Bài Tập Lớn Môn Kinh Tế Vi Mô | Học Viện Ngân Hàng

Bài Tập Lớn Môn Kinh Tế Vi Mô | Học Viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH TẾ
----o0o----
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI VIỆT
NAM TRONG CUỐI NĂM 2019 – 2020
Lớp K26KTDTB: NHÓM 7
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thu Hằng
Thành viên nhóm: Bùi Hương Giang 26A4073236
Lê Hoàng Yến 26A4071031
Lê Đức Khanh 26A4070166
Phạm Ngọc Linh 26A4070183
Phạm Kiều Trinh 26A4071024
Nguyễn Trà My 26A4070594
Phạm Minh Đức 26A4073235
Phạm Mỹ An 26A4072849
Đào Ngọc Ánh 26A4073218
Phạm Khánh Huyền 26A4070158
Trịnh Nhật Minh 26A4070591
Hà Nội – 11/2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA.............................2
1. Khái niệm cung và lượng cung....................................................................................2
2. Các công cụ biểu diễn cung..........................................................................................2
3. Luật cung.......................................................................................................................2
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung................................................................................3
5. Thặng dư sản xuất (PS)................................................................................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI VIỆT
NAM TRONG CUỐI NĂM 2019 - 2020...................................................................................4
1. Diễn biến thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam trước năm 2019........................4
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam
trong cuối năm 2019 – 2020.................................................................................................4
3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam
và chính sách của Chính phủ...............................................................................................7
4. Đánh giá tổng quan về sự ảnh hưởng của dịch đối với cung thị trường khẩu trang
y tế tại Việt Nam..................................................................................................................11
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI
VIỆT NAM...............................................................................................................................12
1. Dự báo và định hướng phát triển..............................................................................12
2. Một số giải pháp để tăng cường lượng cung với mức giá ổn định..........................12
KẾT LUẬN..............................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................14
2
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng
hoảng, mới đây là đại dịch COVID – 19. Theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính Phủ, người
dân chỉ được ra đường khi thực sự cần thiết. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi giao
lưu buôn bán, dẫn đến sự thiếu hụt và dư thừa về hàng hóa. Đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19
ngày càng căng thẳng, thì khẩu trang y tế loại hàng hóa thiết yếu không thể thiếu đối với
mọi người. Đó cũng là lý do gây ra sự thay đổi lớn về cung về khẩu trang y tế.
Để làm rõ hơn về những biến động trong việc cung ứng khẩu trang của các doanh nghiệp sản
xuất khẩu trang tại Việt Nam, nhóm 7 chúng em đã chọn đề tài: Phân tích cung thị trường
khẩu trang tại Việt Nam trong cuối năm 2019 2020. Khẩu trang vật dụng thiết yếu phục
vụ tất cả mọi người trong dịch bệnh Covid-19, vậy nên phạm vi nghiên cứu đề tài này là các
doanh nghiệp cung ứng khẩu trang tại Việt Nam. Để khảo sát và tìm hiểu hơn về cung thị
trường khẩu trang, chúng em cũng đã thu thập số liệu từ các nguồn đáng tin cậy từ: Bộ Công
Thương, Bộ Y Tế, Tổng cục thống kê xuất nhập khẩu Việt Nam, ...
Bài tập lớn được hoàn thiện dựa trên sự tìm hiểu nghiên cứu của nhóm 7 chúng em. Tuy
nhiên, do lượng kiến thức hạn nên trong quá trình tìm kiếm thông tin không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ đóng góp ý từ để đề tại này được
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
1. Khái niệm cung và lượng cung
Cung (Supply): số lượng hàng hoá/dịch vụ người bán muốn bán và có khả năng bán
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố
khác không đổi.
Lượng cung (Quanity Supply): số lượng hàng hoá người bán muốn bán khả
năng bán ở một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nào đó, với giả định các yếu
tố khác không đổi.
2. Các công cụ biểu diễn cung
Biểu cung: là bảng số phản ánh cung, gồm 2 cột là giá và lượng cung
Hàm cung (Supply function): hình thức biểu thị mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
lượng cung (Qs) và các biến số ảnh hường đến lượng cung như (biến độc lập) như giá sản
phẩm (Px), giá các đầu vào nhân tố (Pi), trình độ công nghệ (Te), chính sách của chính phủ
(G), kỳ vọng của người bán (E) và số lượng người bán trên thị trường (N).
Dạng tổng quát: Qs = f(Px, Pi, Te,F,E,N)
Phương trình cung: Q = aP+ b (a>0)
S
Đường cung: đường cung phản ánh trên đồ thị, ứng với mỗi mức giá sẽ một lượng
cung xác định. Đường cung dạng dốc lên từ trái qua phải thế hiện mối quan hệ đồng
biến giữa giá và lượng cung.
2
3. Luật cung
Với giả định các nhân tố khác không thay đổi, lượng cung về hàng hóa, dịch vụ trong một
khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá của hàng hóa tăng và ngược lại, lượng cung sẽ
giảm khi giá giảm:
P↑ → Q
S
P↓ → Q
S
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
Giá đầu vào của các yếu tố sản xuất (P
i
): Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm thì chi phí
sản xuất sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng đầu ra lớn hơn ở mọi mức
giá và làm đường cung (S) dịch chuyển sang phải và ngược lại.
Trình độ công nghệ (Te): Công nghệ hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, mất ít chi
phí sản xuất hơn, do đó lợi nhuận thu được nhiều hơn. Điều này thúc đấy nhà sản xuất gia
tăng sản xuất nhiều hàng hóa hơn, dẫn đến đường cung (S) dịch chuyển sang bên phải
ngược lại.
Kỳ vọng của người bán (E): Nếu người bán kỳ vọng giá sản phẩm trong tương lai sẽ tăng,
lượng cung cung cấp cho thị trường hiện tại sẽ giảm, đường cung (S) sẽ dịch sang bên trái
và ngược lại.
Chính sách của chính phủ (G):
+ Chính sách thuế (t): chính phủ tăng thuế lên thì nhà sản xuất phải bỏ nhiều chi phí
hơn, dẫn đến lợi nhuận giảm, lượng cung giảm nên đường cung (S) dịch chuyển sang
bên trái và ngược lại.
+ Trợ cấp (s): chính phủ tăng trợ cấp để hỗ trợ cho nhà sản xuất thì lượng cung tăng nên
đường cung (S) dịch sang phải và ngược lại.
5. Thặng dư sản xuất (PS)
3
Thặng dư sản xuất (PS): phần chênh lệch giữa giá thị trườnggiá thấp nhất mà người
sản xuất sẵn sàng chấp nhận để sản xuất hàng
hóa. Thặng giá trị không cố định
liên tục thay đổi dựa trên chi phí biến đổi để
tạo ra giá trị một sản phẩm.
Hình 1: Thặng dư sản xuất (PS)
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI VIỆT
NAM TRONG CUỐI NĂM 2019 - 2020
1. Diễn biến thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam trước năm 2019
Trước năm 2019, thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam tương đối ổn định và chưa thu hút
được sự chú ý đáng kể. Việc sử dụng khẩu trang y tế phổ biến trong một số trường hợp
nhất định, chẳng hạn như trong mùa cúm hoặc đối với những người vấn đề về hấp.
Người dân Việt Nam thường sử dụng khẩu trang để bảo vệ mình khỏi ô nhiễm không khí,
bụi và nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, khẩu trang y tế thường được sử dụng trong các
bệnh viện, phòng lab, và môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.
+ Thị trường ổn định: Do nhu cầu cơ bản từ các ngành y tế, chăm sóc sức khỏe, và người
dùng cá nhân có nhu cầu bảo vệ khi bị bệnh vì vậy thị trường không quá cạnh tranh.
+ Các nguồn cung cấp ổn định: Các doanh nghiệp duy trì nguồn cung cấp ổn định. Vào
các mùa cúm, cảm lạnh, các dịch bệnh nhỏ kháccung cấp sô lượng cao hơn nhưng
không gây biến động nhiều trên thị trường.
+ Giá cả ổn định: Giá cả trước dịch bệnh ổn định, phù hợp với người tiêu dùng.
Nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát, mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Nhu cầu tăng đột
ngột đã dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ, giá cả tăng cao và sự khan hiếm trong cung cấp,
tất cả đều tạo ra một thị trường với nhiều biến động và khó khăn hơn.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam trong
cuối năm 2019 – 2020
4
Thặng dư sản xuất là phần diện tích dưới
đường giá và trên đường cung.
Thặng sản xuất = tổng doanh thu
tổng chi phí biến đổi.
Chi phí đầu vào:một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến cung khẩu trang y tế ở
Việt Nam:
+ Giá cả nguyên liệu tăng: Các nguyên liệu như vải không dệt, lớp lọc tăng đột ngột từ
đó làm tăng chi phí sản xuất.
Khảo sát một số doanh nghiệp may mặc các huyện Kim Thành, Gia Lộc, Bình
Giang, Thanh Miện cho thấy, tháng 8/2020 nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế
không còn khan hiếm như thời điểm dịch Covid-19 mới bùng phát nhưng giá đầu vào
lại tăng cao biến động theo dịch. Cụ thể, cuối năm 2019, giá vải không dệt chỉ từ
35.000 - 50.000 đồng/kg nhưng từ tháng 2 đến nay tăng lên 150.000 - 200.000
đồng/kg; giá vải kháng khuẩn từ 180.000 - 220.000 đồng/kg, tăng gấp 2 - 3 lần.
Nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế được các doanh nghiêp mua trong nước hoặc
nhập khẩu từ Trung Quốc, Australia, Anh. Vì vậy giá thành cũng biến động theo đồng
tiền ngoại tệ.
Hình 2: Giá của chất liệu vải không dệt tại US
Trước đại dịch, giá của vải xấp xỉ 10 euro (~265.000 VND)/kg. Đến quý 1 năm 2020,
giá tăng lên khoảng 40 euro (~1.060.000 VND)/kg. Vào quý 2 năm 2020, đã tăng
lên tới 100 euro (~2.650.000 VND)/kg. Vào cuối năm 2020, khi một lượng đáng kể
công suất sản xuất vải không dệt mới được bổ sung ở châu Âu và các nơi khác, giá đã
giảm trở lại khoảng 18 euro (~478.000 VND)/kg.
+ Chi phí lao động tăng: Để đảm bảo cho sức khỏe nhân công cần phải đảm bảo về các
biện pháp phòng ngừa vì vậy có thể làm tăng chi phí lao động.
5
+ Tăng chi phí vận chuyển và logistics: Trong thời gian dịch bệnh công việc dịch chuyển
diễn ra rất phức tạp, giá cước vận chuyển thay đổi tăng cao. Theo số liệu năm 2020
của Ngân hàng thế giới, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20-25% GDP.
Trong khi đó, tại Thái Lan chỉ 19%, Malaysia 13%, Singapore 8% Mỹ chỉ
7,7%. Giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tăng vọt 3-4 lần, thậm chí thời
điểm, giá cước tăng 5-6 lần so với trước dịch. Trước đây, giá cước vận chuyển hàng
hóa từ châu Á đi Hoa Kỳ là khoảng 1-1,8 USD/kg, nhưng hiện nay đã lên mức 17 - 18
USD/kg, theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam.
+ Chất lượng sản phẩm cần được đảm bảo: Khẩu trang y tế được coi trang thiết
yếu để phòng chống dịch bệnh vậy chất lượng cần phải được đảm bảo ưu tiên
hàng đầu.
Vì vậy trong giai đoạn đầu dịch bệnh giá khẩu trang tăng vọt, thị trường xảy ra nhiều
biến động: Từ 50.000-150.000 đồng/hộp được đẩy lên tới 200.000-500.000 đồng/hộp.
Công nghệ sản xuất: Trong thời kì dịch bệnh, khẩu trang được coi biện pháp phòng chống
dịch bệnh thông dụng và phổ biến nhất. Vì vậy các giai đoạn sản xuất cũng được thay đổi
đáng kể so với những năm trước đó:
Công nghệ sản xuất Ảnh hưởng đến cung khẩu trang y tế
Tối ưu hóa quy trình sản xuất
và tự động hóa
Tăng năng suất sản xuất, giảm thời gian sản xuất, đáp
ứng nhu cầu lớn hơn.
Cải thiện vật liệu và quy trình
sản xuất
Nâng cao chất lượng và hiệu suất của khẩu trang, tạo ra
sản phẩm an toàn và chất lượng.
Áp dụng kỹ thuật in 3D và
công nghệ tiên tiến
Tăng linh hoạt, cho phép sản xuất các loại khẩu trang đa
dạng, từ các loại cơ bản đến các sản phẩm có tính năng
đặc biệt.
Quản lý chuỗi cung ứng
thông minh
Làm tốt công tác tối ưu hóa logistics và quản lý nguồn
nguyên liệu, cung cấp đáp ứng linh hoạt với biến động
của thị trường.
Nghiên cứu và áp dụng công
nghệ mới
Tạo ra sản phẩm tiên tiến, màng lọc tốt hơn, và đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt.
6
Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương về hoạt động nâng cao năng suất và chất
lượng, sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp 2012-2020 cho thấy, có tới 99,3% doanh
nghiệp đánh giá hoạt động hỗ trợ đem lại hiệu quả. Yếu tố được cải thiện nhiều nhất
năng lực tự thực hiện cải tiến của doanh nghiệp lên tới 98%. 85% doanh nghiệp cải thiện
về tác phong, thái độ làm việc của Cán bộ công nhân viên; gần 70% doanh nghiệp đánh
giá an toàn lao động được nâng lên; gần 65% doanh nghiệp năng suất lao động tăng
lên và 55% doanh nghiệp giảm lãng phí nguyên vật liệu...
vọng của người bán: Những doanh nghiệp khi gia nhập vào thị trường luôn những
vọng riêng dựa trên nhiều yếu tố như tình hình cung cầu, biến động giá cả, chiến
lược kinh doanh, và các yếu tố khác liên quan đến dịch bệnh:
+ Tăng cầu Do nhu cầu từ phía người tiêu dùng muốn bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật,:
virus.
+ Tăng Giá: Khi nhu cầu về khẩu trang y tế ngày càng tăng cao thì người bán sẽ được tối
đa hóa lợi nhuận.
+ Tăng Sản Xuất và Cung Ứng: Người bán chú trọng vào tăng cường khả năng sản xuất
và cung ứng, nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Chiến lược quảng bá thương hiệu và sản phẩm: Cần có chiến lược quảng bá mạnh mẽ
hướng đến việc tôn trọng đảm bảo chất lượng của sản phẩm để xây dựng niềm tin
từ phía khách hàng.
+ Tuân Thủ Quy Định: Người bán cần nghiêm túc thuân thủ theo các quy định chính phủ
về thị trường cung cầu trong mọi thời điểm để không xảy ra mâu thuẫn.
3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam
chính sách của Chính phủ
Cuối năm 2019 những tháng đầu năm 2020, Việt Nam chưa vaccine điều tr
COVID – 19 thì một trong những giải pháp được Đảng Chính phủ ưu tiên đó chính
thực hiện nguyên tắc 5K để giảm sự tiếp xúc lây lan dịch bệnh.vậy nhu cầu sử dụng
khẩu trang y tế của người dân đã tăng vọt lên, khẩu trang y tế luôn trong tình trạng “cháy
hàng”. Do nguồn hàng khan hiếm nên giá bán của các loại hàng hóa này được đẩy lên rất
cao, gấp 3-4 lần so với giá niêm yết.
Theo thông tin do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp năm 2020, chỉ tính riêng
50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang 4 lớp
đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên
quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều. Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ
bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc
hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình
7
như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ
nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu thị trường, khách hàng thì năng lực
sản xuất khẩu trang hiện nay cònthể nâng cao hơn nữa. Nhà máy May Vinatex Nghĩa
Hành (Cụm công nghiệp Đồng Dinh, huyện Nghĩa Hành) hiện 430 công nhân, với 6
dây chuyền vận hành, sản xuất khẩu trang thông thường 4 lớp. Bình quân mỗi ngày cung
ứng ra thị trường khoảng 50.000 chiếc khẩu trang các loại: 3 lớp và 4 lớp. Nhà máy May
Vinatex Dung Quất, với 12 chuyền may, khoảng 650 công nhân, sản xuất khoảng 100.000
chiếc khẩu trang /ngày. Riêng các Nhà máy May Vinatex NghĩaĐức Phổ đang sản
xuất theo đơn đặt hàng thông qua đầu mối là Bộ Công thương.
Theo kết quả nghiên cứu, ta có bảng dưới đây:
Bảng 1: Số liệu cung khẩu trang 4 lớp qua các tháng dịch năm 2020
(Nguồn: Kết quả khi nghiên cứu đề tài)
8
Tháng
Lượng cung
(triệu hộp)
Giá
(đồng/ hộp)
1
19,244
100.000- 200.000
2 300.000- 500.000
3 300.000- 500.000
4 50.000
5 50.000
6 14,167 50.000
7 9,229 105.000- 150.000
8 8,126 105.000- 150.000
9 8,573 35.000- 60.000
10 8,6 35.000- 60.000
11 10,38 35.000-60.000
12 4,2516 35.000- 60.000
Hình 3: Đồ thị cung cầu giá khẩu trang 4 lớp năm 2020 tương ứng
(Nguồn: Kết quả khi nghiên cứu đề tài)
Giải thích:
D0, S0 đường cầu đường cung của khẩu trang y tế 4 lớp trước khi bệnh bùng
phát.
S1 là đường cung của khẩu trang y tế 4 lớp khi dịch bệnh bùng phát mạnh (Tháng 1
6)
S2 là đường cung của khẩu trang y tế 4 lớp khi dịch bệnh dần đi vào kiểm soát (Tháng
7 – 10)
Theo một kết quả khác khi nghiên cứu đề tài này, trong cơn sốt về thị trường khẩu trang,
ta có thể thấy được nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng lên đáng kể. Đặc biệt là về loại khẩu
trang N95 đang gia tăng nóng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, khác với khẩu trang 4 lớp, số
đơn vị sản xuất loại mặt hàng này lại ít thê thảm. Theo công văn 403/BYT-TB-CT trong
đó nêu danh sách các đơn vị đủ năng lực sản xuất khẩu trang y tế trang phục phòng,
chống dịch bệnh, chỉ có hai doanh nghiệp được liệt kê trong nhóm "có khả năng sản xuất
khẩu trang N95 hoặc tương đương". Thế nhưng trong số hai doanh nghiệp có đủ năng lực
sản xuất khẩu trang N95, theo công văn 403 của Bộ Y tế, một doanh nghiệp vốn đã
ngưng làm dòng sản phẩm này từ lâu, chỉ còn Công ty TNHH NTI VINA vẫn đang sản
xuất khẩu trang N95. So với số lượng doanh nghiệp sản xuất khẩu trang N95, số lượng
doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế 4 lớp tại thị trường Việt Nam nhiều hơn. vậy
giá bán của 1 chiếc khẩu trang N95 rơi vào khoảng 35.000đ/ chiếc, khi đỉnh điểm
200.000- 300.000/ chiếc, cao hơn gấp nhiều lần so với khẩu trang y tế 4 lớp. Như thế ta
thể thấy được nhu cầu của người sử dụng nhiều như nào khiến giá bán của 1 chiếc
khẩu trang tăng một cách mạnh mẽ như thế.
Theo 2 nghiên cứu đã cho thấy: dịch bệnh Covid 19 đã có tác động tiêu cực rất lớn đối với
các Doanh nghiệp sản xuất khẩu trang năm 2020. Các tác động này thể hiện nhất các
khía cạnh:
(1) Kết quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
(2) Số lượng, quy doanh nghiệp suy giảm cùng với đó lao động mất việc làm
thất nghiệp gia tăng.
Giai đoạn dịch bệnh đã tương đối được kiểm soát ngay sau đó, mặc dù giá của khẩu trang
y tế tăng cao nhưng cung về khẩu trang y tế lại giảm. Cụ thể tháng 6 cung 14,167
triệu hộp, tháng 7 9,229 triệu hộp. Do ảnh hưởng của dịch COVID dẫn đến nhiều cửa
khẩu bị chặn, hàng hóa không thể nhập từ các nước cũng như vận chuyển trong nước
9
được, dẫn đến sự thiếu hụt về tài nguyên. Nhiều nhà sản xuất nhận ra lợi nhuận của mình
đang giảm sút đã bắt đầu thay đổi kế hoạch kinh doanh. Theo một kết quả nghiên cứu của
nhóm nghiên cứu ĐHKTQD: Nếu dịch Covid kéo dài đến tháng 4 năm 2020 thì gần một
nửa số doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến
tháng 6 năm 2020 chỉ còn khoảng 15% doanh nghiệp được duy trì, và tăng phần trăm các
doanh nghiệp cắt giảm quy sản xuất, tạm dừng hoạt động nguy cơ phá sản. Tỷ
lệ doanh nghiệp phá sản lại càng tăng cao khi càng đến cuối năm 2020.
Hình 4: Khảo sát các doanh nghiệp cho các kịch bản sản xuất
Chính sách của chính phủ ngay khi cơn sốt khẩu trang y tế xuất hiện:
Phó thủ tướng Đức Đam đã phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng
chống dịch bệnh ngày 1/2/2020 rằng:Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút
giấy phép kinh doanh, đây quyền hạn của ngành y tế. Nếu người dân bằng chứng
cửa hiệu tăng giá, không cần thanh tra kiểm tra, đề nghị Bộ Y tế rút giấy phép kinh doanh
ngay lập tức. Đây vấn đề kỷ cương, đạo đức, cần thực hiện nghiêm túc”. Với lời phát
biểu này, chính phủ đã khiến cho các cửa hàng buôn khẩu trang chịu ảnh hưởng rất lớn vì
trong khi mặt hàng khẩu trang đang có một lượng nhu cầu rất lớn khiến cho mặt hàng này
trở nên khan hiếm, chi phí sản xuất từ các doanh nghiệp cao cùng với việc lạm dụng để
đẩy giá lên khiến cho giá nhập vào cao. Việc này cũng bắt buộc các nhà thuốc, người bán
10
hàng phải bán khẩu trang y tế với giá cao ngất ngưởng để có lãi hoặc thậm chí là để không
lỗ. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tác động khiến cho nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng
và kinh doanh khẩu trang y tế, điều này làm cho cung về khẩu trang y tế tăng, không còn
phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước khác.
Từ tháng 9/2020, do sự cung quá nhiều, dịch bệnh cũng trở nên được kiểm soát hơn,
dẫn đến giá khẩu trang đi theo chiều hướng giảm giá. Khi tham khảo giá bán trên thị
trường sẽ không còn thấy những cái giá trên trời nữa mà thay vào đó là một cái giá dễ chịu
hơn đôi chút. Khẩu trang bắt đầu ổn định lại về giá khi cầu đã bắt đầu ổn định.
Và cho đến hiện tại khi hết dịch mọi người trở lại với cuộc sống bình thường, khẩu trang
đã trở lại với mức giá ban đầu, nhưng sau đại dịch về bản thì nhu cầu sử dụng khẩu
trang so với lúc trước dịch tăng lên do ý thức của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe
của bản thân. Vì vậy thị trường khẩu trang đã trở nên cân bằngổn định khi đây là mặt
hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người.
4. Đánh giá tổng quan về sự ảnh hưởng của dịch đối với cung thị trường khẩu trang y
tế tại Việt Nam
Tác động tích cực:
Do dịch bệnh Covid-19 nguy lây lan nhanh khiến cho nhu cầu về mặt hàng khẩu
trang không chỉ đến từ người dân mà còn từ các cơ sở y tế tăng đột ngột. Nhu cầu lớn đã
kích thích doanh nghiệp tăng cường sản xuất nâng cao năng suất, giúp tạo ra nguồn
cung đáp ứng nhanh chóng, giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nguồn cung khẩu trang từ
nước ngoài. Cùng với đó, dịch bệnh đã tạo ra động lực để khuyến khích đổi mới phát
triển công nghiệp y tế, cả về sản xuất và nghiên cứu phát triển, nhiều doanh nghiệp được
thành lập khi nắm bắt được hội kinh doanh trong lĩnh vực khẩu trang, thậm chí còn
chuyển hướng từ ngành công nghiệp khác sang sản xuất khẩu trang y tế. Dịch bệnh cũng
giúp cho các doanh nghiệp tăng cường khả năng ứng phó, thể hiện khả năng quản lý của
chính phủ trước các tình huống khẩn cấp.
Tác động tiêu cực:
Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với thị trường cung khẩu trang y tế
tại Việt Nam. Khi dịch bệnh diễn ra lượng cầu về khẩu trang tăng đột ngột đã dẫn đến
tình trạng khan hiếm hàng hóa, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc
cung cấp hàng hóa cho thị trường. Từ đó, xảy ra tình trạng lạm dụng nguồn cung khan
hiếm cầu thì nhiều để tăng giá khiến cho người dân gặp khó khăn trong việc mua
được khẩu trang với giá cả hợp lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự
thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, tăng giá nguyên liệu đầu vào khi giá cầu của khẩu
trang đều tăng lên. Lượng doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực khẩu trang tăng lên cũng
11
có thể tạo điều kiện cho hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện trên thị trường gây mất
an toàn cho người sử dụng nhất là trong thời buổi dịch Covid-19 lúc bấy giờ.
12
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI
VIỆT NAM
1. Dự báo và định hướng phát triển
tình hình hiện tại, thị trường khẩu trang đang chiều hướng giảm hơn so với thời
điểm đại dịch đang trở nên trầm lắng hơn lượng cung ứng đang nhiều hơn nhu cầu
do thời điểm xảy ra Covid-19, các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến sản xuất ồ ạt do sự khan
hiếm nhằm vào lợi nhuận do giá cả khẩu trang y tế tăng cao. Tại các nơi công cộng
đặc biệt là các khu vực thành thị, người dân vẫn đeo khẩu trang thường xuyên do đã hình
thành thói quen từ trước đại dịch nhằm phòng tránh bụi bẩn, vi khuẩn lây qua đường
hấp gây ra các bệnh về da liễu. Mặt khác, mọi người cũng đang dần chuyển sang sử
dụng các loại mặt hàng khẩu trang nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, thương
hiệu, mẫu mã, màu sắc đẹp được quảng cáo rộng rãi trên các nền tảng hội thế nên
trong tương lai, thị trường khẩu trang Việt Nam sẽ sự sụt giảm nhẹ do sự cạnh tranh
giữa thị trường của các quốc gia khác nhưng vẫn sẽ giữ được ở mức lượng cung ổn định,
giá cả phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Dự kiến từ thời điểm sau đại dịch sẽ không có sự biến đổi đột biến nào trong lượng cung
của thị trường khẩu trang y tế, nếu cũng sẽ chỉ sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong mọi
kịch bản xấu nhất hay tốt nhất xảy ra thì Việt Nam cần phải đảm bảo đầu về mặt
chất lượng đối với khẩu trang y tế. Các doanh nghiệp sản xuất cung ứng khẩu trang cần
phải được giám sát chặt chẽ về quy trình sản xuất, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị vật
liệu, cùng với đó phải có những biện pháp hỗ trợ cần thiết nếu cần để tránh gây đứt đoạn
trong chuỗi cung ứng.
2. Một số giải pháp để tăng cường lượng cung với mức giá ổn định.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất
lượng, các hành vi găm hàng, lợi dụng điều kiện xã hội bất ổn tăng giá trái pháp luật trên
địa bàn.
Tập trung vào chất lượng sản xuất khẩu trang y tế, đầu tư máy móc trang thiết bị phù hợp.
Kết nốic doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối lớn như các chuỗi siêu thị, cửa
hàng tạp hóa, ...
Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa để chủ động phương án hoặc đề
xuất với các cơ quan chức năng biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường,
không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong
trường hợp dịch bùng phát trở lại.
Chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa, dự trữ vật tư, và nguyên vật liệu một
cách hợp lý, tiết kiệm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được
13
nhằm duy trì sản xuất ổn định để đảm bảo lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với
giá cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
14
KẾT LUẬN
Thị trường biến động điều nền kinh tế nào cũng phải đối mặt, sản phẩm xuất hiện trên
thị trường đều chịu tác động từ nhiều phía làm thay đổi sự cân bằng về lượng cunglượng
cầu. Qua sự tìm hiểu về thị trường khẩu trang y tế trong năm 2019 - 2020 tại Việt Nam, chúng
ta có thể thấy rõ những sự biến động của sản phẩm này. Sự thay đổi về cung cũng như sự thay
đổi về giá khẩu trang y tế nguyên nhân chủ yếu như do dịch bệnh Covid-19, ngoài ra
cũng còn một số nguyên nhân khác như đầu cơ, tích trữ, đẩy giá,...Điều này đòi hỏi các cấp
chính quyền nói riêng Chính phủ nói chung phải đưa ra các biện pháp để bình ổn thị
trường. Bởi lẽ cả việc đảm bảo sức khoẻ, tính mạnh, đời sống của nhân dân việc tạo điều
kiện cho người dân được làm ăn, học hành, phát triển đều thiết yếu, song song cùng nhau.
Thành công bước đầu của Việt Nam trong chống đại dịch Covid-19 một lần nữa khẳng định
mục tiêu xuyên suốt vì lợi ích nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời chứng minh
rằng việc bảo đảm quyền con người phải dựa trên điều kiện, bối cảnh cụ thể
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mankiw, N. (2010). Principles of Economics.
2. Chinhphu.vn. (22/10/2021). Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người
dân.-
https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/
content/chinh-phu-luon-ong-hanh-ho-tro-doanh-nghiep-va-nguoi-dan
3. Trần Trung. (18/11/2020). Tiếp sức để doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sau đại dịch
COVID-19.- https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM185761
4. Hùng Phong. (22/02/2021). Nghiên cứu sản xuất khẩu trang theo "công nghệ
xanh".- https://laodong.vn/nguoi-viet-tu-te/nghien-cuu-san-xuat-khau-trang-theo-
cong-nghe-xanh-881584.ldo.
5. Ha An Can. (24/02/2020). COVID-19 – economics behind the pricing of face masks.-
https://vir.com.vn/covid-19-economics-behind-the-pricing-of-face-masks-74206.html
6. Nga Phạm. (31/05/2022). Nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất công
nghiệp.-https://tapchitaichinh.vn/nang-cao-nang-suat-chat-luong-trong-san-xuat-
cong-nghiep.html
7. Như Huỳnh. (12/01/2021). - Năm 2020 xuất khẩu hơn 1,37 tỷ chiếc khẩu trang y tế.
https://vietnambiz.vn/nam-2020-xuat-khau-hon-137-ty-chiec-khau-trang-y-te
8. ĐHKTQD. Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến
nghị chính sách.-https://trungtamwto.vn/file/19344/bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-
19-den-nen-kinh-te.pdf
9. Nguyễn Trí – L.Anh. (28/04/2021). Khẩu trang chất đống, hạ giá liên tục nhưng bán
không ai mua, vì sao?.- https://tuoitre.vn/khau-trang-chat-dong-ha-gia-lien-tuc-
nhung-ban-khong-ai-mua-vi-sao-2021042808294.htm
10. An Nhiên. (29/07/2020). Giá khẩu trang y tế lại biến
động.-https://baodongnai.com.vn/bandoc/202007/gia-khau-trang-y-te-lai-bien-dong-
3014951/
11. Mộc Minh. (07/04/2022). Doanh nghiệp Việt mất lợi thế vì chi phí xuất nhập khẩu
tăng mạnh - https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-viet-mat-loi-the-vi-chi-phi-xuat-
nhap-khau-tang-manh.htm
12. Fastmarkets team. (04/02/2022). Face masks: How material costs can impact your
bottom line - https://www.fastmarkets.com/insights/face-masks-how-material-costs-
can-impact-your-bottom-line/
13. Zing. (30/01/2020). Khẩu trang N95 cháy hàng ở Việt Nam -
https://vietnamnet.vn/khau-trang-n95-chay-hang-o-viet-nam-612332.html
16
| 1/18

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ ----o0o----
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VI MÔ ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI VIỆT
NAM TRONG CUỐI NĂM 2019 – 2020 Lớp K26KTDTB: NHÓM 7
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thu Hằng Thành viên nhóm: Bùi Hương Giang 26A4073236 Lê Hoàng Yến 26A4071031 Lê Đức Khanh 26A4070166 Phạm Ngọc Linh 26A4070183 Phạm Kiều Trinh 26A4071024 Nguyễn Trà My 26A4070594 Phạm Minh Đức 26A4073235 Phạm Mỹ An 26A4072849 Đào Ngọc Ánh 26A4073218 Phạm Khánh Huyền 26A4070158 Trịnh Nhật Minh 26A4070591 Hà Nội – 11/2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA.............................2 1.
Khái niệm cung và lượng cung....................................................................................2 2.
Các công cụ biểu diễn cung..........................................................................................2 3.
Luật cung.......................................................................................................................2 4.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung................................................................................3 5.
Thặng dư sản xuất (PS)................................................................................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI VIỆT
NAM TRONG CUỐI NĂM 2019 - 2020...................................................................................4
1.
Diễn biến thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam trước năm 2019........................4 2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam
trong cuối năm 2019 – 2020.................................................................................................4 3.
Ảnh hưởng của dịch bệnh đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam
và chính sách của Chính phủ...............................................................................................7 4.
Đánh giá tổng quan về sự ảnh hưởng của dịch đối với cung thị trường khẩu trang
y tế tại Việt Nam..................................................................................................................11
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI
VIỆT NAM...............................................................................................................................12 1.
Dự báo và định hướng phát triển..............................................................................12 2.
Một số giải pháp để tăng cường lượng cung với mức giá ổn định..........................12
KẾT LUẬN..............................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................14 2 LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng
hoảng, mới đây là đại dịch COVID – 19. Theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính Phủ, người
dân chỉ được ra đường khi thực sự cần thiết. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi giao
lưu buôn bán, dẫn đến sự thiếu hụt và dư thừa về hàng hóa. Đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19
ngày càng căng thẳng, thì khẩu trang y tế là loại hàng hóa thiết yếu không thể thiếu đối với
mọi người. Đó cũng là lý do gây ra sự thay đổi lớn về cung về khẩu trang y tế.
Để làm rõ hơn về những biến động trong việc cung ứng khẩu trang của các doanh nghiệp sản
xuất khẩu trang tại Việt Nam, nhóm 7 chúng em đã chọn đề tài: Phân tích cung thị trường
khẩu trang tại Việt Nam trong cuối năm 2019 – 2020. Khẩu trang là vật dụng thiết yếu phục
vụ tất cả mọi người trong dịch bệnh Covid-19, vậy nên phạm vi nghiên cứu đề tài này là các
doanh nghiệp cung ứng khẩu trang tại Việt Nam. Để khảo sát và tìm hiểu rõ hơn về cung thị
trường khẩu trang, chúng em cũng đã thu thập số liệu từ các nguồn đáng tin cậy từ: Bộ Công
Thương, Bộ Y Tế, Tổng cục thống kê xuất nhập khẩu Việt Nam, ...
Bài tập lớn được hoàn thiện dựa trên sự tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm 7 chúng em. Tuy
nhiên, do lượng kiến thức có hạn nên trong quá trình tìm kiếm thông tin không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý từ cô để đề tại này được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn. 1 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
1. Khái niệm cung và lượng cung
Cung (Supply): là số lượng hàng hoá/dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán
ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi.
– Lượng cung (Quanity Supply): Là số lượng hàng hoá mà người bán muốn bán và có khả
năng bán ở một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nào đó, với giả định các yếu tố khác không đổi.
2. Các công cụ biểu diễn cung
Biểu cung: là bảng số phản ánh cung, gồm 2 cột là giá và lượng cung
Hàm cung (Supply function): là hình thức biểu thị mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là
lượng cung (Qs) và các biến số ảnh hường đến lượng cung như (biến độc lập) như giá sản
phẩm (Px), giá các đầu vào nhân tố (Pi), trình độ công nghệ (Te), chính sách của chính phủ
(G), kỳ vọng của người bán (E) và số lượng người bán trên thị trường (N). Dạng tổng quát:
Qs = f(Px, Pi, Te,F,E,N) Phương trình cung: Q = aP+ b (a>0) S
Đường cung: đường cung phản ánh trên đồ thị, ứng với mỗi mức giá sẽ có một lượng
cung xác định. Đường cung có dạng dốc lên từ trái qua phải thế hiện mối quan hệ đồng
biến giữa giá và lượng cung. 2 3. Luật cung
Với giả định các nhân tố khác không thay đổi, lượng cung về hàng hóa, dịch vụ trong một
khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá của hàng hóa tăng và ngược lại, lượng cung sẽ giảm khi giá giảm: P↑ → QS↑ P↓ → QS↓
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
Giá đầu vào của các yếu tố sản xuất (Pi): Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm thì chi phí
sản xuất sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng đầu ra lớn hơn ở mọi mức
giá và làm đường cung (S) dịch chuyển sang phải và ngược lại.
Trình độ công nghệ (Te): Công nghệ hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, mất ít chi
phí sản xuất hơn, do đó lợi nhuận thu được nhiều hơn. Điều này thúc đấy nhà sản xuất gia
tăng sản xuất nhiều hàng hóa hơn, dẫn đến đường cung (S) dịch chuyển sang bên phải và ngược lại.
– Kỳ vọng của người bán (E): Nếu người bán kỳ vọng giá sản phẩm trong tương lai sẽ tăng,
lượng cung cung cấp cho thị trường hiện tại sẽ giảm, đường cung (S) sẽ dịch sang bên trái và ngược lại. –
Chính sách của chính phủ (G):
+ Chính sách thuế (t): chính phủ tăng thuế lên thì nhà sản xuất phải bỏ nhiều chi phí
hơn, dẫn đến lợi nhuận giảm, lượng cung giảm nên đường cung (S) dịch chuyển sang bên trái và ngược lại.
+ Trợ cấp (s): chính phủ tăng trợ cấp để hỗ trợ cho nhà sản xuất thì lượng cung tăng nên
đường cung (S) dịch sang phải và ngược lại.
5. Thặng dư sản xuất (PS) 3
Thặng dư sản xuất (PS): là phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thấp nhất mà người
sản xuất sẵn sàng chấp nhận để sản xuất hàng
hóa. Thặng dư là giá trị không cố định và nó
liên tục thay đổi dựa trên chi phí biến đổi để
tạo ra giá trị một sản phẩm.
– Thặng dư sản xuất là phần diện tích dưới
đường giá và trên đường cung.
– Thặng dư sản xuất = tổng doanh thu – tổng chi phí biến đổi.
Hình 1: Thặng dư sản xuất (PS)
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI VIỆT
NAM TRONG CUỐI NĂM 2019 - 2020
1. Diễn biến thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam trước năm 2019
– Trước năm 2019, thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam tương đối ổn định và chưa thu hút
được sự chú ý đáng kể. Việc sử dụng khẩu trang y tế phổ biến trong một số trường hợp
nhất định, chẳng hạn như trong mùa cúm hoặc đối với những người có vấn đề về hô hấp.
Người dân Việt Nam thường sử dụng khẩu trang để bảo vệ mình khỏi ô nhiễm không khí,
bụi và nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, khẩu trang y tế thường được sử dụng trong các
bệnh viện, phòng lab, và môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.
+ Thị trường ổn định: Do nhu cầu cơ bản từ các ngành y tế, chăm sóc sức khỏe, và người
dùng cá nhân có nhu cầu bảo vệ khi bị bệnh vì vậy thị trường không quá cạnh tranh.
+ Các nguồn cung cấp ổn định: Các doanh nghiệp duy trì nguồn cung cấp ổn định. Vào
các mùa cúm, cảm lạnh, các dịch bệnh nhỏ khác có cung cấp sô lượng cao hơn nhưng
không gây biến động nhiều trên thị trường.
+ Giá cả ổn định: Giá cả trước dịch bệnh ổn định, phù hợp với người tiêu dùng.
Nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát, mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Nhu cầu tăng đột
ngột đã dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ, giá cả tăng cao và sự khan hiếm trong cung cấp,
tất cả đều tạo ra một thị trường với nhiều biến động và khó khăn hơn.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam trong
cuối năm 2019 – 2020 4
Chi phí đầu vào: là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến cung khẩu trang y tế ở Việt Nam:
+ Giá cả nguyên liệu tăng: Các nguyên liệu như vải không dệt, lớp lọc tăng đột ngột từ
đó làm tăng chi phí sản xuất.
Khảo sát một số doanh nghiệp may mặc ở các huyện Kim Thành, Gia Lộc, Bình
Giang, Thanh Miện cho thấy, tháng 8/2020 nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế
không còn khan hiếm như thời điểm dịch Covid-19 mới bùng phát nhưng giá đầu vào
lại tăng cao và biến động theo dịch. Cụ thể, cuối năm 2019, giá vải không dệt chỉ từ
35.000 - 50.000 đồng/kg nhưng từ tháng 2 đến nay tăng lên 150.000 - 200.000
đồng/kg; giá vải kháng khuẩn từ 180.000 - 220.000 đồng/kg, tăng gấp 2 - 3 lần.
Nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế được các doanh nghiêp mua trong nước hoặc
nhập khẩu từ Trung Quốc, Australia, Anh. Vì vậy giá thành cũng biến động theo đồng tiền ngoại tệ.
Hình 2: Giá của chất liệu vải không dệt tại US
Trước đại dịch, giá của vải xấp xỉ 10 euro (~265.000 VND)/kg. Đến quý 1 năm 2020,
giá tăng lên khoảng 40 euro (~1.060.000 VND)/kg. Vào quý 2 năm 2020, nó đã tăng
lên tới 100 euro (~2.650.000 VND)/kg. Vào cuối năm 2020, khi một lượng đáng kể
công suất sản xuất vải không dệt mới được bổ sung ở châu Âu và các nơi khác, giá đã
giảm trở lại khoảng 18 euro (~478.000 VND)/kg.
+ Chi phí lao động tăng: Để đảm bảo cho sức khỏe nhân công cần phải đảm bảo về các
biện pháp phòng ngừa vì vậy có thể làm tăng chi phí lao động. 5
+ Tăng chi phí vận chuyển và logistics: Trong thời gian dịch bệnh công việc dịch chuyển
diễn ra rất phức tạp, giá cước vận chuyển thay đổi tăng cao. Theo số liệu năm 2020
của Ngân hàng thế giới, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20-25% GDP.
Trong khi đó, tại Thái Lan chỉ là 19%, Malaysia là 13%, Singapore 8% và Mỹ chỉ
7,7%. Giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tăng vọt 3-4 lần, thậm chí có thời
điểm, giá cước tăng 5-6 lần so với trước dịch. Trước đây, giá cước vận chuyển hàng
hóa từ châu Á đi Hoa Kỳ là khoảng 1-1,8 USD/kg, nhưng hiện nay đã lên mức 17 - 18
USD/kg, theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam.
+ Chất lượng sản phẩm cần được đảm bảo: Khẩu trang y tế được coi là tư trang thiết
yếu để phòng chống dịch bệnh vì vậy chất lượng cần phải được đảm bảo và ưu tiên hàng đầu.
Vì vậy trong giai đoạn đầu dịch bệnh giá khẩu trang tăng vọt, thị trường xảy ra nhiều
biến động: Từ 50.000-150.000 đồng/hộp được đẩy lên tới 200.000-500.000 đồng/hộp.
Công nghệ sản xuất: Trong thời kì dịch bệnh, khẩu trang được coi biện pháp phòng chống
dịch bệnh thông dụng và phổ biến nhất. Vì vậy các giai đoạn sản xuất cũng được thay đổi
đáng kể so với những năm trước đó:
Công nghệ sản xuất
Ảnh hưởng đến cung khẩu trang y tế
Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Tăng năng suất sản xuất, giảm thời gian sản xuất, đáp và tự động hóa ứng nhu cầu lớn hơn.
Cải thiện vật liệu và quy trình
Nâng cao chất lượng và hiệu suất của khẩu trang, tạo ra sản xuất
sản phẩm an toàn và chất lượng.
Tăng linh hoạt, cho phép sản xuất các loại khẩu trang đa
Áp dụng kỹ thuật in 3D và
dạng, từ các loại cơ bản đến các sản phẩm có tính năng công nghệ tiên tiến đặc biệt.
Làm tốt công tác tối ưu hóa logistics và quản lý nguồn Quản lý chuỗi cung ứng
nguyên liệu, cung cấp đáp ứng linh hoạt với biến động thông minh của thị trường.
Nghiên cứu và áp dụng công
Tạo ra sản phẩm tiên tiến, màng lọc tốt hơn, và đáp ứng nghệ mới
các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. 6
Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương về hoạt động nâng cao năng suất và chất
lượng, sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp 2012-2020 cho thấy, có tới 99,3% doanh
nghiệp đánh giá hoạt động hỗ trợ đem lại hiệu quả. Yếu tố được cải thiện nhiều nhất là
năng lực tự thực hiện cải tiến của doanh nghiệp lên tới 98%. 85% doanh nghiệp cải thiện
về tác phong, thái độ làm việc của Cán bộ công nhân viên; gần 70% doanh nghiệp đánh
giá an toàn lao động được nâng lên; gần 65% doanh nghiệp có năng suất lao động tăng
lên và 55% doanh nghiệp giảm lãng phí nguyên vật liệu...
Kì vọng của người bán: Những doanh nghiệp khi gia nhập vào thị trường luôn có những
kì vọng riêng dựa trên nhiều yếu tố như tình hình cung và cầu, biến động giá cả, chiến
lược kinh doanh, và các yếu tố khác liên quan đến dịch bệnh:
+ Tăng cầu: Do nhu cầu từ phía người tiêu dùng muốn bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật, virus.
+ Tăng Giá: Khi nhu cầu về khẩu trang y tế ngày càng tăng cao thì người bán sẽ được tối đa hóa lợi nhuận.
+ Tăng Sản Xuất và Cung Ứng: Người bán chú trọng vào tăng cường khả năng sản xuất
và cung ứng, nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Chiến lược quảng bá thương hiệu và sản phẩm: Cần có chiến lược quảng bá mạnh mẽ
hướng đến việc tôn trọng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm để xây dựng niềm tin từ phía khách hàng.
+ Tuân Thủ Quy Định: Người bán cần nghiêm túc thuân thủ theo các quy định chính phủ
về thị trường cung cầu trong mọi thời điểm để không xảy ra mâu thuẫn.
3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến cung của thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam và
chính sách của Chính phủ
– Cuối năm 2019 – và những tháng đầu năm 2020, Việt Nam chưa có vaccine điều trị
COVID – 19 thì một trong những giải pháp được Đảng và Chính phủ ưu tiên đó chính là
thực hiện nguyên tắc 5K để giảm sự tiếp xúc lây lan dịch bệnh. Vì vậy nhu cầu sử dụng
khẩu trang y tế của người dân đã tăng vọt lên, khẩu trang y tế luôn trong tình trạng “cháy
hàng”. Do nguồn hàng khan hiếm nên giá bán của các loại hàng hóa này được đẩy lên rất
cao, gấp 3-4 lần so với giá niêm yết.
– Theo thông tin do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp năm 2020, chỉ tính riêng
50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang 4 lớp
đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên
quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều. Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ
bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc
hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình 7
như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ
nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực
sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa. Nhà máy May Vinatex Nghĩa
Hành (Cụm công nghiệp Đồng Dinh, huyện Nghĩa Hành) hiện có 430 công nhân, với 6
dây chuyền vận hành, sản xuất khẩu trang thông thường 4 lớp. Bình quân mỗi ngày cung
ứng ra thị trường khoảng 50.000 chiếc khẩu trang các loại: 3 lớp và 4 lớp. Nhà máy May
Vinatex Dung Quất, với 12 chuyền may, khoảng 650 công nhân, sản xuất khoảng 100.000
chiếc khẩu trang /ngày. Riêng các Nhà máy May Vinatex Tư Nghĩa và Đức Phổ đang sản
xuất theo đơn đặt hàng thông qua đầu mối là Bộ Công thương.
Theo kết quả nghiên cứu, ta có bảng dưới đây: Lượng cung Giá Tháng (triệu hộp) (đồng/ hộp) 1 100.000- 200.000 2 300.000- 500.000 3 19,244 300.000- 500.000 4 50.000 5 50.000 6 14,167 50.000 7 9,229 105.000- 150.000 8 8,126 105.000- 150.000 9 8,573 35.000- 60.000 10 8,6 35.000- 60.000 11 10,38 35.000-60.000 12 4,2516 35.000- 60.000
Bảng 1: Số liệu cung khẩu trang 4 lớp qua các tháng dịch năm 2020
(Nguồn: Kết quả khi nghiên cứu đề tài) 8
Hình 3: Đồ thị cung cầu giá khẩu trang 4 lớp năm 2020 tương ứng
(Nguồn: Kết quả khi nghiên cứu đề tài) Giải thích:
– D0, S0 là đường cầu và đường cung của khẩu trang y tế 4 lớp trước khi bệnh bùng phát.
– S1 là đường cung của khẩu trang y tế 4 lớp khi dịch bệnh bùng phát mạnh (Tháng 1 – 6)
– S2 là đường cung của khẩu trang y tế 4 lớp khi dịch bệnh dần đi vào kiểm soát (Tháng 7 – 10)
Theo một kết quả khác khi nghiên cứu đề tài này, trong cơn sốt về thị trường khẩu trang,
ta có thể thấy được nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng lên đáng kể. Đặc biệt là về loại khẩu
trang N95 đang gia tăng nóng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, khác với khẩu trang 4 lớp, số
đơn vị sản xuất loại mặt hàng này lại ít thê thảm. Theo công văn 403/BYT-TB-CT trong
đó nêu danh sách các đơn vị đủ năng lực sản xuất khẩu trang y tế và trang phục phòng,
chống dịch bệnh, chỉ có hai doanh nghiệp được liệt kê trong nhóm "có khả năng sản xuất
khẩu trang N95 hoặc tương đương". Thế nhưng trong số hai doanh nghiệp có đủ năng lực
sản xuất khẩu trang N95, theo công văn 403 của Bộ Y tế, một doanh nghiệp vốn đã
ngưng làm dòng sản phẩm này từ lâu, chỉ còn Công ty TNHH NTI VINA vẫn đang sản
xuất khẩu trang N95. So với số lượng doanh nghiệp sản xuất khẩu trang N95, số lượng
doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế 4 lớp tại thị trường Việt Nam nhiều hơn. Vì vậy
giá bán của 1 chiếc khẩu trang N95 rơi vào khoảng 35.000đ/ chiếc, có khi đỉnh điểm là
200.000- 300.000/ chiếc, cao hơn gấp nhiều lần so với khẩu trang y tế 4 lớp. Như thế ta
có thể thấy được nhu cầu của người sử dụng nhiều như nào khiến giá bán của 1 chiếc
khẩu trang tăng một cách mạnh mẽ như thế.
Theo 2 nghiên cứu đã cho thấy: dịch bệnh Covid 19 đã có tác động tiêu cực rất lớn đối với
các Doanh nghiệp sản xuất khẩu trang năm 2020. Các tác động này thể hiện rõ nhất ở các khía cạnh:
(1) Kết quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
(2) Số lượng, quy mô doanh nghiệp suy giảm cùng với đó là lao động mất việc làm và thất nghiệp gia tăng. –
Giai đoạn dịch bệnh đã tương đối được kiểm soát ngay sau đó, mặc dù giá của khẩu trang
y tế tăng cao nhưng cung về khẩu trang y tế lại giảm. Cụ thể là tháng 6 cung là 14,167
triệu hộp, tháng 7 là 9,229 triệu hộp. Do ảnh hưởng của dịch COVID dẫn đến nhiều cửa
khẩu bị chặn, hàng hóa không thể nhập từ các nước cũng như vận chuyển trong nước 9
được, dẫn đến sự thiếu hụt về tài nguyên. Nhiều nhà sản xuất nhận ra lợi nhuận của mình
đang giảm sút đã bắt đầu thay đổi kế hoạch kinh doanh. Theo một kết quả nghiên cứu của
nhóm nghiên cứu ĐHKTQD: Nếu dịch Covid kéo dài đến tháng 4 năm 2020 thì gần một
nửa số doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến
tháng 6 năm 2020 chỉ còn khoảng 15% doanh nghiệp được duy trì, và tăng phần trăm các
doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất, tạm dừng hoạt động và có nguy cơ phá sản. Tỷ
lệ doanh nghiệp phá sản lại càng tăng cao khi càng đến cuối năm 2020.
Hình 4: Khảo sát các doanh nghiệp cho các kịch bản sản xuất
Chính sách của chính phủ ngay khi cơn sốt khẩu trang y tế xuất hiện:
– Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng
chống dịch bệnh ngày 1/2/2020 rằng: “Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút
giấy phép kinh doanh, đây là quyền hạn của ngành y tế. Nếu người dân có bằng chứng
cửa hiệu tăng giá, không cần thanh tra kiểm tra, đề nghị Bộ Y tế rút giấy phép kinh doanh
ngay lập tức. Đây là vấn đề kỷ cương, đạo đức, cần thực hiện nghiêm túc
”. Với lời phát
biểu này, chính phủ đã khiến cho các cửa hàng buôn khẩu trang chịu ảnh hưởng rất lớn vì
trong khi mặt hàng khẩu trang đang có một lượng nhu cầu rất lớn khiến cho mặt hàng này
trở nên khan hiếm, chi phí sản xuất từ các doanh nghiệp cao cùng với việc lạm dụng để
đẩy giá lên khiến cho giá nhập vào cao. Việc này cũng bắt buộc các nhà thuốc, người bán 10
hàng phải bán khẩu trang y tế với giá cao ngất ngưởng để có lãi hoặc thậm chí là để không
lỗ. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tác động khiến cho nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng
và kinh doanh khẩu trang y tế, điều này làm cho cung về khẩu trang y tế tăng, không còn
phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước khác.
– Từ tháng 9/2020, do sự dư cung quá nhiều, dịch bệnh cũng trở nên được kiểm soát hơn,
dẫn đến giá khẩu trang có đi theo chiều hướng giảm giá. Khi tham khảo giá bán trên thị
trường sẽ không còn thấy những cái giá trên trời nữa mà thay vào đó là một cái giá dễ chịu
hơn đôi chút. Khẩu trang bắt đầu ổn định lại về giá khi cầu đã bắt đầu ổn định.
– Và cho đến hiện tại khi hết dịch mọi người trở lại với cuộc sống bình thường, khẩu trang
đã trở lại với mức giá ban đầu, nhưng sau đại dịch về cơ bản thì nhu cầu sử dụng khẩu
trang so với lúc trước dịch tăng lên do ý thức của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe
của bản thân. Vì vậy thị trường khẩu trang đã trở nên cân bằng và ổn định khi đây là mặt
hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người.
4. Đánh giá tổng quan về sự ảnh hưởng của dịch đối với cung thị trường khẩu trang y tế tại Việt Nam – Tác động tích cực:
Do dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ lây lan nhanh khiến cho nhu cầu về mặt hàng khẩu
trang không chỉ đến từ người dân mà còn từ các cơ sở y tế tăng đột ngột. Nhu cầu lớn đã
kích thích doanh nghiệp tăng cường sản xuất và nâng cao năng suất, giúp tạo ra nguồn
cung đáp ứng nhanh chóng, giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nguồn cung khẩu trang từ
nước ngoài. Cùng với đó, dịch bệnh đã tạo ra động lực để khuyến khích đổi mới và phát
triển công nghiệp y tế, cả về sản xuất và nghiên cứu phát triển, nhiều doanh nghiệp được
thành lập khi nắm bắt được cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực khẩu trang, thậm chí còn
chuyển hướng từ ngành công nghiệp khác sang sản xuất khẩu trang y tế. Dịch bệnh cũng
giúp cho các doanh nghiệp tăng cường khả năng ứng phó, thể hiện khả năng quản lý của
chính phủ trước các tình huống khẩn cấp. – Tác động tiêu cực:
Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với thị trường cung khẩu trang y tế
tại Việt Nam. Khi dịch bệnh diễn ra lượng cầu về khẩu trang tăng đột ngột đã dẫn đến
tình trạng khan hiếm hàng hóa, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc
cung cấp hàng hóa cho thị trường. Từ đó, xảy ra tình trạng lạm dụng nguồn cung khan
hiếm mà cầu thì nhiều để tăng giá khiến cho người dân gặp khó khăn trong việc mua
được khẩu trang với giá cả hợp lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự
thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, tăng giá nguyên liệu đầu vào khi mà giá và cầu của khẩu
trang đều tăng lên. Lượng doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực khẩu trang tăng lên cũng 11
có thể tạo điều kiện cho hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện trên thị trường gây mất
an toàn cho người sử dụng nhất là trong thời buổi dịch Covid-19 lúc bấy giờ. 12
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG THỊ TRƯỜNG KHẨU TRANG Y TẾ TẠI VIỆT NAM
1. Dự báo và định hướng phát triển
– Ở tình hình hiện tại, thị trường khẩu trang đang có chiều hướng giảm hơn so với thời
điểm đại dịch và đang trở nên trầm lắng hơn vì lượng cung ứng đang nhiều hơn nhu cầu
do thời điểm xảy ra Covid-19, các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến sản xuất ồ ạt do sự khan
hiếm và nhằm vào lợi nhuận do giá cả khẩu trang y tế tăng cao. Tại các nơi công cộng
đặc biệt là các khu vực thành thị, người dân vẫn đeo khẩu trang thường xuyên do đã hình
thành thói quen từ trước đại dịch nhằm phòng tránh bụi bẩn, vi khuẩn lây qua đường hô
hấp và gây ra các bệnh về da liễu. Mặt khác, mọi người cũng đang dần chuyển sang sử
dụng các loại mặt hàng khẩu trang nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, có thương
hiệu, mẫu mã, màu sắc đẹp được quảng cáo rộng rãi trên các nền tảng xã hội vì thế nên
trong tương lai, thị trường khẩu trang Việt Nam sẽ có sự sụt giảm nhẹ do sự cạnh tranh
giữa thị trường của các quốc gia khác nhưng vẫn sẽ giữ được ở mức lượng cung ổn định,
giá cả phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. –
Dự kiến từ thời điểm sau đại dịch sẽ không có sự biến đổi đột biến nào trong lượng cung
của thị trường khẩu trang y tế, nếu có cũng sẽ chỉ là sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong mọi
kịch bản xấu nhất hay tốt nhất xảy ra thì Việt Nam cần phải đảm bảo và đầu tư về mặt
chất lượng đối với khẩu trang y tế. Các doanh nghiệp sản xuất cung ứng khẩu trang cần
phải được giám sát chặt chẽ về quy trình sản xuất, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị và vật
liệu, cùng với đó phải có những biện pháp hỗ trợ cần thiết nếu cần để tránh gây đứt đoạn trong chuỗi cung ứng.
2. Một số giải pháp để tăng cường lượng cung với mức giá ổn định.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất
lượng, các hành vi găm hàng, lợi dụng điều kiện xã hội bất ổn tăng giá trái pháp luật trên địa bàn. –
Tập trung vào chất lượng sản xuất khẩu trang y tế, đầu tư máy móc trang thiết bị phù hợp. –
Kết nối các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối lớn như các chuỗi siêu thị, cửa hàng tạp hóa, ... –
Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa để chủ động có phương án hoặc đề
xuất với các cơ quan chức năng biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường,
không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong
trường hợp dịch bùng phát trở lại. –
Chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa, dự trữ vật tư, và nguyên vật liệu một
cách hợp lý, tiết kiệm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được 13
nhằm duy trì sản xuất ổn định để đảm bảo lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với
giá cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. 14 KẾT LUẬN
Thị trường biến động là điều mà nền kinh tế nào cũng phải đối mặt, sản phẩm xuất hiện trên
thị trường đều chịu tác động từ nhiều phía làm thay đổi sự cân bằng về lượng cung và lượng
cầu. Qua sự tìm hiểu về thị trường khẩu trang y tế trong năm 2019 - 2020 tại Việt Nam, chúng
ta có thể thấy rõ những sự biến động của sản phẩm này. Sự thay đổi về cung cũng như sự thay
đổi về giá khẩu trang y tế nguyên nhân chủ yếu là như là do dịch bệnh Covid-19, ngoài ra
cũng còn một số nguyên nhân khác như đầu cơ, tích trữ, đẩy giá,...Điều này đòi hỏi các cấp
chính quyền nói riêng và Chính phủ nói chung phải đưa ra các biện pháp để bình ổn thị
trường. Bởi lẽ cả việc đảm bảo sức khoẻ, tính mạnh, đời sống của nhân dân và việc tạo điều
kiện cho người dân được làm ăn, học hành, phát triển đều thiết yếu, song song cùng nhau.
Thành công bước đầu của Việt Nam trong chống đại dịch Covid-19 một lần nữa khẳng định
mục tiêu xuyên suốt vì lợi ích nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời chứng minh
rằng việc bảo đảm quyền con người phải dựa trên điều kiện, bối cảnh cụ thể 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mankiw, N. (2010). Principles of Economics.
2. Chinhphu.vn. (22/10/2021). Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.-
https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/
content/chinh-phu-luon-ong-hanh-ho-tro-doanh-nghiep-va-nguoi-dan
3. Trần Trung. (18/11/2020). Tiếp sức để doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sau đại dịch
COVID-19.- https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM185761
4. Hùng Phong. (22/02/2021). Nghiên cứu sản xuất khẩu trang theo "công nghệ
xanh".- https://laodong.vn/nguoi-viet-tu-te/nghien-cuu-san-xuat-khau-trang-theo- cong-nghe-xanh-881584.ldo.
5. Ha An Can. (24/02/2020). COVID-19 – economics behind the pricing of face masks.-
https://vir.com.vn/covid-19-economics-behind-the-pricing-of-face-masks-74206.html
6. Nga Phạm. (31/05/2022). Nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất công
nghiệp.-https://tapchitaichinh.vn/nang-cao-nang-suat-chat-luong-trong-san-xuat- cong-nghiep.html
7. Như Huỳnh. (12/01/2021). Năm 2020 xuất khẩu hơn 1,37 tỷ chiếc khẩu trang y tế.-
https://vietnambiz.vn/nam-2020-xuat-khau-hon-137-ty-chiec-khau-trang-y-te
8. ĐHKTQD. Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến
nghị chính sách.-https://trungtamwto.vn/file/19344/bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid- 19-den-nen-kinh-te.pdf
9. Nguyễn Trí – L.Anh. (28/04/2021). Khẩu trang chất đống, hạ giá liên tục nhưng bán
không ai mua, vì sao?.- https://tuoitre.vn/khau-trang-chat-dong-ha-gia-lien-tuc-
nhung-ban-khong-ai-mua-vi-sao-2021042808294.htm

10. An Nhiên. (29/07/2020). Giá khẩu trang y tế lại biến
động.-https://baodongnai.com.vn/bandoc/202007/gia-khau-trang-y-te-lai-bien-dong- 3014951/
11. Mộc Minh. (07/04/2022). Doanh nghiệp Việt mất lợi thế vì chi phí xuất nhập khẩu
tăng mạnh - https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-viet-mat-loi-the-vi-chi-phi-xuat- nhap-khau-tang-manh.htm
12. Fastmarkets team. (04/02/2022). Face masks: How material costs can impact your
bottom line - https://www.fastmarkets.com/insights/face-masks-how-material-costs- can-impact-your-bottom-line/
13. Zing. (30/01/2020). Khẩu trang N95 cháy hàng ở Việt Nam -
https://vietnamnet.vn/khau-trang-n95-chay-hang-o-viet-nam-612332.html 16