Bài tập lớn môn kinh tế chính trị Mác-Lê Nin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
………. ……….o0o
BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
VIETJET TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh
MSSV: 11206850
Lớp học phần: KTCT(220)_19
Lớp: Kinh tế phát triển 62A
Khoa: Kế hoạch và phát triển
GVHD: PGS.TS TÔ ĐỨC HẠNH
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 06 năm 2021
Mục lục
A. Lời nói đầu
B. Nội dung chính
I. Lý luận chung về lợi nhuận:......................................................................................4
1. Quan điểm trước Mác về lợi nhuận:.........................................................................4
1.1. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương:..........................................4
1.2. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông:..............................................4
1.3. Quan đểm của một số nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh................................4
2. Lý luận về lợi nhuận của C.Mác:..............................................................................4
2.1. Chí phí sản xuất:....................................................................................................5
2.2. Lợi nhuận:..............................................................................................................5
2.3. Tỷ suất lợi nhuận:..................................................................................................6
2.4. Lợi nhuận bình quân:.............................................................................................7
2.5. Lợi nhuận thương nghiệp:.....................................................................................8
II. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp VIETJET trong nền kinh tế
nước ta hiện nay.
1. Tình hình kinh tế nước ta và thị trường hàng không hiện nay:................................9
1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế trong nước:..........................................................9
1.2. Tổng quan về thị trường hàng không Việt Nam:...................................................9
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:...............................................10
3. Đánh giá thực trạng:................................................................................................11
3.2. Những kết quả đạt được:......................................................................................11
3.3. Những hạn chế và nguyên nhân:..........................................................................12
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh:...........................13
1. Môi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi:..................................................13
2. Nâng cao chất lượng lao động:................................................................................13
3. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật:.....................................................................14
4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng:.........................................................................16
5. Tăng cường hoạt động Marketing mở rộng thị trường:...........................................16
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
E. Lời cảm ơn
A. Lời nói đầu
Kinh tế đất nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng
vượt bậc và đang trong đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Từ một nước
nghèo đói, thiếu ăn quanh năm, luôn phải trông chờ vào các khoản viện trợ, trợ giúp
của các nước khác, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên
thế giới (sau Thái Lan). Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016-2019, Việt Nam đứng
trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi
thành công nhất. Có được sự tăng trưởng đó chính là nhờ những đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện đến sự phát triển của các doanh
nghiệp. Sự hoạt động năng động của các doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận, tạo tiền
đề cho sự phát triển và khẳng định vị thế của Việt Nam với các nước khác.
Xuất phát từ nhận thức trên với nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển yêu
cầu đặt ra là chúng ta phải hiểu rõ nguồn gốc, bản chất các yếu tố bên trong của nền
kinh tế đặc biệt là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển đó. Một trong những yếu
tố chính đó chính là lợi nhuận. Vậy thế nào là lợi nhuận? Lợi nhuận là mục tiêu kinh
tế được quan tâm hàng đầu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì điều quan trọng là làm ăn
phải có hiệu quả, phải đem lại lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là thước đo hiệu quả
hoạt động cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương
lai. Lợi nhuận và các giải pháp làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh đã
và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của của các doanh nghiệp. Hiện nay, thị
trường hàng không đang ngày càng phát triển với sức cạnh tranh vô cùng lớn, trong
đó Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet – một hãng hàng không rất nhiều tiềm năng
đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy, thông
qua việc vận dụng những lý luận về lợi nhuận của Mác, Vietjet Air cần phải làm gì,
và tận dụng những cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ?
B. Nội dung chính
I, Lý luận chung về lợi nhuận
1. Quan điểm trước C.Mác về lợi nhuận
1.1. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương
Lợi nhuận thương nghiệp chính là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là
sự lừa gạt lẫn nhau. Và không một người nào thu được lợi nhuận mà không lảm thiệt
lại đến kẻ khác. Dân tộc này làm giàu trên sự hi sinh của dân tộc khác, trong trao đổi
luôn có bên thiệt và bên lợi. Đồng thời họ luôn khẳng định: “ Lợi nhuận được tạo ra
trong lĩnh vực lưu thông”.
1.2. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được là nhờ vào
các khoản chi phí thương mại và thương mại chỉ đơn thuần dời ngang giá trị này sang
giá trị khác. Chính vì vậy mà không ai có được lợi nhuận và thương nghiệp không
sinh ra của cải.
1.3. Quan điểm của một số nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh
Adam Smith(1723-1790): Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng “ lao động là
nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư ”. Theo cách giải thích của ông thì lợi nhuận, địa tô
và lợi tức chỉ là hình thức khác nhau của giá trị do công nhân tạo ra ngoài tiền lương.
D.V Ricardo(1772-1823): Ông cho rằng lợi nhuận là phần giá trị thừa ngoài
tiền công. Ông không biết đến phạm trù giá trị thặng dư nhưng vẫn khẳng định rằng:“
Giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận. Giá trị là nguồn gốc
sinh ra lợi nhuận và địa tô”.
2. Lý luận về lợi nhuận của C.Mác
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C.Mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản
xuất.
2.1. Chi phí sản xuất
Đối với nhà tư bản quan trọng là phải thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ
giá trị hàng hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ
đó.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả
của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng
để sản xuất ra hàng hóa ấy.
Đó là chi phí nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa.
Kí hiệu: k; về mặt lượng: k = c+v
Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v+m) sẽ
biểu hiện thành: G = k+m.
Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm
bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường, tạo cơ sở cho cạnh tranh, là
căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.
2.2 Lợi nhuận
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có
một khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản
không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá
trị thặng dư. Số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận.
C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư
bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận. Điều đó có nghĩa, lợi nhuận
chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị
trường.
Kí hiệu lợi nhuận: p
Khi đó giá trị hàng hóa được viết là:G=k+p , từ đó p=G-k
Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong nền nền kinh tế thị trường.
2.3. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư
bản ứng trước (ký hiệu là p’).
Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức:
p’ * 100%
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản và thường được tính
hàng năm, từ đây hình thành khái niệm tỷ suất lợi nhuận hàng năm.
Tỷ suất lợi nhuận hàng năm là thước đo cụ thể, phản ánh đầy đủ hơn mức độ
hiệu quả kinh doanh, vì vậyđã trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh
tế của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đó các nhà tư bản
muốn làm giàu và làm giàu nhanh cần phải tìm ra cách thức để có được tỷ suất lợi
nhuận cao nhất.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư
Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi
nhuận. Thực tiễn phát triển kinh tế ngày nay ở nước ta cho thấy, cả ba yếu tố là thời
gian lao động, cường độ lao động và năng suất lao động đều quan trọng, cần được sử
dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản
Cấu tạo hữu cơ tư bản tác động tới chi phí sản xuất, do đó tác động tới lợi nhuận và
tỷ suất lợi nhuận.Dưới tác động của tích lũy tư bản trong điều kiện cạnh tranh nhằm
thu lợi nhuận cao, sức sản xuất của lao động ngày càng được nâng cao thể hiện sự gia
tăng không ngừng của cấu tạo hữu cơ tư bản.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản.
Mức độ hiệu quả kinh doanh cụ thể phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển của tư bản. Nếu
tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hằng năm tăng lên, do
đó tỷ suất lợi nhuận tăng.
Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến
C.Mác đã chỉ ra những biện pháp tiết kiệm tư bản bất biến mà các nhà tư bản trong
thế kỷ XIX đã sử dụng để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, bao gồm kéo dài lao động thặng
dư, và do đó kéo dài ngày lao động; “ Tiết kiệm về những điều kiện sản xuất đặc
trưng cho nền sản xuấy quy mô lớn với tư cách là những điều kiện của lao động xã
hội ”; “ biến những chất thải của sản xuất, những cái gọi là phế liệu, trở lại thành
những yếu tố sản xuất mới”, “ sự nâng cao năng suất lao động trong ngành chế tạo tư
liệu lao động và đối tượng lao động làm cho các yếu tố này rẻ đi”; “ tiết kiệm nhờ
thường xuyên cải tiến thiết bị máy móc”, tiết kiệm trong việc sử dụng bản thân tư bản
bất biến; sử dụng những điều kiện lao động của công nhân một cách tiết kiệm; tiết
kiệm nhờ những phát minh.
2.4. Lợi nhuận bình quân
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sự phát triển của cạnh tranh tất
yếu dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận có tác động điều tiết đối
với các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản.
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân
(kí hiệu lợi nhuận bình quân là P , kí hiệu tỉ suất lợi nhuận bình quân là P’ )
Nếu kí hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính như
sau:
P = P’ x K
Khi lợi nhuận bình quân trở thành quay luật phổ biến chi phối các hoạt động
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá
cả sản xuất.
Giá cả sản xuất được tính như sau:
GCSX = K + P
Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân,
giá cả sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyển.
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành căn
cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh sao cho có
hiệu quả nhất.
2.5. Lợi nhuận thương nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã
hội, xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc kinh doanh hàng hóa. Bộ phận này gọi là
tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp được phản ánh ở số chênh lệch giữa giá bán và giá
mua hàng hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương
nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa.
Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản
thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản thương
nghiệp bán hàng hóa bằng hoặc cao hơn giá trị của hàng hóa.
Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá
bán song giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị.
II. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp VIEJET trong nền
kinh tế nước ta hiện nay
1. Tình hình kinh tế nước ta và thị trường hàng không hiện nay
1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, tuy
là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã
hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc
nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành
khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ
thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân
và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”.
Năm 2020, khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp có tốc độ tăng khá đạt 2,68%, khu
vực Công nghiệp-Dịch vụ với tốc độ tăng cao nhất 3,98%, khu vực dịch vụ tăng
2,6%. Nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, cơ cấu lao động chuyển
dịch theo hướng tích cực,... tạo điều kiện để các doanh nhiệp, tổ chức phát triển.
1.2. Tổng quan về thị trường hàng không Việt Nam
Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là
một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỉ trở
lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức
7,9% của toàn châu Á.
Tính đến nay, thị trường hàng không nội địa có sự tham gia của 5 hãng hàng
không gồm Vietnam Airlines, Viejet, Jetstar, Vasco và Bamboo Airways. Trong cuộc
đua giành thị phần hàng không Việt, hai “ông lớn” Vietnam Airlines và Vietjet Air
gần như chiếm toàn bộ thị phần nội địa với hơn 80%, đi kèm những chiến lược kinh
doanh khác nhau...
Tuy nhiên năm 2020 với sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, theo số
liệu từ Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) thì tổng số chuyến bay do các hãng hàng
không thực hiện là 185.870 chuyến, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó,
sự sụt giảm mạnh nhất thuộc về Jetstar Pacific với 13.711 chuyến, giảm 54%yoy.
Vietnam Airlines và VietJet Air cũng giảm lần lượt là 24,7%yoy và 39,1%yoy.
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (mã “VJC”) đang khai thác 80 tàu bay
A320 và A321, thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 65
triệu lượt hành khách, với 105 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các
đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, …
Trong năm 2020, hãng đã khai thác 78.462 chuyến bay với 120.093 giờ bay an
toàn, vận chuyển hơn 15 triệu lượt khách. Với việc triệt để áp dụng các quy định về
an toàn phòng chống dịch của WHO và các nhà chức trách, trong năm 2020, toàn bộ
nhân viên và hành khách của Vietjet được an toàn.
Sau kiểm toán, doanh thu của công ty mẹ năm 2020 đạt 15.203 tỷ đồng. Doanh
thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế năm 2020 lần lượt đạt 18.220 tỷ đồng và 68 tỷ
đồng.Lợi nhuận riêng lẻ ghi nhận lỗ từ hoạt động vận chuyển hàng không thấp hơn
báo cáo tự lập khoảng 31%, tương đương 1.453 tỉ đồng.Với những kết quả trên,
Vietjet là một trong số ít các hãng hàng không hiếm hoi duy trì được toàn bộ hoạt
động khai thác chính và có kết quả kinh doanh có lợi nhuận trong năm 2020.
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, hãng hàng không thế hệ mới này đã
nhanh chóng khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa trong năm 2020, tăng cao hơn năm
2019 và mở thêm các đường bay mới. Vietjet dự báo thị trường quốc tế sẽ khởi sắc lại
vào quý IV/2021.
Để quản lý tốt chi phí vận hành trong mùa dịch, Vietjet quyết liệt triển khai các
chương trình tiết kiệm chi phí, như tối ưu hoá khai thác theo giờ bay giảm 50%, giảm
đơn giá 20% - 25% với nhà cung cấp, cắt giảm 10% chi phí hoạt động thông
thường… Ngoài ra, Vietjet triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu, giúp
giảm chi phí 25% so với thị trường.
3. Đánh giá thực trạng
3.1. Những kết quả đạt được
Tính cả năm 2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 70 tỷ đồng, là một
trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có
lợi nhuận trong năm 2020.
Theo báo cáo, Vietjet có tổng tài sản 47.036 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt
17.326 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức rất thấp
0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,2 lần, mức tốt trong
ngành hàng không thế giới.
Trong năm 2020,Vietjet đã chuyển đổi cấu hình một số tàu bay thành vận tải
hàng hóa, áp dụng phương thức khai thác mới để tăng cường năng lực vận tải hàng
hóa cho đội bay. Hãng cũng trở thành hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn loại
hình vận tải hàng hóa trên khoang hành khách. Tối ưu hóa tải trọng và mở rộng mạng
bay quốc tế, Vietjet đã vận chuyển hơn 60.000 tấn hàng hóa với gần 1.200 chuyến
bay. Những kết quả này đã giúp Vietjet được tạp chí về vận tải hàng không Payload
Asia vinh danh là “Hãng hàng không vận chuyển hàng hoá trong khoang hành lý tốt
nhất của năm” và “Hãng hàng không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hoá
tốt nhất năm”.
Năm 2020 là năm đầu tiên Vietjet đưa vào vận hành Trung tâm Khai thác Mặt
đất Vietjet (VJGS) tại sân bay quốc tế Nội Bài góp phần nâng cao chất lượng, dịch
vụ, giảm chi phí thuê ngoài.
Vietjet ghi nhận những kết quả khai thác tích cực như hệ số sử dụng ghế đạt
trên 80%, tỉ lệ đúng giờ đạt trên 90% - tỉ lệ cao trên thế giới. Vietjet là hãng hàng
không có độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, xếp hạng 7/7 sao về an toàn, được Airline
Ratings bình chọn là hãng hàng không chi phí thấp an toàn nhất thế giới năm 2020.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
*Hạn chế: Dù đạt được những thành tựu hết sức đáng khâm phục so với tuổi đời non
trẻ của mình, tuy nhiên Vietjet Air vẫn còn nhiều điểm hạn chế ở nhiều khía cạnh:
-Chất lượng dịch vụ: Vietjet có tỷ lệ huỷ chuyến và chậm giờ thuộc vào top đầu
tại Việt Nam. Trong năm 2020, dẫn đầu số lượng chuyến bay khai thác là Hãng
Vietjet với hơn 139.000 chuyến, Trong đó, số chuyến bay chậm chuyến là hơn 23.000
chuyến, chiếm 16,6% tổng số chuyến bay khai thác của hãng.
-Thiếu hụt nhân lực có chất lượng tốt: tình trạng thiếu nhân lực không chỉ ở lực
lượng phi công mà còn ở lực lượng khác như giám sát bay, quản lý không lưu, kỹ sư
máy bay, ...
-Thương hiệu và hệ thống phân phối vẫn còn yếu ở nước ngoài: các chặng bay
quốc tế của Vietjet còn hạn chế khá nhiều so với Vietnam Airlines hay đối thủ trong
phân khúc vé máy bay giá rẻ là Jetstar.
-Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: trong quá trình hoạt động, Vietjet cũng đối mặt với
không ít khó khăn đến từ những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại các sân bay, cảng hàng
không trong nước. Những hạn chế về hạ tầng gây kéo dài thời gian quay đầu của tàu
bay, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tối đa hóa hiệu suất sử dụng tàu bay của
Hãng.
*Nguyên nhân:
-Máy bay bị chậm chuyến và hủy chuyến do nguyên nhân khách quan như thời
tiết hay các nguyên nhân chính khác như máy bay về muộn, do trang thiết bị tại Cảng
hàng không và do đơn vị quản lý, điều hành bay.
-Việc đào tạo đội ngũ nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển.
-Cơ sở hạ tầng hàng không xuống cấp hay quá tải cơ sở hạ tầng: Sân bay Tân
Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài có lưu lượng dày đặc, thỉnh thoảng máy bay phải bay
vòng vòng trên trời để chờ được hạ cánh, hoặc lắm khi máy bay hạ cánh rồi thì hành
khách phải chờ đợi mới có xe đưa vào nhà ga.
-Thị trường inbound (khách du lịch đến Việt Nam) lại lớn hơn nhiều so với thị
trường outbound (khách đi du lịch nước ngoài), Vietjet chủ yếu dựa vào vào các
chuyến bay thuê bao trọn gói (charter) để phục vụ thị trường inbound - đặc biệt là
Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng sẽ bắt đầu đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi mở rộng các
chuyến bay theo lịch trình tại các thị trường có lưu lượng outbound hạn chế. Bên
cạnh đó, trên thị trường hàng không quốc tế, Vietjet chỉ là một cái tên khá mới lạ,
không có sức cạnh tranh lớn với các thương hiệu như Tiger Airways, Korea Air, Air
Asian,...
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
1. Môi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi
Về góc độ hành lang pháp lý trong lĩnh vực hàng không, các chuyên gia cho
rằng, với nhiều quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và
kinh doanh cảng hàng không được quy định trong Nghị định mới của Nhà nước sẽ
tạo điều kiện thuận lợi khi xin giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, đặc biệt
là điều kiện về vốn pháp định được giảm xuống.
2. Nâng cao chất lượng lao động
Con người chính là nền tảng cho mọi sự phát triển và tiến bộ xã hội và là yếu tố đầu
vào quan trọng của sản xuất. Bởi vậy người lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng
đầu của doanh nghiệp. Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận. Đây là yếu tố quyết
định trong nền kinh tế tri thức. Con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng
kỹ thuật, công nghệ, vốn để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu tố này không
tự phát sinh tác dụng.
Tuy nhiên hiện nay trong ngành hàng không đang “khát” nhân lực. Việt Nam là
một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở
lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trpung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức
7,9% của toàn châu Á. Điều này thể hiện nhu cầu vận tải hàng không rất cao của thị
trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế đến Việt Nam. Từ
đó, xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực trong nội bộ ngành hàng
không.
Cho nên, để có nguồn lao động chất lượng và chuyên nghiệp đáp ứng cho các
doanh nghiệp nói chung và Vietjet nói riêng thì yếu tố đào tạo, giáo dục rất quan
trọng. Vietjet cần phải: phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý đủ về số lượng và chất
lượng, trong đó tập trung đào tạo cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn chức danh, đảm bảo
100% các bộ được đào tạo chuyên sâu, nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Tuyển
dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có và kế thừa nhằm đảm bảo công
tác phục vụ khai thác bay của hãng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục xây
dựng, đổi mới và hoàn chỉnh hệ thống quy trình, chính sách về quản lý nhân sự như:
quy trình tuyển dụng, quy trình thôi việc, quy trình xử lý kỷ luật, quy chế đào tạo,
chính sách lương và phúc lợi, nội quy lao động, cùng với việc đầu tư phát triển các
phần mềm quản lý nhân sự.
Vietjet cần thiết lập những phòng ban mặt đất trực 24/7 để theo dõi sát sao các
tình hình chuyến bay, cập nhập thông tin mới nhất cho hành khách, tránh việc hành
khách không hài lòng khi đổi giờ bay, hủy chuyến.
Bên cạnh đó, ngoài yếu tố chuyên môn thì vấn đề đạo đức cũng cần được lưu ý,
bởi hàng không không chỉ là lĩnh vực vận tải mà nó còn là dịch vụ. cho nên việc cư
xử, tiếp đãi các khách hàng là điều cần được để tâm.
3. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
Sự tiết kiệm tư bản bất biến để nâng cao tỷ suất lợi nhuận có thể tiết kiệm được
bằng cách thường xuyên cải tiến thiết bị máy móc.
Vietjet hiện nay cần tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào trong mọi
hoạt động từ thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác, quản lý điều hành bay, quản lý
kỹ thuật, ... để tăng năng suất hoạt động. Bên cạnh những đội tàu bay hiện có, Vietjet
nên bổ sung thêm những tàu bay thế hệ mới, có tuổi đời dài hơn, tiết kiệm nhiên liệu
và có khí thải ra môi trường ít. Từ đó giúp giảm chi phí khai thác, gia tăng lợi nhuận
từ vận tải hàng không và chuyển quyền sở hữu tàu bay. Bằng cách có thêm những tàu
bay hiện đại, Vietjet có thể tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao. Nguyên, nhiên vật liệu
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thường vào khoảng 60% đến 70%. Bởi
vậy, phấn đấu tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với
việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Dù giá vé của Vietjet hiện đang rất rẻ so với thị
trường hàng không ở Việt Nam, tuy nhiên khi hạ được mức giá thành xuống nữa sẽ
càng thu hút được nhiều khách hàng bởi nhu cầu đi lại hiện nay là rất lớn và vẫn có
nhiều người lựa chọn di chuyển đường dài bằng xe khách.
Khi thuê hoặc mua lại tàu bay cũ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu sẽ gặp
những bất lợi khi gia tăng chi phí, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, gây ô nhiêm môi
trường và những trải nghiệm bay không thực sự thoải mái cho hành khách. Cho nên
việc đầu tư vào những đội bay hiện đại, mới giúp hãng tiết kiệm được chi phí và thời
gian trong việc sửa chữa, bảo dưỡng, tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và giảm lượng khí
thải ra môi trường, điều kiện để mô hình kinh doanh này có những nền tảng để phát
triển bền vững.
Như A321neo hiện là tàu bay một lối đi tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu nhất thế
giới, nhờ tích hợp công nghệ tiên tiến với động cơ thế hệ mới và thiết bị đầu cánh
cong Sharklets. Công nghệ tiên tiến giúp dòng máy bay này giảm từ 15 - 20% tiêu
thụ nhiên liệu tính trên mỗi ghế, đồng thời giảm hơn năm nghìn tấn khí thải CO2 và
giảm gần 50% tiếng ồn so máy bay thế hệ trước.
Hoặc Vietjet có thể trang bị hệ thống giải trí không dây (wireless streaming).
Thông qua ứng dụng này, hành khách sẽ được trải nghiệm các thiết bị điện tử cá nhân
(máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay…) ở chế độ máy bay để
truy cập hệ thống giải trí trên chuyến bay. Như vậy sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng
trải nghiệm bởi sự tiện lợi và thông minh.
4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Đứng trước hoàn cảnh quá tải cơ sở hạ tầng hàng không, Vietjet Air cần có
những biện pháp khắc phục để có thể thích ứng và nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Phát triển đội tàu và phân bổ lịch bay hợp lý trong quá trình khai thác tại 5 căn cứ
khai thác chính; Hợp tác với các công ty cung ứng dịch vụ mặt đất nhằm cải thiện
quy trình hoạt động, phối hợp các bộ phận chức năng; Trực tiếp đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng tại các sân bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác vận hành;
Liên doanh với các đối tác trong việc xây dựng, mở rộng các cảng hàng không mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chủ trương và định hướng rõ ràng trong việc
đầu tư, nâng cấp mở rộng các cảng hàng không, nâng cao năng lực khai thác. Cơ sở
hạ tầng phục vụ ngành hàng không cần được cải thiện trong thời gian tới, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác, kinh doanh của Vietjet và các hãng hàng
không.
5. Tăng cường hoạt động Marketing mở rộng thị trường
Dù Vietjet hiện là một trong những hãng hàng không hàng đầu Việt Nam nhưng
trên thị trường hàng không thế giới và khu vực, Vietjet vẫn chiếm thị phần rất nhỏ.
Bởi vậy, Vietjet cần đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh và liên kết với các hãng hàng
không khác để đưa thương hiệu của mình ngày càng phát triển, có được doanh thu
cao.
C. Kết luận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì vai trò của nó
càng trở nên quan trọng. Chỉ có doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh thu được
nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp đó mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó
phấn đấu tăng lợi nhuận không những là mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh mà
nó còn là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy trong thị trường ngày càng cạnh tranh và có nhiều
biến động, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet cần phải có những biện pháp linh
hoạt để khắc phục những nhược điểm, nâng cao năng suất lao động để thu được lợi
nhuận cao. Từ đó giúp doanh nghiệp không chỉ có chỗ đứng trong ngành hàng không
quốc gia mà còn trên cả thị phần hàng không thế giới, giúp nâng cao thu nhập quốc
dân, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
D. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin
2. Slide môn học Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin
3. Vở ghi chép bài giảng môn Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
4. Thông cáo báo chí về tình hình Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020
5. Báo cáo kiểm toán 2020 của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
E. Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy Tô Đức Hạnh đã hỗ trợ em hoàn thành bài tập một
cách tốt nhất có thể. Do còn hạn hẹp về mặt nhận thức nên một số chỗ còn nhiều
thiếu sót, mong thầy có thể giúp em sửa chữa và hoàn thiện hơn.
Em xin chúc thầy và gia đình có thật nhiều sức khỏe, an toàn trong mùa dịch, gặp thật
nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc ngày càng thuận lợi, gặt
hái được nhiều thành quả cao ạ.
Trân trọng cảm ơn thầy!
| 1/28

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ………. ………. o0o BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
VIETJET TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh MSSV: 11206850
Lớp học phần: KTCT(220)_19
Lớp: Kinh tế phát triển 62A
Khoa: Kế hoạch và phát triển
GVHD: PGS.TS TÔ ĐỨC HẠNH
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 06 năm 2021 Mục lục A. Lời nói đầu B. Nội dung chính
I. Lý luận chung về lợi nhuận:......................................................................................4
1. Quan điểm trước Mác về lợi nhuận:.........................................................................4
1.1. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương:..........................................4
1.2. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông:..............................................4
1.3. Quan đểm của một số nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh................................4
2. Lý luận về lợi nhuận của C.Mác:..............................................................................4
2.1. Chí phí sản xuất:....................................................................................................5
2.2. Lợi nhuận:..............................................................................................................5
2.3. Tỷ suất lợi nhuận:..................................................................................................6
2.4. Lợi nhuận bình quân:.............................................................................................7
2.5. Lợi nhuận thương nghiệp:.....................................................................................8
II. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp VIETJET trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
1. Tình hình kinh tế nước ta và thị trường hàng không hiện nay:................................9
1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế trong nước:..........................................................9
1.2. Tổng quan về thị trường hàng không Việt Nam:...................................................9
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:...............................................10
3. Đánh giá thực trạng:................................................................................................11
3.2. Những kết quả đạt được:......................................................................................11
3.3. Những hạn chế và nguyên nhân:..........................................................................12
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh:...........................13
1. Môi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi:..................................................13
2. Nâng cao chất lượng lao động:................................................................................13
3. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật:.....................................................................14
4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng:.........................................................................16
5. Tăng cường hoạt động Marketing mở rộng thị trường:...........................................16 C. Kết luận D. Tài liệu tham khảo E. Lời cảm ơn A. Lời nói đầu
Kinh tế đất nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng
vượt bậc và đang trong đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Từ một nước
nghèo đói, thiếu ăn quanh năm, luôn phải trông chờ vào các khoản viện trợ, trợ giúp
của các nước khác, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên
thế giới (sau Thái Lan). Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016-2019, Việt Nam đứng
trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi
thành công nhất. Có được sự tăng trưởng đó chính là nhờ những đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện đến sự phát triển của các doanh
nghiệp. Sự hoạt động năng động của các doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận, tạo tiền
đề cho sự phát triển và khẳng định vị thế của Việt Nam với các nước khác.
Xuất phát từ nhận thức trên với nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển yêu
cầu đặt ra là chúng ta phải hiểu rõ nguồn gốc, bản chất các yếu tố bên trong của nền
kinh tế đặc biệt là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển đó. Một trong những yếu
tố chính đó chính là lợi nhuận. Vậy thế nào là lợi nhuận? Lợi nhuận là mục tiêu kinh
tế được quan tâm hàng đầu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì điều quan trọng là làm ăn
phải có hiệu quả, phải đem lại lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là thước đo hiệu quả
hoạt động cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương
lai. Lợi nhuận và các giải pháp làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh đã
và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của của các doanh nghiệp. Hiện nay, thị
trường hàng không đang ngày càng phát triển với sức cạnh tranh vô cùng lớn, trong
đó Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet – một hãng hàng không rất nhiều tiềm năng
đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy, thông
qua việc vận dụng những lý luận về lợi nhuận của Mác, Vietjet Air cần phải làm gì,
và tận dụng những cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ? B. Nội dung chính
I, Lý luận chung về lợi nhuận

1. Quan điểm trước C.Mác về lợi nhuận
1.1. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương
Lợi nhuận thương nghiệp chính là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là
sự lừa gạt lẫn nhau. Và không một người nào thu được lợi nhuận mà không lảm thiệt
lại đến kẻ khác. Dân tộc này làm giàu trên sự hi sinh của dân tộc khác, trong trao đổi
luôn có bên thiệt và bên lợi. Đồng thời họ luôn khẳng định: “ Lợi nhuận được tạo ra
trong lĩnh vực lưu thông”.
1.2. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được là nhờ vào
các khoản chi phí thương mại và thương mại chỉ đơn thuần dời ngang giá trị này sang
giá trị khác. Chính vì vậy mà không ai có được lợi nhuận và thương nghiệp không sinh ra của cải.
1.3. Quan điểm của một số nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh
Adam Smith(1723-1790): Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng “ lao động là
nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư ”. Theo cách giải thích của ông thì lợi nhuận, địa tô
và lợi tức chỉ là hình thức khác nhau của giá trị do công nhân tạo ra ngoài tiền lương.
D.V Ricardo(1772-1823): Ông cho rằng lợi nhuận là phần giá trị thừa ngoài
tiền công. Ông không biết đến phạm trù giá trị thặng dư nhưng vẫn khẳng định rằng:“
Giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận. Giá trị là nguồn gốc
sinh ra lợi nhuận và địa tô”.
2. Lý luận về lợi nhuận của C.Mác
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C.Mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản xuất.
2.1. Chi phí sản xuất
Đối với nhà tư bản quan trọng là phải thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ
giá trị hàng hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả
của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng
để sản xuất ra hàng hóa ấy.
Đó là chi phí nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa.
Kí hiệu: k; về mặt lượng: k = c+v
Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v+m) sẽ biểu hiện thành: G = k+m.
Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm
bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường, tạo cơ sở cho cạnh tranh, là
căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản. 2.2 Lợi nhuận
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có
một khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản
không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá
trị thặng dư. Số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận.
C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư
bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận. Điều đó có nghĩa, lợi nhuận
chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường. Kí hiệu lợi nhuận: p
Khi đó giá trị hàng hóa được viết là:G=k+p , từ đó p=G-k
Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong nền nền kinh tế thị trường.
2.3. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư
bản ứng trước (ký hiệu là p’).
Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức: p’ * 100%
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản và thường được tính
hàng năm, từ đây hình thành khái niệm tỷ suất lợi nhuận hàng năm.
Tỷ suất lợi nhuận hàng năm là thước đo cụ thể, phản ánh đầy đủ hơn mức độ
hiệu quả kinh doanh, vì vậyđã trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh
tế của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đó các nhà tư bản
muốn làm giàu và làm giàu nhanh cần phải tìm ra cách thức để có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư
Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi
nhuận. Thực tiễn phát triển kinh tế ngày nay ở nước ta cho thấy, cả ba yếu tố là thời
gian lao động, cường độ lao động và năng suất lao động đều quan trọng, cần được sử
dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản
Cấu tạo hữu cơ tư bản tác động tới chi phí sản xuất, do đó tác động tới lợi nhuận và
tỷ suất lợi nhuận.Dưới tác động của tích lũy tư bản trong điều kiện cạnh tranh nhằm
thu lợi nhuận cao, sức sản xuất của lao động ngày càng được nâng cao thể hiện sự gia
tăng không ngừng của cấu tạo hữu cơ tư bản.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản.
Mức độ hiệu quả kinh doanh cụ thể phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển của tư bản. Nếu
tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hằng năm tăng lên, do
đó tỷ suất lợi nhuận tăng.
Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến
C.Mác đã chỉ ra những biện pháp tiết kiệm tư bản bất biến mà các nhà tư bản trong
thế kỷ XIX đã sử dụng để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, bao gồm kéo dài lao động thặng
dư, và do đó kéo dài ngày lao động; “ Tiết kiệm về những điều kiện sản xuất đặc
trưng cho nền sản xuấy quy mô lớn với tư cách là những điều kiện của lao động xã
hội ”; “ biến những chất thải của sản xuất, những cái gọi là phế liệu, trở lại thành
những yếu tố sản xuất mới”, “ sự nâng cao năng suất lao động trong ngành chế tạo tư
liệu lao động và đối tượng lao động làm cho các yếu tố này rẻ đi”; “ tiết kiệm nhờ
thường xuyên cải tiến thiết bị máy móc”, tiết kiệm trong việc sử dụng bản thân tư bản
bất biến; sử dụng những điều kiện lao động của công nhân một cách tiết kiệm; tiết
kiệm nhờ những phát minh.
2.4. Lợi nhuận bình quân
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sự phát triển của cạnh tranh tất
yếu dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận có tác động điều tiết đối
với các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản.
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân
(kí hiệu lợi nhuận bình quân là P , kí hiệu tỉ suất lợi nhuận bình quân là P’ )
Nếu kí hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính như sau: P = P’ x K
Khi lợi nhuận bình quân trở thành quay luật phổ biến chi phối các hoạt động
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất được tính như sau: GCSX = K + P
Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân,
giá cả sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyển.
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành căn
cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
2.5. Lợi nhuận thương nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã
hội, xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc kinh doanh hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp được phản ánh ở số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương
nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa.
Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản
thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản thương
nghiệp bán hàng hóa bằng hoặc cao hơn giá trị của hàng hóa.
Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá
bán song giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị.
II. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp VIEJET trong nền
kinh tế nước ta hiện nay
1. Tình hình kinh tế nước ta và thị trường hàng không hiện nay
1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, tuy
là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã
hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc
nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành
khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ
thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân
và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”.
Năm 2020, khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp có tốc độ tăng khá đạt 2,68%, khu
vực Công nghiệp-Dịch vụ với tốc độ tăng cao nhất 3,98%, khu vực dịch vụ tăng
2,6%. Nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, cơ cấu lao động chuyển
dịch theo hướng tích cực,... tạo điều kiện để các doanh nhiệp, tổ chức phát triển.
1.2. Tổng quan về thị trường hàng không Việt Nam
Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là
một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỉ trở
lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á.
Tính đến nay, thị trường hàng không nội địa có sự tham gia của 5 hãng hàng
không gồm Vietnam Airlines, Viejet, Jetstar, Vasco và Bamboo Airways. Trong cuộc
đua giành thị phần hàng không Việt, hai “ông lớn” Vietnam Airlines và Vietjet Air
gần như chiếm toàn bộ thị phần nội địa với hơn 80%, đi kèm những chiến lược kinh doanh khác nhau...
Tuy nhiên năm 2020 với sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, theo số
liệu từ Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) thì tổng số chuyến bay do các hãng hàng
không thực hiện là 185.870 chuyến, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó,
sự sụt giảm mạnh nhất thuộc về Jetstar Pacific với 13.711 chuyến, giảm 54%yoy.
Vietnam Airlines và VietJet Air cũng giảm lần lượt là 24,7%yoy và 39,1%yoy.
2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (mã “VJC”) đang khai thác 80 tàu bay
A320 và A321, thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 65
triệu lượt hành khách, với 105 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các
đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, …
Trong năm 2020, hãng đã khai thác 78.462 chuyến bay với 120.093 giờ bay an
toàn, vận chuyển hơn 15 triệu lượt khách. Với việc triệt để áp dụng các quy định về
an toàn phòng chống dịch của WHO và các nhà chức trách, trong năm 2020, toàn bộ
nhân viên và hành khách của Vietjet được an toàn.
Sau kiểm toán, doanh thu của công ty mẹ năm 2020 đạt 15.203 tỷ đồng. Doanh
thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế năm 2020 lần lượt đạt 18.220 tỷ đồng và 68 tỷ
đồng.Lợi nhuận riêng lẻ ghi nhận lỗ từ hoạt động vận chuyển hàng không thấp hơn
báo cáo tự lập khoảng 31%, tương đương 1.453 tỉ đồng.Với những kết quả trên,
Vietjet là một trong số ít các hãng hàng không hiếm hoi duy trì được toàn bộ hoạt
động khai thác chính và có kết quả kinh doanh có lợi nhuận trong năm 2020.
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, hãng hàng không thế hệ mới này đã
nhanh chóng khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa trong năm 2020, tăng cao hơn năm
2019 và mở thêm các đường bay mới. Vietjet dự báo thị trường quốc tế sẽ khởi sắc lại vào quý IV/2021.
Để quản lý tốt chi phí vận hành trong mùa dịch, Vietjet quyết liệt triển khai các
chương trình tiết kiệm chi phí, như tối ưu hoá khai thác theo giờ bay giảm 50%, giảm
đơn giá 20% - 25% với nhà cung cấp, cắt giảm 10% chi phí hoạt động thông
thường… Ngoài ra, Vietjet triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu, giúp
giảm chi phí 25% so với thị trường.
3. Đánh giá thực trạng
3.1. Những kết quả đạt được
Tính cả năm 2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 70 tỷ đồng, là một
trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong năm 2020.
Theo báo cáo, Vietjet có tổng tài sản 47.036 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt
17.326 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức rất thấp
0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,2 lần, mức tốt trong
ngành hàng không thế giới.
Trong năm 2020,Vietjet đã chuyển đổi cấu hình một số tàu bay thành vận tải
hàng hóa, áp dụng phương thức khai thác mới để tăng cường năng lực vận tải hàng
hóa cho đội bay. Hãng cũng trở thành hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn loại
hình vận tải hàng hóa trên khoang hành khách. Tối ưu hóa tải trọng và mở rộng mạng
bay quốc tế, Vietjet đã vận chuyển hơn 60.000 tấn hàng hóa với gần 1.200 chuyến
bay. Những kết quả này đã giúp Vietjet được tạp chí về vận tải hàng không Payload
Asia vinh danh là “Hãng hàng không vận chuyển hàng hoá trong khoang hành lý tốt
nhất của năm” và “Hãng hàng không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hoá tốt nhất năm”.
Năm 2020 là năm đầu tiên Vietjet đưa vào vận hành Trung tâm Khai thác Mặt
đất Vietjet (VJGS) tại sân bay quốc tế Nội Bài góp phần nâng cao chất lượng, dịch
vụ, giảm chi phí thuê ngoài.
Vietjet ghi nhận những kết quả khai thác tích cực như hệ số sử dụng ghế đạt
trên 80%, tỉ lệ đúng giờ đạt trên 90% - tỉ lệ cao trên thế giới. Vietjet là hãng hàng
không có độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, xếp hạng 7/7 sao về an toàn, được Airline
Ratings bình chọn là hãng hàng không chi phí thấp an toàn nhất thế giới năm 2020.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
*Hạn chế: Dù đạt được những thành tựu hết sức đáng khâm phục so với tuổi đời non
trẻ của mình, tuy nhiên Vietjet Air vẫn còn nhiều điểm hạn chế ở nhiều khía cạnh:
-Chất lượng dịch vụ: Vietjet có tỷ lệ huỷ chuyến và chậm giờ thuộc vào top đầu
tại Việt Nam. Trong năm 2020, dẫn đầu số lượng chuyến bay khai thác là Hãng
Vietjet với hơn 139.000 chuyến, Trong đó, số chuyến bay chậm chuyến là hơn 23.000
chuyến, chiếm 16,6% tổng số chuyến bay khai thác của hãng.
-Thiếu hụt nhân lực có chất lượng tốt: tình trạng thiếu nhân lực không chỉ ở lực
lượng phi công mà còn ở lực lượng khác như giám sát bay, quản lý không lưu, kỹ sư máy bay, ...
-Thương hiệu và hệ thống phân phối vẫn còn yếu ở nước ngoài: các chặng bay
quốc tế của Vietjet còn hạn chế khá nhiều so với Vietnam Airlines hay đối thủ trong
phân khúc vé máy bay giá rẻ là Jetstar.
-Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: trong quá trình hoạt động, Vietjet cũng đối mặt với
không ít khó khăn đến từ những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại các sân bay, cảng hàng
không trong nước. Những hạn chế về hạ tầng gây kéo dài thời gian quay đầu của tàu
bay, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tối đa hóa hiệu suất sử dụng tàu bay của Hãng. *Nguyên nhân:
-Máy bay bị chậm chuyến và hủy chuyến do nguyên nhân khách quan như thời
tiết hay các nguyên nhân chính khác như máy bay về muộn, do trang thiết bị tại Cảng
hàng không và do đơn vị quản lý, điều hành bay.
-Việc đào tạo đội ngũ nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển.
-Cơ sở hạ tầng hàng không xuống cấp hay quá tải cơ sở hạ tầng: Sân bay Tân
Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài có lưu lượng dày đặc, thỉnh thoảng máy bay phải bay
vòng vòng trên trời để chờ được hạ cánh, hoặc lắm khi máy bay hạ cánh rồi thì hành
khách phải chờ đợi mới có xe đưa vào nhà ga.
-Thị trường inbound (khách du lịch đến Việt Nam) lại lớn hơn nhiều so với thị
trường outbound (khách đi du lịch nước ngoài), Vietjet chủ yếu dựa vào vào các
chuyến bay thuê bao trọn gói (charter) để phục vụ thị trường inbound - đặc biệt là
Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng sẽ bắt đầu đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi mở rộng các
chuyến bay theo lịch trình tại các thị trường có lưu lượng outbound hạn chế. Bên
cạnh đó, trên thị trường hàng không quốc tế, Vietjet chỉ là một cái tên khá mới lạ,
không có sức cạnh tranh lớn với các thương hiệu như Tiger Airways, Korea Air, Air Asian,...
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
1. Môi trường pháp lý có những điều kiện thuận lợi
Về góc độ hành lang pháp lý trong lĩnh vực hàng không, các chuyên gia cho
rằng, với nhiều quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và
kinh doanh cảng hàng không được quy định trong Nghị định mới của Nhà nước sẽ
tạo điều kiện thuận lợi khi xin giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, đặc biệt
là điều kiện về vốn pháp định được giảm xuống.
2. Nâng cao chất lượng lao động
Con người chính là nền tảng cho mọi sự phát triển và tiến bộ xã hội và là yếu tố đầu
vào quan trọng của sản xuất. Bởi vậy người lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng
đầu của doanh nghiệp. Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận. Đây là yếu tố quyết
định trong nền kinh tế tri thức. Con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng
kỹ thuật, công nghệ, vốn để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu tố này không tự phát sinh tác dụng.
Tuy nhiên hiện nay trong ngành hàng không đang “khát” nhân lực. Việt Nam là
một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở
lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trpung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức
7,9% của toàn châu Á. Điều này thể hiện nhu cầu vận tải hàng không rất cao của thị
trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế đến Việt Nam. Từ
đó, xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực trong nội bộ ngành hàng không.
Cho nên, để có nguồn lao động chất lượng và chuyên nghiệp đáp ứng cho các
doanh nghiệp nói chung và Vietjet nói riêng thì yếu tố đào tạo, giáo dục rất quan
trọng. Vietjet cần phải: phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý đủ về số lượng và chất
lượng, trong đó tập trung đào tạo cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn chức danh, đảm bảo
100% các bộ được đào tạo chuyên sâu, nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Tuyển
dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có và kế thừa nhằm đảm bảo công
tác phục vụ khai thác bay của hãng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục xây
dựng, đổi mới và hoàn chỉnh hệ thống quy trình, chính sách về quản lý nhân sự như:
quy trình tuyển dụng, quy trình thôi việc, quy trình xử lý kỷ luật, quy chế đào tạo,
chính sách lương và phúc lợi, nội quy lao động, cùng với việc đầu tư phát triển các
phần mềm quản lý nhân sự.
Vietjet cần thiết lập những phòng ban mặt đất trực 24/7 để theo dõi sát sao các
tình hình chuyến bay, cập nhập thông tin mới nhất cho hành khách, tránh việc hành
khách không hài lòng khi đổi giờ bay, hủy chuyến.
Bên cạnh đó, ngoài yếu tố chuyên môn thì vấn đề đạo đức cũng cần được lưu ý,
bởi hàng không không chỉ là lĩnh vực vận tải mà nó còn là dịch vụ. cho nên việc cư
xử, tiếp đãi các khách hàng là điều cần được để tâm.
3. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
Sự tiết kiệm tư bản bất biến để nâng cao tỷ suất lợi nhuận có thể tiết kiệm được
bằng cách thường xuyên cải tiến thiết bị máy móc.
Vietjet hiện nay cần tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào trong mọi
hoạt động từ thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác, quản lý điều hành bay, quản lý
kỹ thuật, ... để tăng năng suất hoạt động. Bên cạnh những đội tàu bay hiện có, Vietjet
nên bổ sung thêm những tàu bay thế hệ mới, có tuổi đời dài hơn, tiết kiệm nhiên liệu
và có khí thải ra môi trường ít. Từ đó giúp giảm chi phí khai thác, gia tăng lợi nhuận
từ vận tải hàng không và chuyển quyền sở hữu tàu bay. Bằng cách có thêm những tàu
bay hiện đại, Vietjet có thể tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao. Nguyên, nhiên vật liệu
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thường vào khoảng 60% đến 70%. Bởi
vậy, phấn đấu tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với
việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Dù giá vé của Vietjet hiện đang rất rẻ so với thị
trường hàng không ở Việt Nam, tuy nhiên khi hạ được mức giá thành xuống nữa sẽ
càng thu hút được nhiều khách hàng bởi nhu cầu đi lại hiện nay là rất lớn và vẫn có
nhiều người lựa chọn di chuyển đường dài bằng xe khách.
Khi thuê hoặc mua lại tàu bay cũ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu sẽ gặp
những bất lợi khi gia tăng chi phí, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, gây ô nhiêm môi
trường và những trải nghiệm bay không thực sự thoải mái cho hành khách. Cho nên
việc đầu tư vào những đội bay hiện đại, mới giúp hãng tiết kiệm được chi phí và thời
gian trong việc sửa chữa, bảo dưỡng, tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và giảm lượng khí
thải ra môi trường, điều kiện để mô hình kinh doanh này có những nền tảng để phát triển bền vững.
Như A321neo hiện là tàu bay một lối đi tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu nhất thế
giới, nhờ tích hợp công nghệ tiên tiến với động cơ thế hệ mới và thiết bị đầu cánh
cong Sharklets. Công nghệ tiên tiến giúp dòng máy bay này giảm từ 15 - 20% tiêu
thụ nhiên liệu tính trên mỗi ghế, đồng thời giảm hơn năm nghìn tấn khí thải CO2 và
giảm gần 50% tiếng ồn so máy bay thế hệ trước.
Hoặc Vietjet có thể trang bị hệ thống giải trí không dây (wireless streaming).
Thông qua ứng dụng này, hành khách sẽ được trải nghiệm các thiết bị điện tử cá nhân
(máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay…) ở chế độ máy bay để
truy cập hệ thống giải trí trên chuyến bay. Như vậy sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng
trải nghiệm bởi sự tiện lợi và thông minh.
4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
Đứng trước hoàn cảnh quá tải cơ sở hạ tầng hàng không, Vietjet Air cần có
những biện pháp khắc phục để có thể thích ứng và nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Phát triển đội tàu và phân bổ lịch bay hợp lý trong quá trình khai thác tại 5 căn cứ
khai thác chính; Hợp tác với các công ty cung ứng dịch vụ mặt đất nhằm cải thiện
quy trình hoạt động, phối hợp các bộ phận chức năng; Trực tiếp đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng tại các sân bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác vận hành;
Liên doanh với các đối tác trong việc xây dựng, mở rộng các cảng hàng không mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chủ trương và định hướng rõ ràng trong việc
đầu tư, nâng cấp mở rộng các cảng hàng không, nâng cao năng lực khai thác. Cơ sở
hạ tầng phục vụ ngành hàng không cần được cải thiện trong thời gian tới, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác, kinh doanh của Vietjet và các hãng hàng không.
5. Tăng cường hoạt động Marketing mở rộng thị trường
Dù Vietjet hiện là một trong những hãng hàng không hàng đầu Việt Nam nhưng
trên thị trường hàng không thế giới và khu vực, Vietjet vẫn chiếm thị phần rất nhỏ.
Bởi vậy, Vietjet cần đầu tư vào việc quảng bá hình ảnh và liên kết với các hãng hàng
không khác để đưa thương hiệu của mình ngày càng phát triển, có được doanh thu cao. C. Kết luận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì vai trò của nó
càng trở nên quan trọng. Chỉ có doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh thu được
nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp đó mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó
phấn đấu tăng lợi nhuận không những là mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh mà
nó còn là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy trong thị trường ngày càng cạnh tranh và có nhiều
biến động, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet cần phải có những biện pháp linh
hoạt để khắc phục những nhược điểm, nâng cao năng suất lao động để thu được lợi
nhuận cao. Từ đó giúp doanh nghiệp không chỉ có chỗ đứng trong ngành hàng không
quốc gia mà còn trên cả thị phần hàng không thế giới, giúp nâng cao thu nhập quốc
dân, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. D. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin
2. Slide môn học Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin
3. Vở ghi chép bài giảng môn Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
4. Thông cáo báo chí về tình hình Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020
5. Báo cáo kiểm toán 2020 của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet E. Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy Tô Đức Hạnh đã hỗ trợ em hoàn thành bài tập một
cách tốt nhất có thể. Do còn hạn hẹp về mặt nhận thức nên một số chỗ còn nhiều
thiếu sót, mong thầy có thể giúp em sửa chữa và hoàn thiện hơn.
Em xin chúc thầy và gia đình có thật nhiều sức khỏe, an toàn trong mùa dịch, gặp thật
nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc ngày càng thuận lợi, gặt
hái được nhiều thành quả cao ạ.
Trân trọng cảm ơn thầy!