Bài tập lớn: Tìm hiểu vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Canada | Tài chính tiền tệ
Bài tập lớn: Tìm hiểu vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Canada | Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG -----🙞🙜🕮🙞🙜----- BÀI TẬP LỚN
MÔN: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ
HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG CANADA
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Lâm Anh
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Mã lớp học phần: 231FIN82A09 Họ và tên Mã sinh viên Nguyễn Ngọc Ánh 25A4011390 Trần Quang Anh 25A4011380 Hoàng Minh Lộc 25A4010472 Lê Nguyễn Khôi Nguyên 25A4011038 Trịnh Tùng Lâm 25A4010151 Phạm Tiến Thành 25A4011422 Hoàng Phúc Thái 25A4051273 Hà Nội, 11/2023
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 NHTW Ngân hàng trung ương 2 NHNN Ngân hàng nhà nước 2 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1. Cơ sở và vị trí pháp lý...............................................................................................7
1.1. Khái niệm............................................................................................................7
1.2. Vị trí pháp lý........................................................................................................7
2. Mô hình tổ chức........................................................................................................7
2.1. Mô hình tổ chức NHTW trực thuộc Chính phủ.................................................7
2.2. Mô hình tổ chức NHTW độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội.............8
3. Chức năng và nhiệm vụ của NHTW........................................................................8
3.1. Là Ngân hàng phát hành....................................................................................9
3.2. Là Ngân hàng của các Ngân hàng.....................................................................9
3.3. Là Ngân hàng của Chính phủ............................................................................9
3.4. Quản lý nhà nước................................................................................................9
4. Tính độc lập của NHTW..........................................................................................9
4.1. Quan điểm về tính độc lập..................................................................................9
4.2. Đo lường tính độc lập........................................................................................10
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỊ TRÍ PHÁP LÝ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG CANADA 11
1. Tổng quan về Ngân hàng Canada..........................................................................11
1.1. Lịch sử hình thành............................................................................................11
1.2. Đặc điểm Ngân hàng Canada...........................................................................11
2. Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Canada...............12
2.1. Cơ sở và vị trí pháp lý........................................................................................12 3
2.1.1. Cơ sở pháp lý:..............................................................................................12
2.1.2. Vị trí pháp lý:...............................................................................................12
2.2. Mô hình tổ chức:...............................................................................................12
2.3. Chức năng và nhiệm vụ....................................................................................13
2.3.1. Chức năng:...................................................................................................13
2.3.2. Nhiệm vụ:.....................................................................................................13
2.4. Phân tích tính độc lập.......................................................................................13
3. Đánh giá thực trạng dưới góc nhìn đa chiều........................................................14
3.1. Cơ sở pháp lý và vị trí pháp lý...........................................................................14
3.2. Mô hình tổ chức................................................................................................14
3.2.1. Ưu điểm........................................................................................................14
3.2.2. Nhược điểm.................................................................................................15
3.3. Tính độc lập.......................................................................................................15
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM 16
1. Tổng quan về NHNN VIỆT NAM.........................................................................16
1.1. Sơ lược về ngân hàng nhà nước Việt Nam......................................................16
1.2. Đặc điểm và vai trò của NHNN Việt Nam........................................................16
1.2.1. Đặc điểm......................................................................................................16
1.2.2. Vai trò của NHNN Việt Nam.......................................................................17
1.2.3. Thách thức và cơ hội đối với NHNN Việt Nam...........................................18
1.2.3.1. Thách thức...........................................................................................19
1.2.3.2. Cơ hội..................................................................................................19
1.3. Đánh giá và so sánh NHNN Việt Nam và NHTW Canada..............................20
2. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị cho NHNN Việt Nam dựa trên góc nhìn kinh
tế................................................................................................................................... 20 4
2.1. Vị trí pháp lý của NHNN Việt Nam..................................................................21
2.2. Mô hình tổ chức phù hợp cho NHNN Việt Nam..............................................22
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của NHNN Việt Nam................................................23
2.4. Với sự trình bày bên trên, NHNN Việt Nam nên ở mức độ độc lập như thế nào
để kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cân bằng ngân sách?......23 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 5 LỜI MỞ ĐẦU
Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và phát triển của thị
trường tài chính là một chủ đề rất quan trọng. Việc tham gia vào thị trường ngoại hối có
sự tham gia của nhiều đơn vị với các mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như đơn vị phát
hành, đơn vị đầu tư và đơn vị quản lý hoạt động thị trường.
Các NHTW là một trong những thành phần quan trọng trên thị trường ngoại hối.
Các Ngân hàng này có trách nhiệm cung cấp cho hệ thống ngân hàng thanh khoản cần
thiết để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, phù hợp với các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Đúng là không phải NHTW của tất cả các nước đều hoạt động giống nhau và có khả năng
quản lý tốt nền kinh tế một cách đáng tin cậy, vì vậy trong phần tìm hiểu này, nhóm tin
rằng Ngân hàng trung ương Canada - quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới tính theo
GDP danh nghĩa, sẽ là một chủ đề đáng để nghiên cứu và học hỏi.
Trong bài luận này, nhóm sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về Ngân hàng trung ương,
sau đó tìm hiểu thêm về NHTW Canada và cuối cùng đưa ra những đề xuất và khuyến
nghị có thể áp dụng cho NHNN Việt Nam. Vì kiến thức còn hạn chế nên nhóm đã cố
gắng hết sức để hoàn thiện nhưng không thể tránh khỏi sai sót. Để bài luận được hoàn
thiện hơn và để nhóm có thêm kinh nghiệm làm bài, nhóm rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ cô Phạm Thị Lâm Anh, Giảng viên bộ môn Tài chính - Tiền tệ.
Nhóm xin chân thành cảm ơn! 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở và vị trí pháp lý 1.1. Khái niệm
Cơ sở pháp lý của NHTW được quy định bởi các văn bản pháp luật của nhà nước.
Các văn bản pháp luật này xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
NHTW, đảm bảo cho NHTW có đủ thẩm quyền và điều kiện để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý của NHTW được
quy định bởi Hiến pháp năm 2013, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và các
văn bản pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, NHTW là cơ quan nhà nước có chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng. NHTW có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, có trụ sở riêng, có ngân sách riêng và có hệ thống tổ chức, bộ máy riêng. NHTW
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ.
1.2 Vị trí pháp lý
Vị trí pháp lý của NHTW được xác định bởi các văn bản pháp luật của nhà nước.
Theo lý thuyết chung, NHTW là một tổ chức độc lập, có quyền lực độc lập trong việc
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 2. Mô hình tổ chức
2.1. Mô hình tổ chức NHTW trực thuộc Chính phủ 7
Mô hình NHTW (NHTW) nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ là mô hình
phổ biến ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo mô hình này, NHTW chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, bao gồm cả tổ chức, điều hành và hoạt động thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia.
Ưu điểm của mô hình này là giúp tăng cường sự phối hợp giữa NHTW và Chính
phủ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. NHTW có thể dễ dàng thực hiện các
chỉ đạo của Chính phủ trong việc hỗ trợ các mục tiêu kinh tế vĩ mô ngắn hạn, chẳng hạn
như kích thích tăng trưởng kinh tế hay kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là có thể dẫn đến việc NHTW mất đi
tính độc lập trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Chính phủ có thể lợi dụng NHTW để
thực hiện các mục tiêu chính trị ngắn hạn, gây ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
2.2. Mô hình tổ chức NHTW độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội
Theo mô hình này, NHTW là một cơ quan độc lập, không nằm trong cơ cấu bộ
máy của Chính phủ, không chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ.
Ưu điểm của mô hình này là giúp NHTW có thể tập trung vào mục tiêu dài hạn là
ổn định giá trị đồng tiền và góp phần tăng trưởng kinh tế, không bị chi phối bởi các áp
lực chính trị ngắn hạn của Chính phủ.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là có thể dẫn đến việc NHTW trở
nên quá độc lập, không phối hợp hiệu quả với Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.
3. Chức năng và nhiệm vụ của NHTW
3.1. Là Ngân hàng phát hành 8
NHTW là cơ quan duy nhất được phát hành tiền trong lưu thông. Tiền do NHTW
phát hành là tiền pháp định, được Nhà nước bảo đảm giá trị.
3.2. Là NH của các NH
NHTW đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung tiền và lãi suất trong nền
kinh tế. Các biện pháp điều tiết của NHTW có thể tác động đến hoạt động kinh tế và đời sống của người dân.
3.3. Là NH của Chính phủ
Ở nhiều quốc gia, NHTW có chức năng quản lý tiền nong cho chính phủ. Chính
phủ mở tài khoản giao dịch tại NHTW và NHTW sẽ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho
chính phủ, chẳng hạn như thanh toán, chuyển tiền và quản lý quỹ.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, chức năng này do kho bạc
đảm nhiệm. Kho bạc là cơ quan quản lý tài chính của chính phủ, và chịu trách nhiệm thực
hiện các khoản thu, chi ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, NHTW còn làm đại diện cho chính phủ khi can thiệp vào thị trường
ngoại hối. NHTW có thể mua hoặc bán ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nhằm hỗ
trợ mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính phủ.
3.4. Quản lý nhà nước
NHTW có trách nhiệm giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho
hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
4. Tính độc lập của NHTW
4.1. Quan điểm về tính độc lập
Tính độc lập của NHTW là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Có
hai quan điểm chính về tính độc lập của NHTW:
- Quan điểm ủng hộ tính độc lập của NHTW (Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Canada):
Quan điểm này cho rằng NHTW cần được độc lập trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ, không bị chi phối bởi các áp lực chính trị ngắn hạn của Chính phủ. Bởi vì,
chính sách tiền tệ là một công cụ quan trọng để ổn định giá trị đồng tiền, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu chính phủ có thể can 9
thiệp vào hoạt động của NHTW để thực hiện các mục tiêu chính trị ngắn hạn sẽ dẫn đến lạm phát.
- Quan điểm phản đối tính độc lập của NHTW (Việt Nam, Trung Quốc): Quan điểm
này cho rằng NHTW cần chịu sự giám sát của Chính phủ để đảm bảo tính thống
nhất trong việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Bởi vì, chính sách tiền tệ
cần được phối hợp với chính sách tài khóa để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Nếu NHTW không chịu sự giám sát của Chính phủ, có thể gây ảnh hưởng đến ổn định kinh tế.
4.2. Đo lường tính độc lập
Tính độc lập của NHTW là khả năng của NHTW trong việc đưa ra các quyết định
về chính sách tiền tệ mà không bị chi phối bởi các yếu tố chính trị.
Có một số chỉ số thường được sử dụng để đo lường tính độc lập của NHTW, bao gồm:
- Nhiệm kỳ của Thống đốc NHTW: Nhiệm kỳ càng dài thì tính độc lập càng cao.
- Quyền bổ nhiệm Thống đốc NHTW: Nếu Thống đốc NHTW do Quốc hội hoặc cơ
quan độc lập bổ nhiệm thì tính độc lập càng cao.
- Quyền miễn nhiệm Thống đốc NHTW: Nếu Thống đốc NHTW chỉ có thể bị miễn
nhiệm bởi Quốc hội hoặc cơ quan độc lập thì tính độc lập càng cao.
- Quyền quyết định về chính sách tiền tệ: Nếu NHTW có toàn quyền quyết định về
chính sách tiền tệ thì tính độc lập càng cao. 10
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỊ TRÍ PHÁP LÝ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC
CỦA NGÂN HÀNG CANADA
1. Tổng quan về Ngân hàng Canada
1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Canada là NHTW của Chính phủ Canada, được thành lập vào ngày
11/3/1935 thông qua “Đạo luật ngân hàng Canada (1934)” với mục tiêu kiểm soát lạm
phát luôn được BOC đặt lên hàng đầu.
Các sự kiện quan trọng trong lịch sử Ngân hàng Canada:
- 1867: Canada thành lập, nhưng không có NHTW.
- 1881: Ngân hàng Thương mại Canada được thành lập, trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất Canada.
- 1934: Đạo luật NHTW Canada được thông qua, thành lập NHTW Canada.
- 1950: NHTW Canada bắt đầu điều hành chính sách tiền tệ bằng cách sử dụng lãi suất.
- 1967: Canada chuyển đổi sang đồng tiền mới, đồng đô la Canada.
- 1982: Chính phủ Canada thông qua Đạo luật NHTW sửa đổi, trao cho NHTW
Canada quyền độc lập hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
1.2. Đặc điểm Ngân hàng Canada
BOC có 4 lĩnh vực trách nhiệm chính: quy định chính sách tiền tệ (tức quy định
việc cung ứng tiền lưu thông trong nền kinh tế Canada), tạo lập và quản lý tiền tệ, thiết kế
và phát hành tiền giấy, và quản lý quỹ. BOC quản lý nợ công và dự trữ ngoại hối của chính phủ Canada:
- Được quản lý bởi các quy định chặt chẽ của Chính phủ Canada và các cơ quan quản lý tài chính khác.
- Được đánh giá cao về tính ổn định và an toàn tài chính, và được xếp hạng là một
trong những ngân hàng tốt nhất thế giới.
2. Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NH Canada
2.1. Cơ sở và vị trí pháp lý 11 2.1.1. Cơ sở pháp lý:
Hiến pháp Canada: Hiến pháp này là cơ sở pháp lý cơ bản của Canada, chia quyền
lực giữa Chính phủ liên bang và các tỉnh. Nó có liên quan đến các vấn đề tài chính và ngân hàng.
- Ngân sách liên bang: Đây là một văn bản quy phạm quan trọng liên quan đến
tài chính và quản lý ngân sách của chính phủ liên bang, bao gồm cả NHTW Canada.
- Luật NHTW Canada: Đây là văn bản quy phạm cụ thể và quan trọng nhất về
hoạt động của NHTW Canada. Nó xác định mục tiêu, chức năng, và quyền hạn của Ngân hàng.
- Luật Ngân hàng liên bang: Luật này quy định hoạt động của tất cả các ngân
hàng, bao gồm cả ngân hàng thương mại, và có thể ảnh hưởng đến quan hệ
giữa NHTW và các ngân hàng khác.
- Luật tiền tệ: Quy định về tiền tệ và xuất bản tiền giấy, ảnh hưởng đến quản lý tiền tệ của NHTW
- Luật Ngân sách quốc gia: Điều chỉnh việc đánh giá và giám sát hệ thống tài
chính của Canada, với sự tham gia của NHTW Canada. 2.1.2. Vị trí pháp lý:
Ngân hàng Canada được tạo ra và đứng ở vị trí độc lập tương đối với Chính phủ
Liên bang. Điều này giúp bảo đảm rằng quyết định về chính sách tiền tệ không bị chi
phối quá mức bởi yếu tố chính trị.
2.2. Mô hình tổ chức:
NHTW Canada được tổ chức theo mô hình NHTW độc lập. Điều này có nghĩa là
Ngân hàng Canada được thiết lập với độc lập tài chính và quyết định chính sách tiền tệ,
tách biệt khỏi sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ Liên bang Canada. 12
2.3. Chức năng và nhiệm vụ 2.3.1. Chức năng:
- Chính sách tiền tệ: NHTW có trách nhiệm đề xuất và thực hiện chính sách tiền tệ
của quốc gia. Điều này bao gồm việc quyết định mức lãi suất, kiểm soát nguồn
cung tiền tệ và thực hiện các biện pháp khác để duy trì ổn định kinh tế.
- Tư vấn chính sách kinh tế: NHTW thường xuyên cung cấp tư vấn cho Chính phủ
về chính sách kinh tế và tài chính, nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định và duy trì sự ổn định kinh tế.
- Phát hành tiền giấy: NHTW có trách nhiệm phát hành tiền giấy của quốc gia và
quản lý hệ thống thanh toán để đảm bảo sự mạnh mẽ và ổn định của tiền tệ.
- Quản lý dự trữ: Dựa trên Bảo đảm: Thực hiện các chính sách và biện pháp để đảm
bảo an toàn và ổn định trong hệ thống ngân hàng và tài chính. 2.3.2. Nhiệm vụ:
- Quản lý nguồn cung tiền tệ: NHTW giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
nguồn cung tiền tệ. Điều này giúp duy trì sự ổn định trong hệ thống tài chính và giảm nguy cơ lạm phát.
- Quản lý dự trữ ngoại hối: NHTW Canada quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia,
giúp bảo vệ giá trị đồng tiền và tạo ra môi trường ổn định cho thương mại quốc tế.
- Giám sát và quản lý hệ thống ngân hàng: NHTW giữ vai trò quan trọng trong việc
giám sát và quản lý các tổ chức tài chính để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân
hàng và ngăn chặn rủi ro tài chính.
2.4. Phân tích tính độc lập 13
NHTW Canada (Bank of Canada) được thiết lập với một mức độ độc lập tương
đối so với Chính phủ Liên bang Canada.
- Độc lập tài chính: Ngân hàng Canada có độc lập tài chính, tức là nó có khả năng tự
quản lý và tự chủ về nguồn lực tài chính của mình. Điều này giúp nó tránh bị áp
đặt áp lực tài chính từ phía Chính phủ.
- Chính sách tiền tệ độc lập: Ngân hàng Canada có thẩm quyền độc lập trong việc
đặt ra và thực hiện chính sách tiền tệ. Quyết định về lãi suất và các biện pháp tiền
tệ không phải lúc nào cũng phải được chính phủ chấp nhận trực tiếp.
- Độc lập chính sách kinh tế: Ngân hàng Canada có khả năng đưa ra các quyết định
về chính sách kinh tế mà không phụ thuộc quá mức vào áp lực chính trị. Điều này
giúp đảm bảo rằng chính sách kinh tế và tiền tệ được đưa ra dựa trên các yếu tố
kinh tế chung hơn là áp đặt chính trị.
Tuy nhiên, mặc dù có độc lập, Ngân hàng Canada không hoàn toàn độc lập khỏi
Chính phủ. Sự tương tác và hợp tác giữa hai tổ chức này là quan trọng để đảm bảo rằng
các quyết định chính sách đáp ứng đúng mức với môi trường kinh tế và chính trị tổng thể.
Điều này thể hiện sự cân bằng giữa độc lập chính sách và sự tương tác với chính trị.
3. Đánh giá thực trạng dưới góc nhìn đa chiều
3.1. Cơ sở pháp lý và vị trí pháp lý
NHTW Canada được thành lập dưới quyền của Đạo luật NHTW Canada. Đạo luật
này ủy quyền cho NHTW Canada chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chính sách tiền
tệ của quốc gia, bảo đảm ổn định giá cả và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.
NHTW Canada được thiết lập với mục tiêu là duy trì ổn định giá và giữ cho nền
kinh tế Canada hoạt động một cách ổn định. Nhiệm vụ này thường phản ánh sự phù hợp
với các mục tiêu chính trị và phát triển kinh tế của quốc gia.
3.2. Mô hình tổ chức 3.2.1. Ưu điểm
- NHTW có toàn quyền xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh
hưởng bởi áp lực tài chính hoặc các ràng buộc chính trị khác.
- Tăng cường hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm
thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính. 14
- Giành quyền lựa chọn mục tiêu của mình mà không có sự can thiệp hay chỉ đạo từ
Chính phủ hoặc các cơ quan có liên quan khác.
- Các quyết định thực thi chính sách tiền tệ cần chủ động hơn và giảm bớt sự chậm
trễ của chính sách tiền tệ.
- Có thể từ chối theo đuổi mục tiêu thâm hụt ngân sách.
- Tự chủ trong cơ chế tổ chức, tài chính và nhân sự. 3.2.2. Nhược điểm
- Điểm bất lợi của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ
do NHTW thực hiện và chính sách tài khóa do chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô 1 cách hiệu quả.
- Có nguy cơ bị thâu tóm cũng như sự kiểm soát của tư nhân, các nhà tài phiệt ngân
hàng, tài chính nếu ko có cơ chế phù hợp.
3.3. Tính độc lập
- NHTW Canada được thiết lập với sự tự chủ trong việc đưa ra các quyết định chính
sách tiền tệ. Thống đốc của ngân hàng này thường được bổ nhiệm dựa trên năng
lực và chuyên môn, đồng thời có độc lập trong việc đưa ra các quyết định về lãi
suất và chính sách tiền tệ khác.
- Mục tiêu chính của NH này là duy trì ổn định tài chính và giá. Điều này có nghĩa
là chính sách tiền tệ của ngân hàng không chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn mà
còn hướng tới mục tiêu dài hạn của sự ổn định kinh tế.
- Mặc dù NHTW Canada có độc lập, nhưng không tách biệt hẳn mà vẫn thường
xuyên tương tác và thống nhất với Chính phủ. Thống đốc ngân hàng thường báo
cáo và thảo luận với Chính phủ về các quyết định chính sách và đảm bảo rằng
chính sách tiền tệ phản ánh mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia.
- Tính độc lập của NHTW Canada cũng thể hiện trong khả năng của nó đối mặt với
áp lực từ các yếu tố ngoại vi, như thị trường tài chính quốc tế hay các tác động từ nền kinh tế toàn cầu.
- NHTW Canada có khả năng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt dựa trên đánh
giá độc lập của mình về tình hình kinh tế nội địa. Điều này giúp nhanh chóng và
linh hoạt đối ứng với biến động trong nền kinh tế. 15
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM
1. Tổng quan về NHNN VIỆT NAM
1.1. Sơ lược về ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam, là NHTW của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của NHTW về phát hành
tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản
lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN.
1.2. Đặc điểm và vai trò của NHNN Việt Nam 1.2.1. Đặc điểm
- Chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay
nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có biến động bất thường, NHNN quy
định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với
nhau và với khách hàng. NHNN còn quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia.
- Phát hành tiền tệ: Theo điều 16 Luật NHNN Việt Nam quy định: “NHNN là cơ
quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kể cả
tiền giấy và tiền kim loại. Như vậy, theo quy định hiện hành thì chỉ có NHNN Việt
Nam mới có quyền phát hành tiền. Mọi hành vi không tiếp nhận, lưu thông tiền tệ
của NHNN Việt Nam phát hành đều bị xem là bất hợp pháp.”
- Bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách, cho vay:
● Hoạt động tín dụng của NHNN khác biệt về bản chất so với hoạt động tín dụng
của các tổ chức tín dụng vì nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,
đảm bảo vốn cho tổ chức tín dụng. Hoạt động tín dụng của NHNN diễn ra dưới
các hình thức bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước, cho vay.
● Bảo lãnh được xem là hình thức hoạt động tín dụng của NHNN nhưng chỉ áp dụng
cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) là hình thức cấp tín 16
dụng của NHNN để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc
công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng đang được giám sát và phối hợp quản lý.
- Thực hiện chính sách ngoại hối:
● Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần phát
triển kinh tế đồng thời thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia là nâng cao
khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam; đạt mục tiêu chỉ sử dụng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
● Thực thi các cam kết của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công tác quản lý đối với hoạt động ngoại
hối và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngoại hối
- Quản lý hệ thống ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan
quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
- Thực hiện chính sách tài khóa của NHNN Việt Nam: Từ năm 2008 đến năm 2012,
Chính phủ đã thực hiện rất tốt chính sách tiền tệ, có những chính sách hợp lý. Việt
Nam đã từng bước đi lên và khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, khó khăn
sau đại dịch Covid-19, vận dụng tối đa thời cơ thuận lợi, hướng tới thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. 17 1.2.2. Vai trò của NHNN Việt Nam
- Góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, thông qua điều tiết số lượng tiền tệ
trong lưu thông. Qua các nghiệp vụ như: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, hoạt động của thị trường mở…
- Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế: Tham gia xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội; tài trợ tín dụng thông qua ngân hàng thương mại cho việc duy
trì sự hoạt động có hiệu quả của cơ cấu kinh tế đã thiết lập; góp phần điều chỉnh
kịp thời cơ cấu kinh tế phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước và hội nhập với
sự phát triển kinh tế trong khu vực và thế giới.
- Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia: Góp phần cân bằng tổng cung và tổng
cầu của toàn xã hội thông qua ổn định sức mua tiền tệ (Ổn định chỉ số giá hàng
hóa, giá vàng); tác động mạnh đến việc cân đối cung cầu ngoại tệ, ổn định tỷ giá ngoại tệ.
- Chỉ huy toàn bộ đối với hệ thống ngân hàng.
1.2.3. Thách thức và cơ hội đối với NHNN Việt Nam 1.2.3.1. Thách thức:
- Theo đánh giá năm 2022 (Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam năm 2022 là hơn
125%), NHNN đã điều hành rất linh hoạt về tín dụng khi thực hiện các giải pháp
để thúc đẩy cả bên cung cấp vốn tín dụng cũng thực hiện các giải pháp để thúc đẩy
bên cung cấp vốn tín dụng.
- Áp lực về tăng vốn vẫn tiếp tục trong ngành Ngân hàng nhằm duy trì các hệ số an
toàn trong khi các điều kiện tăng vốn không có khả quan trong bối cảnh nền kinh
tế đang còn trong quá trình phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 được dự
báo tăng ở mức 8,02% so với các năm trước do nền kinh tế khôi phục trở lại. 18
- Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (công ty
Fintech cung cấp hoặc hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng như thanh toán,
chuyển tiền, chấm điểm tín dụng, cho vay ngang hàng…) có thể tạo ra các thách
thức trong công tác giám sát của cơ quan quản lý như: vấn đề đảm bảo an ninh
mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền lợi người tiêu dùng, nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố… 1.2.3.2. Cơ hội
- Tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt với động thái nới rộng
tín dụng vào ngày 5/12/2022 của NHNN lên 1,5-2% cũng như việc triển khai thực
hiện Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá
thể theo Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2022-2023 của Quốc hội và Chính phủ.
- Dòng chảy vốn đầu tư tiếp tục quay trở lại hệ thống ngân hàng trong khi lãi suất
huy động ở mức thực dương, trong bối cảnh các kênh đầu tư đang có nhiều biến
động đối với niềm tin của nhà đầu tư. 19
- Năng lực số hóa của các ngân hàng có nhiều tiềm năng tiếp tục được cải thiện
thông qua khả năng khai thác các ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất như: AI,
máy học, điện toán đám mây, Blockchain, không ngừng góp phần gia tăng trải
nghiệm khách hàng và thúc đẩy các sản phẩm tài chính mới.
- Phát triển bền vững thông qua chương trình ESG sẽ là cơ hội để xây dựng lợi thế
cạnh tranh mới cho các ngân hàng Việt Nam, minh chứng thông qua dòng vốn đầu
tư đổ vào các doanh nghiệp có xây dựng các tiêu chuẩn ESG mạnh mẽ hơn bao
giờ hết, cùng với sự quan tâm ngày càng lớn của các cơ quan quản lý nhằm hoàn
thiện các quy định để triển khai các tiêu chuẩn ESG.
1.3. Đánh giá và so sánh NHNN Việt Nam và NHTW Canada
- Điểm giống: Đều có chức năng cơ bản là tổ chức tài chính quốc gia, chịu trách
nhiệm quản lý chính sách tiền tệ và ngân sách. - Điểm khác nhau:
● Chức năng: NHTW Canada có nhiệm vụ điều tiết thị trường tiền tệ, đảm bảo sự an
toàn của nền tài chính và hỗ trợ hệ thống các ngân hàng thương mại. Trong khi đó,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý tiền tệ, tài chính và ngân
hàng, đồng thời cũng là cơ quan quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động của
các ngân hàng thương mại.
● Độc lập: NHTW Canada được quy định phải hoạt động độc lập và không bị can
thiệp bởi chính phủ. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan
thuộc chính phủ và có thể bị can thiệp bởi chính phủ.
● Tiền tệ: NHTW Canada quản lý đồng tiền Canada, còn Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quản lý đồng tiền Việt Nam.
● Quy mô: NHTW Canada có quy mô lớn hơn so với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, vì Canada là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và quy mô lớn hơn Việt Nam.
2. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị cho NHNN Việt Nam dựa trên góc nhìn kinh tế
2.1. Vị trí pháp lý của NHNN Việt Nam
- Đóng vai trò quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô
và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng là NHANH, cơ quan có địa vị pháp lý
hiện nay phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Với tư cách là cơ 20
quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về tiền tệ, ngân hàng và hoạt động ngoại
hối, NHNN đã khẳng định được thẩm quyền của mình.
- Dựa trên một số ý kiến nhất định và theo địa vị pháp lý hiện nay của NHNN,
nhóm nhận thấy cần có sự thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức độc lập, cần có đầy đủ tư
cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản nội bộ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về
hoạt động. Lý do nhóm đề ra quan điểm này là như sau:
● NHNN có thể độc lập hơn trong việc thực thi chính sách tiền tệ bằng cách loại bỏ
nó khỏi hệ thống hành chính nhà nước. Sự thay đổi này sẽ ngăn chặn sự can thiệp
từ các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác của Chính phủ.
● Tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN sẽ được nâng
cao nhờ tách khỏi hệ thống hành chính nhà nước.
Ví dụ như Canada đã tách NHTW ra khỏi hệ thống hành chính nhà nước để tăng
cường quản lý chính sách tiền tệ. Động thái này đã phát huy tác dụng trong việc nâng cao
tính ổn định và hiệu quả kinh tế vĩ mô. Việc tách NHNN khỏi hệ thống hành chính nhà
nước đặt ra một số thách thức. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó phối hợp với các cơ
quan nhà nước khác để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Mặc dù nhóm đề ra quan
điểm như vậy tuy nhiên tính khả thi và hiệu quả của việc thay đổi vị thế pháp lý của
NHNN cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
2.2. Mô hình tổ chức phù hợp cho NHNN Việt Nam
Từ việc so sánh mô hình tổ chức giữa NHNN Việt Nam và NHTW Canada nhóm
nhận thấy NHNN Việt Nam có thể học hỏi một số ưu điểm từ NHTW Canada như sau:
- Trước hết cần phải tăng cường tính độc lập của NHNN. Ngân hàng Canada là tổ
chức độc lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều này giúp Ngân hàng Quốc
gia Canada thực hiện chính sách tiền tệ một cách độc lập, không chịu ảnh hưởng
của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể học hỏi từ điều này và tăng
cường tính độc lập trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.
- Tiếp theo đó là nâng cao khả năng giám sát và giải quyết các hành vi không công
bằng của các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Quốc gia Canada chịu trách nhiệm quản
lý các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác ở Canada. Ngân hàng
cũng có quyền xử lý các tổ chức tín dụng hoạt động không đúng quy định. Điều
này giúp Ngân hàng Quốc gia Canada đảm bảo an ninh cho hệ thống tài chính. 21
NHNN Việt Nam có thể vận dụng tính năng này để tăng cường hệ thống an ninh
cho ngân sách tài chính quốc gia.
- Cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế: NHTW Canada là thành viên của nhiều
tổ chức quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Điều này giúp NHTW Canada cập
nhật thông lệ quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động. NHNN Việt Nam cũng cần
tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các NHTW khác để nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của NHNN Việt Nam
Trước thời đại số và hội nhập quốc tế, nhóm thấy rằng NHNN Việt Nam cần phát
triển các chức năng mới đáp ứng yêu cầu toàn diện hơn của người dân cũng như sự phát triển của xã hội:
- Cụ thể, NHNN cần phát triển năng lực giám sát, quản lý hoạt động ngân hàng số
nhằm đảm bảo an ninh, ổn định của hệ thống ngân hàng.
- Ngoài ra, cần phát huy vai trò của ngành ngân hàng trong việc thúc đẩy đổi mới,
hỗ trợ các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu
của người dân, doanh nghiệp.
- Cuối cùng, NHNN cần phát triển chức năng hỗ trợ phát triển tài chính toàn diện để
giúp các đối tượng này tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính cần thiết.
Để giải quyết hiệu quả những trở ngại đang tác động đến nền kinh tế Việt Nam,
chắc chắn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và NHNN Việt Nam. Một số vấn
đề chính nhóm nhận thấy cần phải đối mặt bao gồm:
● Việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là
rất quan trọng để kiểm soát lạm phát. Sự phối hợp giữa NHNN và Chính phủ trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô là điều tối quan trọng
để đạt được các mục tiêu này. Sự phối hợp chính xác giữa hai thực thể tạo điều
kiện cho tăng trưởng kinh tế.
● Bằng cách cải thiện việc lập kế hoạch và phối hợp, các doanh nghiệp đóng vai trò
là xương sống của nền kinh tế, Chính Phủ và NHNN Việt Nam cần viện trợ để
vượt qua khó khăn, góp phần củng cố sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo ổn
định việc làm và thu nhập cho người lao động. 22
● Tất nhiên phối hợp chính là chìa khóa để củng cố cơ sở hạ tầng tài chính và ngân
hàng. Một hệ thống tài chính và ngân hàng vững mạnh có thể đáp ứng nhu cầu vốn
cho sản xuất và kinh doanh cũng như thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Điều cần thiết là NHNN và Chính phủ phải hợp tác hiệu quả trong việc hoạch định
chính sách và thực thi các chiến lược nhằm cải thiện khuôn khổ tài chính và ngân
hàng. Các chính sách này cần tập trung vào quy mô, chất lượng, khả năng cạnh tranh và kinh tế vĩ mô.
2.4. Với sự trình bày bên trên, NHNN Việt Nam nên ở mức độ độc lập như thế
nào để kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cân bằng ngân sách?
Việc kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cân đối ngân sách của
NHNN Việt Nam ở mức độ độc lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tính độc lập của NHNN thay đổi tùy theo sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Trong nền
kinh tế vĩ mô không ổn định, NHNN cần có mức độ độc lập thấp hơn để phối hợp
chặt chẽ với Chính phủ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Ngược lại, khi
kinh tế vĩ mô ổn định, NHNN có thể có mức độ độc lập cao hơn.
- Mức độ độc lập của NHNN còn có thể thay đổi tùy theo sự ổn định của hệ thống
chính trị. Khi hệ thống ổn định, ngân hàng có thể có mức độ độc lập cao hơn
nhưng cần hạ thấp tính độc lập khi có sự bất ổn. Việc này được thực hiện nhằm
ngăn chặn các yếu tố chính trị ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng.
Theo phân tích nghiên cứu của IMF, nhóm kết luận rằng cần có mức độ tự chủ phù
hợp cho NHNN để cân đối ngân sách một cách hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế
và kiểm soát lạm phát. Với điều này, rõ ràng NHNN Việt Nam đang ở mức độ độc lập
vừa phải để đạt được các mục tiêu này nên nhóm nhận thấy rằng Việt Nam đã và đang ở
mức độ độc lập hợp lí. Tuy nhiên, nhóm thấy rằng ANH cũng cần ưu tiên hợp tác với
Chính phủ để xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô. 23 KẾT LUẬN
Với phần nội dung ở trên nhóm đã đưa ra một cái nhìn khái quát về sự hình thành,
chức năng, mô hình tổ chức và mức độ độc lập của Ngân hàng nói chung và của riêng
Ngân hàng trung ương Canada.
NHTW với trách nhiệm quản lý hệ thống và tổ chức thi hành các chính sách tiền tệ
của một quốc gia đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình xây dựng chiến
lược phát triển nền kinh tế xã hội. Với nhiều chức năng quan trọng, Ngân hàng trung
ương được xem như ngân hàng của mọi ngân hàng.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch theo xu thế toàn cầu hóa, thị trường
Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích
cực phù hợp với xu hướng phát triển chung. Mặc dù đến nay quy mô của thị trường này
còn rất khiêm tốn nhưng nó đã đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cung cầu về vốn
ngắn hạn cho các ngân hàng, doanh nghiệp,…
Cuối cùng, nhóm xin đưa ra kết luận rằng NHTW Canada và NHNN Việt Nam
vẫn còn nhiều hạn chế tuy nhiên các Ngân hàng vẫn đang từng bước khắc phục. Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ vẫn cần phải phối hợp chặt chẽ, hợp lý hơn để
giải quyết những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay và sẵn sàng đối phó với
các biến động trong tương lai. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, T. L. (2023, 5 1). Tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương các nước
và những gợi ý về triển vọng hiến định ở vIệt nam. Retrieved from
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207122
2. PHƯƠNG, N. T. (2020, 4). Vai trò của ngân hàng trung ương trong ổn định tài
chính vĩ mô: Nhìn từ một số cuộc khủng hoảng trên thế giới. Retrieved from
https://tapchinganhang.gov.vn/vai-tro-cua-ngan-hang-trung-uong-trong-on-dinh-
tai-chinh-vi-mo-nhin-tu-mot-so-cuoc-khung-hoang-tren-.htm
3. Sự ra đời và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương . (2019, 5 18). Retrieved
from https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/4952/su-ra-doi-va-mo-
hinh-to-chuc-cua-ngan-hang-trung-uong
4. Trường, L. M. (n.d.). Retrieved from https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vi-tri--
chuc-nang--nhiem-vu--quyen-han-cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam--.aspx
5. Xác định rõ vị trí của NHNN. (2009, 11 16). Retrieved from
https://baochinhphu.vn/xac-dinh-ro-vi-tri-cua-nhnn-10228860.htm 25