Bài tập lớn: Trung gian tài chính của các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số | Tài chính tiền tệ

Bài tập lớn: Trung gian tài chính của các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số | Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CỬ NHÂN ĐỊNH HƯỚNG NHẬT BẢN
-----------------------------------------------
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: Trung gian tài chính của các quốc gia trong giai
đoạn chuyển đổi số
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Hà Thu
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp: JP03 – KTA
HÀ NỘI – 06/2023
2
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CỬ NHÂN ĐỊNH HƯỚNG NHẬT BẢN
------------
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: Trung gian tài chính của các quốc gia trong giai
đoạn chuyển đổi số
THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên Mã sinh viên Chức vụ
Vũ Đặng Mai Linh 24A4023268 Trưởng nhóm
Trịnh Hồng Anh 24A4023279 Thành viên
Lương Kiều Anh 24A4023162 Thành viên
Lê Thị Thanh Thư 24A4023260 Thành viên
Lê Phương Anh 24A4023161 Thành viên
HÀ NỘI – 06/2023
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................5
1. Khái niệm chung 5………………………………………………………………………………
2. Phân loại ngân hàng thương mại............................................................................5
2.1. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu........................5
2.2. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào chiến lược kinh doanh................6
2.3. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào tính chất hoạt động....................7
3. Nghiệp vụ bên tài sản và bên nguồn vốn của NHTM............................................7
* NGHIỆP VỤ BÊN TÀI SẢN...........................................................................7
* NGHIỆP VỤ BÊN NGUỒN VỐN.................................................................11
4. Giới thiệu chung về Bank of America *...............................................................12
4.1. Lịch sử hình thành.......................................................................................12
4.2. Quá trình phát triển....................................................................................13
4.3. Thành tựu đạt được.....................................................................................14
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BANK OF AMERICA TRONG
GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ.................................................................................15
CHƯƠNG III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM..................................18
KẾT LUẬN.................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................21
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ (CMCN 4.0), chuyển đổi
số tại các trung gian tài chính đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Những
thành tựu của CMCN 4.0 được các quốc gia trên thế giới ứng dụng mạnh mẽ trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, xu hướng
chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ rệt hơn. Đặc biệt, những nước
nền kinh tế phát triển với nền tảng công nghệ hiện đại, đã có những phát triển vượt bậc
về hoạt động chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng.
Qua những thành tựu vượt bậc trong quá trình chuyển đổi số, nhóm 3 quyết định
lựa chọn Ngân hàng thương mại để tiến hành nghiên cứu. Ngành ngân hàng nói chung,
và Ngân hàng thương mại nói riêng, nơi bắt đầu sớm nhất trong việc áp dụng công
nghệ chuyển đổi số và ngày càng phát triển, tạo sự thay đổi ấn tượng trong nhiều thập
kỷ qua. Trên thế giới, đặc biệt các quốc gia phát triển, chuyển đổi số trong hoạt
động kinh doanh đã trở thành yếu tố tiên quyết đối với sự “sống còn” của Ngân hàng
thương mại.
Trên thế giới, Ngân hàng thương mại tại M luôn thuộc top sôi động nhất với sự
bùng nổ mạnh mẽ của ngân hàng số. Điển hình như các ngân hàng hàng đầu Mỹ
US Bank, Bank of America đã bắt đầu chuyển đổi số từ sự ra đời của Mobile Banking.
Đặc biệt Ngân hàng Bank of America đã triển khai thành công ngân hàng số, tự
động hóa hoàn toàn với chatbot Eric để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng di động,
thành lập các chi nhánh robot (Robo-branches), lắp đặt hàng loạt máy tính bảng tại các
chi nhánh để khách hàng thể chủ động tự thực hiện các giao dịch cơ bản không
cần tới giao dịch viên. Bank of America thực sự một ngân hàng kiểu mẫu cho giai
đoạn chuyển đổi số.
Tiến hành nghiên cứu về ngân hàng thương mại trong giai đoạn chuyển đổi số, đặc
biệt chọn ra Bank of America làm đại diện để phân tích thực trạng. Từ đó nhóm 3 sẽ
đưa ra những bài học, những lời khuyên, giải pháp đề xuất cho ngành ngân hàng tại
Việt Nam tiếp cận chuyển đổi số ngày một hoàn thiện hơn.
5
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm chung
Trung gian tài chínhcác tổ chức chuyên nghiệp cung ứng các dịch vụ tài chính
bằng cách huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dưới nhiều hình thức khác nhau
rồi dùng các nguồn vốn này để đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia giao
dịch.
Ngân hàng thương mại tổ chức kinh doanh tiền tệ hoạt động chủ yếu
thường xuyên nhận tiền gửi của kháchng với trách nhiệm hoàn trả sử dụng số
tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Chuyển đổi số:
Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì quá trình áp
dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể
định nghĩa một cách ngắn gọn dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation
trong tiếng Anh) sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của
một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành,
mô hình kinh doanh cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó
cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về
văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử
nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình
thay đổi từ hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp
dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán
đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều nh, lãnh đạo, quy trình làm
việc, văn hóa công ty.
2. Phân loại ngân hàng thương mại
2.1. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu
Dựa vào hình thức sở hữu, các NHTM được chia ra thành các loại gồm:
6
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh
+ Ngân hàng thương mại cổ phần
+ Ngân hàng liên doanh
+ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
+ Ngân hàng tư nhân
Ngân hàng thương mại quốc doanh: ngân hàng được thành lập từ vốn thuộc
Ngân sách Nhà nước, là trụ cột của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): là ngân hàng được thành lập từ vốn góp
của các cổ đông, kinh doanh đa năng. Hệ thống ngân hàng TMCP bao gồm hai loại:
ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn.
Ngân hàng liên doanh: ngân hàng do các bên liên doanh góp vốn, tỷ lệ đóng
góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ. dụ: Ngân ng liên
doanh ShinhanVina, Ngân hàng liên doanh Indovina, Ngân hàng liên doanh Viet Lao,
Ngân hàng liên doanh Viet Nga
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: ngân hàng được thành lập theo pháp luật
Việt Nam do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn; được quyền cung cấp đầy đủ các
dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam; thời gian hoạt động không vượt quá 99
năm.
Do nhân thành lập bằng vốn của nhân đó. Loại hìnhNgân hàng nhân:
ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp; thường mối quan hệ tốt với
khách hàng. Tuy nhiên, loại hình ngân hàng nhân theo cách tiếp cận này chưa xuất
hiện tại Việt Nam.
2.2. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào chiến lược kinh doanh
Dựa vào chiến lược kinh doanh, các NHTM được chia ra thành:
+ Ngân hàng thương mại bán buôn
+ Ngân hàng thương mại bán l—
+ Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán l—
7
Ngân hàng thương mại tập trung nhắm đếnNgân hàng thương mại bán buôn:
đối tượng khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các
nghiệp lớn. Danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàng
thường không đa dạng tuy nhiên giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.
ngân hàng tập trung khai thác nhóm đối tượngNgân hàng thương mại bán lẻ:
khách hàng nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng loại này thường
chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu của nhiều
khách hàng. Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưng lại một lực lượng
khách hàng rất lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu huy động vốn từ mọi
thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất
với quy mô nhỏ và vừa.
ngân hàng thực hiêNgân hàng thương mại vừa bán buôn, vừa bán lẻ: šn song
song cả hai hoạt động bán buôn bán l—. Ngân hàng này nhắm vào tất cả các dạng
khách hàng từ nhân, các š gia đình, các doanh nghiê šp vừa nhỏ đến các tổng
công ty, các tâ šp đoàn lớn.
2.3. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào tính chất hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực
nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực
kinh tế thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh một ngân ng được
phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Nghiệp vụ bên tài sản và bên nguồn vốn của NHTM
NGHIỆP VỤ BÊN TÀI SẢN
3.1. Nghiệp vụ ngân quỹ
Ngân quỹ là khoản mục tài sản Có, có tính thanh khoản cao mà ngân hàng phải duy
trì để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, bao gồm tiền mặt tại quỹ tiền
gửi tại các ngân hàng khác. Thông thường đây những tài sản không sinh lời, được
duy trì chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng gửi tiền, chi phí hoạt động
của ngân hàng đắp thiếu hụt trong thanh toán trừ thực hiện dự trữ bắt buộc
8
theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Trung bình hiện nay, ngân quỹ chiếm khoảng
15% tới 30% tổng tài sản Có của các ngân hàng trong tương lai khoản mụcy có
xu hướng ngày càng giảm vì sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt và trình
độ quản lý của ngân hàng.
a. Tiền mặt tại quỹ
Bao gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho.
Tiền mặttài sản Có không sinh lời, nhưng luôn phải duy trì để sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, tức đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đây yêu
cầu có tính chất bắt buộc và là yêu cầu cao nhất trong quản trị ngân hàng nói chung và
quản trị tài sản nói riêng, như là nội tệ, ngoại tệ, đá quý…
Tính toán xác định khối lượng tiền mặt tối thiểu phải duy trì, các ngân hàng luôn
phải tính toán, xác định một lượng tiền mặt ngân quỹ sao cho đủ đáp ứng nhu cầu
nhưng không quá dư thừa làm sụt giảm hiệu quả kinh doanh.
Tùy tình hình thực tế mà tăng giảm tổng quỹ một cách hợp lý.
b. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nằm trong khoản mục tài sản dự trữ cấp,
nhưng lại tài sản sinh lời, nhưng điều quan trọng không phải chỗ đó, quan
trọng là để phục vụ cho các giao dịch thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng với nhau.
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
+ Tiền gửi để duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ quy định
+ Tiền gửi để đáp ứng nhu cầu giao dịch và thanh toán bù trừ
+ Tiền gửi khác
c. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn phát sinh giao dịch
thanh toán giữa các ngân hàng với nhau, điều này đòi hỏi các ngânng phải mởi
khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán song phương với nhau.
9
3.2. Nghiệp vụ cho vay
nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng.
Các hình thức phổ biến:
+ Chiết khấu thương phiếu
+ Cho vay ứng trước
+ Cho vay vượt chi
+ Tín dụng uỷ thác thu hay bao thanh toán
+ Cho vay thuê mua
+ Tín dụng bằng chữ ký
+ Tín dụng tiêu dung
3.3. Nghiệp vụ đầu tư
Khoản mục đầu tư khoản mục tài sản Có sinh lời lớn thứ hai sau khoản mục cho
vay, chính vì vậy đây là khoản mục mà nhiều ngân hàng phải tập trung quản lý.
Bao gồm các hình thức:
Đầu tư trực tiếp:
Là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư tham gia đầu tư trực tiếp, tham gia quản
kinh doanh tại sở đầu tư. Kết quả đầu lãi thì được hưởng theo tỷ lệ vốn
tham gia, nếu bị thua lỗ, sẽ cùng nhau gánh chịu.
- Đầu tư trực tiếp bao gồm:
+ Góp vốn liên doanh: Các ngân hàng thể tham gia đầu trực tiếp bằng cách góp
vốn liên doanh để thành lập Ngân hàng liên doanh, tổ chức tài chính liên doanh, hoặc
các tổ chức kinh tế liên doanh ngoài ngành.
10
+ Góp vốn mua cổ phần: Các ngân hàng thương mại có thể góp vốn mua cổ phần của
các tổ chức tín dụng hoặc của các tổ chức kinh tế.
+ Cấp vốn thành lập công ty trực thuộc (Công ty con): Chính sách này không những
làm cho hoạt động kinh doanh với nhiều trụ cột để đảm bảo tính vững chắc, ổn định
trong điều kiện cạnh tranh khá gay gắt của thể chế thị trường tài chính, còn xu
hướng đề từng bước hình thành tập đoàn tài chính = ngân hàng đa năng.
- Trong đầu tư trực tiếp, các ngân hàng cần lưu ý những điều sau:
Chỉ được sử dụng vốn tự bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ để đầu trực
tiếp.
Tổng mức đầu tư trực tiếp không được vượt quá 40% vốn điều lệ quỹ dự trữ
của ngân hàng tính đến thời điểm đầu tư.
Mức đầu tư riêng biệt không được vượt quá 11% vốn điều lệ của Doanh nghiệp
hoặc giá trị dự án, quỹ đầu tư (không kể tham gia liên doanh trong ngân hàng).
Toàn bộ vốn đầu tư sẽ bị loại ra khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.
Đầu tư tài chính - đầu tư gián tiếp:
Các ngân hàng thực hiện đầu bằng cách mua các chứng khoán nợ i hạn như:
Trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu công ty. Hoặc
mua các chứng từ giá ngắn hạn như: Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu NHTW, kỳ
phiếu, thương phiếu.
- Các công cụ trên thị trường tiền tệ được các ngân hàng tham gia đầukhá phổ
biến có hai loại:
+ giấy nhận nợ ngắn hạn do Kho Bạc Nhà nước phát hành đểTín phiếu kho bạc:
huy động đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước. Với các ngân hàng
thương mại, tín phiếu kho bạc công cụ đầu hấp dẫn bởi vì độ an toàn cao, thị
giá thị trường khá ổn định, đặc biệt được mua bán phổ biến trên Thị trường Mở,
trên thị trường liên ngân hàng, được dùng làm tài sản bảo đảm để vay vốn từ ngân
hàng trung ương.
+ giấy nhận nợ có kỳ hạn của Ngân hàng NhàTín phiếu ngân hàng Nhà nước:
nước Việt Nam đổi với người mua tín phiếu. Khi đến hạn NHNN thanh toán cho người
11
mua Tín phiếu cả vốn và lãi (nếu lãi trả sau) hoặc thanh toán theo mệnh giá (nếu lãi trả
trước).
- Các công cụ trên thị trường vốn được các ngân hàng đầu tư phổ biến gồm có:
+ Trái phiếu chính phủ
+ Trái phiếu đô thị
+ Kỳ phiếu ngân hàng có thời hạn trên một năm
+ Trái phiếu công ty, kể cả trái phiếu ngân hàng
3.4. Nghiệp vụ tài sản có khác
Là nghiệp vụ ngân hàng sử dụng vốn để hình thành nên vốn hiện vật của ngân hàng
như: tài sản cố định, đất đai, văn phòng…
NGHIỆP VỤ BÊN NGUỒN VỐN
3.5. Vốn tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn:
+ Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.
+ Mục đích nhằm đảm bảo an toàn về tài sản thực hiện các khoản thanh toán qua
ngân hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn:
+ Là loại tiền gửi khách hàng rút ra sau một thời gian nhất định, từ một tháng đến
vài năm.
+ Mục đích chính là lấy lãi.
- Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm
mục đích hưởng lãi.
3.6. Vốn đi vay
- Phát hành các giấy tờ có giá: 2 phương thức.
+ Phát hành theo mệnh giá.
12
+ Phát hành dưới hình thức chiết khấu.
- Vay từ Ngân hàng Trung ương: Tất cả các NHTM được NHTW cho phép thành
lập hoạt động đều được hưởng quyền vay tiền tại NHTW.
- Các nguồn vốn vay khác:
+ Vay các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác
+ Vay từ những công ty mẹ của ngân hàng
+ Phát hành hợp đồng mua lại
+ Vay nước ngoài
3.7. Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn sẽ bao gồm: Vốn tự có và Nguồn vốn được coi là tự có.
+ Bao gồm vốn điều lệ của ngân hàng hay nguồn vốn thuộc sở hữu củaVốn tự có:
ngân hàng, khi ngân hàng được hình thành, thành lập. Nguồn vốn điều lệ sẽ được
ngân hàng sử dụng để mua thiết bị, tài sản cùng một số hoạt động khác. Ngoài ra, vốn
tự sẽ thêm nguồn quỹ dự trữ, nguồn vốn do hoạt động phát sinh lợi nhuận
ròng hàng tháng của ngân hàng.
+ khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của ngân hàng, đượcNguồn vốn được coi tự có:
sử dụng để chi tiêu cho các khoản mục tạm thời.
4. Giới thiệu chung về Bank of America *
4.1. Lịch sử hình thành
Bank of America, tên đầy đủ: Bank of America Corporation, một trong những
tập đoàn thương hiệu dịch vụ ngân hàng tài chính lớn nhất tại Hoa Kỳ. được
hình thành thông qua NationsBank mua lại Bank America vào năm 1998. Bank of
America có trụ sở chính tại Charlotte, North Carolina.
Lịch sử của ngân hàng bắt đầu từ năm 1904 khi Amadeo Peter Giannini mở đầu
Ngân hàng Ý ở San Francisco. Cuối cùng nó đã phát triển thành Ngân hàng Hoa Kỳ và
trong một thời gian thuộc sở hữu của công ty mẹ của Giannini, Tập đoàn
Transamerica. đã phát hành ngânng đầu tiên th— tín dụng BankAmeriCard, vào
13
năm 1958. (Th— tín dụng toàn cầu đầu tiên, thể được sử dụng nhiều sở khác
nhau, đã được giới thiệu bởi Diners' Club, Inc., vào năm 1950.)
Phần phía đông của nhượng quyền Bank of America có thể bắt nguồn từ năm 1784,
khi Ngân hàng Massachusetts được thành lập - phiên bản đầu tiên của FleetBoston, mà
Bank of America mua lại vào năm 2004. Năm 1874, Ngân hàng Thương mại Quốc gia
được thành lập tại Charlotte. Ngân hàng đó đã hợp nhất với American Trust Company
vào năm 1958 để thành lập Ngân hàng Thương mại Hoa Kỳ. Hai năm sau nó trở thành
Ngân hàng Quốc gia Bắc Carolina khi hợp nhất với Ngân hàng Quốc gia Greensboro.
Năm 1991, hợp nhất với C&S/Sovran Corporation of Atlanta Norfolk để thành
lập NationsBank.
Phần trung tâm của nhượng quyền thương mại từ năm 1910, khi Ngân hàng
Quốc gia Thương mại Ngân hàng Quốc gia Lục địa Chicago hợp nhất vào năm
1910 để tạo thành Ngân hàng Quốc gia Thương mạiLục địa, phát triển thành Ngân
hàng Quốc gia Illinois & Trust.
4.2. Quá trình phát triển
Năm 1968, Bank of America Corporation mới được đặt tên được tổ chức tại
Delaware với cách công ty cổ phần của Bank of America NT & SA các công
ty con tài chính khác. Một trong những vụ mua lại quan trọng nhất của Bank of
America là vụ mua lại ngân hàng Seafirst Corporation của bang Washington vào năm
1983, đây vụ sáp nhập ngân hàng liên bang lớn nhất của Hoa Kỳ cho đến nay. Sau
khi mua đối thủ cạnh tranh chính của mình California, Security Pacific Corporation,
vào năm 1991, Bank of America trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp các hoạt động
từ bờ biển này sang bờ biển khácHoa Kỳ. Nó mở rộng sang New England Với việc
mua lại FleetBoston Financial Corporation vào năm 2004, đến đầu thế kỷ 21, đã
điều hành hơn 5.500 chi nhánh ngân hàng tại hơn 20 tiểu bang của Hoa Kỳ tiến
hành hoạt động ngân hàng doanh nghiệp đầuở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh th— tín dụng của mình bằng cách mua lại
National Processing, một công ty xử lý giao dịch, vào năm 2004 và việc sáp nhập với
MBNA Corporationo năm 2006 đã đưa Bank of America trở thành nhà phát hành
th— tín dụng hàng đầu. Để được vị trí vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh quản
14
tài sản, năm 2007, Bank of America đã mua lại US Trust Corporation, một công ty đầu
tư quản lý các khoản đầu tư cho các cá nhân có giá trị ròng cao.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổi lên vào năm 2008, nhiều tổ chức bắt
đầu gặp khó khăn, đáng chú ý Countrywide Financial, công ty cho vay thế chấp lớn
nhất của Mỹ, Merrill Lynch & Co., Inc. Năm đó, Bank of America đã mua cả hai
công ty việc mua lại tỏ ra tốn kém. Thông qua một loạt các vụ mua bán sáp
nhập, nó đã xây dựng dựa trên hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại của mình
bằng cách thành lập Merrill Lynch để quản tài sản Bank of America Merrill
Lynch cho ngân hàng đầu o năm 2008 2009 (kể từ khi đổi tên thành BofA
Securities). Cả Bank of America Merrill Lynch Wealth Management đều giữ được
thị phần lớn trong các dịch vụ tương ứng của họ. Các ngân ng đầu được coi
trong " Bulge Bracket " như ngân hàng đầu lớn thứ ba trên thế giới, tính đến 2018.
Bên quản tài sản của quản1,081 nghìn tỷ đô la Mỹ tài sản đang được quản
(AUM) với tư cách là công ty quản lý tài sản lớn thứ hai trên thế giới, sau UBS. Trong
lĩnh vực ngân hàng thương mại, Bank of America hoạt động nhưng không nhất
thiết phải duy trì các chi nhánh bán l— — tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, District of
Columbia và hơn 40 quốc gia khác. Dấu chân ngân hàng thương mại của bao gồm
46 triệu mối quan hệ người tiêu dùng doanh nghiệp nhỏ tại 4.600 trung tâm ngân
hàng và 15.900 máy rút tiền tự động (ATM).
4.3. Thành tựu đạt được
Hoạt động kinh doanh tác động kinh tế của ngân hàng đã dẫn đến nhiều vụ kiện
tụng và điều tra liên quan đến các khoản thế chấp và tiết lộ tài chính kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008. Các hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ tầng
lớp trung lưu cộng đồng ngân hàng rộng lớn hơn đã mang lại một thị phần đáng kể
kể từ đầu thế kỷ 20. Tính đến tháng 8 năm 2018, Bank of America vốn hóa thị
trường 313,5 tỷ USD, trở thành công ty lớn thứ 13 trên thế giới. Là công ty đại chúng
lớn thứ sáu của Mỹ, nó đã thu về 102,98 tỷ đô la doanh thu tính đến tháng 6 năm 2018.
Bank of America được xếp hạng thứ 25 trong Fortune 500 năm 2020 bảng xếp hạng
các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ theo tổng doanh thu. Tương tự, Bank of America
cũng được xếp hạng # 8 trên bảng xếp hạng Global 2000 năm 2020 do Forbes thực
15
hiện. Bank of America đã được Nhà đầu tổ chức Euromoney vinh danh "Ngân
hàng tốt nhất thế giới" trong Giải thưởng cho sự xuất sắc năm 2018 của họ.
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BANK OF
AMERICA TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, chuyển đổi số
trong hoạt động kinh doanh đã trở thành yếu tố tiên quyết đối với sự “sống còn” của
ngành Ngân hàng. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ đã làm thay đổi kỳ vọng
của khách hàng về những lợi ích có thể đạt được như: sự tiện ích, tiết kiệm thời gian…
khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, sự xuất hiện các công ty Fintech mới nổi đang thay
đổi cục diện của ngành dịch vụ tài chính. Các ngân hàng truyền thống đang chịu áp lực
từ Thung lũng Silicon để đổi mới. Amazon, Apple Facebook đều được cho là đang
thử nghiệm bước vào lĩnh vực tài chính. Những yếu tố trên đã thúc đẩy những ngân
hàng phải những sự thay đổi nắm bắt hội phát triển kỹ thuật số để thỏa mãn
nhu cầu khách hàng ngăn chặn những người mới tham gia, các công ty khởi nghiệp
đánh cắp thị phần của họ. Nhận thấy được điều đó, Bank of America đã hoạt động
chuyển đổi số nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng của mình, khởi
đầu là từ sự ra đời của Mobile Banking vào một thập kỷ trước.
Việc áp dụng ngân hàng online trên di động đã cho phép các ngân hàng lớn thu hẹp
số lượng những chi nhánh đắt đỏ mà họ đang vận hành. Mạng lưới chi nhánh khổng lồ
của Bank of America đã giảm xuống còn 4,411 vào cuối tháng 6/2018, so với 4,542
vào năm 2017 giảm tới 10% so với 1 năm trước. Việc đóng cửa các chi nhánh cho
phép những ngân hàng truyền thống cắt giảm chi phí sử dụng chi phí đó để đầu
vào công nghệ mới để thu hút khách hàng trực tuyến.
Dẫu vậy, Bank of America không từ bỏ hoàn toàn việc mở chi nhánh. Năm 2018,
sau đợt mở rộng vào Denver, Minneapolis và Indianapolis, Bank of America đang tiến
vào Ohio Pittsburgh. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bank of America nói rằng
kế hoạch xây dựng các chi nhánh mới cải tạo những chi nhánh khác thể không
làm tăng tổng số chi nhánh của công ty này. Nói cách khác, Bank of America thể
tiếp tục đóng cửa nhiều chi nhánh hơn so với số lượng mà họ mở.
16
Bank of America đã đưa ra chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số: phương pháp tiếp
cận “High-Tech, High Touch” để thúc đẩy các dịch vụ, trải nghiệm giá trị kỹ thuật
số tốt hơn cho khách hàng của mình. Ngân hàng này khám phá, xác định, đánh giá,
đầu tư, phát triển áp dụng các công nghệ đột phá như: Blockchain, Big Data, AI,
Cloud (dữ liệu đám y) and Biometrics (Sinh trắc học). Những công nghệ này được
tích hợp đồng hóa vào các mạng, hệ thống cơ sở hạ tầng của Bank of America
nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi số.
Tuy nhiên, đổi mới không chỉ là việc áp dụng các công nghệ mới. Bank of America
còn loại bỏ, giảm thiểu, chuyển đổi đơn giản hóa các cơ sở hạ tầng phức tạp tốn
kém từ nhiều vụ sáp nhập mua lại để hướng tới sở hạ tầng do phần mềm xác
định. Ngoài ra, còn có sự hợp tác, cam kết, quan hệ đối tác cộng tác của Bank of
America với những công ty Fintech hàng đầu.
Bank of America còn thành công trong việc chuyển đổi số bằng cách đi theo làn
sóng áp dụng Chatbot AI trong lĩnh vực tài chính. Aditya Bhasin, Giám đốc công nghệ
thông tin, cho biết: "Bank of America đã đầu từ 3 tỷ USD trở lên mỗi năm cho
các sáng kiến công nghệ mới trong hơn một thập kỷ qua, bao gồm các khoản đầu
đáng kể vào AI".
cuối cùng, vào năm 2018, ngân hàng này đã giới thiệu Erica, một Chatbot giao
tiếp bằng giọng nói văn bản với khách hàng. Erica sự kết hợp trí thông minh
nhân tạo vào dịch vụ ngân hàng di động, mọi giao dịch được tự động hóa toàn bộ với
Chatbot Erica để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng di động, qua đó giúp khách hàng
quản lý các nhu cầu ngân hàng đơn giản hiệu quả hơn. Chatbot tận dụng “phân tích
tiên đoán nhắn tin nhận thức” để cung cấp hướng dẫn i chính cho hơn 45 triệu
khách hàng của chính ngân ng này. một thành phần tích hợp của trải nghiệm
ngân hàng di động, Erica được thiết kế để khách hàng thể truy cập 24/7 thực
hiện “giao dịch hàng ngày”; dự đoán nhu cầu tài chính riêng của từng khách hàng,
giúp họ đạt được mục tiêu tài chính của mình cung cấp các khuyến nghị thông
minh. Đặc biệt, chatbot Erica cũng có thể cung cấp đến khách hàng các video giáo dục
về tài chính.
Bank of America cho biết, hiện nay, Erica đã nhận được trung bình 1,5 triệu tương
tác với khách hàng mỗi ngày. Hơn nữa, điều đáng nói không chỉ thế hệ tr mới
17
chuyển sang điện thoại thông minh để sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Giám đốc điều
hành Bank of America, Brian Moynihan, đã nhấn mạnh rằng tỷ lệ sử dụng ngân hàng
di động “khá cao” của những người đã lên chức "ông bà". Ngân hàng này cũng đang
kế hoạch cung cấp cho người dùng hội kết nối với các chuyên gia tài chính
thông qua Erica vào nửa đầu năm 2023 nhằm giải quyết một loạt câu hỏi tài chính
nhân xung quanh các khoản thế chấp và th— tín dụng cùng nhiều thắc mắc khác.
Ngoài ra, Bank of America còn thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches), lắp
đặt hàng loạt máy tính bảng tại các chi nhánh để khách hàng thể chủ động tự thực
hiện các giao dịch cơ bản mà không cần đến giao dịch viên.
18
CHƯƠNG III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
để thể thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số trong ngành NgânThứ nhất,
hàng, các NHTM rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và đầu của cơ quan quản nhà nước,
đặc biệt Chính phủ NHNN. Trước tiên, quan quản nhà nước cần nhanh
chóng hoàn thiện khung pháp liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành phát
triển chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Hành lang pháp lý phải đảm bảo
cho cả một hệ sinh thái (Cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - khách hàng - bên thứ
ba liên quan). Trong đó, bên thứ ba liên quan đặc biệt các công ty Fintech;
Chính phủ Việt Nam thể tham khảo kinh nghiệm từ Chính phủ Mỹ, Singapore
Trung Quốc trong việc hợp tác xây dựng môi trường hoạt động vừa an toàn, vừa
hiệu quả cho các công ty Fintech, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa Fintech
với các NHTM Việt Nam.
các NHTM cần tích cực thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tích hợpThứ hai,
đa kênh, đổi mới công nghệ tài chính, hướng đến y dựng hệ sinh thái toàn diện cho
ngân hàng. Dựa theo kinh nghiệm của các ngân hàng tại Mỹ, Australia cũng như khu
vực Đông Nam Á thì một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh thành công chuyển đổi
số đó sự chuyển đổi các kênh của ngân hàng truyền thống, tăng cường hợp tác với
các công ty Fintech, nhằm áp dụng hình kinh doanh hiện đại, rút ngắn các quy
trình tác nghiệp, tinh gọn nhân sự. Qua đó, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng
tiện ích trong hoạt động ngân hàng hướng đến sự đổi mới trong trải nghiệm của
khách hàng.
phần lớn các ngân hàng thành công trong chiến lược chuyển đổi số đềuThứ ba,
sớm nghiên cứu tích cực ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động
kinh doanh ngân hàng như AI, Big Data, Cloud Computing, IoT… Mỹ quốc gia
sớm tiếp cận mạnh dạn thúc đẩy phát triển AI trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngân
hàng. Mặc các ngân hàngng đầu Mỹ đã đạt được những thành công đáng kể
khi ứng dụng công nghệ 4.0, nhưng việc gia tăng đầu tư nghiên cứu ứng dụng công
19
nghệ cho hoạt động kinh doanh vẫn được các ngân hàng hết sức quan tâm và chú trọng
thực hiện.
một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lượcThứ tư,
chuyển đổi số ngành Ngân hàng đó khách hàng. Bởi lẽ, các sản phẩm dịch vụ
được ngân hàng triển khai trên các kênh số phải được khách hàng tươngc tích cực
thì hoạt động chuyển đổi số mới trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, các dịch vụ tài chính -
ngân hàng sẽ trở nên phức tạp hơn khi các giao dịch được thực hiện trên kênh số, do
đó, khách hàng rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng, bằng việc cho lời khuyên, cố vấn
lập kế hoạch. Hầu hết, các ngân hàng đạt được những thành công trong hoạt động
chuyển đổi số các nước Mỹ, Australia, Singapore Trung Quốc đều đặc biệt quan
tâm đến hành vi và nhu cầu của khách hàng, nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, đem
đến cho khách hàng những trải nghiệm hiện đại khi sử dụng dịch vụ tài chính, đồng
thời gia tăng lòng tin của khách hàng khi thực hiện các giao dịch tài chính số với ngân
hàng.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công tác truyền thông đến các
khách hàng dưới nhiều hình thức, triển khai các chương trình giáo dục tài chính nhằm
nâng cao nhận thức, hiểu biết về ứng dụng công nghệ, kỹ năng giao dịch, quản tài
chính của người dân, khách hàng, đưa ra những lưu ý, cảnh báo để hỗ trợ khách hàng
nhận biết, phòng tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch, đảm bảo quá trình sử dụng sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng trên kênh số được an toàn, hiệu quả.
xây dựngtriển khai các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượngThứ sáu,
cao; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, trang bị những kiến thức, kỹ năng, nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số ngành ngân
hàng.
20
KẾT LUẬN
Các trung gian tài chính đã đạt được thành công đáng kể trong hành trình chuyển
đổi số nhưng mức độ trưởng thành khác nhau. Một số đã nắm bắt, làm chủ hoàn
toàn các công nghệ số đã triển khai một loạt các giải pháp kỹ thuật số, trong khi
một số khác vẫn đang ở giai đoạn chuyển đổi ban đầu.
Nhiều thay đổi đã diễn ra trong chuỗi ngân hàng thương mại trên toàn khắp thế
giới, áp dụng chuyển đổi số mang đến thành công lớn, vừa đảm bảo được sự nhanh
chóng, tiện lợi trong giao dịch, vừa đáp ứng những nhu cầu bảo mật, cập nhật thông tin
dễ dàng cho người tiêu dùng…
Thời gian qua, chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh
giá bước vào giai đoạn bùng nổ. Hệ sinh thái số, thanh toán số đã được các ngân
hàng thiết lập, phát triển nhanh chóng. Dịch vụ ngân hàng số được kết nối với nhiều
dịch vụ số khác trong nền kinh tế mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích to lớn
cho người sử dụng dịch vụ trên không gian số… Biểu hiện tích cực này cho thấy Việt
Nam đã tiếp cận khá thành công trong nhiệm vụ chạy đua với công nghệ này, nhất
quyết không để bị bỏ lại phía sau.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A – Tài liệu nước ngoài
1. Bank of America, last edited 20 June 2023, Wikipedia, accessed 21 June 2023,
< >.https://en.wikipedia.org/wiki/Bank_of_America
2. https://promotions.bankofamerica.com/digitalbanking/mobilebanking/erica
3. https://www.marketresearch.com/Frost-Sullivan-v383/Digital-Transformation-
Fintech-Strategies-Bank-11955757/
B – Tài liệu Việt Nam
4. Ngô Thị Kim Yến, 2020, ‘Chuyển đổi số quan trọng như thế nào trong
thời đại ngày nay?’, Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, accessed 20
June 2023,
< >.https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=2391&_c=100000174
5. Tô Thị Phương Dung, 2023, ‘Ngân hàng thương mại là gì? Bản chất, chức năng
ngân hàng thương mại’, Công ty TNHH Luật Minh Khuê, accessed 20 June
2023, <https://luatminhkhue.vn/ngan-hang-thuong-mai-la-gi.aspx>.
6. Nhã Thanh, 2018, ‘Vì sao các chi nhánh của Bank of America dần biến mất?’,
Công ty CP Tài Việt, accessed 20 June 2023, <https://vietstock.vn/2018/07/vi-
sao-cac-chi-nhanh-cua-bank-of-america-dan-bien-mat-775-616928.htm>.
7. Đoàn Thị Cẩm Thư, 2022, ‘Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Kinh nghiệm
quốc tế bài học đối với Việt Nam’, luận án thạc sĩ, Viện Nghiên cứu khoa
học và Công nghệ Ngân hàng - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-kinh-nghiem-
quoc-te-va-bai-hoc-doi-voi-viet-nam.htm
22
8. Quỳnh Chi, 2022, ‘Hơn 1 tỷ lượt sử dụng trợ ảo từ khách hàng của Ngân
hàng Hoa Kỳ’, Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam, accessed 19 June 2023,
<https://vtv.vn/the-gioi/hon-1-ty-luot-su-dung-tro-ly-ao-tu-khach-hang-cua-
ngan-hang-hoa-ky-20221013165733141.htm>.
9. Phạm Tiến Dũng, 2022, ‘Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Giữ
vững ngọn cờ tiên phong’, Tạp chí Ngân hàng Việt Nam, accessed 19 June
2023, <https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-viet-
nam-giu-vung-ngon-co-tien-phong.htm>.
10.Huỳnh Thu Hiền, 2021, ‘Phát triển ngân hàng số tại Đông Nam Á bài học
cho Việt Nam’, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 5/2021, pp. 104-106.
https://irt.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM201729
| 1/22

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CỬ NHÂN ĐỊNH HƯỚNG NHẬT BẢN
----------------------------------------------- BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: Trung gian tài chính của các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Hà Thu
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Lớp: JP03 – KTA HÀ NỘI – 06/2023 2
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CỬ NHÂN ĐỊNH HƯỚNG NHẬT BẢN ------------ BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: Trung gian tài chính của các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi số THÀNH VIÊN NHÓM Họ và tên Mã sinh viên Chức vụ Vũ Đặng Mai Linh 24A4023268 Trưởng nhóm Trịnh Hồng Anh 24A4023279 Thành viên Lương Kiều Anh 24A4023162 Thành viên Lê Thị Thanh Thư 24A4023260 Thành viên Lê Phương Anh 24A4023161 Thành viên HÀ NỘI – 06/2023 3 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................5 1. Khái niệm chung 5
………………………………………………………………………………
2. Phân loại ngân hàng thương mại............................................................................5
2.1. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu........................5
2.2. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào chiến lược kinh doanh................6
2.3. Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào tính chất hoạt động....................7
3. Nghiệp vụ bên tài sản và bên nguồn vốn của NHTM............................................7
* NGHIỆP VỤ BÊN TÀI SẢN...........................................................................7
* NGHIỆP VỤ BÊN NGUỒN VỐN.................................................................11
4. Giới thiệu chung về Bank of America *...............................................................12
4.1. Lịch sử hình thành.......................................................................................12
4.2. Quá trình phát triển....................................................................................13
4.3. Thành tựu đạt được.....................................................................................14
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BANK OF AMERICA TRONG
GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ.................................................................................15
CHƯƠNG III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM..................................18
KẾT LUẬN.................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................21 4 LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), chuyển đổi
số tại các trung gian tài chính đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Những
thành tựu của CMCN 4.0 được các quốc gia trên thế giới ứng dụng mạnh mẽ trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, xu hướng
chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rõ rệt hơn. Đặc biệt, ở những nước có
nền kinh tế phát triển với nền tảng công nghệ hiện đại, đã có những phát triển vượt bậc
về hoạt động chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng.
Qua những thành tựu vượt bậc trong quá trình chuyển đổi số, nhóm 3 quyết định
lựa chọn Ngân hàng thương mại để tiến hành nghiên cứu. Ngành ngân hàng nói chung,
và Ngân hàng thương mại nói riêng, là nơi bắt đầu sớm nhất trong việc áp dụng công
nghệ chuyển đổi số và ngày càng phát triển, tạo sự thay đổi ấn tượng trong nhiều thập
kỷ qua. Trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, chuyển đổi số trong hoạt
động kinh doanh đã trở thành yếu tố tiên quyết đối với sự “sống còn” của Ngân hàng thương mại.
Trên thế giới, Ngân hàng thương mại tại Mỹ luôn thuộc top sôi động nhất với sự
bùng nổ mạnh mẽ của ngân hàng số. Điển hình như các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ là
US Bank, Bank of America đã bắt đầu chuyển đổi số từ sự ra đời của Mobile Banking.
Đặc biệt là Ngân hàng Bank of America đã triển khai thành công ngân hàng số, tự
động hóa hoàn toàn với chatbot Eric để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng di động,
thành lập các chi nhánh robot (Robo-branches), lắp đặt hàng loạt máy tính bảng tại các
chi nhánh để khách hàng có thể chủ động tự thực hiện các giao dịch cơ bản mà không
cần tới giao dịch viên. Bank of America thực sự là một ngân hàng kiểu mẫu cho giai đoạn chuyển đổi số.
Tiến hành nghiên cứu về ngân hàng thương mại trong giai đoạn chuyển đổi số, đặc
biệt chọn ra Bank of America làm đại diện để phân tích thực trạng. Từ đó nhóm 3 sẽ
đưa ra những bài học, những lời khuyên, giải pháp đề xuất cho ngành ngân hàng tại
Việt Nam tiếp cận chuyển đổi số ngày một hoàn thiện hơn. 5
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm chung
Trung gian tài chính là các tổ chức chuyên nghiệp cung ứng các dịch vụ tài chính
bằng cách huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dưới nhiều hình thức khác nhau
rồi dùng các nguồn vốn này để đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia giao dịch.
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Chuyển đổi số:
Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì quá trình áp
dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể
định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation
trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của
một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành,
mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó
cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về
văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử
nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình
thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp
dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán
đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
2. Phân loại ngân hàng thương mại 2.1.
Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu
Dựa vào hình thức sở hữu, các NHTM được chia ra thành các loại gồm: 6
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh
+ Ngân hàng thương mại cổ phần + Ngân hàng liên doanh
+ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài + Ngân hàng tư nhân
Ngân hàng thương mại quốc doanh: là ngân hàng được thành lập từ vốn thuộc
Ngân sách Nhà nước, là trụ cột của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): là ngân hàng được thành lập từ vốn góp
của các cổ đông, kinh doanh đa năng. Hệ thống ngân hàng TMCP bao gồm hai loại:
ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn.
Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng do các bên liên doanh góp vốn, tỷ lệ đóng
góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ. Ví dụ: Ngân hàng liên
doanh ShinhanVina, Ngân hàng liên doanh Indovina, Ngân hàng liên doanh Viet Lao,
Ngân hàng liên doanh Viet Nga
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật
Việt Nam do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn; được quyền cung cấp đầy đủ các
dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam; thời gian hoạt động không vượt quá 99 năm.
Ngân hàng tư nhân: Do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân đó. Loại hình
ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp; thường có mối quan hệ tốt với
khách hàng. Tuy nhiên, loại hình ngân hàng tư nhân theo cách tiếp cận này chưa xuất hiện tại Việt Nam. 2.2.
Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào chiến lược kinh doanh
Dựa vào chiến lược kinh doanh, các NHTM được chia ra thành:
+ Ngân hàng thương mại bán buôn
+ Ngân hàng thương mại bán l—
+ Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán l— 7
Ngân hàng thương mại bán buôn: là Ngân hàng thương mại tập trung nhắm đến
đối tượng khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các
xí nghiệp lớn. Danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàng
thường không đa dạng tuy nhiên giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.
Ngân hàng thương mại bán lẻ: là ngân hàng tập trung khai thác nhóm đối tượng
khách hàng là cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng loại này thường
chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu của nhiều
khách hàng. Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lực lượng
khách hàng rất lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi
thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.
Ngân hàng thương mại vừa bán buôn, vừa bán lẻ: Là ngân hàng thực hiê šn song
song cả hai hoạt động bán buôn và bán l—. Ngân hàng này nhắm vào tất cả các dạng
khách hàng từ cá nhân, các hô š gia đình, các doanh nghiê šp vừa và nhỏ đến các tổng
công ty, các tâ šp đoàn lớn. 2.3.
Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào tính chất hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực
nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực
kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được
phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Nghiệp vụ bên tài sản và bên nguồn vốn của NHTM
NGHIỆP VỤ BÊN TÀI SẢN 3.1.
Nghiệp vụ ngân quỹ
Ngân quỹ là khoản mục tài sản Có, có tính thanh khoản cao mà ngân hàng phải duy
trì để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền
gửi tại các ngân hàng khác. Thông thường đây là những tài sản không sinh lời, được
duy trì chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng gửi tiền, chi phí hoạt động
của ngân hàng bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ và thực hiện dự trữ bắt buộc 8
theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Trung bình hiện nay, ngân quỹ chiếm khoảng
15% tới 30% tổng tài sản Có của các ngân hàng và trong tương lai khoản mục này có
xu hướng ngày càng giảm vì sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt và trình
độ quản lý của ngân hàng.
a. Tiền mặt tại quỹ
Bao gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho.
Tiền mặt là tài sản Có không sinh lời, nhưng luôn phải duy trì để sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, tức là đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đây là yêu
cầu có tính chất bắt buộc và là yêu cầu cao nhất trong quản trị ngân hàng nói chung và
quản trị tài sản nói riêng, như là nội tệ, ngoại tệ, đá quý…
Tính toán xác định khối lượng tiền mặt tối thiểu phải duy trì, các ngân hàng luôn
phải tính toán, xác định một dư lượng tiền mặt ngân quỹ sao cho đủ đáp ứng nhu cầu
nhưng không quá dư thừa làm sụt giảm hiệu quả kinh doanh.
Tùy tình hình thực tế mà tăng giảm tổng quỹ một cách hợp lý.
b. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nằm trong khoản mục tài sản dự trữ sơ cấp,
nhưng lại là tài sản có sinh lời, nhưng điều quan trọng không phải là ở chỗ đó, quan
trọng là để phục vụ cho các giao dịch thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng với nhau.
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
+ Tiền gửi để duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ quy định
+ Tiền gửi để đáp ứng nhu cầu giao dịch và thanh toán bù trừ + Tiền gửi khác
c. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn có phát sinh giao dịch
thanh toán giữa các ngân hàng với nhau, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải mở tài
khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán song phương với nhau. 9 3.2.
Nghiệp vụ cho vay
Là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng.
Các hình thức phổ biến:
+ Chiết khấu thương phiếu + Cho vay ứng trước + Cho vay vượt chi
+ Tín dụng uỷ thác thu hay bao thanh toán + Cho vay thuê mua + Tín dụng bằng chữ ký + Tín dụng tiêu dung 3.3.
Nghiệp vụ đầu tư
Khoản mục đầu tư là khoản mục tài sản Có sinh lời lớn thứ hai sau khoản mục cho
vay, chính vì vậy đây là khoản mục mà nhiều ngân hàng phải tập trung quản lý. Bao gồm các hình thức:
Đầu tư trực tiếp:
Là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư tham gia đầu tư trực tiếp, tham gia quản
lý kinh doanh tại cơ sở đầu tư. Kết quả đầu tư có lãi thì được hưởng theo tỷ lệ vốn
tham gia, nếu bị thua lỗ, sẽ cùng nhau gánh chịu.
- Đầu tư trực tiếp bao gồm:
+ Góp vốn liên doanh: Các ngân hàng có thể tham gia đầu tư trực tiếp bằng cách góp
vốn liên doanh để thành lập Ngân hàng liên doanh, tổ chức tài chính liên doanh, hoặc
các tổ chức kinh tế liên doanh ngoài ngành. 10
+ Góp vốn mua cổ phần: Các ngân hàng thương mại có thể góp vốn mua cổ phần của
các tổ chức tín dụng hoặc của các tổ chức kinh tế.
+ Cấp vốn thành lập công ty trực thuộc (Công ty con): Chính sách này không những
làm cho hoạt động kinh doanh với nhiều trụ cột để đảm bảo tính vững chắc, ổn định
trong điều kiện cạnh tranh khá gay gắt của thể chế thị trường tài chính, mà còn có xu
hướng đề từng bước hình thành tập đoàn tài chính = ngân hàng đa năng.
- Trong đầu tư trực tiếp, các ngân hàng cần lưu ý những điều sau:
 Chỉ được sử dụng vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, và quỹ dự trữ để đầu tư trực tiếp.
 Tổng mức đầu tư trực tiếp không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ
của ngân hàng tính đến thời điểm đầu tư.
 Mức đầu tư riêng biệt không được vượt quá 11% vốn điều lệ của Doanh nghiệp
hoặc giá trị dự án, quỹ đầu tư (không kể tham gia liên doanh trong ngân hàng).
 Toàn bộ vốn đầu tư sẽ bị loại ra khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.
Đầu tư tài chính - đầu tư gián tiếp:
Các ngân hàng thực hiện đầu tư bằng cách mua các chứng khoán nợ dài hạn như:
Trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu công ty. Hoặc
mua các chứng từ có giá ngắn hạn như: Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu NHTW, kỳ phiếu, thương phiếu.
- Các công cụ trên thị trường tiền tệ được các ngân hàng tham gia đầu tư khá phổ biến có hai loại:
+ Tín phiếu kho bạc: Là giấy nhận nợ ngắn hạn do Kho Bạc Nhà nước phát hành để
huy động và bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước. Với các ngân hàng
thương mại, tín phiếu kho bạc là công cụ đầu tư hấp dẫn bởi vì có độ an toàn cao, thị
giá thị trường khá ổn định, và đặc biệt được mua bán phổ biến trên Thị trường Mở,
trên thị trường liên ngân hàng, được dùng làm tài sản bảo đảm để vay vốn từ ngân hàng trung ương.
+ Tín phiếu ngân hàng Nhà nước: Là giấy nhận nợ có kỳ hạn của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đổi với người mua tín phiếu. Khi đến hạn NHNN thanh toán cho người 11
mua Tín phiếu cả vốn và lãi (nếu lãi trả sau) hoặc thanh toán theo mệnh giá (nếu lãi trả trước).
- Các công cụ trên thị trường vốn được các ngân hàng đầu tư phổ biến gồm có: + Trái phiếu chính phủ + Trái phiếu đô thị
+ Kỳ phiếu ngân hàng có thời hạn trên một năm
+ Trái phiếu công ty, kể cả trái phiếu ngân hàng 3.4.
Nghiệp vụ tài sản có khác
Là nghiệp vụ ngân hàng sử dụng vốn để hình thành nên vốn hiện vật của ngân hàng
như: tài sản cố định, đất đai, văn phòng…
NGHIỆP VỤ BÊN NGUỒN VỐN 3.5.
Vốn tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn:
+ Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.
+ Mục đích nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn:
+ Là loại tiền gửi mà khách hàng rút ra sau một thời gian nhất định, từ một tháng đến vài năm.
+ Mục đích chính là lấy lãi.
- Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi. 3.6. Vốn đi vay
- Phát hành các giấy tờ có giá: 2 phương thức.
+ Phát hành theo mệnh giá. 12
+ Phát hành dưới hình thức chiết khấu.
- Vay từ Ngân hàng Trung ương: Tất cả các NHTM được NHTW cho phép thành
lập hoạt động đều được hưởng quyền vay tiền tại NHTW.
- Các nguồn vốn vay khác:
+ Vay các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác
+ Vay từ những công ty mẹ của ngân hàng
+ Phát hành hợp đồng mua lại + Vay nước ngoài 3.7.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn sẽ bao gồm: Vốn tự có và Nguồn vốn được coi là tự có.
+ Vốn tự có: Bao gồm vốn điều lệ của ngân hàng hay là nguồn vốn thuộc sở hữu của
ngân hàng, có khi ngân hàng được hình thành, thành lập. Nguồn vốn điều lệ sẽ được
ngân hàng sử dụng để mua thiết bị, tài sản cùng một số hoạt động khác. Ngoài ra, vốn
tự có sẽ có thêm nguồn quỹ dự trữ, là nguồn vốn do hoạt động phát sinh lợi nhuận
ròng hàng tháng của ngân hàng.
+ Nguồn vốn được coi là tự có: Là khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của ngân hàng, được
sử dụng để chi tiêu cho các khoản mục tạm thời.
4. Giới thiệu chung về Bank of America * 4.1.
Lịch sử hình thành
Bank of America, tên đầy đủ: Bank of America Corporation, là một trong những
tập đoàn và thương hiệu dịch vụ ngân hàng và tài chính lớn nhất tại Hoa Kỳ. Nó được
hình thành thông qua NationsBank mua lại Bank America vào năm 1998. Bank of
America có trụ sở chính tại Charlotte, North Carolina.
Lịch sử của ngân hàng bắt đầu từ năm 1904 khi Amadeo Peter Giannini mở đầu
Ngân hàng Ý ở San Francisco. Cuối cùng nó đã phát triển thành Ngân hàng Hoa Kỳ và
trong một thời gian thuộc sở hữu của công ty mẹ của Giannini, Tập đoàn
Transamerica. Nó đã phát hành ngân hàng đầu tiên th— tín dụng BankAmeriCard, vào 13
năm 1958. (Th— tín dụng toàn cầu đầu tiên, có thể được sử dụng ở nhiều cơ sở khác
nhau, đã được giới thiệu bởi Diners' Club, Inc., vào năm 1950.)
Phần phía đông của nhượng quyền Bank of America có thể bắt nguồn từ năm 1784,
khi Ngân hàng Massachusetts được thành lập - phiên bản đầu tiên của FleetBoston, mà
Bank of America mua lại vào năm 2004. Năm 1874, Ngân hàng Thương mại Quốc gia
được thành lập tại Charlotte. Ngân hàng đó đã hợp nhất với American Trust Company
vào năm 1958 để thành lập Ngân hàng Thương mại Hoa Kỳ. Hai năm sau nó trở thành
Ngân hàng Quốc gia Bắc Carolina khi hợp nhất với Ngân hàng Quốc gia Greensboro.
Năm 1991, nó hợp nhất với C&S/Sovran Corporation of Atlanta và Norfolk để thành lập NationsBank.
Phần trung tâm của nhượng quyền thương mại có từ năm 1910, khi Ngân hàng
Quốc gia Thương mại và Ngân hàng Quốc gia Lục địa Chicago hợp nhất vào năm
1910 để tạo thành Ngân hàng Quốc gia Thương mại và Lục địa, phát triển thành Ngân
hàng Quốc gia Illinois & Trust. 4.2.
Quá trình phát triển
Năm 1968, Bank of America Corporation mới được đặt tên được tổ chức tại
Delaware với tư cách là công ty cổ phần của Bank of America NT & SA và các công
ty con tài chính khác. Một trong những vụ mua lại quan trọng nhất của Bank of
America là vụ mua lại ngân hàng Seafirst Corporation của bang Washington vào năm
1983, đây là vụ sáp nhập ngân hàng liên bang lớn nhất của Hoa Kỳ cho đến nay. Sau
khi mua đối thủ cạnh tranh chính của mình ở California, Security Pacific Corporation,
vào năm 1991, Bank of America trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp các hoạt động
từ bờ biển này sang bờ biển khác ở Hoa Kỳ. Nó mở rộng sang New England Với việc
mua lại FleetBoston Financial Corporation vào năm 2004, và đến đầu thế kỷ 21, nó đã
điều hành hơn 5.500 chi nhánh ngân hàng tại hơn 20 tiểu bang của Hoa Kỳ và tiến
hành hoạt động ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh th— tín dụng của mình bằng cách mua lại
National Processing, một công ty xử lý giao dịch, vào năm 2004 và việc sáp nhập với
MBNA Corporation vào năm 2006 đã đưa Bank of America trở thành nhà phát hành
th— tín dụng hàng đầu. Để có được vị trí vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh quản lý 14
tài sản, năm 2007, Bank of America đã mua lại US Trust Corporation, một công ty đầu
tư quản lý các khoản đầu tư cho các cá nhân có giá trị ròng cao.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổi lên vào năm 2008, nhiều tổ chức bắt
đầu gặp khó khăn, đáng chú ý là Countrywide Financial, công ty cho vay thế chấp lớn
nhất của Mỹ, và Merrill Lynch & Co., Inc. Năm đó, Bank of America đã mua cả hai
công ty và việc mua lại tỏ ra tốn kém. Thông qua một loạt các vụ mua bán và sáp
nhập, nó đã xây dựng dựa trên hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại của mình
bằng cách thành lập Merrill Lynch để quản lý tài sản và Bank of America Merrill
Lynch cho ngân hàng đầu tư vào năm 2008 và 2009 (kể từ khi đổi tên thành BofA
Securities). Cả Bank of America và Merrill Lynch Wealth Management đều giữ được
thị phần lớn trong các dịch vụ tương ứng của họ. Các ngân hàng đầu tư được coi là
trong " Bulge Bracket " như ngân hàng đầu tư lớn thứ ba trên thế giới, tính đến 2018.
Bên quản lý tài sản của nó quản lý 1,081 nghìn tỷ đô la Mỹ tài sản đang được quản lý
(AUM) với tư cách là công ty quản lý tài sản lớn thứ hai trên thế giới, sau UBS. Trong
lĩnh vực ngân hàng thương mại, Bank of America hoạt động — nhưng không nhất
thiết phải duy trì các chi nhánh bán l— — ở tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, District of
Columbia và hơn 40 quốc gia khác. Dấu chân ngân hàng thương mại của nó bao gồm
46 triệu mối quan hệ người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ tại 4.600 trung tâm ngân
hàng và 15.900 máy rút tiền tự động (ATM). 4.3.
Thành tựu đạt được
Hoạt động kinh doanh và tác động kinh tế của ngân hàng đã dẫn đến nhiều vụ kiện
tụng và điều tra liên quan đến các khoản thế chấp và tiết lộ tài chính kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008. Các hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ tầng
lớp trung lưu và cộng đồng ngân hàng rộng lớn hơn đã mang lại một thị phần đáng kể
kể từ đầu thế kỷ 20. Tính đến tháng 8 năm 2018, Bank of America có vốn hóa thị
trường 313,5 tỷ USD, trở thành công ty lớn thứ 13 trên thế giới. Là công ty đại chúng
lớn thứ sáu của Mỹ, nó đã thu về 102,98 tỷ đô la doanh thu tính đến tháng 6 năm 2018.
Bank of America được xếp hạng thứ 25 trong Fortune 500 năm 2020 bảng xếp hạng
các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ theo tổng doanh thu. Tương tự, Bank of America
cũng được xếp hạng # 8 trên bảng xếp hạng Global 2000 năm 2020 do Forbes thực 15
hiện. Bank of America đã được Nhà đầu tư tổ chức Euromoney vinh danh là "Ngân
hàng tốt nhất thế giới" trong Giải thưởng cho sự xuất sắc năm 2018 của họ.
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BANK OF
AMERICA TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, chuyển đổi số
trong hoạt động kinh doanh đã trở thành yếu tố tiên quyết đối với sự “sống còn” của
ngành Ngân hàng. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ đã làm thay đổi kỳ vọng
của khách hàng về những lợi ích có thể đạt được như: sự tiện ích, tiết kiệm thời gian…
khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, sự xuất hiện các công ty Fintech mới nổi đang thay
đổi cục diện của ngành dịch vụ tài chính. Các ngân hàng truyền thống đang chịu áp lực
từ Thung lũng Silicon để đổi mới. Amazon, Apple và Facebook đều được cho là đang
thử nghiệm bước vào lĩnh vực tài chính. Những yếu tố trên đã thúc đẩy những ngân
hàng phải có những sự thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển kỹ thuật số để thỏa mãn
nhu cầu khách hàng và ngăn chặn những người mới tham gia, các công ty khởi nghiệp
đánh cắp thị phần của họ. Nhận thấy được điều đó, Bank of America đã có hoạt động
chuyển đổi số nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng của mình, mà khởi
đầu là từ sự ra đời của Mobile Banking vào một thập kỷ trước.
Việc áp dụng ngân hàng online trên di động đã cho phép các ngân hàng lớn thu hẹp
số lượng những chi nhánh đắt đỏ mà họ đang vận hành. Mạng lưới chi nhánh khổng lồ
của Bank of America đã giảm xuống còn 4,411 vào cuối tháng 6/2018, so với 4,542
vào năm 2017 và giảm tới 10% so với 1 năm trước. Việc đóng cửa các chi nhánh cho
phép những ngân hàng truyền thống cắt giảm chi phí và sử dụng chi phí đó để đầu tư
vào công nghệ mới để thu hút khách hàng trực tuyến.
Dẫu vậy, Bank of America không từ bỏ hoàn toàn việc mở chi nhánh. Năm 2018,
sau đợt mở rộng vào Denver, Minneapolis và Indianapolis, Bank of America đang tiến
vào Ohio và Pittsburgh. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bank of America nói rằng
kế hoạch xây dựng các chi nhánh mới và cải tạo những chi nhánh khác có thể không
làm tăng tổng số chi nhánh của công ty này. Nói cách khác, Bank of America có thể
tiếp tục đóng cửa nhiều chi nhánh hơn so với số lượng mà họ mở. 16
Bank of America đã đưa ra chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số: phương pháp tiếp
cận “High-Tech, High Touch” để thúc đẩy các dịch vụ, trải nghiệm và giá trị kỹ thuật
số tốt hơn cho khách hàng của mình. Ngân hàng này khám phá, xác định, đánh giá,
đầu tư, phát triển và áp dụng các công nghệ đột phá như: Blockchain, Big Data, AI,
Cloud (dữ liệu đám mây) and Biometrics (Sinh trắc học). Những công nghệ này được
tích hợp và đồng hóa vào các mạng, hệ thống và cơ sở hạ tầng của Bank of America
nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi số.
Tuy nhiên, đổi mới không chỉ là việc áp dụng các công nghệ mới. Bank of America
còn loại bỏ, giảm thiểu, chuyển đổi và đơn giản hóa các cơ sở hạ tầng phức tạp và tốn
kém từ nhiều vụ sáp nhập và mua lại để hướng tới cơ sở hạ tầng do phần mềm xác
định. Ngoài ra, còn có sự hợp tác, cam kết, quan hệ đối tác và cộng tác của Bank of
America với những công ty Fintech hàng đầu.
Bank of America còn thành công trong việc chuyển đổi số bằng cách đi theo làn
sóng áp dụng Chatbot AI trong lĩnh vực tài chính. Aditya Bhasin, Giám đốc công nghệ
và thông tin, cho biết: "Bank of America đã đầu tư từ 3 tỷ USD trở lên mỗi năm cho
các sáng kiến công nghệ mới trong hơn một thập kỷ qua, bao gồm các khoản đầu tư đáng kể vào AI".
Và cuối cùng, vào năm 2018, ngân hàng này đã giới thiệu Erica, một Chatbot giao
tiếp bằng giọng nói và văn bản với khách hàng. Erica là sự kết hợp trí thông minh
nhân tạo vào dịch vụ ngân hàng di động, mọi giao dịch được tự động hóa toàn bộ với
Chatbot Erica để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng di động, qua đó giúp khách hàng
quản lý các nhu cầu ngân hàng đơn giản và hiệu quả hơn. Chatbot tận dụng “phân tích
tiên đoán và nhắn tin nhận thức” để cung cấp hướng dẫn tài chính cho hơn 45 triệu
khách hàng của chính ngân hàng này. Là một thành phần tích hợp của trải nghiệm
ngân hàng di động, Erica được thiết kế để khách hàng có thể truy cập 24/7 và thực
hiện “giao dịch hàng ngày”; dự đoán nhu cầu tài chính riêng của từng khách hàng,
giúp họ đạt được mục tiêu tài chính của mình và cung cấp các khuyến nghị thông
minh. Đặc biệt, chatbot Erica cũng có thể cung cấp đến khách hàng các video giáo dục về tài chính.
Bank of America cho biết, hiện nay, Erica đã nhận được trung bình 1,5 triệu tương
tác với khách hàng mỗi ngày. Hơn nữa, điều đáng nói là không chỉ thế hệ tr— mới 17
chuyển sang điện thoại thông minh để sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Giám đốc điều
hành Bank of America, Brian Moynihan, đã nhấn mạnh rằng tỷ lệ sử dụng ngân hàng
di động “khá cao” của những người đã lên chức "ông bà". Ngân hàng này cũng đang
có kế hoạch cung cấp cho người dùng cơ hội kết nối với các chuyên gia tài chính
thông qua Erica vào nửa đầu năm 2023 nhằm giải quyết một loạt câu hỏi tài chính cá
nhân xung quanh các khoản thế chấp và th— tín dụng cùng nhiều thắc mắc khác.
Ngoài ra, Bank of America còn thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches), lắp
đặt hàng loạt máy tính bảng tại các chi nhánh để khách hàng có thể chủ động tự thực
hiện các giao dịch cơ bản mà không cần đến giao dịch viên. 18
CHƯƠNG III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Thứ nhất, để có thể thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số trong ngành Ngân
hàng, các NHTM rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước,
đặc biệt là Chính phủ và NHNN. Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh
chóng hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành và phát
triển chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Hành lang pháp lý phải đảm bảo
cho cả một hệ sinh thái (Cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - khách hàng - bên thứ
ba có liên quan). Trong đó, bên thứ ba có liên quan đặc biệt là các công ty Fintech;
Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Chính phủ Mỹ, Singapore và
Trung Quốc trong việc hợp tác và xây dựng môi trường hoạt động vừa an toàn, vừa
hiệu quả cho các công ty Fintech, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa Fintech với các NHTM Việt Nam.
Thứ hai, các NHTM cần tích cực thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tích hợp
đa kênh, đổi mới công nghệ tài chính, hướng đến xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho
ngân hàng. Dựa theo kinh nghiệm của các ngân hàng tại Mỹ, Australia cũng như khu
vực Đông Nam Á thì một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh thành công chuyển đổi
số đó là sự chuyển đổi các kênh của ngân hàng truyền thống, tăng cường hợp tác với
các công ty Fintech, nhằm áp dụng mô hình kinh doanh hiện đại, rút ngắn các quy
trình tác nghiệp, tinh gọn nhân sự. Qua đó, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng
tiện ích trong hoạt động ngân hàng và hướng đến sự đổi mới trong trải nghiệm của khách hàng.
Thứ ba, phần lớn các ngân hàng thành công trong chiến lược chuyển đổi số đều
sớm nghiên cứu và tích cực ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động
kinh doanh ngân hàng như AI, Big Data, Cloud Computing, IoT… Mỹ là quốc gia
sớm tiếp cận và mạnh dạn thúc đẩy phát triển AI trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngân
hàng. Mặc dù các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ đã đạt được những thành công đáng kể
khi ứng dụng công nghệ 4.0, nhưng việc gia tăng đầu tư và nghiên cứu ứng dụng công 19
nghệ cho hoạt động kinh doanh vẫn được các ngân hàng hết sức quan tâm và chú trọng thực hiện.
Thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược
chuyển đổi số ngành Ngân hàng đó là khách hàng. Bởi lẽ, các sản phẩm và dịch vụ
được ngân hàng triển khai trên các kênh số phải được khách hàng tương tác tích cực
thì hoạt động chuyển đổi số mới trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, các dịch vụ tài chính -
ngân hàng sẽ trở nên phức tạp hơn khi các giao dịch được thực hiện trên kênh số, do
đó, khách hàng rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng, bằng việc cho lời khuyên, cố vấn và
lập kế hoạch. Hầu hết, các ngân hàng đạt được những thành công trong hoạt động
chuyển đổi số ở các nước Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc đều đặc biệt quan
tâm đến hành vi và nhu cầu của khách hàng, nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, đem
đến cho khách hàng những trải nghiệm hiện đại khi sử dụng dịch vụ tài chính, đồng
thời gia tăng lòng tin của khách hàng khi thực hiện các giao dịch tài chính số với ngân hàng.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công tác truyền thông đến các
khách hàng dưới nhiều hình thức, triển khai các chương trình giáo dục tài chính nhằm
nâng cao nhận thức, hiểu biết về ứng dụng công nghệ, kỹ năng giao dịch, quản lý tài
chính của người dân, khách hàng, đưa ra những lưu ý, cảnh báo để hỗ trợ khách hàng
nhận biết, phòng tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch, đảm bảo quá trình sử dụng sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng trên kênh số được an toàn, hiệu quả.
Thứ sáu, xây dựng và triển khai các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, trang bị những kiến thức, kỹ năng, nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng. 20 KẾT LUẬN
Các trung gian tài chính đã đạt được thành công đáng kể trong hành trình chuyển
đổi số nhưng có mức độ trưởng thành khác nhau. Một số đã nắm bắt, làm chủ hoàn
toàn các công nghệ số và đã triển khai một loạt các giải pháp kỹ thuật số, trong khi
một số khác vẫn đang ở giai đoạn chuyển đổi ban đầu.
Nhiều thay đổi đã diễn ra trong chuỗi ngân hàng thương mại trên toàn khắp thế
giới, áp dụng chuyển đổi số mang đến thành công lớn, vừa đảm bảo được sự nhanh
chóng, tiện lợi trong giao dịch, vừa đáp ứng những nhu cầu bảo mật, cập nhật thông tin
dễ dàng cho người tiêu dùng…
Thời gian qua, chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh
giá là bước vào giai đoạn bùng nổ. Hệ sinh thái số, thanh toán số đã được các ngân
hàng thiết lập, phát triển nhanh chóng. Dịch vụ ngân hàng số được kết nối với nhiều
dịch vụ số khác trong nền kinh tế mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích to lớn
cho người sử dụng dịch vụ trên không gian số… Biểu hiện tích cực này cho thấy Việt
Nam đã tiếp cận khá thành công trong nhiệm vụ chạy đua với công nghệ này, và nhất
quyết không để bị bỏ lại phía sau. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO
A – Tài liệu nước ngoài
1. Bank of America, last edited 20 June 2023, Wikipedia, accessed 21 June 2023, .
2. https://promotions.bankofamerica.com/digitalbanking/mobilebanking/erica
3. https://www.marketresearch.com/Frost-Sullivan-v383/Digital-Transformation-
Fintech-Strategies-Bank-11955757/
B – Tài liệu Việt Nam
4. Ngô Thị Kim Yến, 2020, ‘Chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong
thời đại ngày nay?’, Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, accessed 20 June 2023, .
5. Tô Thị Phương Dung, 2023, ‘Ngân hàng thương mại là gì? Bản chất, chức năng
ngân hàng thương mại’, Công ty TNHH Luật Minh Khuê, accessed 20 June 2023, .
6. Nhã Thanh, 2018, ‘Vì sao các chi nhánh của Bank of America dần biến mất?’,
Công ty CP Tài Việt, accessed 20 June 2023, sao-cac-chi-nhanh-cua-bank-of-america-dan-bien-mat-775-616928.htm>.
7. Đoàn Thị Cẩm Thư, 2022, ‘Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Kinh nghiệm
quốc tế và bài học đối với Việt Nam’, luận án thạc sĩ, Viện Nghiên cứu khoa
học và Công nghệ Ngân hàng - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-kinh-nghiem-
quoc-te-va-bai-hoc-doi-voi-viet-nam.htm 22
8. Quỳnh Chi, 2022, ‘Hơn 1 tỷ lượt sử dụng trợ lý ảo từ khách hàng của Ngân
hàng Hoa Kỳ’, Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam, accessed 19 June 2023,
ngan-hang-hoa-ky-20221013165733141.htm>.
9. Phạm Tiến Dũng, 2022, ‘Chuyển đổi số ngành Ngân hàng ở Việt Nam: Giữ
vững ngọn cờ tiên phong’, Tạp chí Ngân hàng Việt Nam, accessed 19 June
2023, nam-giu-vung-ngon-co-tien-phong.htm>.
10. Huỳnh Thu Hiền, 2021, ‘Phát triển ngân hàng số tại Đông Nam Á và bài học
cho Việt Nam’, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 5/2021, pp. 104-106.
https://irt.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM201729