-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn: Thư tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp có thể phát sinh - Đại học Luật Hà Nội
Kính gửi: Doanh nghiệp X Địa chỉ: Việt Nam V/v: Một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng mua bán ô tô với doanh nghiệp Nhật Bản Y & Thuyết phục doanh nghiệp Y nhất trí lựa chọn toà án Việt Nam. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Những vấn đề chung của hợp đồng (NVCCHĐ) 2 tài liệu
Đại học Luật Hà Nội 361 tài liệu
Bài tập lớn: Thư tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp có thể phát sinh - Đại học Luật Hà Nội
Kính gửi: Doanh nghiệp X Địa chỉ: Việt Nam V/v: Một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong hợp đồng mua bán ô tô với doanh nghiệp Nhật Bản Y & Thuyết phục doanh nghiệp Y nhất trí lựa chọn toà án Việt Nam. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Những vấn đề chung của hợp đồng (NVCCHĐ) 2 tài liệu
Trường: Đại học Luật Hà Nội 361 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Luật Hà Nội
Preview text:
Công ty Luật N01.TL2
Trường Đại học Luật Hà Nội
87 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa THƯ TƯ VẤN
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021 Kính gửi: Doanh nghiệp X Địa chỉ: Việt Nam V/v:
Một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp
có thể phát sinh trong hợp đồng mua bán ô tô với doanh nghiệp
Nhật Bản Y & Thuyết phục doanh nghiệp Y nhất trí lựa chọn toà án Việt Nam
Lời đầu tiên, Công ty Luật N01.TL2 xin gửi tới Quý khách hàng lời chúc
sức khỏe và lời chào trân trọng! Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và sử
dụng dịch vụ của chúng tôi.
Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ số ... giữa Doanh nghiệp X và Công ty Luật
N01.TL2 ngày … tháng ... năm …, Công ty xin gửi đến Doanh nghiệp X thư tư
vấn liên quan đến một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh
chấp có thể phát sinh trong hợp đồng mua bán ô tô với doanh nghiệp Nhật Bản
Y, và vấn đề thuyết phục doanh nghiệp Y nhất trí lựa chọn toà án Việt Nam nếu
phía Y muốn lựa chọn trọng tài thương mại quốc tế. 1
1. Bối cảnh tư vấn
Doanh nghiệp Việt Nam X (bên mua) giao kết hợp đồng mua bán ô tô với
một doanh nghiệp Nhật Bản Y (bên bán). Doanh nghiệp X muốn được tư vấn về
những vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp có thể phát sinh
trong hợp đồng trên; và vì muốn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là
toà án Việt Nam, doanh nghiệp X cũng muốn được đề xuất các lý lẽ để thuyết
phục phía Y nếu bên Y muốn chọn trọng tài thương mại quốc tế.
2. Giả định, bảo lưu
Các tài liệu chúng tôi được cung cấp là bản sao đầy đủ, hoàn toàn giống như
bản chính, các chữ ký và những phần viết tay thêm vào không hề có yếu tố gian lận;
Các văn bản uỷ quyền có trong hồ sơ đều hợp lệ;
Các bên tham gia giao kết hợp đồng đều có đủ năng lực và thẩm quyền để ký
kết các hợp đồng và thoả thuận có liên quan;
Thư tư vấn này được soạn thảo theo yêu cầu của Quý Khách hàng và chỉ
dành riêng cho Quý Khách hàng. Các giải thích, nhận định được nêu trong Thư
tư vấn này chỉ được hiểu là để đánh giá tính pháp lý liên quan đến các yêu cầu tư
vấn của Quý Khách hàng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với các nội
dung của Thư tư vấn khi được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài các
mục đích của Thư tư vấn này. 3. Căn cứ pháp lý
Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong thư tư vấn này, do khách hàng mang quốc
tịch Việt Nam và mong muốn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là toà
án Việt Nam nên chúng tôi xem xét các văn bản pháp luật sau: Bộ luật dân sự 2
2015, Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Luật Trọng tài Thương mại 2010. 4. Ý kiến pháp lý
4.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp có thể phát sinh
Phạt vi phạm hợp đồng vạ bồi thượng thiệt hại
Để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên, đảm bảo việc thực hiện
đúng theo thoả thuận trong hợp đồng, cũng như có bảo đảm trong trường hợp
phát sinh tranh chấp thì thông thường nên thoả thuận về điều kiện phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại. Lưu ý rằng chỉ được phạt vi phạm nếu điều này
được quy định trong hợp đồng1 và mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm2.
Nếu có thỏa thuận phạt vi phạm thì có thể áp dụng cả phạt vi phạm (theo
hợp đồng) và bồi thường thiệt hại (phát sinh theo pháp luật)3. Trường hợp các
bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải
chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ
chỉ phải chịu phạt vi phạm. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng, vẫn nên làm rõ cả
hai vấn đề trên bằng các điều khoản và câu chữ.
Trượng hợp miện trạch nhiệm
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp: (a)
Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; (b) Xảy ra sự
kiện bất khả kháng; (c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
1 Điều 300 Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019
2 Điều 301 Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019
3 Điều 303 Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 3
bên kia; (d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng.4 Cần lưu ý các trường hợp miễn trách nhiệm,
cũng như các thao tác chứng minh, thông báo và xác nhận trường hợp miễn
trách nhiệm để tránh các tranh chấp không đáng có.
Lưạ chồn luạt ạp dung
Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng, pháp
luật các nước đều thừa nhận luật áp dụng cho nội dung hợp đồng dân sự có
yếu tố nước ngoài trước tiên là luật do các bên tham gia quan hệ hợp đồng
thỏa thuận lựa chọn. Dĩ nhiên, sự lựa chọn này phải đáp ứng những điều kiện
do chính hệ thống pháp luật đó đặt ra. Vận dụng nguyên tắc này, Điều 683
BLDS 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận
lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại
các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về
pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp
đồng đó được áp dụng.”
Cần lưu ý về việc chọn luật điều chỉnh ngay từ khi ký kết hợp đồng nhằm
tránh các rắc rối về sau trong việc chọn hoặc phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật nước nào.
Lưạ chồn phượng thưc giại quyệ"t trạnh chạ"p
Các bên tham gia hợp đồng luôn mong muốn tìm được biện pháp giải
quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc trong trường hợp
xảy ra tranh chấp. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng.
4 Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 4
Luật Thương mại quy định các hình thức giải quyết tranh chấp là (i)
Thương lượng giữa các bên; (ii) Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; (iii)
Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.5 Thông thường các bên sẽ tiến hành
thương lượng, hoà giải trước, nếu không thể giải quyết được mới giải quyết
tại toà trọng tài hoặc toà án. Phương thức trọng tài và phương thức toà án có
ưu nhược khác nhau, các bên sẽ xem xét hoàn cảnh của mình mà lựa chọn phương thức phù hợp.
Vì Quý khách hàng muốn lựa chọn toà án Việt Nam, chúng tôi xin trình
bày một số điểm cần lưu ý với phương thức giải quyết tranh chấp tại toà án như sau:
- Nhược điểm: Việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại toà án quốc gia có
thể gặp khó khăn, thủ tục xét xử cũng phức tạo hơn và thiếu linh hoạt
hơn so với thủ tục trọng tài nên có thể sẽ tốn kém tiền bạc, thời gian…
Đặc biệt, các bản án của toà án có thể được công khai, trừ khi rơi vào
trường hợp không công khai theo quy định pháp luật, do đó tiềm ẩn
nguy cơ tiết lộ những bí mật các bên muốn giữ kín. Bên cạnh đó, phán
quyết của toà án có thể bị kháng cáo dẫn tới việc quá trình tố tụng bị
kéo dài thậm chí bị trì hoãn khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn.
- Ưu điểm: Phán quyết của toà án có tính bắt buộc cao, nếu các bên
không thi hành sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, do đó lợi ích
của các bên sẽ được đảm bảo chắc chắn.
5 Điều 317 Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 5
4.2. Lý lẽ thuyết phục doanh nghiệp Nhật Bản Y đồng ý chọn toà án Việt
Nam làm phương thức giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm, như được các bên tín
nhiệm, thủ tục đơn giản, có thể thỏa thuận nơi tiến hành xét xử, nhất là giữ được
bí mật và uy tín của các bên do phiên xét xử không công khai. Tuy nhiên, chi phí
cho trọng tài là rất lớn, và thời gian tranh chấp càng kéo dài thì gánh nặng này
càng lớn. Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài mặc dù là chung thẩm nhưng
vẫn có thể bị tòa án xem xét hủy, nếu phán quyết bị hủy thì hai bên sẽ phải bắt
đầu lại từ đầu, tiền bạc và thời gian tốn kém gấp bội; và ngay cả khi quyết định
của trọng tài thuận buồm xuôi gió đi đến bước được thi hành thì việc thi hành đó
không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
Trong khi đó, mặc dù phương thức giải quyết tranh chấp tại toà án vướng
phải nhiều thủ tục phức tạp và có phần cứng nhắc do phải tuân thủ quy định tố
tụng của pháp luật, nhưng chi phí thấp và tính cưỡng chế thi hành lại là những
ưu điểm không thể ngó lơ. Do đó, chúng tôi mong quý doanh nghiệp Y xem xét
lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại toà án Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi trân trọng nhận được hồi âm của
Quý khách hàng về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần
thiết. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng,
Công ty Luật N01.TL2. 6
Document Outline
- 4.1. Những vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp có thể phát sinh
- Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Trường hợp miễn trách nhiệm
- Lựa chọn luật áp dụng
- Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
- 4.2. Lý lẽ thuyết phục doanh nghiệp Nhật Bản Y đồng ý chọn toà án Việt Nam làm phương thức giải quyết tranh chấp