cách giảng bài chậm rãi, ung dung thư thái, thì không chỉ trên bục giảng mà
ngay cả với đồng nghiệp hay người thân trong gia đình, người đó cũng thường
nói chậm rãi, ung dung thư thái như vậy.
Tính ổn định của phong cách giao tiếp được quy định bởi nhiều yếu tố,
trong đó cơ bản là:
- Đặc điểm thể chất của cá nhân: Chẳng hạn như chiều cao, tỉ lệ giữa
các phần của cơ thể: đầu, mình, chân, tay cũng ảnh hưởng nhiều đến dáng đi,
đứng.
- Nghề nghiệp: Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, mỗi con người
thường tham gia vào những quan hệ giao tiếp ổn định, trong những điều kiện,
hoàn cảnh cũng tương đối ổn định, chúng tạo nên những nét riêng trong giao
tiếp của những người cùng nghề. Từ đó, phong cách giao tiếp của người thầy
giáo khác phong cách giao tiếp của người thầy thuốc, phong cách giao tiếp
của người thư ký khác phong cách giao tiếp của nhà khoa học, phong cách
3
giao tiếp của người kinh doanh khác phong cách giao tiếp của người nông
dân...
- Đặc trưng của thời đại: Chẳng hạn, phong cách giao tiếp của con
người trong thời kỳ đổi mới có nhịp điệu, nhanh, hối hả, khẩn trương hơn thời
bao cấp.
1.2.2. Tính chuẩn mực
Giao tiếp là một hành vi xã hội phổ biến ở con người. Nó được quy
định bởi các chuẩn mực xã hội, như đạo đức, văn hoá, thẩm mĩ, pháp luật; bởi
phong tục, tập quán, truyền thống, lễ giáo và các nguyên tắc khác được ấn
định trong giao tiếp. Ví dụ: một học sinh khi trả lời câu hỏi của thầy giáo thì
cần mở đầu bằng những từ: “Em thưa thầy…”,1nhân viên khi báo cáo kết quả
công việc với giám đốc thì phải: “Thưa giám đốc...” hoặc “Báo cáo giám
đốc...” hay khi một người lớn tuổi và một người trẻ tuổi gặp nhau thì người
trẻ tuổi phải chào người lớn tuổi,v.v.
Trong giao tiếp, nếu chúng ta không tuân thủ các chuẩn mực, các quy
tắc, thì chúng ta bị đánh giá là “thiếu văn hoá”, “thiếu giáo dục”, “hỗn láo”
hoạc nhẹ nhàng hơn là “không lịch sự”.
Mỗi cơ quan, mỗi công ty thường có những quy định riêng về vấn đề
giao tiếp trong cơ quan, trong công ty đó, chẳng hạn như việc gặp gỡ giữa
nhân viên và lãnh đạo, hội họp, tiếp khách, hoặc những truyền thống, những
chuẩn mực không được lãnh đạo quy định nhưng được mọi người chấp nhận,
chẳng hạn như trang phục. Chúng ta cần am hiểu và tôn trọng các quy định,
các chuẩn mực này.
Mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, lễ giáo,
truyền thống riêng mà bạn cần biết, đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi xu
thế hội nhập, liên kết, hợp tác khu vực và toàn cầu đang là xu thế chính của
thời đại. Sự thiếu hiểu biết về văn hoá giao tiếp của các dân tộc trên thế giới
4
có thể gây bất lợi cho sự nghiệp của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn chức tiệc chiêu
đãi một đoàn khách quốc tế, trong đó có cả những vị theo đạo Hồi, mà trong
thực đơn của bạn lại có món được chế biến từ thịt lợn, thì đó là một thiếu sót
không nhỏ của bạn, những vị khách đó sẽ cảm thấy bị xúc phạm và rất dễ rời
bàn tiệc.
1.2.3. Tính linh hoạt của phong cách giao tiếp
Trong phong cách giao tiếp của mỗi con người, bên cạnh những yếu tố
ổn định, khó thay đổi, còn có những yếu tố được thay đổi theo tình huống
giao tiếp, chúng giúp con người đó có những lời nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp
với tình huống giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn, một giám đốc khi giao tiếp với
nhân viên của mình sẽ có những lời nói, cử chỉ khác với khi giao tiếp với
người thân ở gia đình; lời nói, cử chỉ của người thư ký khi tiếp khách cũng
khác với khi giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp. Như vậy, tính linh hoạt của
phong cách giao tiếp nói lên sự khéo léo, mềm dẻo của mỗi con người trong
giao liếp, ứng xử với người khác.
1.3. Các loại phong cách giao tiếp
1.3.1. Phong cách giao tiếp dân chủ
Phong cách giao tiếp dán chủ biểu hiện qua những nét nổi bật sau đây:
- Bình đẳng, gần gũi, thoải mái.
- Tôn trọng dối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm tâm lí cá nhân của
họ.
- Lắng nghe đối tượng giao tiếp.
Phong cách giao tiếp dân chủ làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy
thoải mái, yên tâm, tự tin, giúp họ phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng
tạo trong công việc. Chính vì vậy mà người có phong cách giao tiếp dân chủ
thường dược nhiều người yêu mến, kính trọng, tin tưởng.
5
Tuy nhiên, dân chủ phải có nguyên tắc, không xóa nhoà mọi ranh giới
giữa người này với người khác trong giao tiếp. Trong truờng hợp ngược lại sẽ
dẫn đến tình trạng, xuề xoà, “dân chủ quá trớn”. Đặc biệt, trong giao tiếp
mang tính chất công việc, dù người đối thoại có thoải mái đến mức độ nào đi
chăng nữa, thì vẫn có những nguyên tắc mà chúng ta không được bỏ qua.
1.3.2. Phong cách giao tiếp độc đoán
Ngược với phong cách dân chủ là phong cách độc đoán. Người có
phong cách giao tiếp độc đoán thường đề cao nguyên tắc, đòi hỏi ranh giới
phải được tôn trọng.Họ thường hành động một cách cứng rắn, kiên quyết,
đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều, cứng nhắc, xuất phát
từ ý của mình, ít chú ý đến người khác, vì vậy không ít người ngại tiếp xúc
với họ.
Ở những tổ chức mà người lãnh đạo là người có phong cách độc đoán,
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân viên thường khó được phát huy.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phức tạp, khẩn cấp, đòi hỏi một con người quyết
đoán, dám chịu trách nhiệm thì phong cách giao tiếp độc đoán thường phát
huy được tác dụng.
1.3.3. Phong cách giao tiếp tự do
Người có phong cách giao tiếp tự do thường biểu hiện những đặc điểm
sau:
- Hành vi, lời nói, ứng xử, thái độ bị chi phối nhiều bởi tâm trạng, cảm
xúc và tình huống.Do đó, các nguyên tắc, chuẩn mực nhiều khi bị coi nhẹ.
Ví dụ: Một người lãnh đạo dễ dàng bỏ qua, không xử lý vi phạm kỷ
luật của nhân viên, hoặc nhân viên thích nghỉ sớm thì cho nghỉ ngay, không
cần biết lý do có thoả đáng hay không.
- Mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp thường dể dàng thay đổi
- Quan hệ giao tiếp rộng nhưng hời hợt, không sâu sắc.
6
Phong cách giao tiếp tự do có ưu điểm là làm cho đối tượng giao tiếp
cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, do đó phát huy được tính tích cực của họ,
đặc biệt là với những người có ý thức tự giác cao. Song người có phong cách
giao tiếp tự do cũng dễ bị người khác coi thường, dễ bị đánh giá là thiếu đứng
đắn và thiếu nghiêm túc.
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1.Ví dụ thực tế liên hệ tới một cá nhân về phong cách giao tiếp
2.1.1. Ví dụ thực tế
Bạn Huy là lớp trưởng lớp ĐH10LQ4, trong buổi sinh hoạt lớp lấy ý
kiến các thành viên trong lớp để tổ chức lịch trình cho ngày Nhà giáo Việt
Nam 20-11. Bạn Huy khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, để cùng nhau
thảo luận, bàn bạc đưa ra kết luận về lịch trình và cách tổ chức cho ngày quan
trọng này. Bạn Nam có ý kiến rằng, bây giờ các bạn đều là sinh viên, sự gắn
bó với mỗi thầy cô chỉ có 1 học kì nên không cần phải tổ chức quá lớn, chỉ
cần lớp tổ chức một bữa tiệc nhỏ và tặng hoa cho các thầy cô đang dạy lớp
học kì này thôi. Bạn Hằng lại cho rằng cả năm mới có một ngày quan trọng
với thầy cô thì nên tổ chức một bữa tiệc lớn, trang trí lớp thật đẹp, mời thầy
cô dạy mình kì trước và kì này, cùng với thầy chủ nhiệm và cô trưởng khoa
tới tham dự, kèm thêm vài tiết mục văn nghệ và chụp ảnh cùng lớp. Cả lớp
đang có 2 luồng ý kiến trên, lớp trưởng đều lắng nghe ý kiến của các bạn và
đã quyết định như sau: bản thân các bạn đều là sinh viên, kinh tế còn hạn chế,
những vẫn có một bữa tiệc nhỏ cùng các thầy cô, thêm vào đó chương trình
văn nghệ, tri ân thầy cô, như vậy vừa ý nghĩa, vừa phù hợp, và thể hiện được
tình cảm của lớp chúng ta. Cả lớp đều cảm thấy hợp lí và đồng tình với kết
luận của lớp trưởng.
7
2.1.2. Phân tích
Trong ví dụ trên, phong cách giao tiếp của bạn Huy là phong cách giao
tiếp dân chủ. Khi cần chuẩn bị cho ngày Nhà giáo Việt Nam, bạn Huy đã lấy
ý kiến của cả lớp để tham khảo, chắt lọc sao cho đưa ra được kết quả phù hợp
và hiệu quả. Bạn đều lấy ý kiến của tất cả thành viên trong lớp, tuy nhiên khi
kết luận bạn dựa trên ý kiến chủa mọi người, loại bỏ những điều chưa hợp lí,
chỉ đồng tình với những điều phù hợp với hoàn cảnh, vừa hợp lí, vừa ý nghĩa,
khiến cho cả lớp đều đồng tình và ủng hộ ý kiến của lớp trưởng.
Với phong cách giao tiếp dân chủ của bạn Huy có những ưu điểm sau:
+ Các bạn trong lớp đều có thể đưa ra ý kiến cùng thảo luận, xây dựng
kế hoạch tổ chức.
+ Các bạn trong lớp đều cảm thấy được tôn trọng, bình đẳng, gần gũi,
thân thiết với nhau hơn.
+ Tập thể lớp đoàn kết, mội quan hệ các thành viên trong lớp được
khăng khít hơn.
+ Mọi người đều tôn trọng, ủng hộ ý kiến của lớp trưởng.
+ Bạn Huy được mọi người nguỗng mộ, yêu quý hơn, tạo không khí
thoải mái trong việc trao đổi, thảo luận mỗi khi sinh hoạt lớp.
Tuy nhiên nếu sử dụng phong cách giao tiếp dân chủ khiến cho bạn
Huy gặp khó khăn như sau: Lớp với sĩ số khá đông, mà nhiều ý kiến, để có
thể lấy được ý kiến của tất cả mọi người sẽ dễ gây ra tình trạng “dân chủ quá
trớn”. Khó làm hài lòng của tất cả các bạn trong lớp.
Vì vậy bạn Huy cần phải thật công tâm, bình đẳng, phục vụ lợi ích của
cả lớp, phù hợp với hoàn cảnh của tập thể để có thể đưa ra quyết định đúng
đắn, được mọi người tán thành và ủng hộ. Qua đó nâng tầm được uy tín và vị
thế của bản thân, được mọi người ngưỡng mộ, tôn trọng. Vì thế bạn Huy phải
8
thật khéo léo, chọn lọc ý kiến, công tâm, suy nghĩ cho hoàn cảnh của tất cả
các bạn cùng lớp.
2.2. Ý nghĩa của việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp trong
giao tiếp đối với công việc và cuộc sống của bản thân sinh viên
Bản thân em đang là sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, tuy
rằng các mối quan hệ rất rộng và khác nhau nên việc sử dụng phong cách giao
tiếp hợp lí trong từng trường hợp sẽ đem lại cho bản thân mình rất nhiều lợi
ích và ý nghĩa sâu sắc.
Khi sử dụng linh hoạt các phong cách giao tiếp trong từng tình huống
sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc, học tập, xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp, trau dồi, hoàn thiện bản thân, được mọi người xung quanh tôn trọng và
yêu mến. Bản thân sẽ hoàn thiện hơn trong suy nghĩ, cách ứng xử, xử lí tình
huống, có thêm nhiều mối quan hệ chất lượng hơn trong gia đình, bạn bè, thầy
cô và đồng nghiệp.
Nếu sử dụng linh hoạt cách phong cách giao tiếp từ khi còn là sinh viên
thì sau khi ra trường, cơ hộ tìm kiếm việc làm cũng tốt hơn, chất lượng công
việc, môi trường làm việc được nâng cao, mối quan hệ với mọi người cũng
trở nên gần gũi, thân thiết và đáng giá hơn.
Sử dụng các phong cách giao tiếp trong từng trường hợp cũng giúp cho
bản thân có thêm tư duy, kỹ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống và công việc.
Khi sử dụng phong cách giao tiếp bảo thủ trong những tình huống như
bất khả kháng giúp bản thân mình loại bỏ những điều tiêu cực một cách dứt
khoát, những mối quan hệ không tốt, không lành mạnh như tệ nạn xã hội, khi
bạn bè, người thân đang làm những việc không đúng, …
Khi sử dụng phong cách giao tiếp dân chủ, bản thân sẽ tiếp thu được rất
nhiều điều mới và tích cực, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tư duy,… sao cho
bản thân ngày càng trở lên tốt hơn. Phong cách giao tiếp dân chủ cũng khiến
9
những mối quan hệ của em được khăng khít, bền chặt hơn. Những đối tượng
giao tiếp được cảm thấy được tôn trọng, trở nên tích cực đóng góp ý kiến hơn,
giúp cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả tốt.
Khi sử dụng phong cách giao tiếp tự do, trong tùy trường hợp cũng
giúp cho đối phương thoải mái, tự do và kích thích sự bày tỏ ý kiến, sáng tạo
của họ.
Tất cả các phong cách giao tiếp đều cần phải được sử dụng vào đúng
trường hợp, tình huống sao cho hợp lí và đạt hiệu quả, nếu sử dụng không
linh hoạt rất dễ dẫn tới sự khó chịu, bầu không khí ngột ngạt, không thoải mái
của đôi bên khi giao tiếp, bản thân mình sẽ không đạt được mục đích mong
muốn, cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới đối tượng giao tiếp.
Sử dụng linh hoạt, phù hợp các phong cách giao tiếp giúp cho em có
thêm tự tin, phong thái chững chạc và chủ động hơn trong mọi tình huống. Có
cơ hội lĩnh hội kiến thức có ích cho tương lai, những cơ hội tốt trong tìm kiếm
việc làm.
Ví dụ, trong trường hợp cần thảo luận nhóm trên lớp, nếu em là nhóm
trưởng, nếu sử dụng linh hoạt phong cách giao tiếp dân chủ sẽ đem lại những
lợi ích như sau:
+ Các bạn trong nhóm đều được đưa ra ý kiến, sáng tạo, suy nghĩ của
bản thân , chia sẻ cùng mọi người mà không có sự rào cản, ngại ngùng, lo sợ
bị khước từ.
+ Bản thân em sẽ tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới, cùng mọi
người lên ý tưởng và tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Mọi người đều thoải mái, vui vẻ cùng nhau xây dựng, hoàn thành
công việc sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, mối quan hệ bạn bè trở nên gần gũi,
thân thiết hơn, tất cả mọi người đều cảm thấy được tôn trọng. Bản thân em sẽ
được yêu quý và được ủng hộ hơn.
10
KẾT LUẬN
Qua đề tài nghiên cứu trên, chúng ta càng hiểu rõ hơn về phong cách
giao tiếp, các đặc trưng của phong cách giao tiếp và các loại phong cách giao
tiếp. Để từ đó thấy rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng phong cách giao
tiếp phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. Kỹ năng giao tiếp không chỉ phục vụ
cho việc truyền tải thông điệp, suy nghĩ thông thường nữa, mà ngày ngay giao
tiếp còn là nghệ thuật, đem lại những điều tốt đẹp, lợi ích cho bản thân và lan
tỏa những điều tích cực, có ý nghĩa tới mọi người. Giao tiếp sao cho nâng cao
kiến thức, mối quan hệ được khăng khít, gần gũi hơn, chất lượng hơn. Vì vậy
mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên cần phải rèn luyện cho bản thân về
kỹ năng giao tiếp, sử dụng phong cách giao tiếp một cách linh hoạt, phù hợp
với hoàn cảnh, trau dồi thêm cho mình những kỹ năng xử lí tình huống cần
thiết sẽ giúp cho bản thân có được phong thái tự tin, sự tín nhiệm, tôn trọng
của mọi người. Phong cách giao tiếp giúp cho mỗi chúng ta có thêm nhiều
mối quan hệ chất lượng, khẳng định được con người, tấm lòng và sự tự tin
của chúng ta. Vì vậy tầm quan trọng và cần thiết của việc sử dụng phong cách
giao tiếp phù hợp trong cuộc sống, công việc và học tập cần được mọi người
hiểu sâu sắc và nhận thức rõ.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Thế Luyện (2014), , NXB Thời đại.Kỹ năng tìm việc làm
2. Dương Thị Liễu (2013), , NXB Kinh tế quốc dân.Kỹ năng thuyết trình
3. TS Bùi Thị Thu (2018), , NXB Xây dựng.Giáo trình kỹ năng mềm
4. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2011), Giáo trình Kỹ năng
làm việc nhóm, Nhà xuất bản Trẻ.
5. Daniel Goleman (2010), Emotional Intelligence: Why it can matter more
than IQ, 10th Anniversary Edition.
12
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022
Tên chủ đề bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm phong cách
giao tiếp, các đặc trưng của phong cách giao tiếp và các loại phong cách
giao tiếp. Trên cơ sở đó, hãy lấy ví dụ liên hệ thực tế về một cá nhân mà
anh (chị) biết và phân tích phong cách giao tiếp của cá nhân đó. Theo anh
(chị), việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp trong giao tiếp có ý nghĩa
như thế nào đối với công việc và cuộc sống của anh (chị).
Họ và tên học viên/ sinh viên : Vũ Minh Phương
Mã học viên/ sinh viên : 2011153733 Lớp : ĐH10LQ7 Tên học phần : Kỹ năng mềm
Giảng viên hướng dẫn : Trần Quốc Việt
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. PHONG CÁCH GIAO TIẾP..................................................3
1.1. Khái niệm phong cách giao tiếp..........................................................3
1.2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp...................................................3
1.2.1. Tính ổn định...................................................................................3
1.2.2. Tính chuẩn mực.............................................................................4
1.2.3. Tính linh hoạt của phong cách giao tiếp.......................................5
1.3. Các loại phong cách giao tiếp..............................................................5
1.3.1. Phong cách giao tiếp dân chủ........................................................5
1.3.2. Phong cách giao tiếp độc đoán......................................................6
1.3.3. Phong cách giao tiếp tự do.............................................................6
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN...........................................................7
2.1.Ví dụ thực tế liên hệ tới một cá nhân về phong cách giao tiếp..........7
2.1.1. Ví dụ thực tế...................................................................................7
2.1.2. Phân tích.........................................................................................8
2.2. Ý nghĩa của việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp trong giao
tiếp đối với công việc và cuộc sống của bản thân sinh viên
.....................9
KẾT LUẬN....................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................12 1 MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, giao tiếp là một phần không thể thiếu để cho chúng ta
sống và phát triển. Đặc biệt mỗi chúng ta đều hình thành nét riêng trong lời
nói, cử chỉ, điệu bộ hành động, tạo nên phong cách giao tiếp rất riêng của mỗi
người. Ngày nay khi đời sống xã hội được nâng cao, văn minh và văn hóa thì
phong cách giao tiếp có ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, bản thân mỗi
chúng ta. Ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực là do mỗi người lựa chọn phong
cách giao tiếp như thế nào, kết hợp ra sao, có phù hợp với hoàn cảnh, có linh
hoạt sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, … trong mỗi hoàn cảnh cụ thể hay
không. Phong cách giao tiếp được mọi người vận dụng rất đa dạng, nhưng
chủ yếu được chia làm 3 loại phong cách: dân chủ, độc đoán và tự do. Sự kết
hợp linh hoạt và phù hợp các loại phong cách giao tiếp trong cuộc sống, công
việc và học tập của mội người đều vô cùng quan trọng. Vì vậy việc sử dụng
phong cách ngôn ngữ phù hợp có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi người, đặc
biệt là với bản thân sinh viên như em đang ngồi trên ghế giảng đường. Vì vậy
em chọn đề tài nghiên cứu “Phong cách ngôn ngữ” cho bài làm của mình.
Đây là một đề tài rất có ý nghĩa, sâu sắc, giúp cho chúng ta hiểu hơn về phong
cách giao tiếp và sử dụng phong cách giao tiếp sao cho phù hợp nhất có thể,
đem lại lợi ích và đạt được hiệu quả tốt nhất. 2
CHƯƠNG 1. PHONG CÁCH GIAO TIẾP
1.1. Khái niệm phong cách giao tiếp
Trong cuộc sống, ở mỗi con người hay nhóm người dần hình thành nên
những nét riêng trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động. Chúng tạo nên
phong cách giao tiếp của người đó hoặc nhóm người đó.
Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động
tác, các ứng xử tương đối ổn định của mỗi con người hoặc mỗi nhóm người trong giao tiếp.
1.2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp
1.2.1. Tính ổn định
Tính ổn định của phong cách giao tiếp biểu hiện ở chỗ, phong cách
giao tiếp của mỗi con người, mỗi nhóm người là tương đối như nhau trong
những tình huống giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, một giáo viên có phong
cách giảng bài chậm rãi, ung dung thư thái, thì không chỉ trên bục giảng mà
ngay cả với đồng nghiệp hay người thân trong gia đình, người đó cũng thường
nói chậm rãi, ung dung thư thái như vậy.
Tính ổn định của phong cách giao tiếp được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó cơ bản là:
- Đặc điểm thể chất của cá nhân: Chẳng hạn như chiều cao, tỉ lệ giữa
các phần của cơ thể: đầu, mình, chân, tay cũng ảnh hưởng nhiều đến dáng đi, đứng.
- Nghề nghiệp: Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, mỗi con người
thường tham gia vào những quan hệ giao tiếp ổn định, trong những điều kiện,
hoàn cảnh cũng tương đối ổn định, chúng tạo nên những nét riêng trong giao
tiếp của những người cùng nghề. Từ đó, phong cách giao tiếp của người thầy
giáo khác phong cách giao tiếp của người thầy thuốc, phong cách giao tiếp
của người thư ký khác phong cách giao tiếp của nhà khoa học, phong cách 3
giao tiếp của người kinh doanh khác phong cách giao tiếp của người nông dân...
- Đặc trưng của thời đại: Chẳng hạn, phong cách giao tiếp của con
người trong thời kỳ đổi mới có nhịp điệu, nhanh, hối hả, khẩn trương hơn thời bao cấp.
1.2.2. Tính chuẩn mực
Giao tiếp là một hành vi xã hội phổ biến ở con người. Nó được quy
định bởi các chuẩn mực xã hội, như đạo đức, văn hoá, thẩm mĩ, pháp luật; bởi
phong tục, tập quán, truyền thống, lễ giáo và các nguyên tắc khác được ấn
định trong giao tiếp. Ví dụ: một học sinh khi trả lời câu hỏi của thầy giáo thì
cần mở đầu bằng những từ: “Em thưa thầy…”,1nhân viên khi báo cáo kết quả
công việc với giám đốc thì phải: “Thưa giám đốc...” hoặc “Báo cáo giám
đốc...” hay khi một người lớn tuổi và một người trẻ tuổi gặp nhau thì người
trẻ tuổi phải chào người lớn tuổi,v.v.
Trong giao tiếp, nếu chúng ta không tuân thủ các chuẩn mực, các quy
tắc, thì chúng ta bị đánh giá là “thiếu văn hoá”, “thiếu giáo dục”, “hỗn láo”
hoạc nhẹ nhàng hơn là “không lịch sự”.
Mỗi cơ quan, mỗi công ty thường có những quy định riêng về vấn đề
giao tiếp trong cơ quan, trong công ty đó, chẳng hạn như việc gặp gỡ giữa
nhân viên và lãnh đạo, hội họp, tiếp khách, hoặc những truyền thống, những
chuẩn mực không được lãnh đạo quy định nhưng được mọi người chấp nhận,
chẳng hạn như trang phục. Chúng ta cần am hiểu và tôn trọng các quy định, các chuẩn mực này.
Mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, lễ giáo,
truyền thống riêng mà bạn cần biết, đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi xu
thế hội nhập, liên kết, hợp tác khu vực và toàn cầu đang là xu thế chính của
thời đại. Sự thiếu hiểu biết về văn hoá giao tiếp của các dân tộc trên thế giới 4
có thể gây bất lợi cho sự nghiệp của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn chức tiệc chiêu
đãi một đoàn khách quốc tế, trong đó có cả những vị theo đạo Hồi, mà trong
thực đơn của bạn lại có món được chế biến từ thịt lợn, thì đó là một thiếu sót
không nhỏ của bạn, những vị khách đó sẽ cảm thấy bị xúc phạm và rất dễ rời bàn tiệc.
1.2.3. Tính linh hoạt của phong cách giao tiếp
Trong phong cách giao tiếp của mỗi con người, bên cạnh những yếu tố
ổn định, khó thay đổi, còn có những yếu tố được thay đổi theo tình huống
giao tiếp, chúng giúp con người đó có những lời nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp
với tình huống giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn, một giám đốc khi giao tiếp với
nhân viên của mình sẽ có những lời nói, cử chỉ khác với khi giao tiếp với
người thân ở gia đình; lời nói, cử chỉ của người thư ký khi tiếp khách cũng
khác với khi giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp. Như vậy, tính linh hoạt của
phong cách giao tiếp nói lên sự khéo léo, mềm dẻo của mỗi con người trong
giao liếp, ứng xử với người khác.
1.3. Các loại phong cách giao tiếp
1.3.1. Phong cách giao tiếp dân chủ
Phong cách giao tiếp dán chủ biểu hiện qua những nét nổi bật sau đây:
- Bình đẳng, gần gũi, thoải mái.
- Tôn trọng dối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm tâm lí cá nhân của họ.
- Lắng nghe đối tượng giao tiếp.
Phong cách giao tiếp dân chủ làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy
thoải mái, yên tâm, tự tin, giúp họ phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng
tạo trong công việc. Chính vì vậy mà người có phong cách giao tiếp dân chủ
thường dược nhiều người yêu mến, kính trọng, tin tưởng. 5
Tuy nhiên, dân chủ phải có nguyên tắc, không xóa nhoà mọi ranh giới
giữa người này với người khác trong giao tiếp. Trong truờng hợp ngược lại sẽ
dẫn đến tình trạng, xuề xoà, “dân chủ quá trớn”. Đặc biệt, trong giao tiếp
mang tính chất công việc, dù người đối thoại có thoải mái đến mức độ nào đi
chăng nữa, thì vẫn có những nguyên tắc mà chúng ta không được bỏ qua.
1.3.2. Phong cách giao tiếp độc đoán
Ngược với phong cách dân chủ là phong cách độc đoán. Người có
phong cách giao tiếp độc đoán thường đề cao nguyên tắc, đòi hỏi ranh giới
phải được tôn trọng.Họ thường hành động một cách cứng rắn, kiên quyết,
đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều, cứng nhắc, xuất phát
từ ý của mình, ít chú ý đến người khác, vì vậy không ít người ngại tiếp xúc với họ.
Ở những tổ chức mà người lãnh đạo là người có phong cách độc đoán,
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân viên thường khó được phát huy.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phức tạp, khẩn cấp, đòi hỏi một con người quyết
đoán, dám chịu trách nhiệm thì phong cách giao tiếp độc đoán thường phát huy được tác dụng.
1.3.3. Phong cách giao tiếp tự do
Người có phong cách giao tiếp tự do thường biểu hiện những đặc điểm sau:
- Hành vi, lời nói, ứng xử, thái độ bị chi phối nhiều bởi tâm trạng, cảm
xúc và tình huống.Do đó, các nguyên tắc, chuẩn mực nhiều khi bị coi nhẹ.
Ví dụ: Một người lãnh đạo dễ dàng bỏ qua, không xử lý vi phạm kỷ
luật của nhân viên, hoặc nhân viên thích nghỉ sớm thì cho nghỉ ngay, không
cần biết lý do có thoả đáng hay không.
- Mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp thường dể dàng thay đổi
- Quan hệ giao tiếp rộng nhưng hời hợt, không sâu sắc. 6
Phong cách giao tiếp tự do có ưu điểm là làm cho đối tượng giao tiếp
cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, do đó phát huy được tính tích cực của họ,
đặc biệt là với những người có ý thức tự giác cao. Song người có phong cách
giao tiếp tự do cũng dễ bị người khác coi thường, dễ bị đánh giá là thiếu đứng
đắn và thiếu nghiêm túc.
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1.Ví dụ thực tế liên hệ tới một cá nhân về phong cách giao tiếp
2.1.1. Ví dụ thực tế
Bạn Huy là lớp trưởng lớp ĐH10LQ4, trong buổi sinh hoạt lớp lấy ý
kiến các thành viên trong lớp để tổ chức lịch trình cho ngày Nhà giáo Việt
Nam 20-11. Bạn Huy khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, để cùng nhau
thảo luận, bàn bạc đưa ra kết luận về lịch trình và cách tổ chức cho ngày quan
trọng này. Bạn Nam có ý kiến rằng, bây giờ các bạn đều là sinh viên, sự gắn
bó với mỗi thầy cô chỉ có 1 học kì nên không cần phải tổ chức quá lớn, chỉ
cần lớp tổ chức một bữa tiệc nhỏ và tặng hoa cho các thầy cô đang dạy lớp
học kì này thôi. Bạn Hằng lại cho rằng cả năm mới có một ngày quan trọng
với thầy cô thì nên tổ chức một bữa tiệc lớn, trang trí lớp thật đẹp, mời thầy
cô dạy mình kì trước và kì này, cùng với thầy chủ nhiệm và cô trưởng khoa
tới tham dự, kèm thêm vài tiết mục văn nghệ và chụp ảnh cùng lớp. Cả lớp
đang có 2 luồng ý kiến trên, lớp trưởng đều lắng nghe ý kiến của các bạn và
đã quyết định như sau: bản thân các bạn đều là sinh viên, kinh tế còn hạn chế,
những vẫn có một bữa tiệc nhỏ cùng các thầy cô, thêm vào đó chương trình
văn nghệ, tri ân thầy cô, như vậy vừa ý nghĩa, vừa phù hợp, và thể hiện được
tình cảm của lớp chúng ta. Cả lớp đều cảm thấy hợp lí và đồng tình với kết luận của lớp trưởng. 7
2.1.2. Phân tích
Trong ví dụ trên, phong cách giao tiếp của bạn Huy là phong cách giao
tiếp dân chủ. Khi cần chuẩn bị cho ngày Nhà giáo Việt Nam, bạn Huy đã lấy
ý kiến của cả lớp để tham khảo, chắt lọc sao cho đưa ra được kết quả phù hợp
và hiệu quả. Bạn đều lấy ý kiến của tất cả thành viên trong lớp, tuy nhiên khi
kết luận bạn dựa trên ý kiến chủa mọi người, loại bỏ những điều chưa hợp lí,
chỉ đồng tình với những điều phù hợp với hoàn cảnh, vừa hợp lí, vừa ý nghĩa,
khiến cho cả lớp đều đồng tình và ủng hộ ý kiến của lớp trưởng.
Với phong cách giao tiếp dân chủ của bạn Huy có những ưu điểm sau:
+ Các bạn trong lớp đều có thể đưa ra ý kiến cùng thảo luận, xây dựng kế hoạch tổ chức.
+ Các bạn trong lớp đều cảm thấy được tôn trọng, bình đẳng, gần gũi, thân thiết với nhau hơn.
+ Tập thể lớp đoàn kết, mội quan hệ các thành viên trong lớp được khăng khít hơn.
+ Mọi người đều tôn trọng, ủng hộ ý kiến của lớp trưởng.
+ Bạn Huy được mọi người nguỗng mộ, yêu quý hơn, tạo không khí
thoải mái trong việc trao đổi, thảo luận mỗi khi sinh hoạt lớp.
Tuy nhiên nếu sử dụng phong cách giao tiếp dân chủ khiến cho bạn
Huy gặp khó khăn như sau: Lớp với sĩ số khá đông, mà nhiều ý kiến, để có
thể lấy được ý kiến của tất cả mọi người sẽ dễ gây ra tình trạng “dân chủ quá
trớn”. Khó làm hài lòng của tất cả các bạn trong lớp.
Vì vậy bạn Huy cần phải thật công tâm, bình đẳng, phục vụ lợi ích của
cả lớp, phù hợp với hoàn cảnh của tập thể để có thể đưa ra quyết định đúng
đắn, được mọi người tán thành và ủng hộ. Qua đó nâng tầm được uy tín và vị
thế của bản thân, được mọi người ngưỡng mộ, tôn trọng. Vì thế bạn Huy phải 8
thật khéo léo, chọn lọc ý kiến, công tâm, suy nghĩ cho hoàn cảnh của tất cả các bạn cùng lớp.
2.2. Ý nghĩa của việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp trong
giao tiếp đối với công việc và cuộc sống của bản thân sinh viên
Bản thân em đang là sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, tuy
rằng các mối quan hệ rất rộng và khác nhau nên việc sử dụng phong cách giao
tiếp hợp lí trong từng trường hợp sẽ đem lại cho bản thân mình rất nhiều lợi ích và ý nghĩa sâu sắc.
Khi sử dụng linh hoạt các phong cách giao tiếp trong từng tình huống
sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc, học tập, xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp, trau dồi, hoàn thiện bản thân, được mọi người xung quanh tôn trọng và
yêu mến. Bản thân sẽ hoàn thiện hơn trong suy nghĩ, cách ứng xử, xử lí tình
huống, có thêm nhiều mối quan hệ chất lượng hơn trong gia đình, bạn bè, thầy cô và đồng nghiệp.
Nếu sử dụng linh hoạt cách phong cách giao tiếp từ khi còn là sinh viên
thì sau khi ra trường, cơ hộ tìm kiếm việc làm cũng tốt hơn, chất lượng công
việc, môi trường làm việc được nâng cao, mối quan hệ với mọi người cũng
trở nên gần gũi, thân thiết và đáng giá hơn.
Sử dụng các phong cách giao tiếp trong từng trường hợp cũng giúp cho
bản thân có thêm tư duy, kỹ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống và công việc.
Khi sử dụng phong cách giao tiếp bảo thủ trong những tình huống như
bất khả kháng giúp bản thân mình loại bỏ những điều tiêu cực một cách dứt
khoát, những mối quan hệ không tốt, không lành mạnh như tệ nạn xã hội, khi
bạn bè, người thân đang làm những việc không đúng, …
Khi sử dụng phong cách giao tiếp dân chủ, bản thân sẽ tiếp thu được rất
nhiều điều mới và tích cực, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tư duy,… sao cho
bản thân ngày càng trở lên tốt hơn. Phong cách giao tiếp dân chủ cũng khiến 9
những mối quan hệ của em được khăng khít, bền chặt hơn. Những đối tượng
giao tiếp được cảm thấy được tôn trọng, trở nên tích cực đóng góp ý kiến hơn,
giúp cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả tốt.
Khi sử dụng phong cách giao tiếp tự do, trong tùy trường hợp cũng
giúp cho đối phương thoải mái, tự do và kích thích sự bày tỏ ý kiến, sáng tạo của họ.
Tất cả các phong cách giao tiếp đều cần phải được sử dụng vào đúng
trường hợp, tình huống sao cho hợp lí và đạt hiệu quả, nếu sử dụng không
linh hoạt rất dễ dẫn tới sự khó chịu, bầu không khí ngột ngạt, không thoải mái
của đôi bên khi giao tiếp, bản thân mình sẽ không đạt được mục đích mong
muốn, cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới đối tượng giao tiếp.
Sử dụng linh hoạt, phù hợp các phong cách giao tiếp giúp cho em có
thêm tự tin, phong thái chững chạc và chủ động hơn trong mọi tình huống. Có
cơ hội lĩnh hội kiến thức có ích cho tương lai, những cơ hội tốt trong tìm kiếm việc làm.
Ví dụ, trong trường hợp cần thảo luận nhóm trên lớp, nếu em là nhóm
trưởng, nếu sử dụng linh hoạt phong cách giao tiếp dân chủ sẽ đem lại những lợi ích như sau:
+ Các bạn trong nhóm đều được đưa ra ý kiến, sáng tạo, suy nghĩ của
bản thân , chia sẻ cùng mọi người mà không có sự rào cản, ngại ngùng, lo sợ bị khước từ.
+ Bản thân em sẽ tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới, cùng mọi
người lên ý tưởng và tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Mọi người đều thoải mái, vui vẻ cùng nhau xây dựng, hoàn thành
công việc sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, mối quan hệ bạn bè trở nên gần gũi,
thân thiết hơn, tất cả mọi người đều cảm thấy được tôn trọng. Bản thân em sẽ
được yêu quý và được ủng hộ hơn. 10 KẾT LUẬN
Qua đề tài nghiên cứu trên, chúng ta càng hiểu rõ hơn về phong cách
giao tiếp, các đặc trưng của phong cách giao tiếp và các loại phong cách giao
tiếp. Để từ đó thấy rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng phong cách giao
tiếp phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. Kỹ năng giao tiếp không chỉ phục vụ
cho việc truyền tải thông điệp, suy nghĩ thông thường nữa, mà ngày ngay giao
tiếp còn là nghệ thuật, đem lại những điều tốt đẹp, lợi ích cho bản thân và lan
tỏa những điều tích cực, có ý nghĩa tới mọi người. Giao tiếp sao cho nâng cao
kiến thức, mối quan hệ được khăng khít, gần gũi hơn, chất lượng hơn. Vì vậy
mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên cần phải rèn luyện cho bản thân về
kỹ năng giao tiếp, sử dụng phong cách giao tiếp một cách linh hoạt, phù hợp
với hoàn cảnh, trau dồi thêm cho mình những kỹ năng xử lí tình huống cần
thiết sẽ giúp cho bản thân có được phong thái tự tin, sự tín nhiệm, tôn trọng
của mọi người. Phong cách giao tiếp giúp cho mỗi chúng ta có thêm nhiều
mối quan hệ chất lượng, khẳng định được con người, tấm lòng và sự tự tin
của chúng ta. Vì vậy tầm quan trọng và cần thiết của việc sử dụng phong cách
giao tiếp phù hợp trong cuộc sống, công việc và học tập cần được mọi người
hiểu sâu sắc và nhận thức rõ. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Thế Luyện (2014), Kỹ năng tìm việc làm, NXB Thời đại.
2. Dương Thị Liễu (2013), Kỹ năng thuyết trình, NXB Kinh tế quốc dân.
3. TS Bùi Thị Thu (2018), Giáo trình kỹ năng mềm, NXB Xây dựng.
4. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2011), Giáo trình Kỹ năng
làm việc nhóm, Nhà xuất bản Trẻ.
5. Daniel Goleman (2010), Emotional Intelligence: Why it can matter more
than IQ, 10th Anniversary Edition. 12