Bài tập lớn môn kinh tế chính trị | Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bài tập lớn môn kinh tế chính trị | Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tài liệu gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------o0o------- BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI : SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ TÍNH KHÁCH QUAN TẤT
YẾU TỒN TẠI NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Chi
Mã sinh viên : 11200616 Số thứ tự : 07
Lớp: : Kế toán CFAB 4 Khóa : 62
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hào
Hà Nội - Tháng 1/2021 ĐỀ BÀI
Phân tích hai điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hàng hóa. Liên hệ
với thực tiễn nước ta hiện nay để làm rõ tính tất yếu khách quan tồn
tại nền kinh tế hàng hóa ở nước ta.
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-
Lenin dùng để chỉ về “kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất không
phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà
là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán
trên thị trường1”. Đây cũng là hình thứ tổ chức sản xuất phổ biến trên thế giới và là
cơ sở cho tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Sản xuất hàng hóa đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội, là kiểu
tổ chức kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung tự cấp ở thời kì đầu của lịch sử loài
người. Trong các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa
phát triển. Đầu tiên nền kinh tế tự cung tự cấp xuất hiện, gắn liền với nền kinh tế tự
nhiên. Ở thời kì đó, sản phẩm của sự lao động được tạo ra chỉ để phục vụ trực tiếp
cho nhu cầu của chính người sản xuất ra chúng. Nhưng do sản xuất ngày càng phát
triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao cùng với việc việc xuất hiện sự
chuyên môn hóa làm cho sản xuất tự cung tự cấp dần dần bị chuyển hóa thành sản
xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa đã tồn tại từ trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ
phong kiến, sau đó là chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đến thời
kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới đỉnh cao nhất, trở thành quan hệ thống trị,
phổ biển trong xã hội. Dưới Chủ nghĩa tư bản, quan hệ hàng hóa thâm nhập vào mọi
lĩnh vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hóa trở thành tế bào của nền
1 Trần Đình Thảo (2010), Giáo trình Kinh tế Chính trị, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
sản xuất xã hội. Nó mang đặc điểm dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao
động trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng
dư. Cho đến xã hội xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá vẫn còn quy luật giá trị -
quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vẫn còn hoạt động, tiếp tục tồn tại và phát
triển mặc dù đặc điểm của sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa không dựa trên cơ sở
chế độ người bóc lột người mà nó nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh
thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh.
Sản xuất hàng hóa tồn tại trên cơ sở của sự trao đổi hàng hóa và là nền tảng cho
mọi nền kinh tế. Đồng thời, sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện
và tồn tại trong xã hội khi có những điều kiện nhất định. Theo quan điểm của chủ
nghĩa Marx thì sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất là sự phân công lao động.
Phân công lao động là “sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất
thành những ngành, nghề khác nhau”2. Hay nói cách khác, phân công lao động xã
hội là sự phân chia lao động trong xã hội vào các ngành nghề khác nhau trong đó
mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, bản
thân con người lại có nhiều nhu cầu khác nhau yêu cầu những sản phẩm khác nhau,
bởi vậy đòi hỏi họ phải đi trao đổi sản phẩm của mình với người khác để thỏa mãn
các nhu cầu đó. Đây chính là nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất.
Trao đổi hàng hóa xuất hiện dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hóa. Vì thế, sự xuất
hiện và phát triển của phân công lao động xã hội là một khách quan, tất yếu.
2 PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (2019), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
Sự phân công lao động xã hội đồng thời chính là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện
cần của quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa vì nó kéo theo sự phát triển của chuyên
môn hóa sản xuất. Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời
làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng
thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm. Theo C.Mác:“Sự phân công lao động xã hội là điều
kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dầu ngược lại, sản xuất hàng hóa không
phải là điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội3”. Phân công lao động xã
hội ngày càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiểu đơn giản là
những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập và tách biệt nhất định
với nhau về lợi ích. Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất quy định. “Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở
hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ”4.
Do đó, khi những chủ thể sản xuất tạo ra sản phẩm thì sản phẩm đó thuộc quyền sở
hữu của riêng họ, họ có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và phân phối sản
phẩm đó. Người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác buộc phải
thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, khi sự tách biệt về kinh tế giữa
những chủ thể sản xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì
việc trao đổi sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của
họ, nghĩa là chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá và trao
đổi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư
nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng
3 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.72
4 . Wikipedia (2021), “Sản xuất hang hóa”, https://bitly.com.vn/4y2flk , trích dẫn ngày 23.01.2021
hóa”5. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền
sản xuất hàng hóa ra đời, phát triển và ngày càng trở nên phong phú.
Như vậy, trong khi phân công lao động xã hội làm nảy sinh các quan hệ kinh tế
giữa những chủ thể sản xuất trong xã hội, làm cho họ có liên quan đến nhau, phải
dựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau; thì sự tách biệt về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể
sản xuất trong xã hội lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu
thuẫn và mâu thuẫn này chỉ giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của
nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Cả hai điều kiện có vai
trò quan trọng như nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thiếu một trong hai điều kiện đó
sẽ không có sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, hai điều kiện này quy định sự ra đời,
tồn tại và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao
năng suất lao động xã hội. Nó thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng,
làm cho sự phân công chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hóa chặt
chẽ hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người
sản xuất hình thành thị trường trong nước và thế giới. Nó thúc đẩy nhanh quá trình
tích tụ và tập trung sản xuất, đó là cơ sở để thúc đẩy quá trình dân chủ háo, bình
đẳng và tiến bộ xã hội. Sản xuất hàng hóa gắn liền với nền kinh tế hàng hóa. Trái
với nền kinh tế tự cung tự cấp là tự sản xuất sản phẩm, tự tiêu dùng thì nền kinh tế
hàng hóa có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa những người
này với người khác thông qua hoạt động mua-bán trên thị trường. Nền kinh tế hàng
hóa phát triển càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Sản
xuất hàng hóa là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế,
khoa học, kỹ thuật, công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và
5 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.72
phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc
tế. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sản xuất hàng hóa được
ví như một mắt xích quan trọng trong guồng mắt của nền kinh tế, nhất là trong xu
thế hội nhập và phát triển hiện nay, không những góp phần đắc lực vào quá trình
thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển mà còn mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác
quốc tế cả về các lĩnh vực khác. Vì thế, mỗi quốc gia phải nghiên cứu tìm ra hướng
đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp
với khu vực thế giới và thời đại.
Trong chiều dài lịch sử của nền sản xuất nước ta, sự xuất hiện của nền kinh tế
hàng hóa là một điều tất yếu, khách quan. Theo quan điểm của C.Mác: Kinh tế hàng
hóa không phải là một phương thức sản xuất độc lập mà là một hình thức tổ chức
kinh tế tồn tại trong các phương thức xã hội. Với phạm vi và mức độ khác nhau, tuy
cùng là nền kinh tế hàng hóa nhưng bản chất của xã hội quy định đặc điểm kinh tế
hàng hóa của xã hội đó. Thời kì phong kiến, trình độ lao động, năng suất lao động
nước ta chưa cao, chính sách bế quan ở một số triều đại kiềm hãm sự lưu thông hàng
hóa. Sở hữu về tư liệu lao động nằm trong tay một số ít người ở tầng lớp trên. Tóm
lại, ở thời kì này, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển.
Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao
cấp kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, biến hình thức tiền lương thành
lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu thông thị trường.
Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản
xuất hàng hóa tuột dốc không phanh. Từ năm 1976 đến 1985, thu nhập quốc dân
tăng rất thấp, có năm còn bị giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm
1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp
xa so với tốc độ tăng trưởng dân số6. Đứng trước tình hình trên, tháng 12/1986, tại
đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã có quyết định quan trọng trong việc đổi mới nền
kinh tế, thay thế nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bằng nền kinh tế sản xuất
hàng hóa. Và từ đó, nền kinh tế sản xuất hàng hóa đã trở thành nền tảng, động lực
thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển bền vứng đất nước; giúp nền
kinh tế của nước ta từng bước hội nhập với sự đi lên không ngừng của khu vực và
thế giới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, mà đó là tất
yếu khách quan của lịch sử bởi vì trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở
nước ta những điều kiện chung của nền kinh tế hàng hóa vẫn còn:
- Nền kinh tế hàng hóa, hay nói cách khác, nền kinh tế thị trường là sản phẩm, là
thành quả chung trong sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển của xã hội
loài người được đánh dấu bằng nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về sự phát triển
kinh tế ở những thời kỳ, những giai đoạn khác nhau. Từ chỗ ban đầu thực hành một
“nền kinh tế cướp đoạt” (theo cách nói của Ph. Ăng-ghen), con người đã phải trải
qua hàng vạn năm để biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm, biết thuần hóa súc
vật, biết chăn nuôi, biết làm nghề nông, biết chế tạo ra những vật phẩm đơn giản đáp
ứng nhu cầu đơn giản và rất hạn chế trong một phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp. Dần
dần, khi một cộng đồng có thừa một loại sản phẩm nào đó đã được làm ra nhưng lại
cần đến những loại sản phẩm khác mà cộng đồng khác dư thừa thì sự trao đổi bắt
đầu diễn ra. Sản xuất phát triển thì sự trao đổi ấy diễn ra ngày càng thường xuyên
hơn trên phạm vi ngày càng mở rộng hơn. Như vậy, từ hình thái kinh tế tự nhiên,
nhân loại chuyển dần lên một hình thái kinh tế cao hơn là sản xuất hàng hóa - đó là
kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa ra đời là một bước tiến lớn trong lịch sử nhân
6 Thời báo kịnh tế (2006), Kinh tế Việt Nam 61 năm sau Cách mạng, https://bitly.com.vn/rlmo65 , trích dẫn ngày 23.01.2021
loại, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế, cho tới nay nó đã phát triển và đạt tới
trình độ rất cao đó là nền kinh tế thị trường hiện đại. Vì thế, trong chiều dài lịch sử
phát triển của nền kinh tế Việt Nam, việc tồn tại nền kinh tế hàng hóa là một tất yếu khách quan.
- Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những không
mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, sự chuyên môn
hóa và hợp tác hóa lao động đã vượt khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mang tính
quốc tế. Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền
kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người
sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động. Sự phân công lao động của ta đã ngày
càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ sở và ở phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, hiện nay ta đã có hàng loạt các thị trường được hình thành từ
sự phân công lao động đó là : thị trường công nghệ, thị trường chứng khoán, thị
trường may mặc,…… Tạo đà cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển
giúp ta nhanh chóng hoà nhập được với kinh tế trong khu vực và thế giới.
- Trong nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư
liệu sản xuất và sản phẩm lao động như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của những
người sản xuất hàng hoá nhỏ, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, ,…Chế độ xã hội hoá
sản xuất giữa các ngành, các xí nghiệp trong cùng một hình thức sở hữu vẫn chưa
đều nhau. Sở dĩ như vậy là do cơ cấu kinh tế của ta giờ là cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần, sự tồn tại của các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan.
Từ góc độ lịch sử chúng ta thấy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, suốt
một thời gian dài, cả về mặt lý luận và thực tiễn, người ta đã đem đối lập một cách
tuyệt đối và siêu hình chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản; coi những gì có trong
chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa xã hội phải xóa đi hết và ngược lại, trong đó có kinh
tế thị trường vốn là thành quả phát triển của lịch sử loài người. Cần nhận thức rõ
rằng, xã hội cộng sản với tính cách một hình thái kinh tế - xã hội không thể có sẵn
mọi thứ trong lòng xã hội tư bản nhưng cũng đã có những tiền đề về nhiều mặt quan
trọng cho sự ra đời của một hình thái kinh tế - xã hội mới. Một trong những tiền đề
ấy là nền kinh tế thị trường đã rất phát triển nhờ sự phát triển hết sức cao và mạnh
mẽ của lực lượng sản xuất. Chính V.I. Lê-nin cũng đã sớm nhận ra sai lầm nóng vội
khi đề ra và thực hiện “Chính sách cộng sản” thời chiến nên đã kịp thời sửa chữa
sai lầm ấy bằng cách đề ra “Chính sách kinh tế mới” (NEP) để nước Nga chấp nhận
phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần và bước đầu đi vào nền kinh tế
thị trường. Về điều này, V.I. Lê-nin đã khẳng định mạnh mẽ rằng, “chúng ta không
hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ
sở tất cả những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản đã thu được”7.
Việc dứt khoát từ bỏ chế độ kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp để chính thức đi
vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn khách quan,
sáng tạo, độc lập và phù hợp với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới hiện
đại. Chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm
xây dựng một đất nước tất cả đều vì con người và do con người. Một nền kinh tế như
vậy, một mặt, tôn trọng và tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường;
nghĩa là sản xuất và kinh doanh phải thu được lợi nhuận, phải chấp nhận cạnh tranh
theo pháp luật để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; mặt khác, quan trọng hơn
là nền kinh tế ấy phải tạo được một lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trong
đó con người vừa phải là động lực, vừa phải là mục tiêu của sự phát triển. Đồng
thời, nền kinh tế thị trường mà chúng ta chủ trương xây dựng phải được hướng dẫn
bởi các nguyên tắc thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội về quyền sở hữu, về cách
thức tổ chức sản xuất và về phương thức phân phối thành quả lao động.
7 V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, t. 36, tr. 334
Đảng và Nhà nước ta chủ trương và nhất quán vận hành nền kinh tế thị trường
chủ yếu bằng cơ chế thị trường và thông qua cơ chế thị trường nhưng coi trọng sự
quản lý và sự điều tiết của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, nhưng không
cào bằng thành quả thu được cho mọi thành viên để không ai, kể cả những người
yếu thế, bị bỏ lại phía sau. Đó chính là định hướng cực kỳ quan trọng cho toàn bộ
quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự kết hợp các mặt
này hoàn toàn không phải là sự lắp ghép một cách tùy tiện, chủ quan, duy ý chí như
một số người ngộ nhận hoặc cố tình quy kết. Đây là sự lựa chọn dựa trên cơ sở đúc
kết những kinh nghiệm quý báu đã được thực tiễn lịch sử xác nhận; nắm bắt xu thế
khách quan của thời đại, nhằm tiếp thu những gì đã được coi là tốt nhất của kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa; tiếp thu một cách chọn lọc thành tựu của văn minh nhân
loại; phát huy vai trò tích cực và các động lực của kinh tế thị trường trong việc thúc
đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, áp dụng nhanh nhất các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời cũng để từng bước hạn chế và dần
dần khắc phục những khiếm khuyết, những bất công mà nền kinh tế ấy đã không thể
làm được từ khi nó ra đời cho đến nay.
Nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của nước ta nói riêng, có khả năng kích thích tính độc lập, sự năng động, tính
hiệu quả, sự tự do sáng tạo, năng lực phát minh, sáng chế và sự áp dụng nhanh chóng
các công nghệ mới nhất của con người vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sở dĩ kinh tế thị trường có thể làm được như vậy là vì trong nền kinh tế này sự cạnh
tranh để tồn tại và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào những khả năng ấy. Tất cả
những khả năng ấy sẽ không phát huy tác dụng nếu thiếu sự tự do được luật pháp
bảo vệ và xã hội khuyến khích. Trong điều kiện thế giới toàn cầu hóa hiện nay, để
phát triển nhanh và lành mạnh thì kinh tế của một nước không chỉ cần có thị trường
nội địa mà còn cần cả thị trường quốc tế rộng lớn. Do vậy, bên cạnh việc tạo dựng
niềm tin của người tiêu dùng trong nước, phải tranh thủ được niềm tin của người tiêu
dùng ở ngoài biên giới quốc gia. Điều này đòi hỏi người sản xuất, kinh doanh phải
là người có văn hóa và đạo đức kinh doanh bên cạnh những năng lực và nhiều
phẩm chất quan trọng khác. Mỗi người đều phải có trách nhiệm với bản thân, với
cộng đồng xã hội và với đất nước; bởi vì con người có văn hóa trong nền kinh tế
chính là chìa khóa mở ra cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh công bằng, lành
mạnh, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đều sử dụng cỗ xe kinh tế hàng hóa để phát
triển lực lượng sản xuất. Nhưng dưới tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi quy luật cá
lớn nuốt cá bé, bất bình đẳng, bất công. Chúng ta phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhằm tăng trưởng kinh tế, khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo, gia tăng về
mức sống nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta phải chủ động nắm
thời cơ, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục những nguy cơ nhằm vượt lên để phát triển
nhanh, vững chắc và đúng hướng. Có như vậy đất nước ta mới ngày càng phồn vinh, giàu đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Trần Đình Thảo (2010), Giáo trình Kinh tế Chính trị, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
(2) PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (2019), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, NXB
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
(3) C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.72
(4) Wikipedia (2021), “Sản xuất hang hóa”, https://bitly.com.vn/4y2flk , trích dẫn ngày 23.01.2021
(5) C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.72
(6) Thời báo kịnh tế (2006), Kinh tế Việt Nam 61 năm sau Cách mạng,
https://bitly.com.vn/rlmo65 , trích dẫn ngày 23.01.2021
(7) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, t. 36, tr. 334