Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội khoa học với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: KN và đặc trưng của gccn trên 2 phương diện:
C. Mác và Ph. Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công
nhân như giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đai, giai cấp
công nhân đại công nghiệp. Đó là những cụm từ để chỉ GCCN - con đẻ của nền đại công
nghiệp TBCN, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất hiện đại.
Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song GCCN được xác định theo 2 phương diện cơ bản:
+ Về phương diện KT-XH: Là sản phẩm, chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp, là
hiện thân của LLSX tiên tiến, có những phẩm chất về tính tổ chức và kỷ luật cao; giai cấp
công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có
tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Trong QHSX TBCN, GCCN là
những người lao động không sở hữu TLSX chủ yếu của xh, họ phải bán sức lao động cho
GCTS và bị bóc lột giá trị thặng dư.
+ Về phương diện CT-XH: Từ lịch sử phát triển của CNTB, GCCN còn là sản phẩm
của quá trình phát triển TBCN. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, gccn là đại biểu cho phương
thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. GCCN có mâu thuẫn đối kháng không
thể điều hòa với GCTS trong ptsx TBCN. Là giai cấp cách mạng có sứ mệnh phủ định chế
độ TBCN, xây dựng thành công CNXH và CNCS trên toàn thế giới.
Có thể định nghĩa: GCCN là 1 tập đoàn ổn định, hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; họ đại diện cho LLSX tiên tiến; là lực
lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH; ở các nước TBCN, GCCN
về cơ bản là không có TLSX, phải làm thuê cho GCTS và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các
nước XHCN, gccn và ndlđ làm chủ TLSX chủ yếu và cùng hợp tác vì lợi ích chung của xã hội.
Câu 2: ND sứ mệnh lịch sử của GCCN:
Xét một cách tổng quát, nd SMLS của GCCN là những nhiệm vụ mà họ cần phải thực
hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kT-Xh
cộng sản chủ nghĩa: lãnh đạo ndlđ đấu tranh xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ mọi áp bức bóc
lột, giải phóng chình mình và nhân dân lao động, xây dựng xã hội XHCN và xã hội CSCN
Xét một cách cụ thể, nội dung ấy bao gồm:
+ ND kinh tế: Là giai cấp đại diện cho LLSX xã hội hóa cao, phù hợp QHSX tiến bộ;
là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất, tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của
XH mới. Chỉ có GCCN là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu. Nó
phấn đấu, gắn với lợi ích chung của XH. Để thực hiện SMLS, GCCN phải đóng vai trò nòng
cốt trong quá trình giải phóng và thúc đẩy LLSX phát triển, tạo cơ sở cho QHSX mới XHCN ra đời.
+ ND chính trị - xã hội: GCCN cùng với ndlđ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của GCTS, xóa bỏ chế độ áp bức bóc
lột, giành quyền lực về tay GCCN và NDLĐ; Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất
GCCN, xây dựng nền dân chủ XHCN; Là giai cấp có nhiệm vụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xh mới, xây dựng nền dân chủ - pháp quyền, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
+ ND văn hóa - tư tưởng: GCCN cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động,
công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do. GCCN thực hiện cuộc CM về văn hóa - tư tưởng
bao gồm cải tạo cái lỗi thời lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm
lý và đời sống tinh thần xh. Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của GCCN. Phát triển
văn hóa, xây dựng con người mới XHCN, đạo đức và lối sống mới XHCN.
Câu 3: Những điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN:
Thứ nhất, do địa vị KT - XH xủa GCCN quy định:
- GCCN là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, có tính xã hội hóa ngày càng
cao, là chủ thể của quá trình sản xuất hiện đại. Vì thế, GCCN đại diện cho ptsx tiên tiến và
llsx hiện đại. GCCN là người sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội, làm giàu cho
xã hội, có vai trò quyết định sự phát triển của XH hiện đại.
- GCCN là lực lượng phá vỡ QHSX TBCN. Trong QHSX TBCN, GCCN là những
người không có TLSX chủ yếu, bị lệ thuộc trong quá trình sản xuất và quá trình phân phối
kết quả lao động của chính họ, vì vậy họ có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản.
- Trong Xh TBCN, GCCN là lực lượng đông đảo trong xã hội, có lợi ích cơ bản phù
hợp với lợ ích của những người lao động khác, nên họ có khả năng tập hợp những người lao
động bị áp bức để xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
Thứ hai, do địa vị CT - XH của GCCN quy định:
- GCCN là con đẻ của nền đại công nghiệp, có phẩm chất của 1 giai cấp tiên tiến, giai
cấp cách mạng: có ý thức tổ chức và kỷ luật cao, tự giác và đoàn kết trong đấu tranh giải
phóng mình và giải phóng xã hội, có bản chất quốc tế.
Câu 4: Những điều kiện chủ quan để GCCN thực hiện SMLS:
- Sự phát triển của bản thân GCCN cả về số lượng và chất lượng: có số lượng ngày
càng đông trên quy mô lớn, gắn liền với sự phát triển về chất lượng thể hiện ở trình độ
trưởng thành về ý thức chính trị của 1 giai cấp cách mạng, tự giác nhận thức vai trò và trọng
trách của giai cấp mình đối với lịch sử, còn phải thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ
KH-KT và CN hiện đại, nhất là trong điều kiện hiện nay.
Để phát triển cả về số lượng và chất lượng, theo chủ nghĩa MLN phải chú ý đến 2 biện
pháp cơ bản: 1. Phát triển công nghiệp - “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết”
2. Sự trưởng thành của ĐCS - hạt nhân chính trị quan trọngcủa GCCN.
- ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng
lợi SMLS của mình: Ra đời trên cơ sở kết hợp giữa chủ nghĩa MLN với phong trào công
nhân, ĐCS là đội tiên phong của GCCN, còn GCCN là cơ sở xã hội - giai cấp của Đảng, và
Đảng đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng của GCCN. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS,
GCCN mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
- Có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân vs ndlđ và các tầng lớp lao động
khác. Liên minh này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tạo nên lực lượng CM hùng hậu để đi tới thành công.
Câu 5: Những biến đổi của gccn hiện nay:
So với gccn truyền thống ở thế kỷ XIX, gccn hiện nay bên cạnh những điểm tương
đồng, có những điểm khác biệt, những biến đổi đáng kể sau:
- Xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh. Gắn liền với cuộc cm kh&cn 4.0, với sự phát
triển kinh tế tri thức, công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa. Thực tế đã xuất hiện nhiều
khái niệm mới như “công nhân tri thức”, “công nhân trí thức”, “công nhân áo trắng”, những
người lao động có trình độ cao. Khi nền sản xuất và dịch vụ hiện đại phát triển đòi hỏi
người lao động phải có hiểu biết sâu rộng và kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp. Không
chỉ được đào tạo chuẩn mực về trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề, ngay cả bản thân họ tự
học hỏi, trau dồi nhiều kỹ năng mới cho bản thân, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại,
cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điển hình là hiện nay, giai cấp
công nhân hiện đại có nhiều người được học đại học, trình độ học vấn cao nhưng họ vẫn
không ngừng phát triển bản thân, học thêm ngoại ngữ, đạt được những chứng chỉ nghề
nghiệp uy tín, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Xu hướng “trung lưu hóa” gia tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh hiện nay, khi công
nhân họ lao động trí thức cao, có nguồn thu nhập ổn định và không kém như nhà tư bản, họ
sở hửu tài sản cá nhân, đời sống được cải thiện chất lượng, có vị trí xã hội. Ngoài ra, với xu
hướng toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản có 1 số điều chỉnh về phương thức quản lý, các biện
pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội. Một bộ phận công nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng
tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ phần hóa. Về mặt hình thức, họ không còn
“vô sản”, được xếp vào tầng lớp trung lưu song phương thức lao động không thay đổi, họ
vẫn làm công an lương, lao động làm thuê ở các nước tư bản do không chiếm được tỷ lệ
cao, quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào nhà tư bản lớn là cổ đông lớn.
- Cơ cấu đang thay đổi, số lượng công nhân làm trong các ngành nghề công nghiệp
dịch vụ tăng mạnh mẽ. Số lượng công nhân hiện đại cũng gia tăng nhanh chóng, họ có tính
xã hội, quốc tế hóa cao, với bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
- Ở các nước xhcn, Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân, giữ vai trò
cầm quyền, lảnh đạo. Điển hình là đất nước VN ta và hàng xóm láng giềng TQ, ĐCS giữ vai
trò lãnh đạo nắm chính quyền và xây dựng nhà nước xhcn.
Câu 7: TKQĐ là gì? Tính tất yếu của TKQĐ
+ Khái niệm: - TKQĐ là thời kỳ cải biến CM xã hội TBCN sang xã hội XHCN. Bắt
đầu từ khi GCCN giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng thành công CNXH
- 2 hình thức quá độ: Trực tiếp: Từ các nước CNTB phát triển lên CNCS
Gián tiếp: Từ các nước tiền TBCN hoặc chưa qua CNTB lên CNXH
+ Tính tất yếu: TKQĐ lên CNXH là một tất yếu khách quan. Từ CNTB lên CNXH tất
yếu phải trải qua TKQĐ chính trị.
- CNTB và CNXH khác nhau về chất => Cần phải có thời kỳ nhất định để làm thay
đổi và làm mới toàn bộ những tàn tích của CNTB.
- Các quan hệ CNXH không tự nảy sinh trong lòng TBCN mà là kết quả của quá trình
xây dựng và cải tạo XHCN => TKQĐ để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
- CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất định => Cần có thời gian để tổ chức và
sắp xếp lại những csvc đó để phục vụ cho CNXH.
- Công cuộc xây dựng CNXH là công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp. => Cần thời
gian để GCCN làm quen với những công việc mới.
Câu 6: CNXH là gì? Điều kiện ra đời của CNXH
CNXH được hiểu theo 4 nghĩa:
1. Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của ndlđ chống lại áp bức, bất công,
chống lại giai cấp thống trị.
2. Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng ndlđ khỏi áp bức, bóc lột, bất công.
3. Là một khoa học (CNXHKH) về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
4. Là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Điều kiện ra đời của CNXH:
- Lực lượng sản xuất trong xã hội TBCN phát triển đến trình độ xã hội hóa cao dẫn
đến mâu thuẫn với QHSX TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX chủ yếu. Đây
là mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB.
- Mâu thuẫn kinh tế trên biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp, giữa giai cấp
công nhân với GCTS ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt.
- Sự trưởng thành của GCCN cả về số lượng và chất lượng: có sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình; đoàn kết thống nhất với các giai cấp, tầng lớp khác.
- Xã hội XHCN ra đời là kết quả trực tiếp của sự thắng lợi của cuộc cách mạng
XHCN do gccn và ndlđ tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.