Bài Tập Lớn: Tìm Hiểu Về Vị Trí Pháp Lý Và Mô Hình tổ Chức Của Nhtw Hiện Đại Tại Nhật Bản | Tài Chính Tiền Tệ

Bài Tập Lớn:  Tìm Hiểu Về Vị Trí Pháp Lý Và Mô Hình tổ Chức Của Nhtw Hiện Đại Tại Nhật Bản | Tài Chính Tiền Tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
---- ---




BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ HÌNH
TỔ CHỨC CỦA NHTW HIỆN ĐẠI TẠI NHẬT BẢN
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thành Nam
Mã học phần : 231FIN82A20
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
1
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh viên Vai trò
1 Nguyễn Thùy Dương Thành viên
25A4011347
2 Lê Thị Trà Giang Thành viên
25A4011707
3 Nguyễn Thị Hoa
25A4012063 Thành viên
4
Vũ Thị Kiều Linh 25A4012380 Nhóm trưởng
5
Vũ Minh Ngọc 25A4011036 Thành viên
6
Nguyễn Thị Sương
25A4010436
Thành viên
7
Lê Thị Hồng Thuận 25A4010701 Thành viên
8
Nguyễn Hà Trang 25A4010986 Thành viên
9 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4011013 Thành viên
2
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................5
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................................6
1. Vị trí pháp lý...........................................................................................................................6
2. Mô hình...................................................................................................................................6
2.1. Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ................... .............................. ...................................... 6
2.2. Mô hình NHTW độc lập chính phủ................... .............................. ...........................................7
3. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương...................................................................7
3.1. Độc quyền phát hành tiền trung ương................... .............................. .......................................7
3.2. Ngân hàng của ngân hàng................... .............................. ............................................. ............. 8
3.3. Ngân hàng của Chính phủ................... .............................. .......................................................... 8
3.4. Vai trò quản lý Nhà nước................... .............................. ...........................................................8
II. THỰC TRẠNG VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW TẠI NHẬT
BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU..................................9
1. Giới thiệu về NHTW của Nhật Bản........................................................................................9
1.1. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là gì?................... .............................. ...................................9
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.................... ........................................9
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển................... .............................. ............................................. ..10
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.................... ............... ...........10
2. Thực trạng về ngân hàng của NHTW Nhật Bản...................................................................10
2.1. Tính độc lập về vị trí pháp lý của NHTW Nhật Bản................... .............................. ............. 10
2.2. Tính độc lập về mô hình................... .............................. ........................................................... 11
3. Đánh giá thực trạng của NHTW hiện đại Nhật Bản.............................................................11
3.1. Ưu điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản................... .............................. ...................11
3.2. Nhược điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản................... .............................. .............13
III. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM......................................14
1. Thực trạng về tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam...........................................14
2. So sánh tính độc lập giữa NHTW Nhật Bản và NHNN Việt Nam.......................................15
2.1. Tính độc lập với chính phủ................... .............................. ............................................. .........15
2.2. Chính sách và công cụ tiền tệ................... .............................. ..................................................16
3. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh ngày nay.......................17
3.1. Giải pháp ngắn hạn................... .............................. ................................................................... 17
3.2. Trong dài hạn................... .............................. .............................................................................18
KẾT LUẬN...............................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................21
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 NHNN Ngân hàng Nhà nước
2 NHTW Ngân hàng Trung ương
3 CSTT Chính sách tiền tệ
4 CSTK Chính sách tài khóa
5 BOJ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
6 NHTG Ngân hàng Trung gian
4
LỜI MỞ ĐẦU
Các ngân hàng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi cá
nhân và toàn hội. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc quản và sử dụng tài
chính, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các
cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
Hiện nay, hình tổ chức vị trí pháp của các ngân hàng trên thế giới đã
thay đổi và thay đổi đáng kể. Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc
tạo ra một mô hình ngân hàng hiện đại , ngân hàng Trung ương Nhật Bản được xem
một ngân hàng Trung ương độc lập và chuyên nghiệp. Và để có cái nhìn tổng quan về
ngành ngân hàng tại Nhật Bản nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài Tìm hiểu
về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương hiện đại tại Nhật Bản”
.
Với đề i này, nhóm chúng em s xem xét hình tổ chức của Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản, các cách mà ngân hàng này được tổ chức và điều hành để từ đó
nhận định được thực trạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau đó là đưa ra các đề
xuất khuyến nghị với mục tiêu nâng cao tiềm lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do năng lực lượng kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu của nhóm
chúng em không tránh khỏi những điều còn thiếu sót . Chúng em rất mong nhận được
sự đánh giá góp ý của thầy để bài nghiên cứu của nhóm chúng em được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
5
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Vị trí pháp lý
Ngân hàng Trung ương một định chế công cộng, thể độc lập hoặc trực
thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền trung ương, ngân
hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc
quản Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển ổn
định của cộng đồng.
NHTW tổ chức tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc
gia. Vị trí pháp của NHTW thường được xác định trong hiến pháp hoặc các điều
luật liên quan. Vị trí pháp này thường đảm bảo độc lập về quyết định tài chính
tiền tệ, để tránh sự can thiệp chính trị độc lập và đảm bảo ổn định tài chính.
Các yếu tố chi tiết về vị trí pháp lý của NHTW:
Hiến pháp hoặc Luật Ngân hàng Trung ương:
Độc lập tài chính và quyết định
Chức năng và nhiệm vụ
Sự kiểm soát và giám sát
Quan hệ với chính phủ và quốc hội
2. Mô hình
Quan hệ giữa NHTW với chính phủ giữa các quốc gia khác nhau tùy thuộc
vào đặc điểm của thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế, truyền thống văn hoá của
từng quốc gia. Vậy nên 2 hình của NHTW: trực thuộc chính phủ hoặc độc lập
với chính phủ.
2.1. Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ
Theo hình này, NHTW nằm trong cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự
điều hành trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ quyền can thiệp rất lớn, không chỉ
trên phương diện tổ chức, điều hành mà còn trong hoạt động thực hiện chính sách tiền
6
tệ quốc gia. NHTW được như công cụ của Chính phủ trong việc điều tiết giá trị
đồng tiền huy động các nguồn tài chính trong nền kinh tế. hình này được xác
định dựa trên sở: Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản
đối với nền kinh tế. Do đó, Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế
mô để sử dụng nó một cách đồng bộ và phối hợp các công cụ nhằm vận hành nền kinh
tế trôi chảy hiệu quả, cũng để thực thi tốt nhiệm vụ của mình, thực chất
Chính phủ nắm NHTW và thông qua NHTW tác động đến chính sách tiền tệ quốc gia.
Tiêu biểu cho hình này NHTW một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt
Nam, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan…
2.2. Mô hình NHTW độc lập chính phủ
Theo hình này, NHTW không nằm trong cấu bộ máy của Chính phủ,
không chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Chính phủ không quyền can
thiệp vào hoạt động của NHTW mặc ban lãnh đạo của ngân hàng do Tổng thống
hay Thủ tướng bổ nhiệm. Chính quyền không được phế truất thống đốc. Điển hình cho
hình này NHTW các nước như Hoa Kỳ, Đức, Nga….Việc quy định NHTW
độc lập với Chính phủ bởi NHTW quan quản lý, điều tiết tiền tệ phát hành
tiền, hoạt động của nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế, nếu xác định
vị trí pháp lý của nó thuộc Chính phủ thì không có gì bảo đảm rằng mọi quyết sách của
Chính phủ về tiền tệ sẽ phù hợp với chủ trương, giải pháp của NHTW và phù hợp với
nhu cầu thực tiễn của thị trường tiền tệ.
7
3. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương
3.1. Độc quyền phát hành tiền trung ương
Đây chức năng bản quan trọng nhất của Ngân hàng trung ương. Thực
hiện chức năng này ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, do đó
thể ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế hội. Tiền mặt do
NHTW phát hành phương tiện thanh toán hợp pháp, không hạn chế trong phạm vi
cả nước. thế NHTW phải cung ứng đủ số lượng, kết cấu, mệnh giá, thời điểm,
nguyên tắc phát hành đảm bảo sự ổn định kinh tế.
Nguyên tắc phát hành tiền
- Nguyên tắc phát hành tiền có đảm bảo bằng vàng (trữ kim làm đảm bảo)
- Nguyên tắc phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hóa.
Ngân hàng trung ương cung ứng tiền vào lưu thông qua bốn kênh
- Cho các NHTM vay
- Cho Chính phủ hoặc đại diện của chính phủ vay
- Giao dịch trên thị trường ngoại hối
- Giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở
3.2. Ngân hàng của ngân hàng
Ngân hàng trung ương được gọi là ngân hàng của các ngân hàng bởi ngân hàng
trung ương không trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh tiền tệ tín dụng cá nhân
mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ ngân hàng với các ngân hàng trung gian.
Cụ thể:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTG
- Làm trung gian thanh toán cho các NHTG
- Cho các NHTG vay (tái cấp vốn)
3.3. Ngân hàng của Chính phủ
Làm thủ quỹ cho Kho bạc Nhà nước: bằng việc thực hiện công tác quản tài
khoản và các công cụ tài chính khác như trái phiếu, tín phiếu... của kho bạc nhà nước
Làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ:
- Đại lý trong việc phát hành chứng khoán Chính phủ
- Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ quốc tế
- Tham gia vào hoạch định chính sách phát triển KTXH
- Ban hành các văn bản pháp quy về tài chính-tiền tệ-ngân hàng
- Tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề tài chính tiền tệ
Cho Chính phủ vay: Mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà
nước và để cho vay ứng trước năm tài chính
3.4. Vai trò quản lý Nhà nước
NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực thi CSTT quốc gia:
8
- Nhằm điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô
- Tác động của CSTT đến nền kinh tế được truyền tải qua các kênh: kênh lãi suất,
kênh giá tài sản và kênh tín dụng.
Thanh tra giám sát ngân hàng
- Đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống Ngân hàng
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
II. THỰC TRẠNG VỊ TRÍ PHÁP HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW
TẠI NHẬT BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU
1. Giới thiệu về NHTW của Nhật Bản
1.1. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là gì?
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được gọi Ngân hàng Nhật Bản (Bank of
Japan - BOJ) quan được thành lập dựa trên Đạo luật Ngân Hàng Nhật Bản,
trách nhiệm phát hành, điều tiết các hoạt động tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống
tài chính Nhật Bản và cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được thành lập năm 1882. Ngân hàng đã trải
qua hai lần tổ chức lại tái cấu vào năm 1942 1949. Hiện nay, Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản có trụ sở chính tại Tokyo.
Về vị trí pháp lý, khác với nhiều quốc gia khác, BOJ không phải là một cơ quan
hoạt động độc lập hoàn toàn, theo Luật Ngân Hàng Trung ương Nhật Bản, BOJ
quan trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản. Dù vậy thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
vẫn được đánh giá là độc lập tương đối với chính quyền.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Hiện nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tổ chức theo cấu gồm Ủy
ban chính sách, Ban quản trị điều hành và Ban cố vấn.
Ban chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản gồm 9 thành viên:
- Thống đốc Ngân hàng
- Hai phó thống đốc
- Sáu thành viên khác : Tuy không nhất thiết là người của Ngân hàng Trung ương
nhưng không được phép là đại diện của Chính phủ
Ban quản trị điều hành: điều hành các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
gồm sáu thành viên
- Thống Đốc ngân hàng: Đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản, quản chung các hoạt động của ngân hàng sao cho phù hợp với
quyết định của Ủy ban chính sách
- Hai Phó Thống đốc ngân hàng: H trợ thực hiện điều hành hoạt động ngân
hàng giúp Thống đốc, thực hiện thay vai trò của Thống đốc khi Thống đốc bị
cấm hoặc khi chức vụ này bị khuyết.
9
- Bốn thành viên khác
Ban cố vấn: chức năng cố vấn, thảo luận để đưa ra các nội dung quan trọng
phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tháng 6 năm 1882: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được thành lập.
- Năm 1885: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lần đầu tiên ban hành tiền giấy.
- Tháng 4 năm 1896: Trụ sở chính của Ngân hàng được di chuyển sang địa điểm
mới cũng chính là địa điểm hiện tại.
- Tháng 2 năm 1942: Văn bản Luật đầu tiên về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
được chính thức ban hành, Ngân hàng đã có số vốn dự trữ lên tới 100 triệu yên.
- Tháng 5 năm 1942: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tái tổ chức dưới sự
tác động của văn bản Luật về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản năm 1942.
- Tháng 6 năm 1949: Hội đồng quản trị của ngân hàng được thành lập
- Tháng 4 năm 1998: Văn bản Luật về ngân hàng Trung ương Nhật Bản chính
thức được ban hành và có hiệu lực .
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Chức năng
Chức năng chính của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là duy trì ổn định giá và
sự ổn định của hệ thống tài chính, để từ đó đặt nền móng cho sự phát triển về kinh tế.
Thông qua các công cụ của mình, BoJ điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống
kinh tế.
Nhiệm vụ:
- Phát hành và quản lý tiền giấy
- Thực hiện các chính sách tiền tệ
- Cung cấp các dịch vụ quyết toán, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính
- Thực hiện hoạt động quản lý liên quan đến kho bạc và chứng khoán chính phủ
- Tham gia thực hiện các hoạt động tài chính quốc tế
- Tổng hợp dữ liệu, phân tích kinh tế và các hoạt động nghiên cứu khác
2. Thực trạng về ngân hàng của NHTW Nhật Bản
2.1. Tính độc lập về vị trí pháp lý của NHTW Nhật Bản
Sau quá trình cải cách đặc biệt sau việc sửa đổi Luật Ngân hàng Trung
ương Nhật Bản năm 1997, vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã được
thể hiện nétn. Theo luật này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyền quyết
định các chính sách tiền tệ thực hiện các biện pháp tài chính của mình không
phải phụ thuộc vào Chính phủ hay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chưa có được sự độc lập tuyệt đối.
Trong một vài trường hợp cần thiết, Chính phủ Nhật Bản có thể can thiệp vào hoạt
10
động của Ngân hàng Trung ương nhờ các biện pháp đặc biệt. dụ, trong tình huống
cần giảm thiểu những tác động tiêu cực lên nền kinh tế, chính phủ thể phê duyệt
việc mua vào trái phiếu công của Nhật Bản từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Nhìn chung, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có sự độc lập về vị trí pháp lý để
thực hiện chính sách tiền tệ tài chính của mình, tuy nhiên tính độc lập này chưa
được tuyệt đối, thể hiện ở sự liên kết với chính phủ trong một số tình huống đặc biệt.
2.2. Tính độc lập về mô hình
Nhật Bản theo đuổi hình Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ.
Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không chịu sự chỉ đạo của chính
phủ thay vào đó Quốc hội. Quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương Chính phủ
là quan hệ hợp tác.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thể độc lập hoàn toàn khỏi Chính phủ.
Mặc dù không nhận sự chỉ đạo từ Chính phủ, tuy nhiên các chính sách tiền tệ do Ngân
hàng Trung ương Nhật Bản ban hành lại nằm trong sự điều chỉnh của Chính phủ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tổ chức theo hình một hệ thống hai
cấp, bao gồm Ngân hàng Trung ương Nhật Bảnmột số Ngân hàng Trung ương địa
phương. Trong đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đóng vai trò quan trọng
quyền quyết định chính sách tiền tệ và tài chính của cả hệ thống.
Thông qua Hội đồng Bảo đảm Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Ngân
hàng Trung ương Nhật Bản có quyền quyết định về lãi suất, mua bán trái phiếu và các
công cụ tài chính khác. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định khảng đáp ứng của
nền kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn phải tuân thủ mục tiêu chính
do Chính phủ đặt ra, như duy trì mức lạm phát trong tầm kiểm soát ổn định nền
kinh tế. Điều này thể dẫn đến một số hạn chế trong việc đạt được sự độc lập hoàn
toàn về mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Tóm lại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tổ chức theo hình hai cấp
vẫn mức độ độc lập về quyết định chính sách tiền tệ tài chính. Điều này giúp
đảm bảo sự ổn định và khả năng đáp ứng của nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên mức độ
độc lập chưa phải là tuyệt đối.
3. Đánh giá thực trạng của NHTW hiện đại Nhật Bản
3.1. Ưu điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản
Như đã nêuphần đầu, khác với nhiều quốc gia khác BOJ không phải là một
quan hoạt động độc lập hoàn toàn, do đó chi phí hoạt động của quan này phải
được Bộ trưởng Bộ Tài Chính thông qua. Dù vậy thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
vẫn được đánh giá là có vị trí độc lập tương đối với chính quyền Theo Luật Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan), NHTW được coi ngân hàng quốc gia
11
vai trò chủ đạo trong quản lý chính sách tiền tệ của Nhật Bản. NHTW được uỷ quyền
để thực hiện các chính sách biện pháp cần thiết để duy trì ổn định giá hệ thống
tài chính trong nước.
Về vị trí pháp lý :
- BOJ là một tổ chức pháp nhân công lập, không thuộc chính phủ, có quyền xác
định thực hiện chính sách tiền tệ. Qua đó giúp BOJ khả năng ứng phó với các
biến động kinh tế và tài chính, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.
- BOJ có tính minh bạch và trách nhiệm cao, khi phải báo cáo về tình hình kinh
tế và tài chính cho Quốc hội và Chính phủ Nhật Bản. Điều này giúp BOJ giảm thiểu sự
can thiệp của chính trị vào hoạt động của ngân hàng trung ương, nâng cao uy tín
niềm tin của công chúng.
- BOJ vai trò quan trọng trong việc hợp tác với các ngân hàng trung ương
khác các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới
(WB) để thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Từ đó BOJ góp phần vào việc duy trì
sự ổn định và hòa bình quốc tế, cũng như nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Nhật Bản
trong khu vực và thế giới.
Mô hình tổ chức:
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một hình tổ chức tập trung. Một số ưu
điểm của mô hình tổ chức này là:
- Ngân hàng Trung ương sự độc lập về mặt chính sách, tài chính, cơ cấu tổ
chức và công khai minh bạch, tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách
tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế ngắn hạn hay các lợi ích nhóm.
BOJ cũng thể kiểm soát lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách tăng uy tín của thị
trường tài chính
- sự phân công ràng hiệu quả của các nhiệm vụ và trách nhiệm. Điều
này giúp BOJ tận dụng được kiến thức kỹ năng của các nhân viên, cũng như tạo
điều kiện dễ dàng giải trình cho công việc.
- Giúp Ngân hàng Trung ương sự linh hoạt và thích ứng với các biến động
hay khủng hoảng của nền kinh tế. Qua đó thể hiện sự kiên định và nhất quán trong việc
thực hiện các chính sách tiền tệ, cũng như công bố ràng các tiêu chí thông tin
liên quan.
- Tính độc lập của Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho phép tổ chức này đưa
ra các quyết định độc lập không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chính trị hay kinh tế.
Điều này giúp Ngân hàng trung ương Nhật Bản đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng cường
niềm tin của người dân vào nền kinh tế của đất nước.
- Hơn nữa cũng cho phép BOJ đưa ra các quyết định dựa trên các chỉ số kinh tế
tài chính, thay các yếu tố chính trị. Từ đó đảm bảo rằng các quyết định của họ
12
được đưa ra dựa trên các yếu tố kinh tế và tài chính, giúp đất nước đạt được sự ổn định
và phát triển bền vững.
3.2. Nhược điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản
Ngân hàng trung ương Nhật không độc lập tuyệt đối về vấn đề tài chính
chính sách: Hiện tại, hệ số độc lập của BOJ được đánh giámức 2,5 (thấp hơn nhiều
so với Thụy Sỹ, Đức (4) Mỹ (3,5) - (Alesina & Summers 1993). Điều này khẳng
định BOJ không phải là một ngân hàng có được sự độc lập tuyệt đối. Theo đó, về mặt
cấu trúc tổ chức, hạn chế lớn nhất là việc BOJ “trực thuộc” Bộ Tài chính Nhật Bản.
BOJ cũng phải duy trì quan hệ thường xuyên với chính phủ nhằm “trao đổi”
“chia sẻ” quan điểm về chính sách. BOJ chịu rất nhiều sự chi phối của chính phủ, ví dụ
như quy định về việc hỗ trợ thâm hụt ngắn hạn thông qua các khoản vay không thế
chấp. Tuy nhiên, BOJ vẫn được cho chế tài chính riêng trong việc thiết lập chế độ
tiền lương nhằm thu hút nhân sự giỏi.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Thủ tướng Abe đã tiết lộ rằng, Chính
phủ Nhật thể sẽ xem xét việc sửa đổi luật về tính độc lập của Ngân hàng Trung
ương đối với chính phủ nếu như các biện pháp cuối cùng vẫn không đủ để cứu vãn nền
kinh tế. Nói cách khác, không nghĩa ngân hàng sẽ mất hoàn toàn quyền tự
quyết của mình nhưng chính phủ đang muốn gây nhiều ảnh hưởng hơn đối với BOJ.
Điều này cũng có thể được thấy qua việc trước đây, Thủ tướng Shinzo Abe với
Thống đốc đương nhiệm Masaaki Shirakawa từng xảy ra bất đồng quan điểm trong các
chính sách tiền tệ. Thủ tướng đã cảnh báo Thống đốc Shirakawa rằng, nếu BOJ không
tích cực hợp tác với chính sách tăng chi tiêu và nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ do ông khởi
xướng, ông có thể tác động thay đổi đạo luật và làm giảm tính độc lập của BOJ.
Ngân hàng trung ương Nhật không độc lập hoàn toàn về vấn đề nhân sự tổ
chức bộ máy:
Vị trí Thống đốc của BOJ được đề xuất bởi Thủ tướng phải được Quốc hội
thông qua. Điều này có nghĩa rằng Quốc hội và Chính phủ có thể lựa chọn người mình
muốn và can thiệp vào ngân hàng trung ương qua họ.
Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm phục vụ
với thời hạn chỉ 5 năm. Đây là một điểm yếu của Luật BOJ do nhiệm kỳ quá ngắn của
Thống đốc khiến cho các thành viên khác thể chi phối tới việc ra quyết định
(trong khi đó, nhìn sang Mỹ, nhiệm kỳ của Thống đốc ngân hàng trung ương lên tới 14
năm).
Nói tóm lại, mặc dù BOJ có sự độc lập nhất định trong mục tiêu, công cụ, nhân
sự và tài chính, Luật BOJ vẫnmột số vấn đề hạn chế như: phụ thuộc tương đối với
Bộ Tài chính về mặt tổ chức bộ máy; phải duy trì quan hệ thường xuyên với chính phủ
13
nhằm “trao đổi” “chia sẻ” quan điểm về chính sách; nhiệm kỳ thống đốc quá ngắn
(5 năm); tài trợ ngân sách (thông qua tín dụng).
Tất cả những điều này đã làm cho một số nhà kinh tế nhà quan sát vẫn còn
nghi ngờ về sự “độc lập hoàn hảo” của BOJ. Ito (2009) đã từng đặt câu hỏi: “Thống
đốc có thể đi con đường riêng trái với chính phủ hay không?”sau đó, ông đã tự trả
lời: “Có thể đó không phải là phong cách của Nhật Bản”.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM
1. Thực trạng về tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Vị trí pháp độc lập: Điều 1 của Luật NHNN Việt Nam khẳng định Ngân
hàng nhà nước Việt Nam quan của Chỉnh phủ (cơ quan ngang bộ) Ngân
hàng Trung ương của nước Việt Nam. Trong thực tế, các hoạt động của NHNN Việt
Nam phụ thuộc rất nhiều vào Chính Phủ, gần như mọi hoạt động (hoạt động phát hành
tiền, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động cho vay,…) đều phải được sự cho phép
của Chính Phủ. đây, NHNN Việt Nam chỉ được coi quan quản hành chính
nhà nước, giống như các bộ khác, chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức,
hoạt động của NHNN Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân
hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia.
- Độc lập trong lựa chọn nhân sự, cấu tổ chứcquản trị điều hành: Ngoài
vị trí pháp độc lập: tính độc lập của NHNN Việt Nam còn thể hiện trong việc lựa
chọn nhân sự, quyết định cấu tổ chức, quản trị điều hành của ngân hàng. NHTW
phải quyền tự chủ trong việc lựa chọn bộ máy quản trị, điềunh sao cho hợp
nhất, nhằm thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ. Hiện nay, Thống đốc NHNN
Việt Nam toàn quyền người chịu trách nhiệm duy nhất thể sẽ gây ra những
hậu quả, thiệt hại nhất định cho nền kinh tế khi hệ thống ngân hàng lâm vào tình trạng
khủng hoảng.
- Độc lập về mục tiêu hoạt động: Bên cạnh các vấn đều trên, mục tiêu hoạt
động của NHNN Việt Nam phải được xác định ràng, thể hiện tính độc lập về mục
tiêu của NHNN Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, những thách thức trên lĩnh
vực tài chính - ngân hàng đang ngày càng trở nên gay gắt, sự tham gia của các định
chế tài chính có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường tiền tệ làm thay đổi cấu trúc của
hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, dẫn đến hoạt động ngân
hàng trở nên sôi động hơn nhưng cũng phức tạp hơn, các loại rủi ro trong lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ sẽ tiềm tàng hơn.vậy, mục tiêuràng thì NHNN Việt Nam
mới có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình.
- Độc lập trong hoạt động: Để đạt được mục tiêu đặt ra, NHTW phải độc lập
trong hoạt động của mình. Hiện nay, mức độ độc lập và tự chủ trong hoạt động để theo
đuổi mục tiêu hoạt động của NHTW còn rất thấp. Hoạt động của NHNN Việt Nam
14
trong lĩnh vực CSTT quốc gia hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào Chính phủ. Điều này
đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý của NHTW.
2. So sánh tính độc lập giữa NHTW Nhật Bản và NHNN Việt Nam
2.1. Tính độc lập với chính phủ
Về tính độc lập trong vị trí pháp : BOJ sử dụng hình ngân hàng trung
ương trực thuộc bộ tài chính - hình ít phổ biến nhất, khác với NHNN Việt Nam.
Khi Ngân hàng nhà nước Việt Nam trực thuộc Chính phủ. Nguyên nhân dẫn đến s
khác nhau này do Nhật Bản Việt Nam kiểu nhà nước khác nhau: Nhật Bản
vận hành dưới chế độ chủ nghĩa bản còn Việt Nam Nhà nước Chủ nghĩa hội.
thể thấy việc BOJ trực thuộc bộ Tài chính mang lại sự độc lập hơn so với NHNN
Việt Nam không chịu sự chi phối của Chính phủ trong việc đưa ra các CSTT
trong khi NHNN Việt Nam cần có sự xem xét và phê duyệt của Chính phủ. Đồng thời
điều này làm giảm tính linh hoạt của NHNN Việt Nam trong việc điều hành thực hiện
CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước
các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định
của đồng tiền.
Về tính độc lập trong xác định mục tiêu kinh tế mô: Do BOJ độc lập với
chính phủ nên mục tiêu của có thể khác với mục tiêu kinh tế của chính phủ. Chính
phủ thường tập trungo các mục tiêu kinh tế nhưng trưởng GDP, giảm tỷ lệ thất
nghiệp kiểm soát lạm phát. Trong khi đó, BOJ thường tập trung vào các mục tiêu
kinh tế khác như ổn định giá cả, duy trì sự ổn định tài chính và duy trì mức độ thanh
khoản của ngân hàng. Ngoài ra, BOJ quyền tự quyết định về chính sách tiền tệ
lãi suất, không phụ thuộc vào sự can thiệp của chính phủ. Điều này giúp đảm bảo sự
ổn định tài chính giúp BOJ trở thành một quan độc lập, khả năng đưa ra
những quyết định đúng đắn và hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế. Đối với NHNN
Việt Nam, do sử dụnghình NHTW trực thuộc chính phủ nên mục tiêu củaphù
hợp với chính sách của Chính phủ: hỗ trợ các hoạt động của Chính phủ hoặc để kiểm
soát tiền tệ và lạm phát theo định hướng của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc sử dụng mô
hình này giúp NHNN Việt Nam dễ dàng hơn trong việc phối hợp CSTK và CSTT, trái
với BOJ khi xảy ra bất đồng ý kiến với Chính phủ trong việc đưa ra quyết định thì sẽ
không thể có sự phối hợp hài hòa cả 2 chính sách.
Về tính độc lập trong quyết định bộ máy nhân sự: Bộ máy của BOJ đứng đầu là
Ban chính sách quyền hạn cao nhất trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến
chính sách tiền tệ thiết lập các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động vận hành Ngân
hàng. Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm. Bên cạnh
đó, chủ tịch Hội đồng Chính sách được lựa chọn bởi các thành viên trong ban, bao
gồm chính họ. Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng phải được Chính phủ thông
15
qua. Bộ máy cấu ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu sự quản của Chính phủ.
Thống đốc là thành viên chính phủ, được Thủ tướng đề nghị trình Quốc hội chấp thuận
bổ nhiệm. Do đó, Thống đốc phải được Chính phủ Quốc hội chấp thuận; thẩm
quyền ban hành thông tư nhưng chịu ràng buộc của Hiến pháp, các Luật và Nghị định.
Với cơ cấu như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiếu chủ động, chậm trễ hơn so
với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc điều chỉnh và thu hút nhân sự.
Về tính độc lập trong quyền hạn: Quyền hạn của Ngân hàng trung ương Nhật
Bản được quyết định bởi Nghị viện Nhật Bản (Diet) thông qua Luật Ngân hàng trung
ương. BOJ được ủy quyền để thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhật Bản.được
ủy quyền đã hạn chế tối đa sự can thiệp của Chính phủ, Thống đốc vẫn cần trình
văn bản lên Quốc hội Nhật Bản, báo cáo với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán
Giám định Tài chính sau khi đưa ra quyết định. Quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam được quyết định bởi Chính phủ Việt Nam thông qua các luật, nghị định,
quyết định của Nhà nước và được chỉ đạo thực hiện bởi Thống đốc. Những quyết định
này được đưa ra dựa trên phân công ủy quyền của Quốc hội Chính phủ. Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần trình báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền.
Về tính độc lập trong quyền ra quyết định:
Những vấn đề quan trọng liên quan tới chính sách tiền tệ sự vận hành của
BOJ sẽ được quyết định bằng cách bầu chọn theo số đông sau khi thảo luận tại các
cuộc họp của Ban Chính sách. Trái lại với BOJ, NHNN Việt Nam không được ủy
quyền trong việc ra các quyết định phải chịu sự điều hành, can thiệp của Chính
phủ. Hoạt động của NHNN chịu sự điều chỉnh rất lớn của Chính phủ bởi NHNN Việt
Nam chỉ quan xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ trình
Quốc hội quyết định. Cũng chính bởi sự thiếu độc lập này đã làm giảm tính linh hoạt
trong việc điều hành thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự
chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài
chính - tiền tệ, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.
2.2. Chính sách và công cụ tiền tệ
Hiện nay, cả BOJ và NHNN Việt Nam đều có những mục tiêu kinh tế chung
duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo
ổn định về giá cả cũng như giá trị tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Đều sử dụng các công
cụ chính sách tiền tệ, đồng thời can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ cho tỷ giá ổn
định. Cùng với đó kết hợp sử dụng các chính sách tiền tệ độc lập để kiểm soát tốc độ
tăng trưởng kinh tế và lạm phát; đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế nội địa. Trong
thời điểm hiện tại, NHNN Việt Nam ưu tiên mục tiêu duy trì sự ổn định của hệ thống
tài chính và tiền tệ. Vì đây là cơ sở để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nếu không sự ổn định tàichính, tiền tệ, các doanh nghiệp người dân sẽ gặp khó
16
khăn trong việc tiếp cận vốn chi phí sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng sản xuất kinh
doanh. Trong khi đó, mục tiêu kinh tế hàng đầu của BOJ kiểm soát lạm phát. BOJ
tập trung giữ lạm phát mức thấp nhất. Việt Nam cũng vậy, sau hơn 10 năm chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo chế thị
trường sự điều tiết của nhà nước, cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa hợp
tác quốc tế chính sách tiền tệ một cách đúng đắn đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ (như giải quyết được nhiều công ăn việc làm, giữ cho đồng tiền ổn định, kiềm
chế được lạm phát, nền kinh tế luôn tăng trưởng ở mức cao). Đồng thời với sự chuyển
đổi từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp (23/5/1990)
Ngân hàng trung ương cũng sự thay đổi về cách thức tổ chức phương thức hoạt
động để phát huy tốt chức năng, vai trò của mình nhằm đạt được các mục tiêu, đưa nền
kinh tể phát triển đúng hướng trong điều kiện mới.
3. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh ngày nay
3.1. Giải pháp ngắn hạn
Thứ nhất xác định mục tiêu hoạt động cho NHNN, trong đó mục tiêu quan
trong nhất đó là “bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị
đồng tiền trong nền kinh tế” bởi lẽ ổn định giá trị đồng tiền chính là nên tảng thúc đẩy
cho sự phát triển kinh tế -hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra việc xác
định mục tiêu rõ ràng giúp NHTW có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý
của mình. Hơn nữa, việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ
động của một NHTW.
Hai là, NHNN phải thực sự được độc lập trong quyết định thực thi chính sách
và việc lựa chọn công cụ điều hành. Thống đốc phải được trao quyền quyết định trong
việc thực thi các CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần phải
thông qua Chính phủ. Đồng thời, NHNN phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc
lựa chọn các công cụ điều hành CSTT một cách linh hoạt phù hợp nhất cũng như
kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của CSTT, nhất là về vấn
đề chống lạm phát, để có thể đạt được các mục tiêu CSTT mà Chính phủ hay Quốc hội
đã đề ra. Điều này không những góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn
làm giảm độ trễ ngoài của CSTT - một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của
chính sách.
Ba NHNN cần độc lập hơn trong quan hệ với ngân sách. Để đảm bảo hiệu
quả của CSTT, những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi ngân sách hay tài trợ trực tiếp
cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ cũng nên được quy định lại để Thống đốc có
quyền từ chối theo đúng mục tiêu thâm hụt ngân sách được Quốc hội phê duyệt hàng
năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường. Hơn nữa, cần
qui định cụ thể về chức năng “Là ngân hàng của Chính phủ” của NHNN theo hướng
17
NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp. NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho
Chính phủ thông qua việc cho ngân sách vay trên thị trường thứ cấp có hạn mức và lấy
trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các NHTM vay.
Bốn là, trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính độc lập
tương đối về mặt nhân sự (bổ nhiệm miễn nhiệm). Để thực thi tốt CSTT, NHNN
cần phải thu hút được một đội ngũ đông đảo những chuyên gia đầu ngành về tài chính,
ngân hàng. Do đó, Thống đốc cần được trao quyền trong việc quy định sử dụng những
khoản thặng trong hoạt động ngân quỹ, chuyển tiền điện tử hay quản lý quỹ dự trữ
ngoại hối quốc gia, để thể chế tiền lương phù hợp hơn. Hơn nữa, các khoản
thu chi sẽ hợp lý hơn khi NHNN được quyền tự chủ trong thu chi đặc biệt là trong việc
quản lý biên chế các chi nhánh, cục, vụ, viện trực thuộc. Có như vậy thì NHNN mới có
đủ nguồn lực để thu hút đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ để đảm
bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất.
Năm là về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập tự chủ của NHNN,
đối với các mục tiêu quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình
đầy đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị của Quốc hội
phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới
hạn chức năng và thẩm quyền được giao.
Sáu cần thiết lập các quy định pháp về mối quan hệ giữa NHNN với,
Chính phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHNN hỗ trợ tốt cho các chương trình kinh
tế của Chính phủ, cụ thể:
NHNN tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế của
Chính phủ đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; vấn cho
Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ thẩm quyền của
NHNN.
NHNN các Bộ, ngành thuộc Chính phủ duy trì cơ chế trao đổi, cung cấp
thông tin để theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế.
Bảy là tách bạch chức năng điều hành và quản trị. Điều hành NHNN được thực,
hiện bởi Ban điều hành, còn quản trị nên được thực hiện bởi Hội đồng quản trị NHNN.
Nếu NHNN được thiết kế theo hình quản trị này sẽ tạo ra được phương thức quản
trị ngân hàng mang tính tổng thể, định hướng chiến lược u dài, tránh được hiện
tượng thụ động, mang nặng tính hành chính mệnh lệnh trong điều hành. Bên cạnh
đó, hoạt động của Ban điều hành cũng phải bảo đảm tính minh bạch thông qua các
hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHNN.
3.2. Trong dài hạn
Thứ nhất để xây dựng NHNN thành một NHTW hiện đại thì nhất thiết phải
tăng cường tính độc lập, đồng thời nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ cho
18
NHNN. Song song với nỗ lực ng cường tính độc lập về công cụ chính sách cho
NHNN thì cũng cần phải xây dựng những thể chế để cải thiện tính minh bạch, trách
nhiệm giải trình, và uy tín cho NHNN
Thứ hai cần có sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nếu
coi việc ổn định mặt bằng giá mục tiêu chính sách hàng đầu của NHNN thìràng
là chính sách tiền tệ và tài khóa phải được hợp tác vì từ góc độ lý thuyết cũng như trên
thực tế Việt Nam, chính sách tài khóa chính tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới
mặt bằng giá cả
Thứ ba tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN. Theo đó,
nhiệm kỳ của ban lãnh đạo NHTW thể dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ Quốc
hội, hoặc xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, quá trình ra quyết định
của NHNN sẽ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập kế
hoạch kinh tế. Thống đốc sẽ không bị ảnh hưởng một khi Chính phủ thay đổi nhân sự
do hết nhiệm kỳ
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy một mô hình NHTW độc lập hơn sẽ giúp
kiểm soát tốt lạm phát và làm giảm thâm hụt ngân sách nhưng không có bằng chứng rõ
ràng đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, duy trì lạm phát thấp và một cán cân ngân
sách cân bằng cũng là những mục tiêu quan trọng vì nó không những tạo điều kiện cho
việc phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế còn giúp duy trì tính
ổn định của hệ thống tài chính nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế
đảm bảo an sinh hội. Phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy
lạm phát cao đi kèm với bất ổn vĩ mô đã làm bộc lộ nhiều hạn chế trong việc xây dựng
thực thi các chính sách tiền tệ một trong những nguyên nhân quan trọng là do
NHNN thiếu tính độc lập trong việc hoạch địch và thực thi chính sách. Nâng cao tính
độc lập của NHNN Việt Nam về địa vị pháp lý, về công cụ mục tiêu chính sách
cũng như về tổ chức, nhân sự tài chínhnhững yêu cầu cần thiết nhằm tạo s
cho sự can thiệp có hiệu quả hơn của NHNN vào hệ thống kinh tế, góp phần kiềm chế
lạm phát, duy trì tính ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn.
19
KẾT LUẬN
Như vậy, sau quá trình Tìm hiểu về vị trí pháp hình tổ chức của
Ngân hàng Trung ương hiện đại tại Nhật Bản”. NHTW là tổ chức tài chính quan trọng
trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Vị trí pháp lý,cấu và cách thức tổ chức
của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản sự thống nhất cũng như phát triển khá ổn
định. Với bốn chức năng của NHTW giúp quảntốt hơn tài chính cũng như tiền tệ
của đất nước. Tuy nhiên NHTW Nhật Bản cũng có một số hạn chế còn phụ thuộc vào
chính phủ cần phải khắc phục. Từ đó rút ra bài học cho Việt Nam, chúng ta đang theo
đuổi hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ tuy nhiên cần tăng tính độc
lập về điều hành chính sách tiền tệ cho ngân hàng nhà nước. Hạn chế mối quan hệ giữa
ngân hàng nhà nước ngân sách, hạn chế những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi
ngân sách hay tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Nâng cao chất
lượng dự báo, thống cái Việt Nam đang còn yếu. Tiếp tục theo đuổi ý tưởng
thay thế các chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại địa phương bằng các Trụ sở khu vực
( Mô hình ngân hàng trung ương thu nhỏ) để tăng hiệu quả công tác quản lý
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Hữu Mẫn, Tính độc lập của NHTW chìa khóa để ổn định giá, kinh
nghiệm của New Zealand một số đề xuất đối với Việt Nam, www.kh-
sdh.udn.vn
[2] Minh Trường (2022), Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?, từ https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri--
chuc-nang--nhiem-vu--quyen-han-cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam--.aspx
[3] Doãn Hữu Tuệ (2009), “Mô hình nào cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?”,
Báo Điện tử Chính phủ, từ https://baochinhphu.vn/mo-hinh-nao-cho-ngan-
hang-nha-nuoc-viet-nam-10218826.htm
[4] TS. Thành Tự Anh, Xây dựng ngân hàng trung ương hiện đại, từ
https://s.net.vn/YXrl
[5] Tiểu luận: Ngân hàng Trung ương các hình tổ chức & vị trí pháp
https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-ngan-hang-trung-uong-cac-mo-hinh-to-chuc-vi-
tri-phap-ly-1687430.html
[6] Công Đạt & Trịnh Hải Quỳnh (2022), Chi tiết về Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản, từ https://thebank.vn/blog/22229-chi-tiet-ve-ngan-hang-trung-uong-
nhat-ban.html#chuc-nang-cua-ngan-hang
[7] Cải cách BOJ bài học cho Việt Nam, từ https://vneconomy.vn/cai-cach-boj-
va-bai-hoc-cho-viet-nam.htm?fbclid=IwAR1aT6oXiPtMQr7N80f-
dvn3Gl1iMR5FjO_pYm-Y1aKN7-2Hi8NiPTuuRBM
[8] Mục đích của Ngân hàng Nhật Bản gì?, từ
https://www.boj.or.jp/about/education/oshiete/outline/a01.htm
[9] Ngân hàng Trung ương, từ https://s.net.vn/XH5m
[10] Trần (2010), “Cải cách BOJ bài học cho Việt Nam”, VnEconomy, từ
https://vneconomy.vn/cai-cach-boj-va-bai-hoc-cho-viet-nam.htm
[11] ThS. Đặng Thế Tùng (2019), “Các chỉ số đo lường ngân hàng trung ương độc
lập”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, từ
https://thitruongtaichinhtiente.vn/cac-chi-so-do-luong-ngan-hang-trung-uong-
doc-lap-22912.html
[12] Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương Việt Nam. (2009, November 1).
NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP. Retrieved November 7, 2023, from
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211099
[13] Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam ? (2022, June 13). Luật Minh Khuê. Retrieved November 7, 2023, from
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri--chuc-nang--nhiem-vu--quyen-han-
cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam--.aspx
21
22
| 1/22

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
-------  BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ HÌNH
TỔ CHỨC CỦA NHTW HIỆN ĐẠI TẠI NHẬT BẢN
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thành Nam
Mã học phần : 231FIN82A20
Hà Nội, tháng 10 năm 2023 1 DANH SÁCH NHÓM STT Họ và tên Mã sinh viên Vai trò 1 Nguyễn Thùy Dương 25A4011347 Thành viên 2 Lê Thị Trà Giang 25A4011707 Thành viên 3 Nguyễn Thị Hoa 25A4012063 Thành viên 4 Vũ Thị Kiều Linh 25A4012380 Nhóm trưởng 5 Vũ Minh Ngọc 25A4011036 Thành viên 6 Nguyễn Thị Sương 25A4010436 Thành viên 7 Lê Thị Hồng Thuận 25A4010701 Thành viên 8 Nguyễn Hà Trang 25A4010986 Thành viên 9 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4011013 Thành viên 2 MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................5
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................................6
1. Vị trí pháp lý...........................................................................................................................6
2. Mô hình...................................................................................................................................6
2.1. Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ.......................................................................................6
2.2. Mô hình NHTW độc lập chính phủ............................................................................................7
3. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương...................................................................7
3.1. Độc quyền phát hành tiền trung ương........................................................................................7
3.2. Ngân hàng của ngân hàng...........................................................................................................8
3.3. Ngân hàng của Chính phủ...........................................................................................................8
3.4. Vai trò quản lý Nhà nước............................................................................................................8
II. THỰC TRẠNG VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW TẠI NHẬT
BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU..................................9
1. Giới thiệu về NHTW của Nhật Bản........................................................................................9
1.1. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là gì?....................................................................................9
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản............................................................9
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................................10
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản..............................................10
2. Thực trạng về ngân hàng của NHTW Nhật Bản...................................................................10
2.1. Tính độc lập về vị trí pháp lý của NHTW Nhật Bản..............................................................10
2.2. Tính độc lập về mô hình............................................................................................................11
3. Đánh giá thực trạng của NHTW hiện đại Nhật Bản.............................................................11
3.1. Ưu điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản....................................................................11
3.2. Nhược điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản..............................................................13
III. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM......................................14
1. Thực trạng về tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam...........................................14
2. So sánh tính độc lập giữa NHTW Nhật Bản và NHNN Việt Nam.......................................15
2.1. Tính độc lập với chính phủ.......................................................................................................15
2.2. Chính sách và công cụ tiền tệ...................................................................................................16
3. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh ngày nay.......................17
3.1. Giải pháp ngắn hạn....................................................................................................................17
3.2. Trong dài hạn..............................................................................................................................18
KẾT LUẬN...............................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................21 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 NHNN Ngân hàng Nhà nước 2 NHTW Ngân hàng Trung ương 3 CSTT Chính sách tiền tệ 4 CSTK Chính sách tài khóa 5 BOJ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản 6 NHTG Ngân hàng Trung gian 4 LỜI MỞ ĐẦU
Các ngân hàng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi cá
nhân và toàn xã hội. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và sử dụng tài
chính, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các
cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
Hiện nay, mô hình tổ chức và vị trí pháp lý của các ngân hàng trên thế giới đã
thay đổi và thay đổi đáng kể. Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc
tạo ra một mô hình ngân hàng hiện đại , ngân hàng Trung ương Nhật Bản được xem là
một ngân hàng Trung ương độc lập và chuyên nghiệp. Và để có cái nhìn tổng quan về
ngành ngân hàng tại Nhật Bản nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu
về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương hiện đại tại Nhật Bản” .
Với đề tài này, nhóm chúng em sẽ xem xét mô hình tổ chức của Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản, các cách mà ngân hàng này được tổ chức và điều hành để từ đó
nhận định được thực trạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau đó là đưa ra các đề
xuất khuyến nghị với mục tiêu nâng cao tiềm lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do năng lực và lượng kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu của nhóm
chúng em không tránh khỏi những điều còn thiếu sót . Chúng em rất mong nhận được
sự đánh giá và góp ý của thầy cô để bài nghiên cứu của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 5 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Vị trí pháp lý
Ngân hàng Trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực
thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền trung ương, là ngân
hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc
quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng.
NHTW là tổ chức tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc
gia. Vị trí pháp lý của NHTW thường được xác định trong hiến pháp hoặc các điều
luật liên quan. Vị trí pháp lý này thường đảm bảo độc lập về quyết định tài chính và
tiền tệ, để tránh sự can thiệp chính trị độc lập và đảm bảo ổn định tài chính.
Các yếu tố chi tiết về vị trí pháp lý của NHTW: 
Hiến pháp hoặc Luật Ngân hàng Trung ương: 
Độc lập tài chính và quyết định  Chức năng và nhiệm vụ 
Sự kiểm soát và giám sát 
Quan hệ với chính phủ và quốc hội 2. Mô hình
Quan hệ giữa NHTW với chính phủ giữa các quốc gia khác nhau tùy thuộc
vào đặc điểm của thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế, truyền thống văn hoá của
từng quốc gia. Vậy nên có 2 mô hình của NHTW: trực thuộc chính phủ hoặc độc lập với chính phủ.
2.1. Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ
Theo mô hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự
điều hành trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn, không chỉ
trên phương diện tổ chức, điều hành mà còn trong hoạt động thực hiện chính sách tiền 6
tệ quốc gia. NHTW được ví như công cụ của Chính phủ trong việc điều tiết giá trị
đồng tiền và huy động các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Mô hình này được xác
định dựa trên cơ sở: Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế. Do đó, Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ
mô để sử dụng nó một cách đồng bộ và phối hợp các công cụ nhằm vận hành nền kinh
tế trôi chảy và hiệu quả, cũng là để thực thi tốt nhiệm vụ của mình, mà thực chất là
Chính phủ nắm NHTW và thông qua NHTW tác động đến chính sách tiền tệ quốc gia.
Tiêu biểu cho mô hình này là NHTW ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt
Nam, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan…
2.2. Mô hình NHTW độc lập chính phủ
Theo mô hình này, NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ,
không chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Chính phủ không có quyền can
thiệp vào hoạt động của NHTW mặc dù ban lãnh đạo của ngân hàng do Tổng thống
hay Thủ tướng bổ nhiệm. Chính quyền không được phế truất thống đốc. Điển hình cho
mô hình này là NHTW ở các nước như Hoa Kỳ, Đức, Nga….Việc quy định NHTW
độc lập với Chính phủ bởi NHTW là cơ quan quản lý, điều tiết tiền tệ và phát hành
tiền, hoạt động của nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế, nếu xác định
vị trí pháp lý của nó thuộc Chính phủ thì không có gì bảo đảm rằng mọi quyết sách của
Chính phủ về tiền tệ sẽ phù hợp với chủ trương, giải pháp của NHTW và phù hợp với
nhu cầu thực tiễn của thị trường tiền tệ. 7
3. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương
3.1. Độc quyền phát hành tiền trung ương

Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của Ngân hàng trung ương. Thực
hiện chức năng này có ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, do đó
có thể ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội. Tiền mặt do
NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, không hạn chế trong phạm vi
cả nước. Vì thế NHTW phải cung ứng đủ số lượng, kết cấu, mệnh giá, thời điểm,
nguyên tắc phát hành đảm bảo sự ổn định kinh tế. 
Nguyên tắc phát hành tiền
- Nguyên tắc phát hành tiền có đảm bảo bằng vàng (trữ kim làm đảm bảo)
- Nguyên tắc phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hóa. 
Ngân hàng trung ương cung ứng tiền vào lưu thông qua bốn kênh - Cho các NHTM vay
- Cho Chính phủ hoặc đại diện của chính phủ vay
- Giao dịch trên thị trường ngoại hối
- Giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở
3.2. Ngân hàng của ngân hàng
Ngân hàng trung ương được gọi là ngân hàng của các ngân hàng bởi ngân hàng
trung ương không trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh tiền tệ và tín dụng cá nhân
mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ ngân hàng với các ngân hàng trung gian. Cụ thể:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTG
- Làm trung gian thanh toán cho các NHTG
- Cho các NHTG vay (tái cấp vốn)
3.3. Ngân hàng của Chính phủ
Làm thủ quỹ cho Kho bạc Nhà nước: bằng việc thực hiện công tác quản lý tài
khoản và các công cụ tài chính khác như trái phiếu, tín phiếu... của kho bạc nhà nước 
Làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ:
- Đại lý trong việc phát hành chứng khoán Chính phủ
- Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ quốc tế
- Tham gia vào hoạch định chính sách phát triển KTXH
- Ban hành các văn bản pháp quy về tài chính-tiền tệ-ngân hàng
- Tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề tài chính tiền tệ 
Cho Chính phủ vay: Mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà
nước và để cho vay ứng trước năm tài chính
3.4. Vai trò quản lý Nhà nước
NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực thi CSTT quốc gia: 8
- Nhằm điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô
- Tác động của CSTT đến nền kinh tế được truyền tải qua các kênh: kênh lãi suất,
kênh giá tài sản và kênh tín dụng. 
Thanh tra giám sát ngân hàng
- Đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống Ngân hàng
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
II. THỰC TRẠNG VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW
TẠI NHẬT BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU
1. Giới thiệu về NHTW của Nhật Bản
1.1. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là gì?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được gọi là Ngân hàng Nhật Bản (Bank of
Japan - BOJ) là cơ quan được thành lập dựa trên Đạo luật Ngân Hàng Nhật Bản, có
trách nhiệm phát hành, điều tiết các hoạt động tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống
tài chính Nhật Bản và cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được thành lập năm 1882. Ngân hàng đã trải
qua hai lần tổ chức lại và tái cơ cấu vào năm 1942 và 1949. Hiện nay, Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản có trụ sở chính tại Tokyo.
Về vị trí pháp lý, khác với nhiều quốc gia khác, BOJ không phải là một cơ quan
hoạt động độc lập hoàn toàn, theo Luật Ngân Hàng Trung ương Nhật Bản, BOJ là cơ
quan trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản. Dù vậy thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
vẫn được đánh giá là độc lập tương đối với chính quyền.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Hiện nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tổ chức theo cơ cấu gồm Ủy
ban chính sách, Ban quản trị điều hành và Ban cố vấn.
Ban chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản gồm 9 thành viên:
- Thống đốc Ngân hàng - Hai phó thống đốc
- Sáu thành viên khác : Tuy không nhất thiết là người của Ngân hàng Trung ương
nhưng không được phép là đại diện của Chính phủ
Ban quản trị điều hành: điều hành các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, gồm sáu thành viên
- Thống Đốc ngân hàng: Đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản, quản lý chung các hoạt động của ngân hàng sao cho phù hợp với
quyết định của Ủy ban chính sách
- Hai Phó Thống đốc ngân hàng: Hỗ trợ và thực hiện điều hành hoạt động ngân
hàng giúp Thống đốc, thực hiện thay vai trò của Thống đốc khi Thống đốc bị
cấm hoặc khi chức vụ này bị khuyết. 9 - Bốn thành viên khác
Ban cố vấn: có chức năng cố vấn, thảo luận để đưa ra các nội dung quan trọng
phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tháng 6 năm 1882: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được thành lập.
- Năm 1885: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lần đầu tiên ban hành tiền giấy.
- Tháng 4 năm 1896: Trụ sở chính của Ngân hàng được di chuyển sang địa điểm
mới cũng chính là địa điểm hiện tại.
- Tháng 2 năm 1942: Văn bản Luật đầu tiên về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
được chính thức ban hành, Ngân hàng đã có số vốn dự trữ lên tới 100 triệu yên.
- Tháng 5 năm 1942: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tái tổ chức dưới sự
tác động của văn bản Luật về Ngân hàng Trung ương Nhật Bản năm 1942.
- Tháng 6 năm 1949: Hội đồng quản trị của ngân hàng được thành lập
- Tháng 4 năm 1998: Văn bản Luật về ngân hàng Trung ương Nhật Bản chính
thức được ban hành và có hiệu lực .
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.Chức năng
Chức năng chính của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là duy trì ổn định giá và
sự ổn định của hệ thống tài chính, để từ đó đặt nền móng cho sự phát triển về kinh tế.
Thông qua các công cụ của mình, BoJ điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống kinh tế.  Nhiệm vụ:
- Phát hành và quản lý tiền giấy
- Thực hiện các chính sách tiền tệ
- Cung cấp các dịch vụ quyết toán, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính
- Thực hiện hoạt động quản lý liên quan đến kho bạc và chứng khoán chính phủ
- Tham gia thực hiện các hoạt động tài chính quốc tế
- Tổng hợp dữ liệu, phân tích kinh tế và các hoạt động nghiên cứu khác
2. Thực trạng về ngân hàng của NHTW Nhật Bản
2.1. Tính độc lập về vị trí pháp lý của NHTW Nhật Bản

Sau quá trình cải cách và đặc biệt là sau việc sửa đổi Luật Ngân hàng Trung
ương Nhật Bản năm 1997, vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã được
thể hiện rõ nét hơn. Theo luật này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có quyền quyết
định các chính sách tiền tệ và thực hiện các biện pháp tài chính của mình mà không
phải phụ thuộc vào Chính phủ hay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chưa có được sự độc lập tuyệt đối.
Trong một vài trường hợp cần thiết, Chính phủ Nhật Bản có thể can thiệp vào hoạt 10
động của Ngân hàng Trung ương nhờ các biện pháp đặc biệt. Ví dụ, trong tình huống
cần giảm thiểu những tác động tiêu cực lên nền kinh tế, chính phủ có thể phê duyệt
việc mua vào trái phiếu công của Nhật Bản từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Nhìn chung, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có sự độc lập về vị trí pháp lý để
thực hiện chính sách tiền tệ và tài chính của mình, tuy nhiên tính độc lập này chưa
được tuyệt đối, thể hiện ở sự liên kết với chính phủ trong một số tình huống đặc biệt.
2.2. Tính độc lập về mô hình
Nhật Bản theo đuổi mô hình Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ.
Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không chịu sự chỉ đạo của chính
phủ mà thay vào đó là Quốc hội. Quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và Chính phủ là quan hệ hợp tác.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thể độc lập hoàn toàn khỏi Chính phủ.
Mặc dù không nhận sự chỉ đạo từ Chính phủ, tuy nhiên các chính sách tiền tệ do Ngân
hàng Trung ương Nhật Bản ban hành lại nằm trong sự điều chỉnh của Chính phủ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tổ chức theo mô hình một hệ thống hai
cấp, bao gồm Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và một số Ngân hàng Trung ương địa
phương. Trong đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đóng vai trò quan trọng và có
quyền quyết định chính sách tiền tệ và tài chính của cả hệ thống.
Thông qua Hội đồng Bảo đảm và Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Ngân
hàng Trung ương Nhật Bản có quyền quyết định về lãi suất, mua bán trái phiếu và các
công cụ tài chính khác. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định và khả năng đáp ứng của nền kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn phải tuân thủ mục tiêu chính
do Chính phủ đặt ra, như duy trì mức lạm phát trong tầm kiểm soát và ổn định nền
kinh tế. Điều này có thể dẫn đến một số hạn chế trong việc đạt được sự độc lập hoàn
toàn về mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Tóm lại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được tổ chức theo mô hình hai cấp
vẫn có mức độ độc lập về quyết định chính sách tiền tệ và tài chính. Điều này giúp
đảm bảo sự ổn định và khả năng đáp ứng của nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên mức độ
độc lập chưa phải là tuyệt đối.
3. Đánh giá thực trạng của NHTW hiện đại Nhật Bản
3.1. Ưu điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản

Như đã nêu ở phần đầu, khác với nhiều quốc gia khác BOJ không phải là một
cơ quan hoạt động độc lập hoàn toàn, do đó chi phí hoạt động của cơ quan này phải
được Bộ trưởng Bộ Tài Chính thông qua. Dù vậy thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
vẫn được đánh giá là có vị trí độc lập tương đối với chính quyền Theo Luật Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan), NHTW được coi là ngân hàng quốc gia và có 11
vai trò chủ đạo trong quản lý chính sách tiền tệ của Nhật Bản. NHTW được uỷ quyền
để thực hiện các chính sách và biện pháp cần thiết để duy trì ổn định giá và hệ thống tài chính trong nước.
Về vị trí pháp lý :
- BOJ là một tổ chức pháp nhân công lập, không thuộc chính phủ, có quyền xác
định và thực hiện chính sách tiền tệ. Qua đó giúp BOJ có khả năng ứng phó với các
biến động kinh tế và tài chính, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.
- BOJ có tính minh bạch và trách nhiệm cao, khi phải báo cáo về tình hình kinh
tế và tài chính cho Quốc hội và Chính phủ Nhật Bản. Điều này giúp BOJ giảm thiểu sự
can thiệp của chính trị vào hoạt động của ngân hàng trung ương, nâng cao uy tín và niềm tin của công chúng.
- BOJ có vai trò quan trọng trong việc hợp tác với các ngân hàng trung ương
khác và các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới
(WB) để thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Từ đó BOJ góp phần vào việc duy trì
sự ổn định và hòa bình quốc tế, cũng như nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Nhật Bản
trong khu vực và thế giới. Mô hình tổ chức:
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một mô hình tổ chức tập trung. Một số ưu
điểm của mô hình tổ chức này là:
- Ngân hàng Trung ương có sự độc lập về mặt chính sách, tài chính, cơ cấu tổ
chức và công khai minh bạch, tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách
tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế ngắn hạn hay các lợi ích nhóm.
BOJ cũng có thể kiểm soát lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách và tăng uy tín của thị trường tài chính
- Có sự phân công rõ ràng và hiệu quả của các nhiệm vụ và trách nhiệm. Điều
này giúp BOJ tận dụng được kiến thức và kỹ năng của các nhân viên, cũng như tạo
điều kiện dễ dàng giải trình cho công việc.
- Giúp Ngân hàng Trung ương có sự linh hoạt và thích ứng với các biến động
hay khủng hoảng của nền kinh tế. Qua đó thể hiện sự kiên định và nhất quán trong việc
thực hiện các chính sách tiền tệ, cũng như công bố rõ ràng các tiêu chí và thông tin liên quan.
- Tính độc lập của Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho phép tổ chức này đưa
ra các quyết định độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chính trị hay kinh tế.
Điều này giúp Ngân hàng trung ương Nhật Bản đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng cường
niềm tin của người dân vào nền kinh tế của đất nước.
- Hơn nữa cũng cho phép BOJ đưa ra các quyết định dựa trên các chỉ số kinh tế
và tài chính, thay vì các yếu tố chính trị. Từ đó đảm bảo rằng các quyết định của họ 12
được đưa ra dựa trên các yếu tố kinh tế và tài chính, giúp đất nước đạt được sự ổn định
và phát triển bền vững.
3.2. Nhược điểm của tính độc lập của NHTW Nhật Bản
Ngân hàng trung ương Nhật không độc lập tuyệt đối về vấn đề tài chính và
chính sách: Hiện tại, hệ số độc lập của BOJ được đánh giá ở mức 2,5 (thấp hơn nhiều
so với Thụy Sỹ, Đức (4) và Mỹ (3,5) - (Alesina & Summers 1993). Điều này khẳng
định BOJ không phải là một ngân hàng có được sự độc lập tuyệt đối. Theo đó, về mặt
cấu trúc tổ chức, hạn chế lớn nhất là việc BOJ “trực thuộc” Bộ Tài chính Nhật Bản.
BOJ cũng phải duy trì quan hệ thường xuyên với chính phủ nhằm “trao đổi” và
“chia sẻ” quan điểm về chính sách. BOJ chịu rất nhiều sự chi phối của chính phủ, ví dụ
như quy định về việc hỗ trợ thâm hụt ngắn hạn thông qua các khoản vay không thế
chấp. Tuy nhiên, BOJ vẫn được cho cơ chế tài chính riêng trong việc thiết lập chế độ
tiền lương nhằm thu hút nhân sự giỏi.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Thủ tướng Abe đã tiết lộ rằng, Chính
phủ Nhật có thể sẽ xem xét việc sửa đổi luật về tính độc lập của Ngân hàng Trung
ương đối với chính phủ nếu như các biện pháp cuối cùng vẫn không đủ để cứu vãn nền
kinh tế. Nói cách khác, dù không có nghĩa là ngân hàng sẽ mất hoàn toàn quyền tự
quyết của mình nhưng chính phủ đang muốn gây nhiều ảnh hưởng hơn đối với BOJ.
Điều này cũng có thể được thấy qua việc trước đây, Thủ tướng Shinzo Abe với
Thống đốc đương nhiệm Masaaki Shirakawa từng xảy ra bất đồng quan điểm trong các
chính sách tiền tệ. Thủ tướng đã cảnh báo Thống đốc Shirakawa rằng, nếu BOJ không
tích cực hợp tác với chính sách tăng chi tiêu và nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ do ông khởi
xướng, ông có thể tác động thay đổi đạo luật và làm giảm tính độc lập của BOJ.
Ngân hàng trung ương Nhật không độc lập hoàn toàn về vấn đề nhân sự và tổ chức bộ máy:
Vị trí Thống đốc của BOJ được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Quốc hội
thông qua. Điều này có nghĩa rằng Quốc hội và Chính phủ có thể lựa chọn người mình
muốn và can thiệp vào ngân hàng trung ương qua họ.
Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm và phục vụ
với thời hạn chỉ 5 năm. Đây là một điểm yếu của Luật BOJ do nhiệm kỳ quá ngắn của
Thống đốc và khiến cho các thành viên khác có thể chi phối tới việc ra quyết định
(trong khi đó, nhìn sang Mỹ, nhiệm kỳ của Thống đốc ngân hàng trung ương lên tới 14 năm).
Nói tóm lại, mặc dù BOJ có sự độc lập nhất định trong mục tiêu, công cụ, nhân
sự và tài chính, Luật BOJ vẫn có một số vấn đề hạn chế như: phụ thuộc tương đối với
Bộ Tài chính về mặt tổ chức bộ máy; phải duy trì quan hệ thường xuyên với chính phủ 13
nhằm “trao đổi” và “chia sẻ” quan điểm về chính sách; nhiệm kỳ thống đốc quá ngắn
(5 năm); tài trợ ngân sách (thông qua tín dụng).
Tất cả những điều này đã làm cho một số nhà kinh tế và nhà quan sát vẫn còn
nghi ngờ về sự “độc lập hoàn hảo” của BOJ. Ito (2009) đã từng đặt câu hỏi: “Thống
đốc có thể đi con đường riêng trái với chính phủ hay không?” và sau đó, ông đã tự trả
lời: “Có thể đó không phải là phong cách của Nhật Bản”.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM
1. Thực trạng về tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Vị trí pháp lý độc lập: Điều 1 của Luật NHNN Việt Nam khẳng định Ngân
hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chỉnh phủ (cơ quan ngang bộ) và là Ngân
hàng Trung ương của nước Việt Nam. Trong thực tế, các hoạt động của NHNN Việt
Nam phụ thuộc rất nhiều vào Chính Phủ, gần như mọi hoạt động (hoạt động phát hành
tiền, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động cho vay,…) đều phải được sự cho phép
của Chính Phủ. Ở đây, NHNN Việt Nam chỉ được coi là cơ quan quản lý hành chính
nhà nước, giống như các bộ khác, chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức,
hoạt động của NHNN Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân
hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia.
- Độc lập trong lựa chọn nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành: Ngoài
vị trí pháp lý độc lập: tính độc lập của NHNN Việt Nam còn thể hiện trong việc lựa
chọn nhân sự, quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành của ngân hàng. NHTW
phải có quyền tự chủ trong việc lựa chọn bộ máy quản trị, điều hành sao cho hợp lý
nhất, nhằm thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ. Hiện nay, Thống đốc NHNN
Việt Nam toàn quyền và là người chịu trách nhiệm duy nhất có thể sẽ gây ra những
hậu quả, thiệt hại nhất định cho nền kinh tế khi hệ thống ngân hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Độc lập về mục tiêu hoạt động: Bên cạnh các vấn đề nêu trên, mục tiêu hoạt
động của NHNN Việt Nam phải được xác định rõ ràng, thể hiện tính độc lập về mục
tiêu của NHNN Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, những thách thức trên lĩnh
vực tài chính - ngân hàng đang ngày càng trở nên gay gắt, sự tham gia của các định
chế tài chính có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường tiền tệ làm thay đổi cấu trúc của
hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, dẫn đến hoạt động ngân
hàng trở nên sôi động hơn nhưng cũng phức tạp hơn, các loại rủi ro trong lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ sẽ tiềm tàng hơn. Vì vậy, mục tiêu có rõ ràng thì NHNN Việt Nam
mới có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình.
- Độc lập trong hoạt động: Để đạt được mục tiêu đặt ra, NHTW phải độc lập
trong hoạt động của mình. Hiện nay, mức độ độc lập và tự chủ trong hoạt động để theo
đuổi mục tiêu hoạt động của NHTW còn rất thấp. Hoạt động của NHNN Việt Nam 14
trong lĩnh vực CSTT quốc gia hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào Chính phủ. Điều này
đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý của NHTW.
2. So sánh tính độc lập giữa NHTW Nhật Bản và NHNN Việt Nam
2.1. Tính độc lập với chính phủ

Về tính độc lập trong vị trí pháp lý: BOJ sử dụng mô hình ngân hàng trung
ương trực thuộc bộ tài chính - mô hình ít phổ biến nhất, khác với NHNN Việt Nam.
Khi Ngân hàng nhà nước Việt Nam trực thuộc Chính phủ. Nguyên nhân dẫn đến sự
khác nhau này là do Nhật Bản và Việt Nam có kiểu nhà nước khác nhau: N hật Bản
vận hành dưới chế độ chủ nghĩa tư bản còn Việt Nam là Nhà nước Chủ nghĩa xã hội.
Có thể thấy việc BOJ trực thuộc bộ Tài chính mang lại sự độc lập hơn so với NHNN
Việt Nam vì nó không chịu sự chi phối của Chính phủ trong việc đưa ra các CSTT
trong khi NHNN Việt Nam cần có sự xem xét và phê duyệt của Chính phủ. Đồng thời
điều này làm giảm tính linh hoạt của NHNN Việt Nam trong việc điều hành thực hiện
CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước
các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.
Về tính độc lập trong xác định mục tiêu kinh tế vĩ mô: Do BOJ độc lập với
chính phủ nên mục tiêu của nó có thể khác với mục tiêu kinh tế của chính phủ. Chính
phủ thường tập trung vào các mục tiêu kinh tế như tăng trưởng GDP, giảm tỷ lệ thất
nghiệp và kiểm soát lạm phát. Trong khi đó, BOJ thường tập trung vào các mục tiêu
kinh tế khác như ổn định giá cả, duy trì sự ổn định tài chính và duy trì mức độ thanh
khoản của ngân hàng. Ngoài ra, BOJ có quyền tự quyết định về chính sách tiền tệ và
lãi suất, không phụ thuộc vào sự can thiệp của chính phủ. Điều này giúp đảm bảo sự
ổn định tài chính và giúp BOJ trở thành một cơ quan độc lập, có khả năng đưa ra
những quyết định đúng đắn và hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế. Đối với NHNN
Việt Nam, do sử dụng mô hình NHTW trực thuộc chính phủ nên mục tiêu của nó phù
hợp với chính sách của Chính phủ: hỗ trợ các hoạt động của Chính phủ hoặc để kiểm
soát tiền tệ và lạm phát theo định hướng của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc sử dụng mô
hình này giúp NHNN Việt Nam dễ dàng hơn trong việc phối hợp CSTK và CSTT, trái
với BOJ khi xảy ra bất đồng ý kiến với Chính phủ trong việc đưa ra quyết định thì sẽ
không thể có sự phối hợp hài hòa cả 2 chính sách.
Về tính độc lập trong quyết định bộ máy nhân sự: Bộ máy của BOJ đứng đầu là
Ban chính sách có quyền hạn cao nhất trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến
chính sách tiền tệ và thiết lập các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động vận hành Ngân
hàng. Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm. Bên cạnh
đó, chủ tịch Hội đồng Chính sách được lựa chọn bởi các thành viên trong ban, bao
gồm chính họ. Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Chính phủ thông 15
qua. Bộ máy cơ cấu ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu sự quản lý của Chính phủ.
Thống đốc là thành viên chính phủ, được Thủ tướng đề nghị trình Quốc hội chấp thuận
bổ nhiệm. Do đó, Thống đốc phải được Chính phủ và Quốc hội chấp thuận; có thẩm
quyền ban hành thông tư nhưng chịu ràng buộc của Hiến pháp, các Luật và Nghị định.
Với cơ cấu như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiếu chủ động, chậm trễ hơn so
với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc điều chỉnh và thu hút nhân sự.
Về tính độc lập trong quyền hạn: Quyền hạn của Ngân hàng trung ương Nhật
Bản được quyết định bởi Nghị viện Nhật Bản (Diet) thông qua Luật Ngân hàng trung
ương. BOJ được ủy quyền để thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhật Bản. Dù được
ủy quyền và đã hạn chế tối đa sự can thiệp của Chính phủ, Thống đốc vẫn cần trình
văn bản lên Quốc hội Nhật Bản, báo cáo với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán và
Giám định Tài chính sau khi đưa ra quyết định. Quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam được quyết định bởi Chính phủ Việt Nam thông qua các luật, nghị định,
quyết định của Nhà nước và được chỉ đạo thực hiện bởi Thống đốc. Những quyết định
này được đưa ra dựa trên phân công và ủy quyền của Quốc hội và Chính phủ. Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần trình báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền.
Về tính độc lập trong quyền ra quyết định:
Những vấn đề quan trọng liên quan tới chính sách tiền tệ và sự vận hành của
BOJ sẽ được quyết định bằng cách bầu chọn theo số đông sau khi thảo luận tại các
cuộc họp của Ban Chính sách. Trái lại với BOJ, NHNN Việt Nam không được ủy
quyền trong việc ra các quyết định mà phải chịu sự điều hành, can thiệp của Chính
phủ. Hoạt động của NHNN chịu sự điều chỉnh rất lớn của Chính phủ bởi NHNN Việt
Nam chỉ là cơ quan xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ trình
Quốc hội quyết định. Cũng chính bởi sự thiếu độc lập này đã làm giảm tính linh hoạt
trong việc điều hành thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự
chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài
chính - tiền tệ, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.
2.2. Chính sách và công cụ tiền tệ
Hiện nay, cả BOJ và NHNN Việt Nam đều có những mục tiêu kinh tế chung là
duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo
ổn định về giá cả cũng như giá trị tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Đều sử dụng các công
cụ chính sách tiền tệ, đồng thời can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ cho tỷ giá ổn
định. Cùng với đó kết hợp sử dụng các chính sách tiền tệ độc lập để kiểm soát tốc độ
tăng trưởng kinh tế và lạm phát; đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế nội địa. Trong
thời điểm hiện tại, NHNN Việt Nam ưu tiên mục tiêu duy trì sự ổn định của hệ thống
tài chính và tiền tệ. Vì đây là cơ sở để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nếu không có sự ổn định tàichính, tiền tệ, các doanh nghiệp và người dân sẽ gặp khó 16
khăn trong việc tiếp cận vốn và chi phí sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng sản xuất và kinh
doanh. Trong khi đó, mục tiêu kinh tế hàng đầu của BOJ là kiểm soát lạm phát. BOJ
tập trung giữ lạm phát ở mức thấp nhất. Việt Nam cũng vậy, sau hơn 10 năm chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước, cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa hợp
tác quốc tế và chính sách tiền tệ một cách đúng đắn đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ (như giải quyết được nhiều công ăn việc làm, giữ cho đồng tiền ổn định, kiềm
chế được lạm phát, nền kinh tế luôn tăng trưởng ở mức cao). Đồng thời với sự chuyển
đổi từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp (23/5/1990)
Ngân hàng trung ương cũng có sự thay đổi về cách thức tổ chức và phương thức hoạt
động để phát huy tốt chức năng, vai trò của mình nhằm đạt được các mục tiêu, đưa nền
kinh tể phát triển đúng hướng trong điều kiện mới.
3. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh ngày nay
3.1. Giải pháp ngắn hạn

Thứ nhất xác định rõ mục tiêu hoạt động cho NHNN, trong đó mục tiêu quan
trong nhất đó là “bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị
đồng tiền trong nền kinh tế” bởi lẽ ổn định giá trị đồng tiền chính là nên tảng thúc đẩy
cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra việc xác
định mục tiêu rõ ràng giúp NHTW có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý
của mình. Hơn nữa, việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của một NHTW.
Hai là, NHNN phải thực sự được độc lập trong quyết định thực thi chính sách
và việc lựa chọn công cụ điều hành. Thống đốc phải được trao quyền quyết định trong
việc thực thi các CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần phải
thông qua Chính phủ. Đồng thời, NHNN phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc
lựa chọn các công cụ điều hành CSTT một cách linh hoạt và phù hợp nhất cũng như
kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của CSTT, nhất là về vấn
đề chống lạm phát, để có thể đạt được các mục tiêu CSTT mà Chính phủ hay Quốc hội
đã đề ra. Điều này không những góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn
làm giảm độ trễ ngoài của CSTT - một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của chính sách.
Ba là NHNN cần độc lập hơn trong quan hệ với ngân sách. Để đảm bảo hiệu
quả của CSTT, những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi ngân sách hay tài trợ trực tiếp
cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ cũng nên được quy định lại để Thống đốc có
quyền từ chối theo đúng mục tiêu thâm hụt ngân sách được Quốc hội phê duyệt hàng
năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường. Hơn nữa, cần có
qui định cụ thể về chức năng “Là ngân hàng của Chính phủ” của NHNN theo hướng 17
NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp. NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho
Chính phủ thông qua việc cho ngân sách vay trên thị trường thứ cấp có hạn mức và lấy
trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các NHTM vay.
Bốn là, trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính và độc lập
tương đối về mặt nhân sự (bổ nhiệm và miễn nhiệm). Để thực thi tốt CSTT, NHNN
cần phải thu hút được một đội ngũ đông đảo những chuyên gia đầu ngành về tài chính,
ngân hàng. Do đó, Thống đốc cần được trao quyền trong việc quy định sử dụng những
khoản thặng dư trong hoạt động ngân quỹ, chuyển tiền điện tử hay quản lý quỹ dự trữ
ngoại hối quốc gia, để có thể có cơ chế tiền lương phù hợp hơn. Hơn nữa, các khoản
thu chi sẽ hợp lý hơn khi NHNN được quyền tự chủ trong thu chi đặc biệt là trong việc
quản lý biên chế các chi nhánh, cục, vụ, viện trực thuộc. Có như vậy thì NHNN mới có
đủ nguồn lực để thu hút đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ để đảm
bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất.
Năm là, về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN
đối với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình
đầy đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị của Quốc hội
phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới
hạn chức năng và thẩm quyền được giao.
Sáu là, cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHNN với
Chính phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHNN hỗ trợ tốt cho các chương trình kinh
tế của Chính phủ, cụ thể:
NHNN tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế của
Chính phủ và đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; tư vấn cho
Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNN.
NHNN và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ duy trì cơ chế trao đổi, cung cấp
thông tin để theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế.
Bảy là, tách bạch chức năng điều hành và quản trị. Điều hành NHNN được thực
hiện bởi Ban điều hành, còn quản trị nên được thực hiện bởi Hội đồng quản trị NHNN.
Nếu NHNN được thiết kế theo mô hình quản trị này sẽ tạo ra được phương thức quản
trị ngân hàng mang tính tổng thể, định hướng chiến lược lâu dài, tránh được hiện
tượng thụ động, mang nặng tính hành chính và mệnh lệnh trong điều hành. Bên cạnh
đó, hoạt động của Ban điều hành cũng phải bảo đảm tính minh bạch thông qua các
hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHNN.
3.2. Trong dài hạn
Thứ nhất để xây dựng NHNN thành một NHTW hiện đại thì nhất thiết phải
tăng cường tính độc lập, đồng thời nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ cho 18
NHNN. Song song với nỗ lực tăng cường tính độc lập về công cụ chính sách cho
NHNN thì cũng cần phải xây dựng những thể chế để cải thiện tính minh bạch, trách
nhiệm giải trình, và uy tín cho NHNN
Thứ hai cần có sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nếu
coi việc ổn định mặt bằng giá là mục tiêu chính sách hàng đầu của NHNN thì rõ ràng
là chính sách tiền tệ và tài khóa phải được hợp tác vì từ góc độ lý thuyết cũng như trên
thực tế ở Việt Nam, chính sách tài khóa chính là tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả
Thứ ba tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN. Theo đó,
nhiệm kỳ của ban lãnh đạo NHTW có thể dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc
hội, hoặc xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, quá trình ra quyết định
của NHNN sẽ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập kế
hoạch kinh tế. Thống đốc sẽ không bị ảnh hưởng một khi Chính phủ thay đổi nhân sự do hết nhiệm kỳ
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy một mô hình NHTW độc lập hơn sẽ giúp
kiểm soát tốt lạm phát và làm giảm thâm hụt ngân sách nhưng không có bằng chứng rõ
ràng đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, duy trì lạm phát thấp và một cán cân ngân
sách cân bằng cũng là những mục tiêu quan trọng vì nó không những tạo điều kiện cho
việc phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế mà còn giúp duy trì tính
ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và
đảm bảo an sinh xã hội. Phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy
lạm phát cao đi kèm với bất ổn vĩ mô đã làm bộc lộ nhiều hạn chế trong việc xây dựng
và thực thi các chính sách tiền tệ mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do
NHNN thiếu tính độc lập trong việc hoạch địch và thực thi chính sách. Nâng cao tính
độc lập của NHNN Việt Nam về địa vị pháp lý, về công cụ và mục tiêu chính sách
cũng như về tổ chức, nhân sự và tài chính là những yêu cầu cần thiết nhằm tạo cơ sở
cho sự can thiệp có hiệu quả hơn của NHNN vào hệ thống kinh tế, góp phần kiềm chế
lạm phát, duy trì tính ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn. 19 KẾT LUẬN
Như vậy, sau quá trình “ Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của
Ngân hàng Trung ương hiện đại tại Nhật Bản”. NHTW là tổ chức tài chính quan trọng
trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Vị trí pháp lý, cơ cấu và cách thức tổ chức
của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản có sự thống nhất cũng như phát triển khá ổn
định. Với bốn chức năng của NHTW giúp quản lý tốt hơn tài chính cũng như tiền tệ
của đất nước. Tuy nhiên NHTW Nhật Bản cũng có một số hạn chế còn phụ thuộc vào
chính phủ cần phải khắc phục. Từ đó rút ra bài học cho Việt Nam, chúng ta đang theo
đuổi mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ tuy nhiên cần tăng tính độc
lập về điều hành chính sách tiền tệ cho ngân hàng nhà nước. Hạn chế mối quan hệ giữa
ngân hàng nhà nước và ngân sách, hạn chế những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi
ngân sách hay tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Nâng cao chất
lượng dự báo, thống kê cái mà Việt Nam đang còn yếu. Tiếp tục theo đuổi ý tưởng
thay thế các chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại địa phương bằng các Trụ sở khu vực
( Mô hình ngân hàng trung ương thu nhỏ) để tăng hiệu quả công tác quản lý 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]
Đặng Hữu Mẫn, Tính độc lập của NHTW – chìa khóa để ổn định giá, kinh
nghiệm của New Zealand và một số đề xuất đối với Việt Nam, www.kh- sdh.udn.vn [2]
Lê Minh Trường (2022), Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?, từ https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri--
chuc-nang--nhiem-vu--quyen-han-cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam--.aspx [3]
Doãn Hữu Tuệ (2009), “Mô hình nào cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?”,
Báo Điện tử Chính phủ, từ https://baochinhphu.vn/mo-hinh-nao-cho-ngan-
hang-nha-nuoc-viet-nam-10218826.htm [4]
TS. Vũ Thành Tự Anh, Xây dựng ngân hàng trung ương hiện đại, từ https://s.net.vn/YXrl [5]
Tiểu luận: Ngân hàng Trung ương các mô hình tổ chức & vị trí pháp lý
https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-ngan-hang-trung-uong-cac-mo-hinh-to-chuc-vi- tri-phap-ly-1687430.html [6]
Lê Công Đạt & Trịnh Hải Quỳnh (2022), Chi tiết về Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản, từ https://thebank.vn/blog/22229-chi-tiet-ve-ngan-hang-trung-uong-
nhat-ban.html#chuc-nang-cua-ngan-hang [7]
Cải cách BOJ và bài học cho Việt Nam, từ https://vneconomy.vn/cai-cach-boj-
va-bai-hoc-cho-viet-nam.htm?fbclid=IwAR1aT6oXiPtMQr7N80f-
dvn3Gl1iMR5FjO_pYm-Y1aKN7-2Hi8NiPTuuRBM [8]
Mục đích của Ngân hàng Nhật Bản là gì?, từ
https://www.boj.or.jp/about/education/oshiete/outline/a01.htm [9]
Ngân hàng Trung ương, từ https://s.net.vn/XH5m
[10] Lê Trần (2010), “Cải cách BOJ và bài học cho Việt Nam”, VnEconomy, từ
https://vneconomy.vn/cai-cach-boj-va-bai-hoc-cho-viet-nam.htm
[11] ThS. Đặng Thế Tùng (2019), “Các chỉ số đo lường ngân hàng trung ương độc
lập”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, từ
https://thitruongtaichinhtiente.vn/cac-chi-so-do-luong-ngan-hang-trung-uong- doc-lap-22912.html
[12] Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương ở Việt Nam. (2009, November 1).
NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP. Retrieved November 7, 2023, from
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211099
[13] Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam ? (2022, June 13). Luật Minh Khuê. Retrieved November 7, 2023, from
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri--chuc-nang--nhiem-vu--quyen-han-
cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam--.aspx 21 22