Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mac-Lenin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mac-Lenin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Ngọc Ánh
Mã sinh viên: 2234290379
Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác-Lênin(23X)_08_Mar_K55_Công Đoàn Số thứ tự: 14
Hà Nội, tháng 2 năm 2023 LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá
trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất 1 lOMoAR cPSD| 44879730
nước lên trình độ mới. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, công
nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp.
Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay,
quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình
kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền
sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với
các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
Cùng với sự nỗ lực, cố gắng chung của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc khôi phục và
phát triển kinh tế, là một công dân của đất nước, em mong muốn góp phần nhỏ bé của
mình để nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá – hiện đại hoá tại Việt
Nam. Do đó, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
diễn ra tại Việt Nam.” MỤC LỤC :
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
I- Khái quát công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ....................................................4
1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa .............................................4
a, Khái quát về cách mạng công nghiệp .............................................................................4
b, Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới.....................................5
2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của CNH-HĐH ở Việt Nam ................................6
a, Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam...........................................6
b, Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam...............................................7
3. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam...............................................9
4. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam.................................................10
5. Các giải pháp, phương hướng đẩy mạnh CNH-HĐH ở Việt Nam...............................12 2 lOMoAR cPSD| 44879730 6. Liên hệ bản
thân.............................................................................................................14 7. Kết
luận..........................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM
KHẢO .................................................................................................16
I - CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 1. Khái quát về cách
mạng công nghiệp và công nghiệp hóa
a, Khái quát về cách mạng công nghiệp
*Khái niệm về cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao
động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình của
phát triển nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như
tạo bước phát triển năng suốt lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật, công nghệ đó vào đời sống xã hội.
*Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
- Khởi phát từ nước Anh
- Bắt đầu giữa thế kỉ XVII-giữa thế kỉ XIX
- Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới
hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
- Phát minh: Phát minh máy móc trong ngành dệt như thoi bay của John Kay
(1733), xe kéo sợi Jenny của Jame Hargreaves (1785),...; Phát minh máy động lực
như máy hơi nước của James Watt (1784),...; Các phát minh trong công nghiệp
luyện kim và ngành giao thông vận tải,...
- C.Mác đã khái quát tình quy luật của cách mạng công nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển:
Hiệp tác giản đơn -> Công trường thủ công -> Đại công nghiệp Cách
mạng công nghiệp lần thứ hai:
- Diễn ra từ nửa cuối thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX 3 lOMoAR cPSD| 44879730
- Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có
tính chuyên môn hóa cao, cơ khí chuyển sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
- Phát minh: Phát minh công nghệ và sản phẩm mới như xăng, dầu, điện, động cơ
đốt trong; Ngành giấy phát triển; Ngành chế tạo ô tô, điện thoại,...
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
- Những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX – cuối thế kỉ XX
- Sự xuất hiện công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất
- Phát minh: Siêu máy tính (1960), máy tính cá nhân (1970-1980) và internet
(1990). Phát minh hệ thống mạng, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Được đề cập lần đầu tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (2011)
- Cách mạng số gắn với sự phát triển và phổ biến của internet kết nối vạn vật với nhau.
- Phát minh: Trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D,...
*Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển:
- Một là thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
- Hai là thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
- Ba là thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Trong đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có một tác động rất lớn và đa diện tới
nền kinh tế toàn cầu, khiến cho các nền kinh tế khó có thể thoát khỏi một hiệu ứng
riêng lẻ nào,... VD: Người ta có thể nghĩ đến như GDP, đầu tư, tiêu dùng, việc làm,
thương mại, lạm phát,.. đều sẽ bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều cũng có thể tác động rất
mạnh. Những tác động tích cực của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay đang
đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho con người. Ngày nay, cũng như công
nghệ số hay còn gọi là công nghiệp 4.0 cũng không đòi hỏi con người ta quá khắt khe
để tham gia nó. Cũng như cuộc cách mạng này góp phần cho đất nước và toàn nhân
loại có một cái nhìn sau rộng hơn.
b, Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới *Công nghiệp hóa 4 lOMoAR cPSD| 44879730
Là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang
nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
*Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới
(1) Mô hình công nghiệp hóa cổ điển:
- Diễn ra vào thế kỉ XVIII ở Anh
- Ngành công nghiệp nhẹ: ngành dệt, kéo theo sự phát triển của ngành trồng bông và chănnuôi cừu
- Vốn chủ yếu do khai thác lao động làm thuê
(2) Mô hình công nghiệp hóa của Liên Xô
- Bắt đầu từ những năm 1930 ở Liên Xô, năm 1945 áp dụng cho các nước xã hội chủ
nghĩa ở châu Âu, xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1960.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- Vốn chủ yếu được Nhà nước huy động trong xã hội, phân bổ đầu tư theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh; ngành chủ yếu là cơ khí và chế tạo máy (3) Mô hình
công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo: Đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước
thay thế hàng nhập khẩu
- Tận dụng kế hoạch, công nghệ của các nước đi trước
- Vốn thu hút từ bên ngoài
2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
a, Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công
là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công
nghệ, nhằm tạo ra năng suât lao động xã hội cao.
*Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa : 5 lOMoAR cPSD| 44879730
- Công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội
mà mọi quốc gia đều phải trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
+ Cơ sở vật chất- kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất
của lực lượng sản xuât xã hội.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế hiện đại: có cơ cấu
kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại.
Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh việc phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế để phát triển đất nước. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, hiện đại.
Rút ngắn khoảng thời gian càng nhanh càng tốt để tránh rủi ro bất chắc. Đảm bảo
nguồn nhân lực để tạo ra năng suốt tốt nhất và chất lượng nhất để phát triển toàn diện
cũng như đảm bảo được sự tồn tại, ổn định và phát triển xã hội.
- Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như
nước ta, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ
đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trước hết là xây dựng cơ sở
vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế dữa trên những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại.
+ Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là 1 bước tăng cường cơ
sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời củng cố và hoàn thiện quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời
sống văn hóa, tinh thần không ngừng được nânh cao.
+ Rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam
và thế giới, tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chính quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã
hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến
sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên
sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng
suất lao động cho xã hội cao. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao học hỏi,
trau dồi những kĩ năng tốt nhất để phát triển chính bản thân cũng như góp một
phần sức lực của mình cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn, phát triển hơn để đi 6 lOMoAR cPSD| 44879730
tới chiến lược “ toàn cầu hóa kinh tế”. b, Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế trí thức.
Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam
đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
=> Việt Nam ta luôn phấn đấu với câu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng,
văn minh” từ Trung ương đến địa phương thi nhau phấn đấu tích cực cho một đất
nước tươi sang hơn. Từ một nền công nghiệp yếu thế dần dần đẩy mạnh và phát triển
hơn để tạo lợi thế và vị trí của Việt Nam trên toàn thế giới. Cũng như nhiện nay Việt
Nam ta đã và đang phát triển nhiều khu công nghiệp ở trên đất nước cũng như ngày
càng nhiều khu công nghiệp mọc lên làm cho nước ta có nhiều công việc giúp cho
công nhân có một công việc ổn định hơn. Từ đó cuộc sống của người dân sẽ được cải 7 lOMoAR cPSD| 44879730
thiện đáng kể. Từ một nước kém phát triển nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ
làm cho các nước khác phải ngước hơn trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa
vững mạnh và tạo ra sức mạnh khối công nhân và nông dân góp sức cho đất nước.
3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
*Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
*Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất –
xã hội hiện đại, cụ thể như :
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ mới, hiện đại.
+ Để phát triển lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng nền kinh tế có tính độc lập, tự
chủ cao, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi xây dựng và phát triển
ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, vì đây là ngành có vị trí quan trọng quyết
định cho sự phát triển của các ngành khác. Khi nghiên cứu lý luận về tái sản xuất trong
chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã rút ra quy luật: cần phải ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu
sản xuất để chế tạo ra tư liệu sản xuất.
+ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải ứng dụng những thành tựu khoa
học – công nghệ mới, hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Trong quá trình lao động của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội, trong
từng sản phẩm và trong sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao
động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên vô cùng lớn.
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
+ Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng
tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP.
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+) Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút hiệu
quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế, xã hội.
+) Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới, hiện đại vào các
ngành , các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế. 8 lOMoAR cPSD| 44879730
+) Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
-Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sẵn sàng thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
+ Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới, sáng tạo.
+ Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Vì vậy, công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội
của đất nước lên trình độ mới. Ðây là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ
và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội
Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình
độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
4. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung
của nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc thực hiện
các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong
quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống của người
dân. Đánh giá chung về thành tựu thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
trong 30 năm qua có thể khái quát trên một số nét như sau:
- Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởngbình
quân khá. Tăng trưởng GDP đã tăng từ mức bình quân 4,45% giai đoạn 1986 - 1990
lên 8,19% giai đoạn 1991 - 1995. Giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
có thấp hơn, nhưng vẫn dao động quanh mức 7%, trong đó, giai đoạn 1996 - 2000
đạt 6,96%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,33%. Riêng 10 năm qua, do những biến
động bất lợi của kinh tế thế giới và một số khó khăn của kinh tế trong nước, tăng
trưởng GDP tiếp tục giảm xuống thấp hơn, nhưng cũng là mức cao so với nhiều
nước trong khu vực, trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 6,32%/năm và
giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt bình quân khoảng 5,82%/năm. 9 lOMoAR cPSD| 44879730
- Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng công nghiệphóa,
hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm dần, từ 38,06% năm
1986 xuống còn 18,9% năm 2010 và ước ở mức 18,12% năm 2014 (năm 2015 dự
kiến ở mức 16,8%). Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ
mức 28,88% năm 1986 lên 38,5% năm 2014 (năm 2015 dự kiến là 39%). Tỷ trọng
khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ mức 33,1% những năm đầu đổi mới lên
42,88% năm 2010 và khoảng 43,38% năm 2014 (năm 2015, dự kiến tăng lên khoảng
44%). Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành cũng đã gắn nhiều hơn với
các yêu cầu về công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ
trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của
ngành công nghiệp chế biến tăng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong đó, các ngành dịch vụ gắn
với công nghiệp hóa – hiện đại hóa như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp
lý, bưu chính viễn thông... phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nói trên, quá trình thực hiện đổi mới và đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời gian qua cũng đang phải đối mặt với một
số vấn đề, trong đó, đáng chú ý là:
(1) Kinh tế phát triển chưa bền vững: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so
với tiềmnăng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp
hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào các ngành công nghệ
thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Vai trò
của khoa học công nghệ, của tính sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế còn thấp.
Yêu cầu về thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng
trước nhiều thách thức. Kể từ khi bắt đầu thực hiện công nhiệp hóa, tốc độ tăng
trưởng bình quân trong 25 năm sau đó của Hàn Quốc là 7,79% (giai đoạn 1961
- 1985), của Thái Lan là 7,11% (giai đoạn 1961 - 1985), của Ma-lai-xi-a là 7,66%
(giai đoạn 1961 - 1985) và của Trung Quốc là 9,63% (1979 - 2003). Trong khi
đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam kể từ khi thực hiện đổi mới
đến nay chỉ khoảng 6,5%
(2) Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu. Mặc
dù đã đạtđược các kết quả tích cực về phát triển kinh tế, song đến nay, thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước
trong khu vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 1996 là 3.026 USD
thì đến năm 2014 là 5.550 USD và của Trung Quốc năm 1996 là 728 USD thì
đến năm 2014 là 7.572 USD, trong khi con số tương ứng của Việt Nam chỉ tăng
từ mức 337 USD lên 2.072 USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 10 lOMoAR cPSD| 44879730
2014 chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2006,
In-đô-nê-xi-a năm 2007, Thái Lan năm 1993.
(3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động
đã“chững lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp. Các ngành
dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học công nghệ phát triển còn chậm. Nếu như
trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế
có tốc độ chuyển dịch khá, cơ cấu ngành nông nghiệp trong GDP giảm mạnh, từ
mức 38% năm 1986 xuống 27% năm 1995 và 19,3% năm 2005, thì từ năm 2006
đến nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm không đáng kể. Năm 2014,
ngành nông nghiệp vẫn chiếm hơn 18% GDP, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong GDP của các nước xung quanh (tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong GDP của Trung Quốc là 10,1%, của Inđô-nê-xi-a là 14,4%, của
Ma-lai-xi-a là 10,1% và của Thái Lan là 12,3%).
(4) Sự hợp tác, liên kết trong phát triển công nghiệp còn yếu, sản xuất còn
phụthuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Việt Nam đã thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa được gần 30 năm, nhưng đến nay vẫn còn lúng túng
trong việc xác định các định hướng phát triển ngành CNHT. Vai trò của CNHT
trong thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa chậm được nhận diện. Các vùng
kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế
hiện đại, chưa có sự liên kết chặt chẽ để tạo ra các tác động lan tỏa cho nền kinh
tế, mức độ tập trung kinh tế vẫn thấp.
(5) Sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động có khoảng
cách lớn sovới nhiều nước và chậm được cải thiện. Theo số liệu từ Báo cáo Năng
lực cạnh tranh toàn cầu 2013 - 2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nền kinh tế
Việt Nam đứng thứ 70 trong số 148 quốc gia trong bảng xếp hạng, tăng 5 bậc so
với thứ hạng 75 trong năm 2012 2013. Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc
gia gần thuộc nửa cuối bảng xếp hạng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á (Ma-lai-xi-a đứng thứ 24, Thái Lan đứng thứ 37, In-đô-nê-xi-
a đứng thứ 38, Phi-líp-pin đứng thứ 59) và còn một khoảng cách rất xa so khu
vực Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).
(6) Mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá
trị toàncầu còn rất hạn chế. Việt Nam đã thực hiện cải cách và mở cửa trong gần
30 năm, xuất khẩu liên tục được mở rộng nhưng mức độ tham gia của các doanh
nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Hàm lượng
GTGT của xuất khẩu còn thấp. Các mặt hàng có lợi thế so sánh cao vẫn thuộc
các nhóm sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên và lao động rẻ như nhóm hàng
công nghiệp nhẹ (da giầy, thủ công mỹ nghệ…), nhóm nông sản, thủy sản. 11 lOMoAR cPSD| 44879730
5. Các giải pháp, phương hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xu thế tất yếu. Việt Nam cần thực hiện
kiên định các mục tiêu, định hướng về công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đề ra. Cụ thể là: (1)
Tập trung thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng với một lộ trình và
bướcđi phù hợp. Nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn theo các mục tiêu, yêu cầu về công nghiệp
hóa – hiện đại hóa; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp xây dựng và triển khai quy
hoạch, kế hoạch giữa các địa phương để khắc phục tình trạng cắt khúc của quy hoạch. (2)
Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng thương
mạiđể thực hiện huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã
hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với TTTC, thị trường bảo hiểm, thúc
đẩy sự phát triển của hệ thống các TTTC theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định
chế tài chính, hàng hóa trên TTTC. Cơ cấu lại TTCK, đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân
đối giữa thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ CKPS. (3)
Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực đẩy nhanh quá trình
côngnghiệp hóa – hiện đại hóa. Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu
lại ngân sách nhà nước, duy trì tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước và tỷ lệ động viên
từ thuế và phí, lệ phí trên GDP ở mức hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa
các đối tượng nộp thuế, đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế. Thực hiện đơn giản
hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế, đảm bảo việc thiết kế và tổ chức thực hiện các chính
sách ưu đãi thuế được gắn chặt với các định hướng ưu tiên phát triển ngành, nghề, lĩnh vực
và địa bàn theo yêu cầu của công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nghiên cứu ban hành hoặc
sửa đổi, bổ sung chính sách thu ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động thăm dò, khai
thác và sử dụng tài nguyên để một mặt hạn chế, điều tiết hợp lý việc khai thác, mặt khác
có thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất, thực
hiện bán, chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với số nhà, đất dôi dư để tạo
nguồn tài chính đầu tư HTCS. (4)
Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu
tưphát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân. Kiên
quyết chỉ tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển HTCS kinh tế - kỹ thuật thiết yếu, hoặc
các bộ phận, cấu thành của HTCS kinh tế - kỹ thuật thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội.
Hình thành các cơ chế tài chính phù hợp để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát
triển phù hợp với quy hoạch, tiềm lực và đặc điểm của từng địa phương. Hoàn thiện hệ
thống khuôn khổ pháp lý về quản lý ngân sách nhà nước, tăng quyền hạn và trách nhiệm
trong công tác quản lý ngân sách nhà nước ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước cùng với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Thực hiện xây 12 lOMoAR cPSD| 44879730
dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn, đảm bảo việc phân bổ
nguồn lực hàng năm định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trung và dài hạn, trong
đó có các mục tiêu về công nghiệp hóa – hiện đại hóa. (5)
Thúc đẩy phát triển của các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
nhấtlà về HTCS, phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. (6)
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các mục tiêu, yêu cầu
củacông nghiệp hóa – hiện đại hóa; thực hiện có kết quả chương trình xây dựng nông thôn
mới. Rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy
tiềm năng và lợi thế của từng vùng với tầm nhìn dài hạn; tăng cường tính kết nối sản xuất
nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường, với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh
như cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt tiêu, hạt điều... Ưu tiên dành nguồn tín
dụng ưu đãi để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển các ngành sử dụng nhiều lao
động ở nông thôn, các dự án phục vụ chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; tạo thuận lợi
về thể chế và tạo điều kiện cho việc tập trung, tích tụ ruộng đất cho tổ chức sản xuất nông
nghiệp quy mô lớn với kỹ thuật và quy trình sản xuất hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn chất
lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế. (7)
Tiếp tục đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng ngoại
trêncơ sở lựa chọn các ngành và lĩnh vực ưu tiên trong thực hiện chiến lược công nghiệp,
đặc biệt là những ngành có vị trí quan trọng, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của đất nước,
phù hợp với thị trường và xu thế phân công quốc tế. Trong giai đoạn trước mắt, cần ưu tiên
lựa chọn các ngành, lĩnh vực công nghiệp gắn với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn
để phát triển. Đồng thời, có biện pháp mạnh để thúc đẩy sự phát triển của CNHT thông qua
các chính sách ưu đãi về tài chính, đất đai phù hợp; xác định rõ phạm vi của CNHT, tập
trung vào nhóm ngành phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp. (8)
Quyết liệt thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, qua
đóđịnh vị lại vai trò của khu vực này trong nền kinh tế. Thực hiện đẩy nhanh quá trình
CPH, kiên quyết giảm bớt số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi
phối trên cơ sở thực hiện rà soát lại ngành, nghề kinh doanh; chỉ đầu tư vào các tập đoàn,
tổng công ty nhà nước để thực hiện nhiệm vụ trong những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân
không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả; những lĩnh vực quan trọng có ảnh
hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. 13 lOMoAR cPSD| 44879730 (9)
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng. Tăng cường sự liên kết giữa các
địaphương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến khích hình thành các cụm liên kết
ngành. Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển, để hình thành một
số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển và thử nghiệm mô hình phát triển theo hướng hiện đại
của thế giới. Tạo sự kết nối đồng bộ và hệ thống kết cầu hạ tầng để hình thành trục kinh tế,
các hành lang kinh tế. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong vùng kinh tế trọng
điểm, đảm bảo tính chủ động và độc lập tương đối của chính quyền các địa phương trong
vùng kinh tế trọng điểm.
6. Là một sinh viên của đất nước Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để góp phần
trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Mỗi chúng ta đều có vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của
chiến lược công nghiệp hóa. Lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
- Nhận diện nhanh được các động thái, xu hướng phát triển lớn của thế giới, từ đó cóđiều
chỉnh đúng đắn, kịp thời trong chiến lược phát triển, tận dụng triệt để những cơ hội mới mở ra.
- Cần nắm bắt cơ hội và nhận diện những thách thức.
- Thiết lập một nền kinh tế thị trường đầy đủ, minh bạch và hiện đại vừa là mục tiêu
vừalà yêu cầu của hiện đại hóa.
- Tạo điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, của doanh
nghiệptrong công tác công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa – hiện
đạihóa đất nước, một nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ tiến lên XHCN. -
Xây dựng cho bản thân động cơ, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
- Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, ra sức học tập nắm bắt kĩ thuật
côngnghệ để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 7. Kết luận
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển với các đặc điểm khác nhau. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những
thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy
công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế, đó
là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, 14 lOMoAR cPSD| 44879730
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và chậm
được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, hệ thống HTCS còn chậm phát triển.
Để thực hiện có kết quả mục tiêu, định hướng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
được xác định, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó phải thực hiện quyết
liệt quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế; nâng cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn
lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu
tư phát triển, chú trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh
tranh trên các cấp độ quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm; tăng cường hiệu quả phân
bổ, sử dụng nguồn lực, trong đó, nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà
nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân,
tạo cơ chế tài chính để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển; hình thành các
chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 2.
Cổng thông tin điện tử Bộ công thương, Bộ tài chính 3.
PGS.TS. Tô Huy Rứa và các tác giả (2009), Quá trình Đổi mới tư duy lý luận của
Đảng từ năm 1986 đến nay, NXB Chính trị Quốc gia.
5. Viện CL&CSTC (2014), Báo cáo nghiên cứu Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phục vụ
việc tổng kết lý luận, thực tiễn 30 năm đổi mới (1986 - 2016). 15